Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng của người Việt trưởng thành từ 18 - 25 tuổi theo phân tích Down

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.14 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
CỦA NGƢỜI VIỆT TRƢỞNG THÀNH TỪ 18 - 25 TUỔI
THEO PHÂN TÍCH DOWN
Nguyễn Thị Thanh Quỳnh*; Nguyễn Thị Thu Phương**; Quách Thị Thúy Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng theo phân tích Down ở người
trưởng thành từ 18 - 25 tuổi, so sánh các chỉ số này theo giới và với các giá trị trong phân
tích Down. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên phim sọ nghiêng của
562 đối tượng (243 nam, 319 nữ) lứa tuổi 18 - 25 tại 3 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, Học viện
0
Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả: FH/NPg = 87,36 ± 3,59 ;
0
0
0
0
NA/APg = 6,33 ± 5,54 ; Y Angle = 61,68 ± 3,83 ; U1/L1 = 122,74 ± 10,60 ; L1/GoMe = 96,07 ± 7,60 ;
Is/APg = 7,55 ± 2,65 mm. Kết luận: hầu hết không có sự khác biệt về chỉ số sọ - mặt giữa hai giới
trừ góc mặt của nam nhỏ hơn, góc trục Y lớn hơn so với nữ. So với người da trắng, người Việt
có xương hàm trên nhô, xương hàm dưới có xu hướng phát triển về phía dưới, góc liên trục
răng cửa nhọn; răng cửa hàm trên nhô, răng cửa hàm dưới ngả môi.
* Từ khóa: Chỉ số sọ - mặt; Người Việt trưởng thành; Phân tích Down; Phim sọ nghiêng.

Craniofacial Charateristics of Vietnamese Adults Aged from 18 to 25
on Cephalometric by Down Analysis
Summary
Objectives: To indentify some craniofacial indexes of Vietnamese adults based on Down's
analysis on cephalometrics and to compare these indexes by gender and Down values.
Subjects and methods: Cross-sectional descriptive method. The present study was carried out
on lateral cephalometric radiographs of 562 subjects (243 males and 319 females) , age from


0
0
0
18 to 25. Results: FH/NPg = 87.36 ± 3.59 ; NA/APg = 6.33 ± 5.54 ; Y Angle = 61.68 ± 3.83 ;
0
0
U1/L1 = 122.74 ± 10.60 ; L1/GoMe = 96.07 ± 7.60 ; Is/APg = 7.55 ± 2.65 mm. Conclusions:
There was no significant difference between Vietnamese male and female except for facial angle,
Y-axis. In comparison with the standards of Caucasian, Vietnamese’ maxillary were more
protrusive and the development tendency of the mandible more downward, acute interincisal
angle, maxillary incisors were more protrusive, mandibular incisors were more inclined and
forward in Vietnamese than in Caucasian. The results of the present study will help to diagnosis
and treatment of Vietnamese with dentofacial deformities.
* Keywords: Craniofacial indexes; Vietnamese adults; Down’s analysis; Cephalometrics.
* Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Quỳnh ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017

478


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sai khớp cắn là vấn đề sức khỏe răng
miệng khá phổ biến ở Việt Nam và thế
giới. Tỷ lệ sai khớp cắn theo nghiên cứu
của Hoàng Việt Hải (2011) là 89,63% [1],
Nguyễn Thị Thu Phương (2013) là 74,7%

[2]. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu
thẩm mỹ tăng, ngày càng nhiều người
có nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt.
Để chẩn đoán chính xác, điều trị thành
công đạt mục tiêu thẩm mỹ, chức năng,
việc nghiên cứu đặc điểm hình thái sọ - mặt
là rất cần thiết.
Trong các phương pháp phân tích phim
sọ nghiêng như Down, Tweed, Steiner,
Ricketts… thì phân tích phim Down [3]
là phân tích đo sọ đầu tiên. Mặc dù ra đời
rất lâu, nhưng trong chỉnh hình răng hiện
nay phân tích Down vẫn có giá trị và
được áp dụng kết hợp cùng các phân tích
khác trong chẩn đoán. Tuy nhiên, các chỉ
số trong phân tích Down được thực hiên
trên số lượng ít đối tượng vị thành niên
da trắng, do đặc điểm hình thái sọ - mặt
của các chủng tộc khác nhau là có sự
khác biệt đáng kể… những nghiên cứu sau
này đã thực hiện ở các độ tuổi, chủng tộc
và đánh giá theo giới để sử dụng trong
chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị như
tại Ả Rập [5], Nepal [6], Bangladesh [7],
Indonesia [8]…
Tại Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm
chỉ số sọ - mặt theo phân tích Down ở
người trưởng thành còn rất ít. Năm 2014,
Trương Hải Ninh và Đống Khắc Thẩm
nghiên cứu trên đối tượng có khớp cắn

bình thường [3].Chưa có nghiên cứu nào
thực hiện trên số lượng lớn đối tượng
người trưởng thành trong cộng đồng.

Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này với mục tiêu:
Xác định một số chỉ số sọ - mặt theo
phân tích Down trên phim sọ nghiêng ở
người Việt trưởng thành từ 18 - 25 tuổi.
So sánh sự khác nhau của các chỉ số
sọ - mặt theo giới và với các giá trị trong
phân tích Down.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Phim sọ nghiêng được chuẩn hóa của
562 đối tượng người Kinh tuổi 18 - 25
(243 nam, 319 nữ) được chụp tại Hà Nội
thuộc Đề tài cấp Nhà Nước “Nghiên cứu
đặc điểm nhân trắc ở người Việt Nam để
ứng dụng trong y học”.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: người trưởng
thành khỏe mạnh, tuổi 18 - 25 có bố mẹ,
ông bà nội ngoại là người Việt Nam, dân
tộc Kinh. Đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể
răng hàm lớn thứ ba), răng không bị tổn
thương tổ chức cứng làm mất chiều dài
cung răng.
Phim thể hiện đầy đủ cấu trúc giải
phẫu. Thấy rõ được cấu trúc mô xương

và mô mềm. Thấy rõ điểm mốc giải phẫu
nghiên cứu. Tư thế chụp đúng: đầu ở tư
thế tự nhiên, khớp cắn ở tư thế lồng múi
tối đa, môi ở tư thế nghỉ. Hai lỗ tai trùng
nhau và đường cành ngang xương hàm
dưới trùng nhau.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: có dị tật bẩm sinh
về hàm mặt, dị dạng hàm mặt, tiền sử
chấn thương hàm mặt, đã điều trị chỉnh
nha hoặc phẫu thuật thẩm mỹ hoặc tạo
hình hàm mặt, không đáp ứng tiêu chuẩn
lựa chọn ở trên.
479


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thời gian
từ 2 - 2017 đến 6 - 2017 tại Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
* Các bước tiến hành nghiên cứu: thăm
khám lập danh sách, lựa chọn đối tượng
nghiên cứu, chụp phim sọ nghiêng. Tất cả
đối tượng nghiên cứu được chụp phim
sọ nghiêng bằng máy X quang kỹ thuật
số ORTHOPHOS XG 5/XG 5 DS/Ceph
(Hãng Sirona, Đức).
* Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng:
điểm S: điểm giữa hố yên; N: điểm khớp
xương trán và xương chính mũi; Po: điểm

cao nhất của bờ trên ống tai ngoài; Or: điểm
thấp nhất của bờ dưới ổ mắt; A: điểm sau
nhất của xương ổ răng hàm trên; Is: điểm
rìa cắn răng cửa trên; Ii: điểm rìa cắn răng
cửa dưới; Isa: điểm chóp chân răng cửa
giữa hàm trên; Iia: điểm chóp chân răng
cửa giữa hàm dưới; Pg: điểm trước nhất
của xương vùng cằm; Gn: điểm trước
nhất và dưới nhất của xương vùng cằm;
Me: điểm thấp nhất của xương vùng cằm;
Go: điểm dưới nhất và sau nhất của góc
hàm dưới.
Đo các chỉ số trên phim sọ nghiêng bằng
phần mềm VNCeph. Các chỉ số trong
nghiên cứu gồm: góc mặt: FH/NPg; góc
lồi mặt: NA/APg; góc trục Y: Y Angle; góc
giữa răng cửa trên và răng cửa dưới:
U1/L1; góc răng cửa dưới - mặt phẳng
hàm dưới: L1/Go-Me; độ nhô của răng
cửa trên: Is/APg.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.
480

* Đạo đức trong nghiên cứu: tất cả đối
tượng nghiên cứu thuộc Đề tài Nhà nước
“Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc ở người
Việt Nam để ứng dụng trong y học”. Đã
thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học, Trường Đại học Y Hà Nội

chấp thuận về các khía cạnh đạo đức nghiên
cứu, theo chứng nhận số 202/HĐĐĐĐHYHN,
ký ngày 20 - 10 - 2016.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: So sánh các chỉ số về xương
với giá trị trong phân tích Down.
KQNC
(n = 562)

Down
(n = 20)

X ± SD

X ±SD

87,36 ± 3,59

87,80 ± 3,60

0,004*

NA/APg ( )

6,33 ± 5,54

0,00 ± 5,10

0,000*


Y Angle (0)

61,68 ± 3,83

59,40 ± 3,80

0,000*

Chỉ số

FH/NPg (0)
0

p(t.test)

Góc mặt của người Việt nhỏ hơn người
da trắng. Góc lồi mặt và góc trục Y lớn
hơn so với người da trắng. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 2: So sánh các chỉ số về răng với
giá trị trong phân tích Down.
KQNC (n = 562)

Down (n = 20)

X ± SD

X ± SD

p (t.test)


Chỉ số
0

U1/L1( )

122,74 ± 10,60
0

135,40 ± 5,80 0,000*

L1/GoMe ( )

96,07 ± 7,60

91,40 ± 3,80

0,000*

Is/APg(mm)

7,55 ± 2,65

2,70 ± 1,80

0,000*

Các chỉ số về răng của người Việt khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với người da
trắng (p < 0,001). Người Việt có góc liên

trục răng cửa nhỏ hơn; góc răng cửa dưới
và mặt phẳng hàm dưới, độ nhô răng cửa
trên lớn hơn so với người da trắng.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 3: So sánh các chỉ số về xương,
răng theo giới.
Nam

Nữ

p(t.test)

X ± SD

X ± SD

FH/N-Pg (0)

86,91 ± 3,80

87,71 ± 3,40

0,009*

NA/Apg (0)

6,07 ± 5,74


6,53 ± 5,40

0,336

Y Angle (0)

62,70 ± 3,80

60,90 ± 3,68

0,000*

U1/L1 (0)

122,79 ± 9,75 122,70 ± 11,22

0,916

L1/GoMe (0)

96,43 ± 7,37

95,80 ± 7,76

0,329

Is/APg(mm)

7,55 ± 2,72


7,53 ± 2,59

0,853

Chỉ số

Các đặc điểm xương, răng không khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ,
trừ đặc điểm góc mặt và góc trục Y. Nam có
góc mặt nhỏ hơn và góc trục Y lớn hơn nữ.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Trong 562 đối tượng nghiên cứu (nam
243 [43,24%] và nữ 319 [56,76%] độ tuổi
18 - 25. Sự khác biệt tỷ lệ nam và nữ
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), Tuy nhiên
do số lượng mỗi giới đủ lớn nên sự chênh
lệch này cũng không ảnh hưởng đến kết
quả nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu
có cùng lứa tuổi, phù hợp với yêu cầu
nhân trắc học và có thể đại diện cho người
trưởng thành, vì phần lớn các nghiên cứu
đều cho rằng phức hợp sọ - mặt đều
trưởng thành trước 16 tuổi. Đối tượng có
môi trường sống gần giống nhau.
2. Đặc điểm một số chỉ số sọ - mặt ở
ngƣời trƣởng thành từ 18 - 25 tuổi.
* Tương quan xương:
Giá trị trung bình của góc mặt (FH/NPg =
87,360) của người Việt hơi nhỏ hơn so với

người da trắng (87,800) [4], tuy nhiên vẫn

nằm trong giới hạn bình thường. Điều này
cho thấy người Việt Nam có cằm hơi lùi
hơn so với nền sọ người da trắng. Kết
quả này giống với nghiên cứu của Alam
trên người Bangladesh [7]. Tuy nhiên, lại
nhỏ hơn so với dân tộc Hindu Newars
trong nghiên cứu của Parajulitrên trên
người Nepal [6]. Đặc điểm này cho thấy
độ nhô cằm khác nhau giữa người Việt và
người da trắng, giữa các nước trong khu
vực châu Á, nghiên cứu của Parajuli [6]
cũng chỉ ra ngay cả các dân tộc trong cùng
một nước thì đặc điểm này cũng khác nhau.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy giá trị trung bình của góc lồi mặt lớn
hơn rất nhiều và có ý nghĩa thống kê so
với người da trắng [4] (p < 0,001). Như
vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
mặc dù độ chênh trung bình góc mặt có
sự khác biệt rất ít với người da trắng (0,440),
nhưng chênh lệch giá trị trung bình của
góc lồi mặt lớn (6,330). Kết hợp hai đặc
điểm này cho thấy người Việt có xương
hàm trên nhô hơn, khuynh hướng mặt
hạng II và mặt nhìn nghiêng nhô hơn so
với người da trắng. Đặc điểm này cần được
lưu ý trong quá trình chẩn đoán và lên kế
hoạch điều trị. Kiểu mặt với xương hàm

trên nhô phù hợp với đặc điểm nhân trắc
của người Việt và cũng phổ biến ở người
châu Á thể hiện trong các nghiên cứu trước
đây ở người Indonesia [8], Bangladesh [7],
Ả Rập [5],…
Sử dụng góc mặt góc trục Y để đánh
giá hướng tăng trưởng của xương hàm
dưới Down. Giá trị trung bình góc này trong
nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với
nghiên cứu của Down [4], tuy nhiên vẫn
481


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
nằm trong giới hạn bình thường ở người
trưởng thành khi so sánh với nghiên cứu
của Al-Jasser [5].
* Tương quan răng:
Góc giữa răng cửa dưới và mặt phẳng
hàm dưới (96,070) ở người Việt lớn hơn
người da trắng [4] cho thấy người Việt có
sự ngả phía môi của răng cửa dưới nhiều
hơn. Vị trí của răng cửa hàm dưới liên
quan rất nhiều đến cân bằng áp lực môi
và lưỡi, vì vậy trong điều trị chỉnh nha cần
lưu ý đặc điểm này khi di chuyển răng,
hạn chế tái phát sau điều trị.
Góc liên trục răng cửa của người Việt
(U1/L1 = 122,740), nhỏ hơn so với người
da trắng (135,40) [4] và người Hindu

Newars trong nghiên cứu của Parajuli
(129,070) [6]. Góc này nhọn chứng tỏ
răng cửa trên hoặc răng cửa dưới ngả ra
trước. Đặc điểm góc liên trục răng cửa
nhọn này cũng được thể hiện trong rất
nhiều nghiên cứu trên người châu Á khác
như Indonesia [8], Bangladesh [7]….
Trung bình giá trị độ nhô của răng cửa
trên (Is/Apg = 7,55 mm) lớn hơn người
da trắng [4], Bangladesh [7], cho thấy sự
nhô ra trước của nhóm răng cửa hàm
trên. Tuy nhiên lại nhỏ hơn so với người
Indonesia (Is/Apg = 11,04 mm) [8]. Sự khác
nhau này có thể do đối tượng trong nghiên
cứu của Munandar [8] ở lứa tuổi nhỏ hơn,
còn nghiên cứu của chúng tôi, xương hàm
trên đã gần tăng trưởng hết, xương hàm
dưới vẫn còn tăng trưởng, vì vậy chênh lệch
tương quan hai hàm theo chiều trước sau
lớn nên độ nhô răng cửa trên so với
đường APg lớn hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi. Nghiên cứu của Parajuli [6]
482

cho thấy độ nhô răng cửa có xu hướng
tăng theo với góc lồi mặt, phù hợp với kết
quả của chúng tôi với góc lồi mặt lớn hơn
nên độ nhô răng cửa trên cũng lớn hơn
so với người da trắng.
3. Đặc điểm một số chỉ số sọ - mặt

theo giới.
So sánh đặc điểm xương và răng giữa
hai giới, trong nghiên cứu của chúng tôi,
hầu hết các chỉ số trong phân tích Down
không khác biệt có ý nghĩa thống kê trừ
hai đặc điểm về xương là góc mặt và góc
trục Y khác nhau. Nam có góc mặt nhỏ
hơn và xu hướng tăng trưởng theo chiều
đứng hơn so với nữ. Để đánh giá mối liên
quan giữa các đặc điểm xương, răng với
giới tính, nghiên cứu của Alam [7] cũng
chỉ ra sự khác biệt giữa nam và nữ, nữ có
góc mặt, góc trục Y nhỏ hơn nam. Tuy
nhiên, Trương Hải Ninh [3] lại cho kết quả
nam và nữ không có sự khác biệt nhau
về đặc điểm xương, nhưng nữ lại có góc
liên trục răng cửa nhỏ hơn nam và răng
cửa dưới ngả môi nhiều hơn so với nam.
Sự khác nhau này có thể do tiêu chuẩn
lựa chọn đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu
khác nhau...
Kết quả từ của chúng tôi góp phần khẳng
định của các nghiên cứu trước đó như
Alam [7], Al-Jasser [5]… đặc điểm sọ mặt
của người da trắng có sự khác biệt với
chủng tộc khác. Vì vậy, khi đánh giá,
chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị cho
bệnh nhân cần căn cứ trên những đặc
điểm chủng tộc để có kết quả điều trị
thành công cả về thẩm mỹ, chức năng và

ổn định, không tái phát.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
KẾT LUẬN
Có sự khác biệt đặc điểm chỉ số sọ mặt giữa người Việt và người da trắng
với đặc điểm cằm lùi, xương hàm trên
nhô, xương hàm dưới có xu hướng tăng
trưởng về phía dưới, góc liên trục răng
cửa nhọn; răng cửa hàm trên nhô, răng
cửa hàm dưới ngả môi. Nam có góc mặt
nhỏ hơn và góc trục Y lớn hơn so với nữ.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp ích cho quá
trình chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị
chỉnh hình răng mặt cho người Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đến Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội; PGS.TS
Trương Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài,
PGS. TS Võ Trương Như Ngọc - thư ký
đề tài, Văn phòng Quản lý các chương
trình trọng điểm Quốc gia, Bộ KHCN, Ban
Giám hiệu Trường Cao Đẳng Y tế Hà Nội,
Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam,
Trường Đại học Y Hà Nội, các cơ quan,
nhóm xử lý số liệu cùng các thầy cô, bạn
bè đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Việt Hải, Đỗ Quang Trung. Đánh
giá độ nghiêng trục thân răng vĩnh viễn ở khớp
cắn bình thường. Tạp chí Y học Thực hành.
2011, 7 (774), tr.81-84.
2. Nguyễn Thị Thu Phương và CS. Nghiên
cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn của một
nhóm sinh viên Trường Đại học Y Hải Phòng.
Y học Việt Nam. 2013, 3 (2), tr.75-78.
3. Trương Hải Ninh, Đống Khắc Thẩm.
Phân tích Down trên người Việt trưởng thành.
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014, 18 (2),
tr.28-34.,
4. Downs W. B. Variation in facial relationship their significanc in treatment and prognosis.
Am J Orthod. 1948, 34, pp.812-840.
5. Al-Jasser N.M Cephalometric evaluation
for Saudi population using the Down and Steiner
analysis. J Contemp Dent Pract. 2005, 6,
pp.52-63.
6. Parajuli U, Mishra P, Bhattarai P et al.
Comparison of Down’s analysis amongst
Nepalese ethenic groups-Brahmins, Hindu
Newars and Buddhist Newars. Journal of Nepal
Dental Association. 2013, 13 (1), pp.10-14.
7. Alam MK, Basri R, Kathiravan P et al
Cephalometric evaluation for Bangladesh adult
by Down's analysis. Int Med J. 2012, 19 (3),
pp.258-261.
8. Munandar S and Snow M.D.
Cephalometric analysis of Deutero-Malay

Indonesians. Australian Dental Journal. 1995,
40 (6), pp.381-388.

Vol. 4, No. 2, December 2014Orthodontic J

483



×