Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 tại tỉnh Bắc Kạn và các yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.51 KB, 7 trang )

Bế Ngọc Hùng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 247 – 253

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 2010 TẠI TỈNH
BẮC KAN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Bế Ngọc Hùng1, Đàm Khải Hoàn2
1

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2Sở Y tế Bắc Kạn

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực trạng ATVSTP ở tỉnh Bắc Kan năm 2010 các tác giả thu được kết quả như sau:
Trung bình 1 tháng 1 vụ ngộ độc thực phẩm, trong 96 người bị ngộ độc thì nguyên nhân hàng đầu
là do vi sinh vật. Có 561 mẫu không đạt (59,3%) trong đó mẫu vi sinh không đạt 58%, mẫu hóa
sinh 59%. 2.944 cơ sở có 965 cơ sở không đạt (32,78%), trong đó các cơ sở dịch vụ ăn uống
không đạt cao nhất (33,30%). Các cơ sở sản xuất, chế biến được kiểm tra không đạt cũng cao
(28,3%). Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP mới chỉ đạt 0,5%; số nhân
viên được khám sức khỏe đạt 41%; số nhân viên được tập huấn kiến thức ATVSTP chưa cao
(72%). 50,5% nơi chế biến sạch; dụng cụ chế biến có 48,5% sạch; có 38,5% cơ sở có tủ bảo quản
thức ăn; hố xí hợp vệ sinh 57%; có 11 cơ sở có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy định (1,1%). Tỷ
lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh còn thấp như các cơ sở sản xuất giò
chả, vịt quay mới đạt 48%; Bếp ăn tập thể và Dịch vụ ăn uống (67%). 52- 54% tổng số người sử
dụng bảo hộ lao động trong tổng số người trực tiếp sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Số
cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP: Cao nhất là dịch vụ ăn uống 7,5%; thấp
nhất là kinh doanh thực phẩm 2%. Loại hình đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô
sản xuất, kinh doanh thực phẩm là các dịch vụ ăn uống (44%); Không có cán bộ làm công tác
ATVSTP ở tất cả các huyện thị của Bắc Kan. Các tác giả khuyến nghị: Cần đầu tư cho Chi cục
ATVSTP đủ nhân lực để đảm bảo hoạt động chuyên môn của Chi cục. Trung tâm y tế Dự phòng


tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả, qui chế phối hợp giữa 2 cơ quan đã ký kết hoạt động trong công tác
VSATTP. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã cần, phối hợp Phòng Y tế tham mưu cho
Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo liên ngành huyện, thị về các hoạt động công tác bảo đảm VSATTP
trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở thực phẩm không chấp hành đúng các điều kiện VSATTP.
Từ khóa: An toàn vệ sinh thực phẩm

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với những đặc
thù về kinh tế, xã hội phức tạp. Dân số toàn
tỉnh có 295.296 người gồm 07 dân tộc với các
phong tục, tập quán khác nhau có thể ảnh
hưởng đến việc quản lý chất lượng ATVSTP.
Công tác quản lý ATVSTP còn gặp rất nhiều
khó khăn do hệ thống quản lý chưa đủ năng
lực để có thể thực hiện tốt các chức năng
nhiệm vụ được giao, đặc biệt là về phương
diện con người và kỹ thuật.
Do nhiều yếu tố, nguyên nhân khách quan
nên công tác kiểm tra, thanh tra về ATVSTP
cũng chưa theo kịp được đà phát triển chung
của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Tại đây còn nhiều cơ sở sản xuất, chế biến,
*

kinh doanh thực phẩm chưa chấp hành đầy đủ
các quy định về điều kiện bảo đảm ATVSTP
do nhà nước quy định. Trước thực tế như vậy,
để nghiên cứu thực trạng trong công tác quản
lý ATVSTP và tìm ra giải pháp nhằm đảm
bảo ATVSTP trong thời gian tới, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu Đánh giá
thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực
phẩm tại tỉnh Bắc Kạn trong năm 2010.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu. Người chế biến sản
xuất và kinh doanh lương thực thực phẩm và
các báo cáo, sổ sách báo cáo về thực hiện
ATVSTP của các cấp ở tỉnh Bắc Kạn: Các cơ
sở chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Tỉnh Bắc
Kạn; Thời gian: 5 - 11/2011
247

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bế Ngọc Hùng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Phương pháp nghiên cứu. Mô tả cắt ngang,
hồi cứu số liệu năm 2010.
Chỉ số nghiên cứu
- Nhóm chỉ số tác động của thực hiện chương
trình ATVSTP: Số vụ vi phạm ATVSTP; Số vụ
ngộ độc thực phẩm; Số người bị ngộ độc thực
phẩm; Số người chết do ngộ độc thực phẩm.

- Nhóm chỉ số hoạt động chương trình
ATVSTP như kết quả truyền thông, các hoạt
động tập huấn, kiểm tra, thanh tra ATVSTP,
cấp phép...
- Nhóm chỉ số về nhân lực cho CT ATVSTP
Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y
sinh học
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Thực trạng công tác an toàn vệ sinh thực
phẩm ở tỉnh Bắc Kạn
Phân tích các thống kê, báo cáo về ATVSTP

năm 2010 ở tỉnh Bắc Kan, chúng tôi thu
được những kết quả sau:

89(01/2): 247 – 253

Bảng 1. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở
Bắc Kạn
Chỉ số
Số vụ ngộ độc thực phẩm
Số người bị ngộ độc
Số người tử vong
Nguyên nhân gây ngộ độc:
- Do vi sinh
- Do hóa chất
- Do thực phẩm bị biến chất
- Do độc tố tự nhiên
- Nguyên nhân khác
- Không rõ nguyên nhân


Kết quả
13
96
02
12
0
0
01
0
83

Nhận xét: vụ ngộ độc ở Bắc Kạn đáng kể,
trung bình 1 tháng 1 vụ. Số người bị trung
bình mỗi tháng 8 người, nguyên nhân ngộ độc
thực phẩm hàng đầu là do vi sinh vật (12
người). Nhưng số người ngộ độc thực phẩm
không rõ nguyên nhân khá cao (83 người).

Bảng 2. Kết quả xét nghiệm thực phẩm năm 2010
Nội dung
Mẫu vi sinh
Mẫu hoá sinh
Tổng

Đạt

Tổng số
401
545

946

Số lượng
165
220
385

Không đạt
Số lượng
%
236
58
325
59
561
59,30

%
41
40
40,70

Nhận xét: Có 561 mẫu không đạt chiếm 59,3%, mẫu vi sinh không đạt 58%, mẫu hóa sinh 59%.
Như vậy căn nguyên ngộ độc có cả do yếu tố vi khuẩn và các hóa chất.
Bảng 3. Kết quả thanh tra, kiểm tra vệ ATVSTP năm 2010
Năm 2010
Kết quả
Tổng số
Trong đó
Cơ sở SX,CB

Dịch vụ ăn uống
Kinh doanh

Số lượt CS KT
2944

Kết quả kiểm tra
Đạt
1979 (67,22%)

Không đạt
965 (32,78%)

212
985
1747

152 (71,7%)
657 (66,70%)
1170 (66,97%)

60 (28,3%)
328 (33,30%)
577 (33,03%)

Bảng 3 cho thấy trong 2.944 cơ sở thanh kiểm tra ATVSTP có 965 cơ sở không đạt (32,78%),
trong đó các cơ sở dịch vụ ăn uống được kiểm tra không đạt cao nhất (33,30%), tương đương là
các cơ sở kinh doanh (33,03%). Các cơ sở sản xuất, chế biến được kiểm tra không đạt cũng cao
(28,3%). Như vậy bức tranh các cơ sở SX, CB, kinh doanh, ăn uống không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
ở Bắc Kạn rất cao.

Bảng 4 cho thấy tình hình xử lý vi phạm các quy định VSATTP: Tỷ lệ cơ sở không đạttiêu chuẩn
vệ sinh cao. Tuy nhiên số cơ sở bị xử lý thấp (15 CS), số bị cảnh cáo cũng thấp (20 CS), Tỷ lệ
phạt tiền còn thấp và không có cơ sở bị đình chỉ hoạt động. Tỉ lệ số cơ sở bị xử lý so với số cơ sở vi
phạm (8,5%). Như vậy khâu kiểm tra và xử lý các cơ sở về ATVSTP còn nhẹ chưa đủ sức răn đe.
248

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bế Ngọc Hùng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 247 – 253

Bảng 4. Tình hình xử lý vi phạm các quy định VSATTP
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Tổng số cơ sở kiểm tra

Tổng số cơ sở không đạt
Số bị xử lý
Cảnh cáo
Phạt tiền
Huỷ sản phẩm do thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc do biến chất
Đình chỉ hoạt động
Tỉ lệ số cơ sở bị xử lý so với số cơ sở vi phạm

Số lượng
2944
965
15
20
10.100.000 đồng
47
0
8,5%

Bảng 5. Kết quả hoạt động kiểm tra về hồ sơ, giấy tờ
Nội dung
Số KT
2944
2944
2944

Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP
Khám sức khoẻ cho nhân viên (người)
Tập huấn kiến thức ATVSTP (người)

Kết quả kiểm tra


176
1234
2135

%
0.5
41
72

Nhận xét: Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP tại các cơ sở còn quá thấp
mới chỉ đạt 0,5%; số nhân viên được khám sức khỏe đạt 41%; số nhân viên được tập huấn kiến
thức ATVSTP chưa cao (72%).
Bảng 6. Thực trạng điều kiện vệ sinh của các cơ sở thực phẩm
Nội dung
Nơi chế biến sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm

Đạt

(%)

2103/2944

50,5

Quy trình chế biến một chiều

1122/1197

93,7


Dụng cụ chế biến sạch, được vệ sinh thường xuyên

580/1197

48,5

Tủ bảo quản thức ăn và được bày trên giá cao

379/985

38,5

Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn

11/985

1,1

Xà phòng rủa tay

985/985

100,

250/985

25,4

571/985


58,

Dụng cụ chứa chất thải kín có nắp đậy
Hố xí hợp vệ sinh

Qua bảng trên cho thấy các cơ sở thực phẩm có điều kiện ATVSTP còn rất thấp chỉ có 50,5% nơi
chế biến sạch; dụng cụ chế biến có 48,5% sạch; có 38,5% cơ sở có tủ bảo quản thức ăn; hố xí hợp
vệ sinh 58%; có 11 cơ sở có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy định chiếm 1,1%.
Bảng 7. Tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh
Loại hình cơ sở
Sản xuất bánh, kẹo, rượu, bia, nước tinh khiết
Sản xuất kem , đá
Sản xuất giò chả, vịt quay
Bếp ăn tập thể
Dịch vụ ăn uống
Tổng số

Số kiểm tra
2
1
35
52
985
1.075

Kết quả kiểm tra
Số đạt
2
1

17
35
657
742

%
100
100
48
67
67
69,

Bảng trên cho thấy tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh còn thấp. Trừ 2
cơ sở sản xuất bánh, kẹo, rượu, bia, nước tinh khiết và cơ sở sản xuất kem, đá ra còn các cơ sở
khác tỷ lệ đạt thấp, nhất là các cơ sở sản xuất giò chả, vịt quay (48%), tiếp theo là các Bếp ăn tập
thể và Dịch vụ ăn uống (67%).
249

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bế Ngọc Hùng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 247 – 253


Bảng 8. Thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp tham gia sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm
Nội dung
Sử dụng bảo hộ lao động (Mũ, áo,
khẩu trang...)
Sử dụng găng tay hoặc dụng cụ gắp,
múc thức ăn
Cắt móng tay ngắn

Kết quả kiểm tra
Số đạt
520

Số kiểm tra
985

%
52,8

985

534

54,2

985

670

68


Tỷ lệ sử dụng bảo hộ lao động của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không cao,
trung bình mới chỉ đạt từ 52- 54%
Bảng 9. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP trong toàn tỉnh đến hết 12/2010
STT
1
2
3

Loại hình
Cơ sở sản xuất, chế biến
Cơ sở kinh doanh thực phẩm
Dịch vụ ăn uống
Tổng

Số cơ sở được cấp GCN
42
44
90
176

Tổng số
621
2175
1193
3.989

Tỉ lệ %
6,7
2
7,5

44

Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP ở cả 3 loại hình còn rất thấp. Cao nhất
là cơ sở dịch vụ ăn uống 7,5%; thấp nhất là cơ sở kinh doanh thực phẩm 2%.
Bảng 10. Một số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô sản xuất, kinh doanh
STT

Loại cơ sở

Tổng số

Số cơ sở được cấp GCN

%

1

Cơ sở sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình

0

2
3
4

Cơ sở sản xuất công nghiệp
Dịch vụ ăn uông từ 50 người trở xuống
Dịch vụ ăn uông từ 50 người trở lên

0

556
65

66
22

11,9
33,9

5

Khác
621

88

4,4

Tổng

Bảng 10 cho chúng tôi thấy các loại hình đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô
sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Chủ yếu là các dịch vụ ăn uống (45,8%).
Bảng 11. Kết quả cấp giấy chứng nhận tại các địa phương
STT
1
2
3
4
5
6

7
8

Tên đơn vị
Thị xã
Ba Bể
Pác Nặm
Ngân Sơn
Bạch Thông
Chợ Đồn
Chợ Mới
Na Rỳ
Tổng cộng

Tổng số CSTP
710
340
282
323
491
815
547
481
3.989

Số cơ sở đã được
cấp GCN
81
0
0

0
7
3
13
3
107

% so với tổng số được
cấp
11,4

1,43
0,4
2,4
0,6
2,7

Bảng 11 cho chúng tôi thấy kết quả cấp giấy chứng nhậnATVSTP ở tại các địa phương của tỉnh
Băc Kan: Thị xã Bắc Kạn cấp được nhiều nhất(81 CS), tiếp theo là huyện Chợ Mới (13 CS),
Bạch Thông (7 CS). Một số huyện chưa cấp được như Ba Bể, Pắc Nặm, Ngân Sơn. Kết quả này
phù hợp với thực tế công tác ATVSTP trên địa bàn toàn tỉnh.
250

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bế Ngọc Hùng và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 247 – 253

Bảng 12. Cán bộ làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
STT

Đơn vị

Số
người

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Sở Y tế (Thanh tra)
Chi cục ATVSTP
Thị xã
Ba Bể
Pác Nặm
Ngân Sơn
Bạch Thông

Chợ Đồn
Chợ Mới
Na Rỳ
Tổng cộng

03
09
01
01
01
01
01
01
01
01
19

Trình độ
Đại học
Trung học
03
0
05
04
01
01
01
01
01
01

01
01
09
10

Bảng 12 cho thấy tình hình cán bộ làm công
tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở các
đơn vị: Trừ SYT và Chi cục ATVSTP ra là có
cán bộ chuyên môn sâu, còn các huyện thị
hiện tại đều thiếu cán bộ làm công tác
ATVSTP. Như vậy người làm công tác này ở
các đơn vị vẫn là CBYT dự phòng. Ở Bảng
trên chúng ta thấy CB ở thị xã tuy ít nhưng
lại làm tốt nhất, một số huyện nhiều cán bộ
nhưng lại chưa làm hoặc làm chưa hiệu quả.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng ATVSTP ở tỉnh Bắc Kạn năm
2010 như sau:
- Trung bình 1 tháng 1 vụ ngộ độc thực phẩm,
trong 96 người bị ngộ độc thì nguyên nhân
hàng đầu là do vi sinh vật.
- Có 561 mẫu không đạt (59,3%) trong đó
mẫu vi sinh không đạt 58%, mẫu hóa
sinh 59%.
- 2.944 cơ sở có 965 cơ sở không đạt
(32,78%), trong đó các cơ sở dịch vụ ăn uống
không đạt cao nhất (33,30%), tương đương là
các cơ sở kinh doanh (33,03%). Các cơ sở sản
xuất, chế biến được kiểm tra không đạt cũng
cao (28,3%).

- Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện VSATTP mới chỉ đạt 0,5%; số
nhân viên được khám sức khỏe đạt 41%; số
nhân viên được tập huấn kiến thức
ATVSTP chưa cao (72%).

Nghiệp
vụ TTr

Kiến thức
ATVSTP

02
02
0
0
0
0
0
0
0
0
04

01
02

03

- 50,5% nơi chế biến sạch; dụng cụ chế biến

có 48,5% sạch; có 38,5% cơ sở có tủ bảo
quản thức ăn; hố xí hợp vệ sinh 57%; có 11
cơ sở có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy
định (1,1%).
- Tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý
chất thải hợp vệ sinh còn thấp như các cơ sở
sản xuất giò chả, vịt quay mới đạt 48%; Bếp
ăn tập thể và Dịch vụ ăn uống (67%).
- 52- 54% tổng số người sử dụng bảo hộ lao
động trong tổng số những người trực tiếp sản
xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện VSATTP: Cao nhất là dịch vụ ăn uống
7,5%; thấp nhất là kinh doanh thực phẩm 2%.
- Loại hình đã được cấp giấy chứng nhận năm
2010 theo qui mô sản xuất, kinh doanh thực
phẩm là các dịch vụ ăn uông (44%).
- Nơi cấp giấy chứng nhận ATVSTP cao nhất
là Thị xã Bắc Kan (81 CS), tiếp theo là huyện
Chợ Mới (13 CS), Bạch Thông (7 CS). Một
số huyện chưa cấp được như Ba Bể, Pắc
Nặm, Ngân Sơn.
- Không có cán bộ làm công tác ATVSTP ở
tất cả các huyện thị của Bắc Kan.
KHUYẾN NGHỊ
1. Sở y tế:
- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý của Chi
cục ATVSTP tỉnh sớm bổ sung lãnh đạo cơ
quan để đảm bảo năng lực điều hành, nhân lực.
251


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bế Ngọc Hùng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Đầu tư cho Chi cục ATVSTP về phương
tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động chuyên môn của Chi cục.
- Sớm có kế hoạch xây dựng trụ sở làm việc
cho Chi cục.
- Các phòng chức năng của Sở tăng cường
hơn nữa công tác chỉ đạo Chi cục ATVSTP
để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
2. Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh: Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả, qui chế phối hợp giữa
2 cơ quan đã ký kết hoạt động trong công tác
ATVSTP.
3. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị
xã cần, phối hợp Phòng Y tế tham mưu cho
Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo liên ngành
huyện, thị về các hoạt động công tác bảo đảm
ATVSTP trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ
sở thực phẩm không chấp hành đúng các điều
kiện ATVSTP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ y tế (2002), Quyết định về việc thường quy
kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, Số 1052/2002/QĐ/BYT ngày 29/3/2002.
Những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (19992002), Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, tr. 154 158; 235; 241-242.
[2]. Bộ y tế - Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm
(2005), “Quyết định về việc ban hành danh mục

89(01/2): 247 – 253

tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm,
số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998” Các văn
bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.253- 319.
[3]. Bộ Y tế - Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm
(2005), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm, Số 4196/1999/QĐ-BYT ngày
29/12/1999”. Các văn bản quy phạm pháp luật về
vệ sinh an toàn thực phẩm, tập I, Nhà xuất bản Y
học, tr.323- 333.
[4]. Bộ Y tế - Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm
(2006), “Quyết định về việc ban hành quy định
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở
kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn uống, Số
41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005”, Các văn bản
quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm,
tập III, Nhà xuất bản Hà Nội, tr.164-175 .
[5]. Trần Đáng (2005), “Mô hình kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”, Kỷ

yếu hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm
lần thứ 3, Nhà xuất bản y học, tr. 303-312.
[6]. Đỗ Thị Hòa, Ngô Thi Thu Tuyển, Trần Xuân
Bách (2008), “Thực trạng điều kiện về vệ sinh an
toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể ở trường
đại học Y Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành số 5
(608+609), tr.39-44.
[7]. Trương Quốc Khanh và CS (2003), “Bước
đầu khảo sát thực trạng các BATT” tại các trường
mầm non và tiểu học bán trú ở thành phố Đà Nẵng
năm 2001”, Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học
VSATTP lần thứ 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 315-323.

SUMMARY
THE STATUS OF KEEPING SAFETY FOOD IN 2010 IN BAC KAN PROVINCE
– AN RELEVANT FACTORS
Be Ngoc Hung*1, Đam Khai Hoan2
1

College of medicine and pharmacy - TNU 2Bắc Kan Health department

Studied the situation of food safety in Bac Kan province in 2010 the author obtained the following
results: Average one case of food poisoning in one month, in 96 people being poisoned is the
leading cause of bacterial organisms. 561 samples have not reached (59.3%) in which microorganisms do not reach 58%, 59% sample biochemistry. 2,944 facilities have not reached 965
basis (32.78%), in which the food service facilities do not meet the highest (33.30%). The
manufacturing facilities, processing is not up to check also high (28.3%). Number of certification
are eligible food safety reached only 0.5%. Number of health staffs were health examine is 41%;
number of staffs trained about food hygiene and safety knowledge is not high (72%). 50.5% clean
manufacturing facilities; clean tools are 48.5%; with 38.5% places having food stored cabinet;
*


252

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hoàng Văn Liêm và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 255 – 259

sanitary latrines 57%;11 places having refrigerator stored food samples (1.1%). Base rate of food
waste disposal system sanitary low as the production base spring rolls, duck to reach 48%,
collective kitchens and food services (67%). 52 to 54% of the total use of labor protection of
persons directly engaged in production, processing and trade in food. Number of certification are
eligible food safety: High food service is 7.5%, the lowest 2% of the food business. Type
certificate issued in 2010 on the scale of production, trade in food is the food services (44%) No
food safety staff working in all districts of Bac Kan.
The author recommends: Can support enough resources to ensure the professional activities of the
Department. Preventive Medical Center province continue to effectively implement, coordinate
regulation between the two agencies signed a work activity. Medical Offices, Medical Center of
the districts to coordinate the Health Department to advise the People's Committee, the Steering
Committee interdisciplinary districts on the activity in the area and treatment facilities strictly
comply with food hygiene and safety conditions.
Keywords: food safety.

253


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×