Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tỉ lệ các loại bướu xương hàm ở trẻ em và các yếu tố dịch tễ liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.06 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

TỈ LỆ CÁC LOẠI BƯỚU XƯƠNG HÀM Ở TRẺ EM
VÀ CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ LIÊN QUAN
Nguyễn Lê Hữu Khoa*, Nguyễn Thị Hồng**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Bướu xương hàm ở trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn, thường gây khó khăn trong
chẩn đoán, điều trị và tiên lượng. Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định tỉ lệ các loại bướu xương hàm ở trẻ
em và một số yếu tố dịch tễ liên quan với bệnh lý này.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả đa trung tâm. Đối tượng là các bệnh nhân ≤ 18 tuổi điều trị bướu xương hàm
tại 4 bệnh viện ở TP.HCM: Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện RHM Trung Ương TP.HCM, Bệnh viện RHM
TP.HCM và Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, từ năm 2010 đến 2012.
Kết quả: Trong tổng số 124 bệnh nhân, có 56% bướu do răng lành tính, 38% bướu không do răng lành tính
và 6% bướu không do răng ác tính. Tỉ lệ bướu lành:bướu ác là 16,7:1; tỉ lệ bướu do răng:bướu không do răng là
1,25:1. Bướu lành tính thường gặp nhất là bướu nguyên bào men (19%) và u răng (17%), bướu ác tính thường
gặp nhất là limphôm (5%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 12,7 tuổi, khác nhau tùy theo loại bướu (p < 0,05).
Tỉ lệ bướu xương hàm tăng dần theo tuổi (p < 0,05). Trẻ dưới 6 tuổi đa số có bướu không do răng (85%), và có tỉ
lệ bướu ác (31%) cao hơn trẻ trên 6 tuổi (3%) (p < 0,01). Bướu xảy ra ở nam (58%) nhiều hơn nữ (42%), với tỉ lệ
nam:nữ là 1,38:1. Một số bướu thường gặp ở trẻ nam (bướu nguyên bào men, bướu biểu mô do răng canxi hóa,
bướu xương, bướu sừng dạng nang do răng, bướu sợi hóa xương, loạn sản sợi, limphôm); trong khi một số loại
khác hay gặp ở trẻ nữ hơn (bướu dạng tuyến do răng, bướu nhầy do răng, bướu mạch máu, u hạt tế bào khổng lồ
trung tâm, u răng).
Kết luận: Bướu xương hàm tương đối phổ biến ở trẻ em nước ta. Các yếu tố dịch tễ đa dạng, có liên quan
mật thiết đến các loại bướu ở xương hàm. Do đó, khi thiết lập chẩn đoán và xử trí, bác sĩ cần phải chú trọng đến
những yếu tố này.
Từ khóa: Bướu xương hàm, trẻ em, do răng, không do răng, lành tính, ác tính.

ABSTRACT


FREQUENCY OF JAW TUMORS IN VIETNAMESE CHILDREN AND THE RELATED
EPIDEMIOLOGICAL FACTORS
Nguyen Le Huu Khoa, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 144 - 151
Objectives: Jaw tumors in children have different from in alduts and often causes difficulties in diagnosis,
treatment and prognosis. This study was carried out to determine the frequency of jaw tumors in children and the
related epidemiological factors.
Patients and methods: A retrospective multicentric study was conducted on patients under 18 years old
with jaw tumors treated in 4 hospitals in Ho Chi Minh city, including Children's Hospital I, National Hospital of
Odonto-Stomatology, HCM city Hospital of Odonto-Stomatology and Oncology Hospital, from 2010 to 2012.
Results: Among a total of 124 trường hợpses of jaw tumors, there were 56% benign odontogenic, 38%
* Học viên Cao học 2011-2013- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
** Bộ môn Bệnh Học Miệng- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS.Nguyễn Lê Hữu Khoa
ĐT: 090 910 4527

144

Email:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

benign non-odontogenic and 6% malignant non-odontogenic. Benign-to-malignant ratio was 16.7, and
odontogenic-to-non-odontogenic ratio was 1.25:1. Ameloblastoma (19%) and odontoma (17%) were the most
common benign tumors, and lymphoma (5%) was the most common malignant tumors. The mean age of patients

was 12.7 years, significantly different between tumor types (p < 0.05). The frequency of jaw tumors increased with
age (p < 0.05). Almost children aged under 6 years had non-odontogenic tumors (85%), with the frequency of
malignant tumors (31%) significantly higher than children aged over 6 years (3%) (p < 0.01). Jaw tumors were
found in males (58%) than in females (42%), with the ratio of male:female being 1.38:1. Some tumors were more
common in males (ameloblastoma, keratocyst odontogenic tumor, calcifying epithelial odontogenic tumor,
ossifying fibroma, fibrous dysplasia, osteoma, lymphoma), while others were common in females (adenomatoid
odontogenic tumor, odontogenic myxoma, hemangioma, central giant cell granuloma, odontoma).
Conclusions: Jaw tumors are relatively common in children in Vietnam. Tumor types exhibit variable
epidemiological features. Diagnosis and management of these tumors should therefore be guided by their features.
Key words: Jaw tumors, children, odontogenic, non-odontogenic, benign, malignant.
trị bướu xương hàm tại 4 bệnh viện tuyến trên ở
ĐẶT VẤN ĐỀ
TP.HCM có điều trị bướu xương hàm gồm Bệnh
Ở trẻ em, bướu xương hàm chỉ chiếm 3-5%
viện Nhi Đồng I, Bệnh viện RHM Trung Ương
các bướu vùng đầu cổ(15). Tuy nhiên, đây là nhóm
TP.HCM, Bệnh viện RHM TP.HCM và Bệnh
bệnh lý đa dạng và phức tạp về mặt bệnh sinh,
viện Ung Bướu TP.HCM, từ 01/01/2010 đến
lâm sàng, X quang, giải phẫu bệnh, cũng như
31/12/2012.
cách thức điều trị. Các đặc điểm bệnh học và
Tiêu chí chọn mẫu
điều trị bướu xương hàm ở trẻ em có thể khác so
≤ 18 tuổi
với người lớn.
Có chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh
Đến nay đã có một số nghiên cứu trong nước
xác định bướu ở xương hàm.
về bướu xương hàm, tập trung vào một vài loại

bướu thường gặp như bướu nguyên bào
men(11,14), nhưng chưa có nghiên cứu riêng về
bướu xương hàm ở trẻ em. Chính điều này đã
thôi thúc chúng tôi thực hiện nghiên cứu bướu
xương hàm ở trẻ em, với mong muốn giúp bác sĩ
lâm sàng có thêm thông tin khoa học về đặc
điểm của các loại bướu này để phát hiện sớm,
chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Nghiên cứu này
nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ các loại bướu xương hàm, do
răng và không do răng, lành tính và ác tính ở trẻ
em.
2. Xác định một số đặc điểm dịch tễ về tuổi,
giới tính, yếu tố nguy cơ của bướu xương hàm ở
trẻ em.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân ≤ 18 tuổi đến khám và điều

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Chưa điều trị đặc hiệu.

Tiêu chí loại trừ
Nang xương hàm.
Chẩn đoán lâm sàng bướu xương hàm
nhưng không có giải phẫu bệnh hoặc kết quả
giải phẫu không phải là bướu.
Bướu xương hàm tái phát.

Bướu nơi khác tiến triển xâm lấn hay di căn
đến xương hàm.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả, đa trung tâm.
Các bước thực hiện
(1). Ghi nhận các dữ liệu dịch tễ, lâm sàng từ
hồ sơ bệnh án
(2). Chẩn đoán loại bướu: căn cứ vào kết quả
giải phẫu bệnh. Xếp loại bướu lành hay ác, bướu

145


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

do răng hay không do răng dựa theo Phân loại
bướu xương hàm của Tổ chức Sức khỏe thế giới
(WHO) năm 2005(5), và theo Phân loại quốc tế về
ung thư trẻ em ICCC của Hiệp hội quốc tế
phòng chống ung thư (UICC) năm 1996(10).
(3). Nhập và phân tích dữ liệu bằng phần
mềm Excel và SPSS 20.0. Dùng kiểm định χ² nếu
vọng trị > 5 và kiểm định chính xác Fisher nếu
vọng trị ≤ 5 để so sánh các tỉ lệ %. Dùng kiểm
định ANOVA (nếu phân phối chuẩn) hoặc kiểm
định Kruskal-Wallis (nếu phân phối không

chuẩn) để so sánh các giá trị trung bình. Liên
quan có ý nghĩa khi p < 0,05.

Số Tỉ lệ
Tổng
ca
% Số ca (%)

Bướu xương hàm trẻ em
Bướu sợi-nguyên bào
men
Loạn sản sợi
Bướu sợi hóa xương
Bướu xương
Bướu
Bướu mạch máu
không do
Bệnh mô bào
răng
Langerhans
lành tính
U hạt tế bào khổng lồ
trung tâm
Bướu ngoại bì thần kinh
hắc tố
Bướu
Limphôm
không do
Sarcôm xương
răng ác


KẾT QUẢ

1

0,8

16
8
8
8

12,9
6,5
6,5
6,5

4

3,2

3

2,4

1

0,8

6


4,8

1

0,8

124 100,0

Tổng

48 (38,8)

7 (5,6)
124
(100,0)

Tỉ lệ bướu xương hàm ở trẻ em

Tuổi bệnh nhân

Trong thời gian ba năm, tổng hợp các số liệu
tại bốn bệnh viện đầu ngành Ung Bướu và Răng
Hàm Mặt ở TP.HCM, chúng tôi chọn được tất cả
124 hồ sơ đạt tiêu chuẩn nghiên cứu, gồm 34 ca
(27%) năm 2010, 41 ca (33%) năm 2011, và 49 ca
(40%) năm 2012. Trong số này, có 117 ca (94%)
bướu lành và 7 ca (6%) bướu ác, với tỉ lệ bướu
lành:bướu ác là 16,7:1.


Tuổi trung bình của trẻ bị bướu xương hàm
là 12,73 ± 0,40 tuổi, nhỏ nhất 1 tuổi và lớn nhất 18
tuổi. Nhóm trẻ 0-5 tuổi chiếm 11%, trẻ 6-12 tuổi
chiếm 27%, trẻ 13-18 tuổi có tỉ lệ cao nhất 62%.

Tổng cộng có 69 ca (56%) bướu do răng và 55
ca (44%) bướu không do răng, tỉ lệ bướu do răng:
bướu không do răng là 1,25;1. Cụ thể ở trẻ em,
thường gặp nhất bướu do răng lành tính (56%),
kế tiếp là bướu không do răng lành tính (38%) và
bướu không do răng ác tính (6%), không gặp
bướu do răng ác tính. Kết quả giải phẫu bệnh
xác định bướu nguyên bào men thường gặp nhất
(19%) (Bảng 1).

Ở mọi lứa tuổi trẻ em, bướu ở xương hàm
thường gặp lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên, trẻ
dưới 6 tuổi có tỉ lệ bướu ác (31%) cao hơn trẻ trên
6 tuổi (3%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 2).
Bảng 2: Phân bố bướu lành và ác tính ở xương hàm
theo nhóm tuổi
Tuổi

Bướu xương hàm
Lành tính Ác tính
Dưới 6 tuổi 9 (69,2) 4 (30,8)
6 - 12 tuổi 33 (97,0) 1 (3,0)
13 - 18 tuổi 75 (97,0) 2 (3,0)
Tổng
117 (94,3) 7 (5,7)


Tổng số Lành: Giá trị
ca (%)
Ác
p
13 (10,5) 2,25:1 0,003
34 (27,4) 33:1 Kiểm
77 (62,1) 37,5:1 định
Fisher
124
16,7:1
(100,0)

Bảng 1: Tỉ lệ các loại bướu xương hàm ở trẻ em
Số Tỉ lệ
Tổng
ca
% Số ca (%)
Bướu nguyên bào men 24 19,4
U răng
21 16,9
Bướu sừng dạng nang
12 9,7 69 (55,6)
do răng
Bướu răng Bướu biểu mô do răng 4
3,2
canxi hóa
lành tính
Bướu dạng tuyến do
3

2,4
răng
Bướu nhầy do răng
3
2,4
Bướu xương hàm trẻ em

Bướu gai do răng

146

1

0,8

Tuổi

Biểu đồ 1: Tuổi bệnh nhân bướu do răng và bướu
không do răng

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Phân tích số ca bướu xương hàm tại từng
tuổi (Biểu đồ 1) cho thấy:

Nghiên cứu Y học

Dưới 4 tuổi: chỉ gặp bướu không do răng.


Từ 8 – 18 tuổi: thường gặp bướu do răng,
nhất là sau 12 tuổi (ngoại trừ khoảng 11 tuổi
thường gặp bướu không do răng hơn).

Từ 5 – 7 tuổi: bướu không do răng gặp nhiều
hơn bướu do răng.

Tỉ lệ bướu do răng tăng dần theo tuổi (p <
0,01) (Bảng 3).

Bảng 3: Phân bố bướu do răng và không do răng theo nhóm tuổi
Tuổi
Dưới 6 tuổi
6 - 12 tuổi
13 - 18 tuổi
Tổng

Bướu xương hàm
Bướu do răng
Không do răng
2 (15,4)
11 (84,6)
16 (47,1)
18 (52,9)
51 (66,2)
26 (33,8)
69 (55,6)
55 (44,4)


Giới tính
Mẫu nghiên cứu gồm 72 nam (58%) và 52 nữ
(42%), với tỉ lệ nam:nữ là 1,38:1. Không có sự

Tổng Số ca (%)

Bướu do R: không do R

Giá trị p

13 (10,5)
34 (27,4)
77 (62,1)
124(100,0)

1:5,5
1:1,1
2:1
1,25:1

0,001
Kiểm định χ²

khác biệt rõ về tỉ lệ nam:nữ giữa các nhóm tuổi,
giữa bướu lành và bướu ác, giữa bướu do răng
và bướu không do răng (p > 0,05) (Bảng 4).

Bảng 4: Phân bố giới tính theo tuổi, bướu lành/ác,bướu do răng/không do răng
Giới tính
0 -5 tuổi

6 - 12 tuổi
13 – 18 tuổi
Bướu lành
Bướu ác
Bướu do răng
Bướu không do răng

Nam (n = 72)
9 (69,2)
18 (53,0)
45 (58,4)
67 (57,3)
5 (71,4)
40 (58,0)
32 (58,2)

Nữ (n = 52)
4 (30,8)
16 (47,0)
32 (41,6)
50 (42,7)
2 (28,6)
29 (42,0)
23 (41,8)

Tổng
Số ca (%)

Tỉ lệ Nam:Nữ


13 (10,5)
34 (27,4)
77 (62,1)
117(94,4)
7 (5,6)
69 (55,6)
55 (44,4)

2,3:1
1,1:1
1,4:1
1,34:1
2,5:1
1,37:1
1,39:1

Giá trị
p
a
0,596

b

0,698

a

0,981

: Kiểm định Chi bình phương, b: Kiểm định chính xác Fisher


a

Sự phân bố giới tính khác nhau tùy theo loại
bướu ở xương hàm (Bảng 5). Tuổi trung bình của
bệnh nhân khác nhau tùy theo loại bướu có ý

nghĩa thống kê (Kiểm định Kruskal-Wallis, p =
0,015).

Bảng 5: Tuổi và giới tính của các bệnh nhân các loại bướu xương hàm
Loại bướu xương hàm
Bướu nguyên bào men
U răng
Bướu sừng dạng nang do răng
Bướu biểu mô do răng canxi hóa
Bướu dạng tuyến do răng
Bướu nhầy do răng
Loạn sản sợi
Bướu sợi hóa xương
Bướu xương
Bướu mạch máu
Bệnh mô bào Langerhans
U hạt tế bào khổng lồ trung tâm
Limphôm

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Tuổi
0-5


6-12

13-18

Trung bình

4,2
3,8
0
0
0
0
6,3
12,5
0
12,5
75,0
0
50,0

8,3
33,3
33,3
25,0
33,3
0
37,5
37,5
25,0

50,0
25,0
33,3
16,7

87,5
61,9
66,7
75,0
66,7
100,0
56,2
50,0
75,0
37,5
0
66,7
33,3

14,83 ± 0,68
13,30 ± 0,78
13,42 ± 0,74
14,00 ± 1,35
15,70 ± 1,33
13,30 ± 2,91
12,63 ± 1,01
11,75 ± 1,73
15,00 ± 0,93
11,75 ± 1,73
4,25 ± 2,28

12,30 ± 1,35
4,25 ± 2,28

Tỉ lệ Nam: Nữ
2,4:1
1:1,1
1,4:1
3:1
1:2
1:2
1,3:1
7:1
1,67:1
1:3
1:1
1:3
5:1

147


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học
Nơi cư trú

Miền Tây nam bộ (33 %), TP.HCM (25%),
Nam trung bộ (16%), Đông nam bộ (14 %), Tây
nguyên (9%), Bắc trung Bộ và nơi khác (3%).


Tiền sử bệnh
13 ca có tiền sử bệnh toàn thân; bao gồm 3 ca
viêm dạ dày, 2 ca dị ứng, 2 ca sốt xuất huyết, 1 ca
đái tháo nhạt và thiểu sản tuyến yên, 1 ca viêm
gan siêu vi B, 1 ca sốt co giật, 1 ca suyễn, 1 ca
viêm tai giữa và 1 ca bướu mạch máu ở mặt.
Không có tiền sử chấn thương, phẫu thuật vùng
hàm mặt.

BÀN LUẬN
Về tỉ lệ bướu xương hàm lành và ác ở trẻ
em
Đa số bướu xương hàm ở trẻ em là bướu
lành (94%), ít gặp bướu ác (6%). Kết quả này phù
hợp với hầu hết các nghiên cứu trên thế giới,
thường ghi nhận tỉ lệ bướu lành chiếm hơn 80%
các bướu ở xương hàm (Bảng 6). Tuy nhiên, một
vài nghiên cứu ở Châu Phi có tỉ lệ bướu ác cao
hơn, phổ biến nhất là limphôm Burkitt - loại
bướu thường xảy ra ở trẻ em châu Phi và có liên
quan với virút Epstein-Barr(4).
Ở trẻ em, tỉ lệ bướu xương hàm lành và ác
khác nhau nhiều giữa các nghiên cứu, có thể do
sự khác biệt về chủng tộc, địa dư, yếu tố nguy
cơ, bệnh sinh, lứa tuổi nghiên cứu.
Bảng 6: So sánh tỉ lệ % bướu xương hàm lành và ác
giữa các nghiên cứu
Tác giả (quốc gia)

Bướu xương hàm ở trẻ em

Bướu lành Bướu ác Lành: Ác

(7)

Chuong (Âu Mỹ)
(8)
Das (Âu Mỹ)
(4)
Asamoa (châu Phi)
(22)
Ulmansky (Israel)
(3)
Ali (Iran)
(20)
Tanaka (Nhật Bản)
(18)
Sato (Nhật Bản)
(19)
Saxena (Ấn Độ)
Nghiên cứu này

87,5
99,0
40,3
84,0
96,7
97,1
93,0
93,4
94,4


12,5
1,0
59,7
16,0
3,3
2,9
7,0
6,6
5,6

7:1
99:1
1:1,5
5,3:1
29,6:1
33,5:1
13,3:1
14,3:1
16,7:1

Như vậy, nhận định đa số bướu xương hàm
lành tính không chỉ đúng cho người lớn mà cả ở

148

trẻ em, mặc dù ở trẻ em tỉ lệ bướu lành:ác thấp
hơn ở người lớn (16,7:1). Nghiên cứu 172 trường
hợp bướu xương hàm tại Bệnh viện RHM Trung
Ương TP.HCM năm 2007 và 2008 cho kết quả

168 bướu lành (97,7%) và 4 bướu ác (2,3%), với tỉ
lệ lành:ác là 42:1(14). Tổng hợp 1.642 ca bướu do
răng ở Trung Quốc, Jing và c.s. (2007) ghi nhận tỉ
lệ bướu lành:ác là 32,3:1(9).

Về tỉ lệ bướu do răng và không do răng ở
trẻ em
Bướu do răng là loại bướu đặc thù ở xương
hàm, xuất phát từ những thành phần biểu mô và
mô liên kết của cơ quan tạo răng. Kết quả bướu
do răng (56%) thường gặp hơn bướu không do
răng (44%) gấp 1,25 lần. Một điều khác cũng cần
chú ý bướu xương hàm ở trẻ em thường gặp
bướu do răng (59%), ngược lại bướu ác là bướu
không do răng. Kết quả tương tự nghiên cứu của
Sato ở Nhật Bản có 79 ca (81%) bướu do răng
lành, 11 ca (11%) bướu không do răng lành và 8
ca (8%) bướu không do răng ác (trong đó 5 ca
limphôm), không gặp bướu do răng ác(18).
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới
tìm thấy bướu xương hàm ở trẻ em thường là
bướu không do răng (Bảng 7). Sự khác biệt này
một phần có thể do bướu nguyên bào men khá
phổ biến ở nước ta, chiếm tỉ lệ 19%, cao hơn bất
cứ loại bướu không do răng.
Bảng 7: So sánh tỉ lệ % bướu do răng và không do
răng giữa các nghiên cứu
Tác giả (quốc gia)

Bướu

Bướu
Bướu do
không
do
răng:Không
do răng
răng
do răng
(7)
Chuong (Âu Mỹ)
4,0
96,0
1:24
(21)
Tanrikulu (Thổ Nhĩ Kỳ)
23,3
76,7
1:3,3
(4)
Asamoa (châu Phi)
10,4
89,6
1:8,6
(22)
Ulmansky (Israel)
19,0
81,0
1:4,3
(19)
Saxena (Ấn Độ)

34,4
65,6
1:2
(18)
Sato (Nhật Bản)
80,6
19,4
4,2:1
Nghiên cứu này
55,6
44,4
1,25:1

Về tỉ lệ các loại bướu xương hàm ở trẻ em
Kết quả bướu nguyên bào men thường gặp
nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất 19% trong các bướu
xương hàm nói chung, và 35% trong các bướu do

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
răng nói riêng. Tỉ lệ này tương tự tỉ lệ 18% của
Saxena và c.s. (2012) ở trẻ em Ấn Độ(19).
Mamabolo và c.s. (2011) ghi nhận tỉ lệ bướu
nguyên bào men cao nhất 44,7% trong 244
trường hợp bướu do răng ở trẻ em châu Phi(12).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu tìm thấy bướu
nguyên bào men đứng thứ hai sau u răng, như
nghiên cứu ở trẻ em Nhật Bản của Sato(18) có tỉ lệ

bướu nguyên bào men 30% và u răng 52%, của
Tanaka(20) tỉ lệ bướu nguyên bào men 33% và u
răng 42%. Thực ra u răng được xem là mô thừa
dạng bướu do rối loạn quá trình tạo răng hơn là
một sự tân sinh thật sự(6,16,17), cho nên nếu chỉ tính
bướu thật thì bướu nguyên bào men thường gặp
nhất mặc dù tỉ lệ thay đổi tùy theo mỗi quốc gia,
từ 11% (Israel)(22) đến 49% (châu Phi)(1). Kết quả
cũng tương tự ở người lớn, với tỉ lệ bướu nguyên
bào men 30%(14). Từ đó, có thể nhận định rằng:
Cho dù ở trẻ em hay người lớn, ở nước ta, bướu
nguyên bào men là loại bướu thường gặp nhất
trong các bướu ở xương hàm. Tỉ lệ bướu nguyên
bào men khá cao ở trẻ em là một kết quả đáng lo
ngại, khi mà đây là một loại bướu nguy hiểm do
có tính chất phá hủy xương nhiều và dễ tái phát
nếu chỉ lấy bướu(6,16,17).
Đứng hàng thứ hai là u răng, chiếm tỉ lệ 17%
các bướu xương hàm nói chung và 30% các bướu
do răng nói riêng. Kết quả gần tương tự tỉ lệ 12%
trong một nghiên cứu chủ yếu ở người lớn tại
Bệnh viện RHM Trung Ương năm 2007-2008(11),
tỉ lệ 22% trong các bướu lành tính do răng ở trẻ
em trong nghiên cứu của Saxena (Ấn Độ)(19).
Theo y văn, bướu nguyên bào men chiếm
1% các u nang xương hàm, 11-13% các bướu do
răng và phổ biến thứ hai sau u răng (70%)(16). Kết
quả tỉ lệ u răng (17%) thấp hơn bướu nguyên bào
men (19%) có thể phản ánh thực tế bướu nguyên
bào men khá phổ biến, nhưng cũng có thể do u

răng thường nhỏ, có vỏ bao, việc phẫu thuật lấy
u không quá khó nên có thể điều trị ở các tuyến
cơ sở mà không cần chuyển bệnh nhân lên bệnh
viện tuyến cao.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Đứng hàng thứ ba trong bảng xếp hạng là
loạn sản sợi, chiếm tỉ lệ 13%. Đây là tổn
thương thường gặp nhất trong các bướu
không do răng. Kết quả phù hợp với nghiên
cứu năm 2007-2008 chủ yếu ở người lớn ghi
nhận loạn sản sợi phổ biến nhất trong các
bướu không răng, chiếm 28%(14).
Bướu sừng dạng nang do răng xếp thứ tư
(10%) trong các bướu xương hàm, nhưng phổ
biến thứ hai (17%) trong các bướu xương hàm
thật sự. Loại bướu này đáng quan tâm, do tính
chất phá hủy xương mạnh và dễ tái phát nếu chỉ
lấy bướu.
Các loại bướu khác ít gặp hơn. Trong số này,
bướu mạch máu thuộc nhóm nguy hiểm, thậm
chí có thể gây tử vong. Nhổ răng trẻ em thường
không khó, nhưng các bác sĩ RHM cũng phải
cảnh giác khi mà trong vòng 3 năm đã phát hiện
8 ca bướu mạch máu ở xương hàm.
Phổ biến nhất trong các bướu xương hàm ác
tính ở trẻ em là limphôm (86%). Nhận định này

nhất quán ở đa số các nghiên cứu(18). Theo
Albright và c.s., ung thư đầu cổ chiếm 12% các
ung thư ở trẻ em Mỹ, trong đó limphôm phổ
biến nhất (816/3.050 ca, 27%)(2).

Về tuổi bệnh nhân bướu xương hàm
Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về độ
tuổi trẻ em giữa các nghiên cứu. Năm 2002,
trong một tổng kết 3.050 ca ung thư đầu cổ ở trẻ
em ở nhiều bang nước Mỹ, Albright và c.s.
nghiên cứu từ 0-18 tuổi(2). Do đó, chúng tôi chọn
khảo sát bướu xương hàm ở trẻ 0-18 tuổi. Về
phân nhóm tuổi cũng không có sự thống nhất.
Chúng tôi chọn mốc 6 tuổi (tuổi bắt đầu mọc
răng vĩnh viễn) và mốc 12 tuổi (tuổi kết thúc mọc
răng vĩnh viễn nếu không kể răng khôn) để
phân thành 3 nhóm: 0-5 tuổi, 6-12 tuổi và 13-18
tuổi. Hơn nữa, 6 tuổi và 12 tuổi cũng là lứa tuổi
chủ chốt mà Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO)
chọn để đánh giá tình trạng sức khỏe răng
miệng ở trẻ em toàn cầu.
Kết quả tìm thấy trẻ dưới 6 tuổi có tỉ lệ bướu
ác (31%) cao hơn trẻ trên 6 tuổi (3%), và có tỉ lệ

149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014


bướu không do răng (85%) cao hơn trẻ 6-12 tuổi
(53%) và trẻ 12-18 tuổi (33%) (p < 0,05). Nghiên
cứu này cũng như nhiều nghiên cứu ở trẻ em
châu Phi(1), Israel(22), Nhật Bản(18,20) không gặp
bướu ác do răng.
Bướu do răng có tỉ lệ tăng dần theo tuổi (từ
15% ở trẻ dưới 6 tuổi, 47% ở trẻ 6-12 tuổi, đến
66% ở trẻ 13-18 tuổi) (p < 0,05). Điều này có thể
phản ánh sự tạo răng vĩnh viễn dễ rối loạn tăng
sinh thành bướu hơn sự tạo răng sữa. Theo Sato
và Tanaka, đa số các răng vĩnh viễn hoàn tất sự
tạo thân răng lúc 4 – 5 tuổi. Do vậy, các bướu do
răng dường như phát sinh sau khi đã tạo xong
thân răng(18,20).
Đa số các bướu xương hàm phát hiện lúc
trên 12 tuổi. Ở trẻ em, 88% bướu nguyên bào
men phát hiện từ 12-18 tuổi, tương tự tỉ lệ 93%
trong nghiên cứu của Sato và c.s. (18) ở Nhật Bản.
Thường gặp ở trẻ trên 12 tuổi còn có bướu nhầy
(100%), bướu biểu mô do răng canxi hóa (75%),
bướu sừng dạng nang do răng (67%), bướu dạng
tuyến do răng (67%), loạn sản sợi (56%), u hạt tế
bào khổng lồ (67%). Điều này phù hợp với y văn
ghi nhận tuổi thường gặp của bướu nguyên bào
men từ 20-40 tuổi(17) hay 30-50 tuổi(6), bướu biểu
mô canxi hóa 40 tuổi(6,16,17), bướu nhầy lúc 30
tuổi(16), bướu sừng dạng nang do răng 20-30
tuổi(16,17), loạn sản sợi và u hạt tế bào khổng lồ 1020 tuổi(6,16,17). Hầu hết u răng xảy ra ở trẻ trên 6
tuổi, như nghiên cứu của Sato 94%(18), Tanaka

93%(20) , 96% (nghiên cứu này).
Đa số bướu mạch máu xương hàm phát hiện
ở trẻ 6-12 tuổi (50%) và 13-18 tuổi (38%), trung
bình 12,25 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Văn
Đẩu trên 16 ca bướu mạch máu xương hàm xác
nhận độ tuổi trung bình 9,8 tuổi(13). Theo Regezi,
bướu mạch máu xương hàm thường gặp nhất từ
10-20 tuổi(16).
Bệnh mô bào Langerhans và limphôm xảy ra
sớm nhất, trung bình 4,25 tuổi. Theo y văn, bệnh
mô bào Langerhans gồm có: (1) u hạt ái toan
(dạng khu trú mạn tính) có tổn thương ở một
hay nhiều xương, chủ yếu ở trẻ lớn và người trẻ,

150

(2) bệnh Hand-Schüller-Christian (dạng lan tỏa
mạn tính) có tổn thương ở nhiều cơ quan,
xương, hạch, ở trẻ dưới 10 tuổi, và (3) bệnh
Letterer-Swive (dạng lan tỏa cấp tính) tổn
thương nhiều cơ quan, tủy xương, hạch, da, chỉ
gặp ở trẻ dưới 3 tuổi(17). Trong 4 trường hợp
bệnh, có 1 bé gái 1 tuổi nghi ngờ bệnh HandSchüller-Christian do có tam chứng gồm tổn
thương nhiều xương sọ-mặt, lồi mắt, đái tháo
nhạt, ngoài ra có kèm theo thiểu sản thùy sau
tuyến yên.
Sarcôm xương (sarcôm sinh xương) là
bướu ác nguyên phát phổ biến nhất ở xương,
thường xảy ra ở những xương dài như xương
đùi, ít gặp ở vùng đầu cổ. Nghiên cứu này chỉ

gặp 1 trường hợp sarcôm xương ở xương hàm
trẻn của bé gái 5 tuổi. Sapp và c.s. cho rằng
sarcôm xương ở xương hàm có đỉnh cao 33
tuổi, tức muộn hơn 10 tuổi so với đỉnh cao 24
tuổi của sarcôm ở xương dài(19).

Về giới tính bệnh nhân bướu xương hàm
Theo y văn, không có sự khác biệt rõ về giới
tính đối với bướu xương hàm ở trẻ em(22). Tuy
nhiên, nghiên cứu này ghi nhận bướu xảy ra ở
trẻ nam hơi nhiều hơn trẻ nữ, với tỉ lệ nam:nữ là
1,38:1, nhất là khi trẻ dưới 6 tuổi (2,3:1).
Tỉ lệ nam:nữ trong bướu do răng và trong
bướu không do răng đều là 1,4:1, nhưng trong
bướu ác (2,5:1) cao hơn so với bướu lành (1,34:1).
Bướu thường gặp ở nam hơn nữ là bướu
nguyên bào men, bướu biểu mô do răng canxi
hóa, bướu sừng dạng nang do răng, bướu sợi
hóa xương, loạn sản sợi, bướu xương, limphôm.
Kết quả bướu xương phù hợp với y văn(16). Bướu
nguyên bào men có tỉ lệ nam hơi nhiều hơn hay
bằng nữ(14,17,19). Tuy nhiên, kết quả bướu sợi hóa
xương, bướu biểu mô canxi hóa, loạn sản sợi ở
trẻ em có khác biệt so với các nghiên cứu(6,16,17). Ở
nữ nhiều hơn nam có bướu dạng tuyến do răng,
bướu nhầy do răng, bướu mạch máu, u hạt tế
bào khổng lồ trung tâm, tương tự kết quả của
nhiều nghiên cứu(1,6,16,17). Kết quả u răng và bệnh

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
mô bào Langerhans hầu như không khác biệt
giới tính cũng phù hợp với y văn(6,18).

10.
11.

KẾT LUẬN
Bướu xương hàm ở trẻ em đa dạng, đa số
lành tính, thường gặp bướu do răng hơn bướu
không do răng. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi
thường gặp bướu không do răng và có tỉ lệ ác
tính cao hơn so với trẻ trên 6 tuổi. Mặt khác, có
sự khác biệt về tuổi và giới tính bệnh nhân giữa
các loại bướu khác nhau ở xương hàm. Do đó,
khi thiết lập chẩn đoán và xử trí, bác sĩ cần phải
chú trọng đến những yếu tố này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.
6.


7.
8.

9.

Ajayi OF, Ladeinde AL, Adeyemo WL, Ogunlewe MO (2004):
Odontogenic tumors in Nigerian children and adolescents: A
retrospective study of 92 cases. World J Surg Oncol, 2, pp.3944.
Albright JT, Topham AK, Reilly JS (2002): Pediatric head and
neck malignancies: US incidence and trends over 2 decades.
Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 128(6), pp.655-659.
Ali MA (2011): Biopsied jaw lesions in Kuwait: A six-year
retrospective analysis. Med Princ Pract, 20, pp.550–555.
Asamoa EA, Ayanlere AO, Olaitan AA, Adekeye EO (1990):
Paediatric tumours of the jaws in northern Nigeria: Clinical
presentation and treatment. J Craniomaxillofac Surg, 18(3),
pp.130-135.
Barnes LEJW, Reichart P (2005): Pathology and genetics head
and neck tumours. World Health Organization.
Cawson RA, Odell EW, Proter S (2008): Cawson’s essentials of
oral pathology and oral medicine, Churchill Livingstone,
Elservier, 8th edition, pp.277-311.
Chuong R, Kaban LB (1985): Diagnosis and treatment of jaw
tumors in children. J Oral Maxillofac Surg, 43(5), pp.323-332.
Das S, Das AK (1993): A review of pediatric oral biopsies from
a surgical pathology services in dental school. Pediatr Dent,
15, pp.208-211.
Jing W, Xuan M, Lin Y, et al (2007): Odontogenic tumours: A
retrospective study of 1642 cases in a Chinese population. Int J

Oral Maxillofac Surg, 36(1), pp.20-25.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

12.

13.

14.

15.

16.

17.
18.

19.
20.

21.

22.

Nghiên cứu Y học

Kramárová E, Stiller CA (1996): The international classification
of childhood cancer. Int J Cancer, 68, pp.759-765.
Lâm Ngọc Ấn, Bùi Hữu Lâm (2000): Tình hình u bướu tại
Viện Răng Hàm Mặt từ 1975-1985. Kỷ Yếu Công Trình Khoa

Học 1975-1993, tr.203-206.
Mamabolo M, Noffke C, Raubenheimer E (2011): Odontogenic
tumours manifesting in the first two decades of life in a rural
African population sample: a 26 year retrospective analysis.
Dentomaxillofac Radiol, 40(6), pp.331-337.
Nguyễn Văn Đẩu, Lâm Hoài Phương (2011): Đặc điểm bệnh
lý u mạch máu xương hàm ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng I
và kết quả của phương pháp điều trị bảo tồn. Tạp chí Y học
TP.HCM, tập 15, phụ bản số 2, tr.213-221.
Phan Huỳnh An (2009): Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và X
quang u nguyên bào men. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM.
Rapidis AD, Economidis J, Goumas PD (1988): Tumours of the
head and neck in children. A clinico-pathological analysis of
1007 cases. J Craniomaxillofac Surg, 16(6), pp.279-286.
Regezi JA, Sciubba JJ, Jordan RCK (2008): Oral pathology:
Clinical pathologic correlations. Saunders, Elsevier, 5th edition,
pp.160-330.
Sapp JP, Eversole LR, Wysocki GP (2004): Contemporay oral
and maxillofacial pathology. Mosby, 2nd edition, pp.112-163.
Sato M, Tanaka N, Sato T, Amagasa T (1997): Oral and
maxillofacial tumours in children: A review. Br J Oral
Maxillofac Surg, 35(2), pp.92-95.
Saxena S, Kumar S, (2012): Pediatric jaw tumors: Our
experience. J Oral Maxillofac Pathol, 16(1), pp.27-30.
Tanaka N, Murata A, Yamaguchi A, Kohama G (1999):
Clinical features and management of oral and maxillofacial
tumors in children. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral
Radiol Endod, 88(1), pp.11-15.
Tanrikulu R, Erol B, Haspolat K (2004): Tumors of the

maxillofacial region in children: retrospective analysis and
long-term follow-up outcomes of 90 patients. Turk J Pediatrics,
46, pp.60-66.
Ulmansky M, Lustmann J, Balkin N (1999): Tumors and
tumor-like lesions of the oral cavity and related structures in
Israeli children. Int J Oral Maxillofac Surg, 28(4), pp.291-294.

Ngày nhận bài báo:

06/01/2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/01/2014

Ngày bài báo được đăng:

20/03/2014

151



×