Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả phẫu thuật đặt lùi hàm dưới bằng kỹ thuật cắt chẻ dọc ngành lên xương hàm dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.22 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐẶT LÙI HÀM DƯỚI BẰNG KỸ THUẬT
CẮT CHẺ DỌC NGÀNH LÊN XƯƠNG HÀM DƯỚI
Nguyễn Văn Hóa*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị biến dạng xương hàm dưới (XHD) bằng kỹ thuật cắt chẻ dọc ngành lên
trong phẫu thuật (PT) đặt lùi XHD.
Phương pháp: Trên 28 bệnh nhân có biến dạng nhô xương hàm dưới gồm 22 nữ, 6 nam tuổi từ 17-38,
được phẫu thuật tại bệnh viện RHM thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Kết quả về chức năng chung: 89,3% đạt loại tốt và 10,7% xếp loại trung bình không có loại kém,
kết quả về thẩm mỹ: 100% đạt loại tốt.
Kết luận: Kỹ thuật cắt chẻ dọc ngành lên XHD là phương pháp tiêu chuẩn cho điều trị biến dạng nhô
XHD. Kết quả cuả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật cắt chẻ dọc ngành lên XHD với cố định cứng tỏ ra đặc biệt hiệu
quả cho bệnh nhân nhô hàm dưới.
Từ khóa: Cắt chẻ dọc ngành lên XHD, cắt XHD, chỉnh sửa sai khớp cắn độ III, chỉnh sửa XHD, nhô XHD,
biên dạng xương hàm.

ABSTRACT
RESULTS FOR TREATMENT SETBACK MANDIBULAR SURGERY BY BILATERAL SAGITTAL SPLIT
OSTEOTOMY
Nguyen Van Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 91 - 95
Objective: Comparison of results for mandibular setback osteotomy by bilateral sagittal split and intraoral
vertical ramus osteotomy.
Method: The sample of 28 pateints (22 women và 6 men) was treatmented in Odonto Maxillofacial Hospitall
Hồ Chí Minh City. They were surgical treatmented by bilateral sagittal split mandibular osteotomy.
Results: General functional results: 89,3% (25 pateints) were good, the remain were medium. Aesthetic:
100% (28 pateints) were good.


Conclutions: Bilateral sagittal split osteotomy were standard surgical regimen in the treatment of patients
with Class III dentofacial deformity. The results of this Study show that setback mandibular surgery with rigid
internal fixation was particularly good in mandibular protrusion patiens.
Keywords: Bilateral sagittal split mandibular osteotomy, intraoral vertical ramus mandibular osteotomy,
correction of mandibular, correct class III malocclusion, mandibular prognathism, dentofacial deformity.
thực hiện kỹ thuật cắt chẻ dọc ngành lên XHD
ĐẶT VẤN ĐỀ
(BSSO). Theo thời gian kỹ thuật này được cải
Phẫu thuật đầu tiên ở Hoa kỳ do Hullihen
tiến và hoàn thiện nên trở thành một giải pháp
thực hiện vào năm 1849 để chỉnh sửa tật nhô
chọn lựa cho nhiều phẫu thuật viên do: kỹ thuật
hàm dưới. Obwegeser (1957) dựa trên cơ sở cắt
không quá khó, ít gây tai biến, ít biến chứng,
xương theo cấp và diện tích tiếp xúc xương, đã
* Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Hóa

ĐT: 0904397979

Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

91


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


thời gian nằm viện ngắn, kết quả có thể thấy
ngay sau phẫu thuật (PT).
Ở Việt Nam có một số bệnh viện chuyên
ngành đã tiến hành phẫu thuật điều trị cho các
biến dạng nhô XHD nhưng vẫn còn rải rác và co
cụm, chưa tập trung được trong khi thực tế nhu
cầu bệnh quá nhiều. Để các kỹ thuật điều trị
được phổ biến rộng rãi, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: trình bày
kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả về chức năng
ăn nhai, vận động hàm và đánh giá kết quả
thẩm mỹ sau điều trị đặt lùi XHD bằng kỹ thuật
cắt chẻ dọc ngành lên XHD.

vùng các răng hàm thứ nhất hoặc thứ hai, và
đường cắt phải qua bờ dưới của thân xương
hàm dưới. Đường cắt được thực hiện với mũi
khoan 702 hoặc một cưa đảo chiều.
Sử dụng nhiều lưỡi đục sắc, mỏng, bản rộng
5-7mm để chẻ tách dọc ngành lên, trong khi tiến
hành chẻ tách ở nhánh này xương hàm dưới
được chịu lực bởi một một dụng cụ nâng xương
ở bờ sau ngành lên để giữ vững ngành lên.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sau khi việc cắt xương hoàn tất, đặt lại XHD
vào mối tương quan khớp cắn đã dự định đặt
máng phẫu thuật và cố định liên hàm. Cố định

xương bằng các nẹp-mini, cắt cố định liên hàm
và khâu đóng vết thương bằng chỉ 3.0.

Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp đánh giá kết quả

Nghiên cứu thực hiện trên 28 bệnh nhân
được xác định có biến dạng nhô xương hàm
dưới, được điều trị phẫu thuật từ năm 20072009.

Đánh giá kết quả chức năng riêng

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng, theo
dõi dọc gồm 28 bệnh nhân tiến cứu. Tất cả được
điều trị đặt lùi XHD bởi kỹ thuật BSSO.
Kỹ thuật cắt chẻ dọc ngành lên xương hàm
dưới.
Phẫu thuật cắt XHD theo kỹ thuật BSSO
được tiến hành trong điều kiện gây mê giảm
huyết áp có hô hấp điều khiển với ống nội khí
quản đặt qua mũi.
Rạch một đường dọc theo bờ trước của
ngành lên xương hàm dưới, kéo dài đường rạch
xuống dưới và ra ngoài đến răng cối lớn thứ hai.
Bóc tách dưới màng xương ở mặt trong và
mặt ngoài của ngành lên. Tách chỗ bám của cơ
cắn ra khỏi mặt ngoài ngành lên XHD vừa đủ để
cắt xương.

Nâng vạt niêm cốt mạc lên khỏi động mạch
và thần kinh răng dưới, tiếp tục bóc tách tới tận
bờ sau của ngành lên xương hàm dưới.
Đường cắt đầu tiên ở trên của gai Spix
khoảng 0,5cm, đường cắt thứ hai theo chiều
đứng thẳng qua lớp ngoài của thân xương ở

92

Đánh giá chức năng ăn nhai
Tốt: Chức năng ăn nhai tốt (lực nhai trở lại
bình thường).
TB: Chỉ nhai được thức ăn mềm (lực nhai
yếu, còn cảm giác ê hàm).
Kém: Không nhai nát thức ăn (lực nhai yếu,
đau khi nhai).
Đánh giá chức năng vận động khớp
Tốt: Vận động khớp bình thường.
TB: Vận động khớp khó khăn, còn đau.
Kém: Vận động khớp hàm hạn chế (há
miệng hạn chế).
Đánh giá dấu hiệu các bệnh lý ở khớp
Tốt: Không có triệu chứng ở khớp thái
dương hàm.
TB: Có triệu chứng ở khớp thái dương hàm.
Kém: Tăng triệu chứng ở khớp thái dương
hàm.

Đánh giá kết quả chức năng chung
Dựa vào hiệu quả ăn nhai và lực cắn, vận

động khớp thái dương hàm (KTDH), dấu hiệu
bệnh lý ở khớp thái dương hàm.
Kết quả tốt khi cả 3 tiêu chí đạt loại tốt.
Kết quả trung bình khi ít nhất cả 3 tiêu chí
xếp loại trung bình.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Kết quả kém khi có ít nhất 1 tiêu chí xếp loại
kém.

Đánh giá kết quả thẩm mỹ
Dựa vào số đo các góc trên phim sọ sau PT,
dựa vào sự hài hòa của khuôn mặt, dựa vào
bảng câu hỏi đánh giá dành cho bệnh nhân.
Tốt: Số đo các góc trên phim sọ thay đổi về
giá trị chuẩn, khuôn mặt hài hòa. Bệnh nhân hài
lòng.
TB: Số đo các góc trên phim sọ thay đổi về
gần giá trị chuẩn, khuôn mặt tương đối hài hòa.
Bệnh nhân hài lòng nhưng chưa thỏa mãn.
Kém: Số đo các góc trên phim sọ có thay đổi,
khuôn mặt tương đối hài hòa. Bệnh nhân không
hài lòng.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Hiệu quả nhai và lực cắn
Bảng 1. Tiến triển về chức năng ăn nhai (n=28).

Thời điểm đánh giá Tốt TB Kém Số BN đến kiểm tra
Ngay sau PT
0 0 28
28
3 tháng sau PT
9 18 0
27
6 tháng sau PT
13 11 0
24
9 tháng sau PT
23 0 0
23

Tất cả các BN sau PT, xương hàm đã được
đưa về vị trí giải phẫu mới, nên cải thiện rõ rệt
về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên chức năng ăn nhai
trong thời gian đầu có bị ảnh hưởng, ở bảng 1
thống kê 28 BN cắt chẻ dọc ngành lên XHD có
hoặc không kết hợp phẫu thuật XHT cho thấy:
Ngay sau mổ, tất cả BN đều há miệng hạn chế,
vận động hàm dưới khó khăn nên phải dùng
thức ăn lỏng và uống nước trái cây trong những
ngày đầu. Sau 3 tháng BN chỉ mới ăn được thức
ăn mềm, và thường có những cảm giác như: ê
hàm khi ăn nhai hay đau khi vận động mạnh
xương hàm nên không dám nhai nghiền thức
ăn. Điều này cũng dể hiểu vì họ chưa thích nghi
với tư thế cắn khớp mới, hơn nữa đây là giai
đoạn xương hàm đang trong thời kỳ sửa chữa

và tái tạo của quá trình liền xương. Ở giai đoạn
từ 6-9 tháng quá trình liền xương hầu như đã
hoàn tất, sự liền xương sớm hay muộn tùy
thuộc vào mức độ mất xương, tuổi tác của bệnh

Nghiên cứu Y học

nhân hay sự nhiểm khuẩn vết thương. Ở nhóm
nghiên cứu hiệu quả nhai và lực cắn của bệnh
nhân được bình phục sau 6 tháng phẫu thuật và
ổn định chức năng này sau 9 tháng. Phẫu thuật
chỉnh sửa xương hàm góp phần thiết lập lại tình
trạng các phân loại sai khớp cắn trở về cắn khớp
bình thường, là yếu tố cải thiện sức nhai cũng
như thay đổi về mặt thẩm mỹ. Kết quả trên cũng
phù hợp với một số tác giả:
Harada K.(1) đo lực cắn và diện tích tiếp xúc
của khớp cắn ở những bệnh nhân có tật nhô
hàm dưới, trước và sau phẫu thuật cắt chẻ dọc
ngành lên xương hàm dưới. Khảo sát bệnh nhân
vào những thời điểm: trước phẫu thuật, 2, 4, và
8 tuần, 3 và 6 tháng sau phẫu thuật và đo lực
cắn và diện tích tiếp xúc của đối tượng khỏe
mạnh bình thường để làm đối chứng. Kết quả:
lực cắn và diện tích tiếp xúc của khớp cắn thấp
nhất vào thời điểm 2 tuần sau phẫu thuật và hồi
phục lại được bằng mức độ trước phẫu thuật
vào thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật. Tuy
nhiên, ngay thời điểm này thì lực cắn và diện
tích tiếp xúc của khớp cắn vẫn kém hơn so với

lực cắn và diện tích tiếp xúc của khớp cắn ở
người bình thường. Phẫu thuật chỉnh sửa xương
hàm theo kỹ thuật BSSO làm cải thiện lực cắn so
với trước khi được điều trị trên những bệnh
nhân nhô hàm dưới.
Theo Kobayashi T.(5) giá trị trung bình hiệu
quả nhai ở các bệnh nhân trước khi điều trị chỉ
bằng 46% giá trị trung bình của nhóm đối chứng
có khớp cắn bình thường. Sau PT hiệu quả nhai
đã được cải thiện nhiều hơn nhưng vẫn chỉ ở
mức 60% so với nhóm đối chứng.

Tình trạng KTDH sau PT
Bảng 2. Tình trạng KTDH sau PT.
Triệu chứng ở Khớp
Có triệu chứng ở Khớp
Không triệu chứng ở Khớp
Tổng

Trước PT
6
22
28

Sau PT
8
20
28

Trong số 22 bệnh nhân được cắt BSSO trước

phẫu thuật không có rối loạn khớp thái dương
hàm, nhưng kiểm tra sau 6 tháng phẫu thuật thì
có hai bệnh nhân chiếm tỉ lệ 9,5%, phát hiện có

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

93


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

tiếng kêu lụp cụp (khục khớp) ở khớp thái
dương hàm khi há miệng. Sở dĩ có tình trạng
này là do thoái hóa KTDH từ sự vặn ép của lực
đinh vít tại các mặt của hai mảnh xương đặt
chồng lên nhau khi kết hợp xương, tạo áp lực
cho lồi cầu trong ổ chảo, hiện tượng này chỉ xảy
ra khi giữa hai đoạn xương đã cắt hình thành
một khoảng trống ở vị trí mới, việc cố định các
mặt cắt của hai mảnh xương sẽ tạo ra một lực
xoắn làm xoay lồi cầu trong ổ chảo. Để làm mất
lực xoắn này, ở cơ sở chúng tôi xử dụng nẹp
titan uốn cong theo hình dạng tự nhiên của 2
mảnh xương sau khi đặt lại ở vị trí mới, để cố
định xương. Vì nếu nẹp không uốn theo hình
dạng của xương thì xương sẽ di chuyển về phía
nẹp, và khớp cắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Còn
Luhr (trích dẫn theo(3)) thì đề xuất sử dụng một

dụng cụ định vị để giữ mối liên quan thích hợp
giữa lồi cầu và ổ chảo. Trong khi Hu J.(2) báo cáo
sau phẫu thuật thì có 60% các bệnh nhân có
triệu chứng ở khớp thái dương hàm trước phẫu
thuật cho biết chức năng của khớp này không
được cải thiện sau phẫu thuật, và 8% những
bệnh nhân không triệu chứng trước phẫu thuật
cho biết có triệu chứng phát sinh sau phẫu thuật
tác giả kết luận. Pahkala R.H(6) cho biết triệu
chứng ở KTDH giảm sau phẫu thuật cụ thể: cải
thiện về khả năng ăn nhai được thông báo 61%,
40% hết đau ở khớp, tuy nhiên có 12% bệnh
nhân cho biết tình trạng ở KTDH trở nên tệ hơn
sau phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân (73%) hài
lòng với kết quả, không có bệnh nhân nào báo
cáo là không hài lòng.

Tình trạng rối loạn cảm giác sau PT
Bảng 3. Tình trạng rối loạn cảm giác sau PT.
Thời gian sau PT
Ngay sau PT
3 Tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng

Số BN
28
20
11

3
0

Tỉ lệ %
100%
71,4%
39,3%
10,7%
0

Hầu hết BN đều có rối loạn cảm giác ở cả 2
bên ngay sau PT, tình trạng rối loạn giảm dần
theo thời gian, đến 9 tháng sau PT chỉ còn 3 BN
có rối loạn nhưng ở mức độ nhẹ hoặc có một số

94

bệnh nhân trả lời còn rối loạn nhưng hình như
cũng thích nghi dần, nếu không để ý thì cảm
giác như bình thường. Thần kinh cảm giác hồi
phục hoàn toàn ở thời điểm 12 tháng sau PT.
Hiện tượng này theo chúng tôi trong quá
trình bóc tách bộc lộ bề mặt trong ngành lên
XHD, có thể gây ra nguy cơ tổn thương hoặc
kéo căng dây thần kinh răng dưới, hoặc hình
thành khối máu tụ ở vùng phẫu tích. Một
nguyên nhân khác quan trọng hơn là thần kinh
răng dưới trực tiếp bị chèn ép giữa hai mảnh
xương sau khi nẹp vít. Để hạn chế tình trạng
này của Dautrey cải tiến đường cắt xương nằm

ngoài ống răng dưới nên thần kinh răng dưới
không bị chèn ép giữa hai mảnh xương, Cải tiến
này làm giảm đáng kể biến chứng rối loạn cảm
giác ở môi dưới. Theo kinh nghiệm của tác giả,
sự rối loạn thần kinh cảm giác hoặc dị cảm tạm
thời ở môi dưới 2 đến 3 tháng sau PT và chỉ xuất
hiện ở 10% số BN, nhưng không BN nào bị mất
cảm giác vĩnh viễn ở môi dưới.
Sau PT BSSO, Karas N.D.(4) nhận thấy rằng
ngay sau phẫu thuật tỉ lệ rối loạn cảm giác là
70%. Sau 6 tháng cảm giác này có bình phục
nhưng bình phục một cách chậm rải.

Kết quả chức năng chung
Bảng 4. Kết quả phẫu thuật (n=28).
Tốt
TB
Kém
Tổng

Chức năng chung
25 (89,3%)
3 (10,7%)
0
28

Dựa vào hiệu quả ăn nhai và lực cắn, vận
động khớp thái dương hàm, dấu hiệu bệnh lý ở
khớp thái dương hàm, đánh giá ở mốc 9 tháng
sau PT.


Về thẩm mỹ sau PT
Đánh giá kết quả thẩm mỹ
Bảng 5.Giá trị các số đo TB của biến dạng quá sản
XHD sau PT (n =28).
Các số đo nhân trắc
Góc SNB
Góc lồi mặt
Góc GoGn-SN

Giá trị TB Giá trị BT
0
0
84,9
80,8
0
0
-7,2
-9,28
0
0
33,6
30,07

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Các số đo nhân trắc
Giá trị TB Giá trị BT

Chiều dài tầng giữa
1/1,34
1/1,3
mặt / chiều dài XHD
Chiều cao tầng giữa / tầng dưới
1/1,03
1/0,98
mặt

Dựa vào số đo các góc trên phim sọ sau PT,
dựa vào sự hài hòa của khuôn mặt, dựa vào
bảng câu hỏi đánh giá dành cho bệnh nhân về
tiêu chuẩn thẩm mỹ kết quả tỉ lệ này đạt 100%.

KẾT LUẬN
Ưu điểm điểm của kỹ thuật BSSO là: tránh
được sẹo ở da, thời gian cố định liên hàm ngắn.
Do diện tích mặt tiếp xúc rộng của hai mảnh
xương xẻ-tách nên đảm bảo được việc liền
xương nhanh chóng và cho phép thay đổi vị trí
giữa hai đoạn xương với biên độ rộng và mảnh
xương có thể di chuyển ra sau (trong trường
hợp hàm bị nhô ra trước), hoặc ra trước (trong
trường hợp hàm bị thụt ra sau), và xoay để
chỉnh sửa lại khi bị lệch sang bên. Chính tính
linh hoạt này đã làm cho kỹ thuật BSSO trở nên
phổ biến. Một ưu điểm nữa của kỹ thuật này là
không có biến đổi đáng kể giữa lồi cầu xương
hàm dưới trong ổ chảo. Các cơ nhai nhanh
chóng thích ứng với liên quan giải phẫu và chức

năng mới hình thành sau phẫu thuật
Nhược điểm chính của kỹ thuật BSSO là tỷ
lệ cao các trường hợp bị mất cảm giác ở môi
dưới. Sau PT BSSO tình trạng rối loạn cảm giác
xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân. Thần kinh bình
phục dần theo thời gian 71,4% sau 3 tháng,
39,3% sau 6 tháng, 10,7% sau 9 tháng và sau 12
tháng thì xem như bình phục hoàn toàn.
Nhóm 28 BN được cắt và đặt lùi XHD theo
kỹ thuật BSSO kết quả ở thời điểm sau 9 tháng
PT: 89,3% BN xếp loại tốt, 10,7% BN xếp loại
trung bình, không có loại kém. Làm phát sinh
thêm triệu chứng KTDH ở 2 BN chiếm tỉ lệ 9,5%.

Nghiên cứu Y học

thể bị gãy vụn, nếu ngành lên xương hàm dưới
mỏng, do đó phải cực kỳ thận trọng khi tiến
hành cắt xương để tránh biến chứng này.
Những biến chứng khác của phẫu thuật BSSO
gồm có: chảy máu, tắc đường hô hấp, hoại tử
xương hoặc nhiễm khuẩn, và thương tổn dây
thần kinh mặt. Ngoài ra, giảm cảm giác ở lưỡi
cũng có thể xảy ra nếu dây thần kinh lưỡi bị
chấn thương trong khi phẫu tích mặt trong
ngành lên XHD.
Phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm làm thay
đổi vị trí giải phẫu của xương hàm, tạo tương
quan mới giữa 2 cung hàm và tương quan giữa
xương hàm và khối sọ mặt, tỷ lệ các tầng mặt trở

về giá trị chuẩn.Khung xương cân đối là nền
tảng quan trọng cho tính thẩm mỹ của hệ thống
mô mềm bên trên. Về thẩm mỹ có thể thấy thay
đổi ngay sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân và
gia đình đều hài lòng về kết quả điều trị. Về
thẩm mỹ 100% BN xếp loại tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Harada K, Kikuchi T., Morishima S., Sato M., Ohkura K., Omura
K. (2003), "Changes in bite force and dentoskeletal morphology
in prognathic patients after orthognathic surgery", Oral Surg.
Oral Med. Oral Pathol. Oral Radiol. Endod, 95 (6), pp. 649-654
Hu J., Wang D., Zou S. (2000), "Effects of mandibular setback on
the temporomandibular Joint: a comparison of oblique and
sagittal split ramus osteotomy", J.Oral Maxillofac. Surg, 58 (4), pp.
375-380.
Joss C.U., Thyer U.W. (2008), "Stability of the hard and soft tissue
profile after mandibular advancement in sagittal split

osteotomies: a longitudinal and long-term follow-up study", Eur.
J. Orthod, 30 (1), pp. 16-23.
Karas N.D., Boyd S.B., Sinn D.P. (1990), "Recovery of
neurosensory function following orthognathic surgery", J. Oral
Maxillofac. Surg, 48 (2), pp. 124-134.
Kobayashi T., Honma K., Shingaki S., Nakajima T. (2001),
"Changes in masticatory function after orthognathic treatment in
patients with mandibular prognathism", Br. J. Oral Maxillofac.
Surg, 39 (4), pp. 260-265.
Pahkala R.H., Kellokoski J.K. (2007), "Surgical-orthodontic
treatment and patients' functional and psychosocial well-being",
Am. J. Orthod. Dentofacial. Orthop, 132 (2), pp. 158-164.

Đoạn xương ở phía bên ngoài đường cắt có

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012

95



×