Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận xét hình ảnh soi phế quản với hình ảnh X - Quang và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân soi phế quản tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.89 KB, 6 trang )

Nguyễn Trường Giang và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 9 - 14

NHẬN XÉT HÌNH ẢNH SOI PHẾ QUẢN VỚI HÌNH ẢNH X QUANG
VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN SOI PHẾ QUẢN
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN NĂM 2011
Nguyễn Trường Giang, Diệp Văn Cam, Nguyễn Văn Thắng
Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên

TÓM TẮT
Nghiên cứu tại Bệnh viện lao & bệnh Phổi Thái Nguyên đánh giá về sự phù hợp giữa triệu chứng
lâm sàng, hình ảnh X quang phổi và hình ảnh nội soi phế quản với mục tiêu:
1. Đánh giá tổn thương phế quản – phổi qua hình ảnh soi phế quản của bệnh nhân được soi phế
quản năm 2011.
2. So sánh sự phù hợp hay không phù hợp giữa hình ảnh soi phế quản với hình ảnh X quang và
triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được soi phế quản năm 2011.
Tiến hành nghiên cứu trên mẫu toàn thể 388 bệnh nhân được nội soi phé quản năm 2011, đánh giá
các tổn thương, so sánh với kết quả chụp phim x quang và triệu chứng lâm sàng, rút ra kết luận
sau:
Có 35 trường hợp u phổi được phát hiện trong tổng số 388 bệnh nhân được soi phế quản, chiếm
9,0%. Nội soi phế quản đã giúp phát hiện thêm 23 trường hợp u phổi so với chụp x quang chỉ phát
hiện 12 trường hợp. Nội soi phế quản dã giúp chẩn đoán u phổi kịp thời cho người bệnh, định
hướng phác đồ điều trị và hướng xử trí hợp lý hơn, tiết kiệm được thuốc, vật tư và thời gian cho
thày thuốc và tiết kiệm kinh tế cho người bệnh.
Từ khóa:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU*


Đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh nhân được nội soi phế quản tại Bệnh
viện lao & bệnh Phổi Thái Nguyên năm 2011.
- Cỡ mẫu: Mẫu toàn thể, 100% số bệnh nhân
được nội soi phế quản năm 2011.
- Cách chọn mẫu: 100% số bệnh nhân được
nội soi phế quản thành công, có kết quả đọc
của Bác sỹ soi phế quản. Loại ra những
trường hợp có chỉ định soi phế quản từ Bác sỹ
lâm sàng nhưng vì một điều kiện cụ thể nào
đó Bác sỹ phòng soi phế quản không thực
hiện được cuộc soi phế quản.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả và hồi
cứu. Mô tả với kỹ thuật soi phế quản, hồi cứu
với X quang và lâm sàng của bệnh nhân được
soi phế quản.
- Tổng hợp kết quả nội soi phế quản theo mẫu
đã chuẩn bị (bao gồm những chỉ số cụ thể về
tổn thương).
*

- Trên cơ sở có kết quả nội soi phế quản, tìm
phim chụp X quang phổi trước đó của bệnh
nhân và thông tin triệu chứng lâm sàng trong
hồ sơ bệnh án để có dữ liệu so sánh các chỉ số
nghiên cứu.
- So sánh hình ảnh tổn thương qua soi phế
quản với hình ảnh tổn thương trên phim X
quang lồng ngực và triệu chứng lâm sàng. Từ

đó đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp
giữa triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang
với soi phế quản.
Xử lý số liệu: Trên máy vi tính bằng phần
mềm Epi – Info.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng hợp kết quả soi phế quản của 100%
số bệnh nhân được soi phế quản tại bệnh
viện lao & bệnh phổi Thái Nguyên năm
2011.
Nhận xét bảng 1:
Tỷ lệ bệnh nhân nam được soi phế quản cao
hơn bệnh nhân nữ, tỷ lệ nam chiếm 2/3 trong
tổng số bệnh nhân được soi phế quản.
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Trường Giang và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 9 - 14

Bảng 1: Bệnh nhân soi phế quản năm 2011 chia theo giới
Bệnh nhân
Nam/%

Nữ/%
Tổng cộng

Quý I/2011
41/75,9
13/24,1
54/100,0

Quý II/2011
90/71,4
36/28,6
126/100,0

Quý III/2011
103/71,03
42/28,07
145/100,0

Quý IV/2011
30/56,6
23/43,4
53/100,0

Bảng 2: Bệnh nhân soi phế quản năm 2011 chia theo lứa tuổi
Bệnh nhân
Nam
Nữ
Tổng cộng

< = 20 – 30 tuổi

50
25
75

31 – 40 Tuổi
57
26
83

41 – 50 Tuổi
112
38
150

> 50 Tuổi
143
45
188

Nhận xét:
Bệnh nhân ở lứa tuối trên 50 được chỉ định soi phế quản cao nhất, tiếp đến lứa tuổi từ 41 đến 50.
Bảng 3: Bệnh nhân soi phế quản năm 2011 chia theo nghề nghiệp
Bệnh nhân
Nam
Nữ
Tổng cộng

Cán bộ viên chức
52
46

98

Cán bộ hưu
44
27
71

Học sinh – Sinh viên
35
13
48

Nhân dân
110
61
171

Nhận xét:
- Bệnh nhân là nhân dân chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là cán bộ viên chức.
- Số học sinh – sinh viên cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
So sánh được sự phù hợp hay không phù hợp giữa hình ảnh tổn thương phổi – phế quản qua nội soi
phế quản với hình ảnh X quang phổi và triệu chứng lâm sàng.
Bảng 4: Tổng hợp các tổn thương phát hiện qua soi phế quản năm 2011
Tổn thương
Tổng số
Tỷ lệ %

Viêm nhiễm
142
36,5


Khối U
35
9,0

Niêm mạc sơ sẹo – teo đét
315
81,2

Tổn thương khác
33
8,5

Nhận xét:
Nội soi phế quản đã phát hiện được 35 trường hợp u phổi phế quản, bằng 9,0 % số bệnh nhân
được soi phế quản.
Hầu hết bệnh nhân được soi phế quản đều có tình trạng niêm mạc sơ sẹo – teo đét, biểu hiện của
viêm nhiễm niêm mạc phế quản mạn tính.
Bảng 5: So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế quản với chụp phim phổi thẳng
Tổn thương
nội soi
X quang

Viêm nhiễm
315
345

Khối U
35
12


Tổn thương khác
89
37

Nhận xét:
Nội soi phế quản phát hiện tình trạng viêm nhiễm ít hơn so với chụp X quang phổi, chênh giữa 2
kỹ thuật là 30 trường hợp.
Nội soi phế quản phát hiện u phổi cao hơn chụp X quang phổi. Chênh giữa 2 kỹ thuật là 23
trường hợp.
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Trường Giang và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 9 - 14

Bảng 6: So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế quản với lâm sàng
Tổn thương
nội soi
Lâm sàng

Viêm nhiễm
342

349

Khối U
35
12

Tổn thương khác
79
27

Nhận xét:
Nội soi phế quản phát hiện tổn thương viêm tương đương với chẩn đoán lâm sàng, nhưng tổn
thương u phổi phế quản thì soi phế quản phát hiện cao hơn chẩn đoán lâm sàng.
Bảng 7: Tỷ lệ % tổn thương khác biệt giữa soi phế quản với tổn thương phát hiện qua chụp X quang phổi
Khác biệt giữa soi phế quản và X quang
Số lượng
Tỷ lệ %

Viêm nhiễm
30
8,6

Khối U
23
65,7

Tổn thương khác
52
34,1


Nhận xét:
Khác biệt giữa soi phế quản và chụp phim phổi về tổn thương viêm nhiễm là 8,6%, u phổi phế
quản là 65,7%; tổn thương khác là 34,1%.
Bảng 8: Tỷ lệ % tổn thương khác biệt giữa soi phế quản với chẩn đoán lâm sàng
Khác biệt giữa soi phế
quản và lâm sàng
Số lượng
Tỷ lệ %

Viêm nhiễm

Khối U

7
7,2

23
65,7

Niêm mạc sơ sẹo
– teo đét

Tổn thương khác
52
13,4

Nhận xét:
Khác biệt giữa nội soi phế quản và chẩn đoán lâm sàng về viêm nhiễm là 7,2%, với khối u là
65,7% và tổn thương khác là 13,4%.
Bảng 9: Tổng hợp tổn thương u phổi theo lứa tuổi phát hiện qua soi phế quản

Tổn thương
Tổng số
Tỷ lệ %

20 - 30
2
5,7

31 - 40
5
14,3

41 - 50
16
45,7

Trên 50
12
34,3

Tổng số
35
100,0

Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân lứa tuổi trên 40 mắc u phổi cao hơn nhiều so với lứa tuổi dưới 40. Lần lượt là
45,7% ở lứa tuổi 41 - 50 và 34,3 với lứa tuổi trên 50.
BÀN LUẬN
Nhận xét về tổn thương phổi – phế quản
qua hình ảnh soi phế quản của bệnh nhân

được soi phế quản tại Bệnh viện lao &
bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011:
* Tổng hợp kết quả soi phế quản của 100% số
bệnh nhân được soi phế quản tại bệnh viện
lao & bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011:
Bảng 1,2,3:
Hầu hết bệnh nhân được chỉ định soi phế
quản đều có tổn thương ở niêm mạc phế quản
tương ứng với định hướng của hình ảnh x

quang và chẩn đoán lâm sàng. Như vậy, soi
phế quản đã khẳng định là một kỹ thuật rất
hữu dụng hỗ trợ đắc lực cho chẩn đoán lâm
sàng. Năm 2011, Bệnh viện lao & bệnh phổi
Thái Nguyên đã soi phế quản cho 388 bệnh
nhân, số bệnh nhân này chiếm khoảng 13%
tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
viện. Với số bệnh nhân được soi chiếm tỷ lệ
rất thấp so với tổng số bệnh nhân điều trị tại
bệnh viện thì có khả năng còn nhiều bệnh
nhân khác cần chỉ dịnh nội soi để phát hiện
tổn thương phế quản đã bị bỏ sót.
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Trường Giang và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

* Tỷ lệ bệnh nhân nam cao gấp đôi bệnh nhân
nữ, có thể do bệnh nhân nam có thói quen
nghiện thuốc lá, thuốc lào nên tổn thương ở
phổi trầm trọng hơn và số nam giới mắc bệnh
phổi nhiều hơn so với nữ giới.
* Lứa tuổi bệnh nhân mắc bệnh phổi được chỉ
định nội soi phế quản chiếm tỷ lệ cao ở độ
tuổi trên 41, đặc biệt là tuổi trên 50. Có thể do
sức đề kháng của người cao tuổi đã giảm nên
mắc các bệnh phổi mạn tính nhiều hơn tuổi
trẻ.
* Nghề nghiệp của bệnh nhân được soi phế
quản: số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ
cao nhất, có thể cuộc sống và công việc của
người làm nông nghiệp còn khó khăn nên
mắc bệnh nặng hơn các đối tượng khác. Bênh
cạnh đó đổi tượng là cán bộ viên chức cũng
chiếm tỷ lệ khá cao.
Nhận xét về sự phù hợp hay không phù
hợp giữa hình ảnh tổn thương qua soi phế
quản với hình ảnh X quang phổi và triệu
chứng lâm sàng.
* Tổn thương ở phổi phế quản phát hiện qua
nội soi:
Nội soi phế quản đã phát hiện được 35 trường
hợp u phổi phế quản, bằng 9,0 % số bệnh
nhân được soi phế quản (bảng 4). Kỹ thuật

nội soi đã hỗ trợ tích cực cho chẩn đoán
những trường hợp u phổi để đình hướng cho
bệnh nhân đi khám chuyên khoa u bưới sớm
tránh điều trị theo hướng viêm lâu dài làm
muộn quá trình chẩn đoán cho bệnh nhân và
tránh gây lãng phí thuốc, vật tư phục vụ qua
trình điều trị cho bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân được soi phế quản đều có
tình trạng niêm mạc sơ sẹo – teo đét, biểu
hiện của viêm nhiễm niêm mạc phế quản mạn
tính (81,2%). Kết quả soi phế quản một lần
nữa khẳng định tổn thương ở phổi phế quản
giúp lâm sàng chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
* So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế
quản với chụp phim phổi thẳng:
Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy sự phù
hợp giữa hình ảnh soi phế quản và x quang có
một sự chênh lệch đáng kể. Với tổn thương
viêm thì tương đối phù hợp nhưng hình ảnh

89(01/2): 9 - 14

khối u thì x quang đã bỏ sót đến 23 trường
hợp trong tổng số 388 bệnh nhân được soi
phế quản (5,9%). Như vậy, giá trị của soi phế
quản là rất rõ ràng, nếu chỉ dựa vào x quang
thì có 5,9% số bệnh nhân bị u phổi đã dược
chẩn đoán là viêm phổi phế quản và điều trị
không đúng cách, làm muộn chẩn đoán u phổi
cho bệnh nhân, lãng phí kinh tế, thời gian của

cả thày thuốc lẫn bệnh nhân.
* So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế
quản với chẩn đoán lâm sàng:
Nội soi phế quản phát hiện tổn thương viêm
tương đương với chẩn đoán lâm sàng, nhưng
tổn thương u phổi phế quản thì soi phế quản
phát hiện cao hơn chẩn đoán lâm sàng (bảng
6). Nhìn chung, khi mới có hình ảnh x quang,
các thày thuốc lâm sàng thường kết hợp kinh
nghiệm lâm sàng và hình ảnh x quang để đưa
ra chẩn đoán rồi quyết định phác đồ điều trị.
Đối với số bệnh nhân được soi phế quản tại
Bệnh viện lao & bệnh phổi năm 2011 cho
thấy soi phế quản hầu hết các trường hợp có
kết quả phù hợp với chẩn đoán lâm sàng, chỉ
bỏ sót các trường hợp u phổi vì trên phim
phổi đối với những khối u nhỏ thường chưa
có hình ảnh rõ ràng, chỉ khi soi phế quản mới
phát hiện lòng phế quản bị chèn ép gây hẹp
khẩu kính và gây triệu chứng khó thở, đau tức
ngực cho bệnh nhân.
Tính được tỷ lệ % số bệnh nhân có hình
ảnh tổn thương phổi – phế quản qua soi
phế quản khác biệt với mức độ tổn thương
qua chụp X quang phổi.
* Tỷ lệ % tổn thương khác biệt giữa soi phế
quản với tổn thương phát hiện qua chụp X
quang phổi (Bảng 7): Khác biệt giữa soi phế
quản và chụp phim phổi về tổn thương viêm
nhiễm là 8,6%, u phổi phế quản là 65,7%; tổn

thương khác là 34,1%. Sự khác biệt này đã
nói lên việc cần thiết chỉ định soi phế quản
giúp chẩn đoán lâm sàng chính xác hơn chụp
x quang. Nếu 100% số bệnh nhân được chỉ
định cả 2 kỹ thuật chụp x quang và soi phế
quản thì chẩn đoán lâm sàng sẽ rất thuận lợi
và đạt độ chính xác cao.

12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Trường Giang và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

* Tổng hợp tổn thương u phổi theo lứa tuổi
phát hiện qua soi phế quản (Bảng 9):
Tỷ lệ bệnh nhân lứa tuổi trên 40 mắc u phổi
cao hơn nhiều so với lứa tuổi dưới 40. Lần
lượt là 45,7% ở lứa tuổi 41 - 50 và 34,3 với
lứa tuổi trên 50. Kết quả này phù hợp với
một số nghiên cứu của các tác giả khác trong
nước như Nguyễn Chi Lăng, Bùi Xuân Tám.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 388 bệnh nhân soi phế quản
tại Bệnh viện lao ^ bệnh phổi Thái Nguyên

năm 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận
sau đây:
Đánh giá tổn thương phế quản – phổi qua
hình ảnh soi phế quản của bệnh nhân được
soi phế quản năm 2011
Hầu hết bệnh nhân được soi phế quản có hình
ảnh tổn thương viêm nhiễm mạn tính trong
lòng phế quản, có 35 trường hợp u phổi được
phát hiện trong tổng số 388 bệnh nhân được
soi phế quản, chiếm 9,0%.
So sánh sự phù hợp hay không phù hợp
giữa hình ảnh soi phế quản với hình ảnh X
quang và triệu chứng lâm sàng của bệnh
nhân được soi phế quản năm 2011
100% số bệnh nhân được nội soi phế quản có
tổn thương từ viêm nhiễm mạn tính đến khối
u phổi phế quản, điếu đó thể hiện giá trị của x

89(01/2): 9 - 14

quang định hướng cho chỉ định soi phế quản
là chính xác.
Nội soi phế quản đã giúp phát hiện thêm 23
trường hợp u phổi so với chụp x quang chỉ
phát hiện 12 trường hợp trên tổng số 388
bệnh nhân được chụp phim x quang, chiếm
5,9% số người được soi phế quản, giúp chẩn
đoán u phổi kịp thời cho người bệnh, định
hướng phác đồ điều trị và hướng xử trí hợp lý
hơn, tiết kiệm được thuốc, vật tư và thời gian

cho thày thuốc và tiết kiệm kinh tế cho
người bệnh.
Kiến nghị
Tằng cường chỉ định nội soi phế quản trong
thời gian tới giúp chẩn đoán bệnh phổi phế
quản tại Bệnh viện lao % bệnh phổi Thái
Nguyên chính xác hơn trong thời gian tới.
Cần có sự ủng hộ của cơ quan Bảo hiểm y tế
trong việc thanh toán dịch vụ kỹ thuật soi phế
quản để thực sự kỹ thuật soi phế quản hỗ trợ
tích cực hơn nữa cho công tác chẩn đoán và
điều trị bệnh phổi phế quản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện lao và bệnh phổi, Bệnh học lao và bệnh
phổi tập 2, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 1996.
2. Bộ y tế - Viện thông tin thư viện y học Trung
ương, Tạp chí thông tin y dược, Hà Nội, tháng
10/2007.
3. Tạp chí hô hấp Pháp – Việt, tháng 8/2010.

SUMMARY
COMMENTS WITH PICTURES BRONCHOSCOPY RADIOGRAPH
SYMPTOMS AND CLINICAL PATIENT'S BRONCHOSCOPY HOSPITAL
IN THAI NGUYEN TUBERCULOSIS AND LUNG YEAR 2011
Nguyen Truong Giang*, Diep Van Cam, Nguyen Van Thang
TB and Lung Diseases Hospital Thai Nguyen

Research at the Hospital of Thai Nguyen TB & Lung Disease assessment of the fit between
clinical symptoms, X-ray images and images with bronchoscopy objectives:
1. Vulnerability Assessment bronchitis - lungs through a bronchoscope images of bronchoscopy

patients in 2011.
2. Compare match or mismatch between bronchoscopy image with X-ray images and clinical
symptoms of patients during bronchoscopy in 2011.
Conduct research on the entire sample was 388 patients in 2011 bronchoscopy and evaluation of
lesions, compared with x-ray screening results and clinical symptoms, the following conclusions:
*

13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Trường Giang và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 9 - 14

There are 35 cases of lung tumors were detected in 388 patients of bronchoscopy, accounting for
9.0%. Bronchoscopy helped detect additional 23 cases of lung tumors compared with x-rays
detected only 12 cases. Bronchoscopy helped prompt diagnosis of lung tumors for patients,
treatment-oriented and more rationally oriented processing, saving drugs, supplies and time
savings for physicians and for the economy the disease.
Key words:

14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×