Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THÁI HIỀN

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI
THÁI NGUYÊN NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THÁI HIỀN

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI
THÁI NGUYÊN NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng

Nơi thực hiện: - Trường Đại học Dược Hà Nội
- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên



HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Đỗ Xuân Thắng
người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô bộ môn Quản lý và
kinh tế Dược cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã
dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, các bạn bè, đồng
nghiệp, các bác sỹ, dược sỹ của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên đã
tạo điều kiện cho tôi học tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, chồng, con,
các anh, chị và những người thân yêu của tôi, những người đã nuôi dưỡng,
chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016
HỌC VIÊN

Đoàn Thái Hiền

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ..........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong Bệnh viện ................................................. 3
1.1.1. Lựa chọn thuốc [31] ................................................................................. 3
1.1.2. Mua sắm thuốc [19,31] ............................................................................ 5
1.1.3. Bảo quản và cấp phát thuốc [24, 30]........................................................ 7
1.1.4. Sử dụng thuốc........................................................................................... 9
1.2. Quy trình tiếp nhận thuốc lao .................................................................... 11
1.2.1. Danh mục thuốc chống lao [9,34] .......................................................... 11
1.2.2. Phân phối thuốc chống lao cho tuyến tỉnh [7] ....................................... 12
1.2.4. Bảo quản thuốc chống lao tại đơn vị chống lao tuyến tỉnh [7] .............. 12
1.2.5. Cấp phát thuốc chống lao của đơn vị chống lao tuyến tỉnh ................... 12
1.3. Dịch tễ học bệnh lao.................................................................................. 13
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................... 13
1.3.2. Phát hiện, quản lý điều trị lao ở Việt Nam............................................. 14
1.4. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên ............................................... 18
1.4.1. Mô hình bệnh tật .................................................................................... 18
1.4.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 19
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên ....... 23
1.4.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện [10]................... 23
1.4.5. Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện [20]....................................... 25
ii


Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 26
2.2.1. Phương pháp mô tả hồi cứu ................................................................... 26

2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu ............................................................................ 26
2.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ...................................................... 27
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
3.1. Danh mục thuốc và cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2014 ......... 29
3.1.1. Danh mục thuốc ..................................................................................... 29
3.2. Hoạt động bảo quản và quy trình cấp phát thuốc...................................... 37
3.2.1. Hoạt động bảo quản ............................................................................... 37
3.2.2. Quy trình cấp phát .................................................................................. 42
3.3. Sử dụng thuốc trong bệnh viện ................................................................. 45
3.3.1. Các phác đồ điều trị lao và việc sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng ...... 45
3.3.2. Hoạt động giao nhận thuốc tại khoa lâm sàng ....................................... 46
3.3.3. Hoạt động bình bệnh án ......................................................................... 47
3.3.4. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc và cách xử lý ................................ 48
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 49
4.1. Phân tích danh mục thuốc ......................................................................... 49
4.2. Hoạt động bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc ...................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 54
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 54
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56

iii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam ...................................................... 15
Bảng 1.2. MHBT tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên................... 18
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TN .................. 21
Bảng 1.4. Cơ cấu nhân lực dược ..................................................................... 22

Bảng 3.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý ..................................... 29
Bảng 3.2. Cơ cấu DMT và GTTTSD theo nhóm tác dụng dược lý ................ 31
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ............................................ 33
Bảng 3.4. Phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện ............................................ 34
Bảng 3.5. Các nguồn kinh phí dùng mua thuốc năm 2014 ............................. 34
Bảng 3.6. Giá trị, tỷ lệ thuốc tân dược và chế phẩm YHCT năm 2014 .......... 35
Bảng 3.7. Giá trị, tỷ lệ thuốc với HC và VTYT năm 2014 ............................. 36
Bảng 3.8. Phân loại kho dược bệnh viện ........................................................ 37
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát trang thiết bị kho Trạm lao ................................. 38
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát trang thiết bị kho thuốc ..................................... 39
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát trang thiết bị kho Vật tư .................................... 39
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát trang thiết bị kho hóa chất ................................ 40
Bảng 3.13. Tổng hợp các trang thiết bị trong kho dược năm 2014 ................ 40
Bảng 3.14. Nội dung kiểm kê kho dược trong năm 2014 ............................... 41
Bảng 3.15. Phân phối thuốc chống lao cho các huyện năm 2014................... 44

iv


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện [24] ........................................ 3
Hình 1.2. Quy trình xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện .............................. 4
Hình 1.3. Chu trình mua sắm thuốc [19]........................................................... 6
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của Khoa Dược ............................... 8
Hình 1.5. Mô hình tiếp nhận thuốc chống lao tại đơn vị chống lao tuyến
tỉnh [7] ............................................................................................ 11
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức quản lý nghiệp vụ và hệ điều trị............................... 20
Hình 1.7. Biểu đồ cơ cấu nhân lực của Bệnh viện .......................................... 21
Hình 1.8. Cơ cấu nhân lực của khoa dược BV ............................................... 23

Hình 3.1. Giá trị tiền TSD theo nhóm tác dụng dược lý năm 2104 ................ 32
Hình 3.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ............................................. 33
Hình 3.3. Nguồn kinh phí mua thuốc năm 2014 ............................................. 35
Hình 3.4. Giá trị, tỷ lệ thuốc tân dược và chế phẩm YHCT năm 2014 .......... 36
Hình 3.5. Giá trị, tỷ lệ thuốc với HC và VTYT năm 2014 ............................ 37
Hình 3.6. Quy trình cấp phát thuốc ................................................................. 42
Hình 3.7. Quy trình cấp phát thuốc cho tuyến huyện ..................................... 43
Hình 3.8. Hoạt động giao nhận thuốc tại khoa lâm sàng cho bệnh nhân........ 47

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADR:

Adverse Drug Reaction

BD:

Biệt dược

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BV:

Bệnh viện

BYT:


Bộ Y tế

CBYT:

Cán bộ y tế

CĐ:

Cao đằng

CSYTPCL:

Cơ sở y tế phòng chống lao

CTCLQG:

Chương trình chống lao Quốc gia

DM:

Danh mục

DMT:

Danh mục thuốc

DMTBV:

Danh mục thuốc bệnh viện


DMTCY:

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY:

Danh mục thuốc thiết yếu

ĐD:

Điều dưỡng

ĐH:

Đại học

GĐBV:

Giám đốc bệnh viện

GSP:

Good store practive

GTTTSD:

Giá trị tiền thuốc sử dụng

HC:


Hoạt chất

HĐT & ĐT:

Hội đồng thuốc và điều trị

vi


ICD:

The International Classification of Diseases

INN:

International Nonproprietary Name

KTV:

Kỹ thuật viên

MHBT:

Mô hình bệnh tật

STT:

Số thứ tự


TH:

Trường hợp

Ths:

Thạc sỹ

VTYT:

Vật tư y tế

YHCT:

Y học cổ truyền

PCL:

Phòng chống lao

TCL:

Thuốc chống lao

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu tất yếu của
cuộc sống con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm

sóc sức khoẻ và nói rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo vệ
và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân. Nhờ những thành tựu về khoa học kỹ
thuật trong đó có sự phát minh về thuốc mới và việc cung ứng thuốc cho nhân
dân được cải thiện, nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới và ở nước ta được hạn
chế và thanh toán, nhiều bệnh hiểm nghèo từng bước được chữa khỏi, đấu
tranh với bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ kéo dài tuổi thọ con người.
Vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
đã được không chỉ các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch y tế mà cả
người bệnh nói riêng và nhân dân nói chung ngày càng quan tâm. Hiện nay,
trong cơ chế kinh tế thị trường, thuộc tính hàng hoá của thuốc đã được công
nhận. Tuy vậy, vẫn còn phải nhấn mạnh tính chất đặc biệt của thuốc, vì thuốc
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, cần phải được sử
dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm trong chữa bệnh và phải luôn luôn
đảm bảo chất lượng cao.
Tình hình dịch tễ lao tại Việt Nam vẫn ở mức cao, song được sự quan
tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng, Nhà nước, Chương trình chống lao Quốc gia
đã nhận được sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của
các tổ chức Quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối phó với các vấn đề
lao/HIV, lao kháng thuốc, sự tuân thủ của người bệnh trong sử dụng thuốc...
và nhiều vấn đề y tế, xã hội khác.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên là một bệnh viện chuyên
khoa lao và bệnh phổi thuộc Sở Y tế Thái Nguyên. Với chặng đường 60 năm
xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ của một bệnh
viện chuyên khoa và mục tiêu của chương trình chống lao là đảm bảo cung
cấp đầy đủ thuốc men trang thiết bị y tế, phương tiện chẩn đoán cho Bệnh
1


viện và các đơn vị trong mạng lưới chống lao Tỉnh Thái Nguyên. Từ trước tới
nay, chưa có đề tài nào đánh giá việc cung ứng thuốc cũng như quản lý sử

dụng thuốc, an toàn, hợp lý, kinh tế và việc thực hiện các mục tiêu của
Chương trình chống lao Quốc gia tại Thái Nguyên với sự chỉ đạo của Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên đã được thực hiện như thế nào.
Xuất phát từ thực tế yêu cầu và dựa trên lý thuyết của khoa học quản
lý, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên năm 2014” nhằm các
mục tiêu:
1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Thái Nguyên năm 2014.
2. Phân tích hoạt động bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc tại Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên 2014.
Từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn trong quá trình cung ứng
thuốc của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên phục vụ trong điều trị
được tốt hơn.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong Bệnh viện
Cung ứng thuốc trong bệnh viện là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về
thuốc cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Chu trình cung ứng thuốc
là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người bệnh.
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín gồm: Lựa chọn, mua sắm,
cấp phát và sử dụng. Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan trọng và
liên quan chặt chẽ với nhau, hoạt động thông qua sự giám sát của Hội đồng
Thuốc và Điều trị [24].
Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện theo sơ đồ sau:

LỰA CHỌN


SỬ DỤNG

Chu trình cung
ứng thuốc

MUA SẮM

CẤP PHÁT

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện [24]
1.1.1. Lựa chọn thuốc [32]
Lựa chọn thuốc là khâu quan trọng trong Chu trình cung ứng thuốc, là
việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng.
Các tiêu chí lựa chọn thuốc cung ứng theo WHO.
Chỉ chọn các thuốc có đủ các bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng
rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.

3


Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí
trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả
điều trị, độ an toàn giá cả và khả năng cung ứng.
Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần so sánh tổng chi phí điều trị.
Các thuốc không hoàn toàn giống nhau cần phân tích hiệu quả và chi phí.
Trong một số trường hợp, lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào một số yếu
tố khác: đặc tính dược động học, trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa,…
Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở

dạng đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp
ứng yêu cầu cần điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội
về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên
biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Việc xác định chủng loại thuốc tại bệnh viện được thông qua Danh
mục thuốc bệnh viện vì lựa chọn thuốc là hoạt động phân tích sàng lọc để xây
dựng đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn, phù hợp với khả năng chi trả của
người bệnh và quỹ BHYT.
Quy trình xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện:
Việc lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện là việc
làm cần thiết, là bước đầu của quá trình cung ứng thuốc của Bệnh viện, là cơ
sở cho việc điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế. Quy trình xây dựng
danh mục thuốc của bệnh viện có thể được mô tả theo sơ đồ sau.
Căn cứ của khoa Dược

Dự thảo DMT

- DMT chủ yếu của BYT

- DMT thiết yếu.
- Khả năng kinh phí, tồn trữ,
bảo quản.
- Các số liệu của những năm
trước.

HĐT
và ĐT
xem xét


Tư vấn

Căn cứ dự trù thuốc, bổ sung,
xây dựng DMT cho các năm sau

Hình 1.2. Quy trình xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện
4

GĐBV
phê duyệt

DMT
Bệnh viện


Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập trên cơ sở thực hiện Thông
tư số 08/BYT-TT ngày 04/7/1997 của Bộ Y tế [1,23].
Hội đồng ít nhất mỗi tháng họp một lần và những khi cần thiết.
Chức năng:
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện có chức năng tư vấn cho giám
đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của
Bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Mô hình bệnh tật bệnh viện
Mô hình bệnh tật ở bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến
khám và điều trị.
Bệnh viện là nơi trực tiếp khám bệnh và điều trị cho mọi người mắc
bệnh trong cộng đồng, vì vậy MHBT của bệnh viện cũng bao gồm cả mô hình
bệnh tật của cộng đồng. Nhưng cũng khác với MHBT ở cộng đồng, mỗi bệnh

viện có tổ chức khác nhau, đặt trên các địa bàn dân cư khác nhau, đặc biệt là
sự phân công chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn đến
MHBT của mỗi bệnh viện cũng khác nhau. Việt Nam cũng như thế giới, hiện
có 2 loại MHBT bệnh viện: một là MHBT của BVĐK và một là MHBT của
bệnh viện chuyên khoa. Trong đó, một bệnh viện chuyên khoa cũng vẫn có
mô hình bệnh tật đa dạng và phức tạp, vừa có những bệnh điển hình của
chuyên khoa đó, vừa có các bệnh thông thường khác.
1.1.2. Mua sắm thuốc [19,32]
Sau khi đã lựa chọn và xây dựng được danh mục thuốc Bệnh viện,
bước tiếp theo của chu trình cung ứng thuốc là mua sắm thuốc.

5


Chu trình mua sắm thuốc bao gồm hầu hết các quyết định và hoạt động
nhằm xác định số lượng sử dụng cụ thể của từng thuốc giá cả phải chi trả và
chất lượng thuốc nhận về,… Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả đảm bảo
cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất
lượng được thừa nhận. Chu trình mua được thực hiện qua các bước sau:
Xác định nhu cầu
về số lượng và
chủng loại
Thanh toán tiền
và kiểm nhận

MUA SẮM
THUỐC

Lựa chọn các
phương thức mua


Ký kết các
hợp đồng kinh tế

Hình 1.3. Chu trình mua sắm thuốc [19]
 Xác định nhu cầu thuốc:
Xác định nhu cầu thuốc của Bệnh viện là xác định số lượng thuốc cần sử
dụng cho công tác khám chữa bệnh. Xác định nhu cầu thuốc phụ thuộc vào: số
lượng thuốc tồn trữ, số lượng sử dụng thực tế của kỳ trước, mô hình bệnh tật, khí
hậu, trình độ chuyên môn và kỹ thuật dịch vụ Y tế. Để xác định nhu cầu thuốc
hợp lý cần phải phân tích đánh giá về số lượng thuốc sử dụng có hợp lý hay
không, lượng tồn kho nhiều hay ít, kinh phí mua thuốc của Bệnh viện, giá cả.
 Lựa chọn nơi cung ứng:
Sau khi tổ chức đấu thầu theo đúng quy định để chọn ra nhà thầu, căn
cứ vào kết quả trúng thầu để lựa chọn nhà cung ứng. Bệnh viện sẽ ký kết hợp
đồng nguyên tắc với nhà cung ứng theo đúng kết quả trúng thầu.

6


 Đặt hàng, nhận, kiểm nhập và thanh toán:
Căn cứ vào nội dung tại hợp đồng, bệnh viện sẽ đặt hàng theo đúng dự
trù đã được Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
Bên cung ứng sẽ cung ứng theo đúng yêu cầu về chủng loại thuốc theo
dự trù của Bệnh viện, giao hàng tại kho của khoa Dược theo đúng cam kết tại
hợp đồng.
Trước khi thuốc được nhập kho phải kiểm nhập theo quy định, quy
trình nhận thuốc và kiểm nhập do Hội đồng kiểm nhập làm việc theo đúng
trình tự.
- Nhận hàng, đối chiếu số lượng thực tế với hoá đơn và phiếu báo xuất

kho về: tên thuốc, hãng sản xuất, nước sản xuất, quy cách đóng gói, nồng độ
hàm lượng, số lô, hạn dùng.
- Kiểm tra nguyên vẹn của bao bì đóng gói.
- Kiểm tra chất lượng thực tế bằng cảm quan.
- Kiểm tra điều kiện vận chuyển của thuốc về bảo quản: nhiệt độ, độ ẩm.
Sau khi kiểm nhập xong Hội đồng kiểm nhập lập biên bản, ghi rõ nhận
xét về kết quả kiểm nhập theo nội dung trên, ký đầy đủ chữ ký của thành phần
kiểm nhập.
Bệnh viện thanh toán tiền mua thuốc cho các nhà cung ứng bằng hình
thức trong hợp đồng: Chuyển khoản hoặc tiền mặt. Thời gian thanh toán theo
quy định đã ký kết trong hợp đồng.
1.1.3. Bảo quản và cấp phát thuốc [24, 31]
* Bảo quản thuốc:
- Tồn trữ bao gồm các quá trình xuất nhập kho, hợp lý, kiểm kê, dự trù,
các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá. Cơ sở tồn kho là một công tác
quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc. Xây dựng cơ sở tồn kho phải
đảm bảo: đáp ứng nhu cầu điều trị, tránh tồn đọng nhiều ảnh hưởng đến kinh
phí của Bệnh viện, nhưng cũng phải đủ cho nhu cầu sử dụng từ 2 - 3 tháng.
- Bảo quản: Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
của thuốc. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện không thuận lợi
7


cho công tác tồn trữ, bảo quản thuốc. Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị
phục vụ cho công tác bảo quản thuốc chưa được đầy đủ. Vì vậy cần phải thấy
được tầm quan trọng của công tác bảo quản, để thiết kế kho, sắp xếp hàng hoá
trong kho một cách hợp lý và bảo quản theo đúng điều kiện ghi trên nhãn của
cơ sở sản xuất. Có sổ theo dõi hạn dùng của thuốc và lưu giữ thuốc theo
nguyên tắc (hạn ngắn xuất trước, hạn dài xuất sau).
Theo quy định của Bộ Y tế: từ ngày 01/10/2011 các cơ sở kinh

doanh, tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa Dược Bệnh viện triển khai áp dụng
thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP). Phải thường xuyên theo dõi, ghi chép
điều kiện bảo quản thuốc. Thuốc gây nghiện, hướng thần bảo quản theo
đúng quy định của Bộ Y tế.
* Cấp phát thuốc:
Cấp phát thuốc là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
điều trị. Quy trình cấp phát thuốc cần được xây dựng khoa học phù hợp với
nhân lực của khoa Dược, của từng Bệnh viện và được kiểm tra quy trình chặt
chẽ, từ khoa Dược tới các khoa và từ khoa lâm sàng đến người bệnh, đảm bảo
an toàn cho từng người bệnh.
Khoa Dược Bệnh viện cấp phát thuốc theo sơ đồ sau:
KHO CHÍNH

KHO LẺ

KHOA CẬN LÂM SÀNG

KHOA LÂM SÀNG

NGƯỜI BỆNH

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của Khoa Dược

8


1.1.4. Sử dụng thuốc
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt nên quá trình sử dụng thuốc trong
bệnh viện phải tuyệt đối tuân thủ các qui định của Bộ Y tế, cụ thể là thực
hiện tốt Thông tư số 23/2011/TT;BYT ngày 10/6/2011 do Bộ y tế ban hành

[11].
Đối với khoa dược để thực hiện tốt sử dụng thuốc cần thực hiện triệt để
các nội dung sau:
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
- Tổ chức cấp phát thuốc hằng ngày và bổ sung theo y lệnh. Phát
thuốc kịp thời để đảm bảo người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
- Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại
trong bao bì kín và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác
hợp vệ sinh.
- Tùy điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện
pha chế thuốc theo Y lệnh dưới dạng pha sẵn để sử dụng.
- Khoa dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh,
đơn thuốc có sai sót, phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế sau khi có ý kiến của
dược sĩ khoa Dược, phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác
nhận bên cạnh.
- Thông báo những thông tin về thuốc: tên, thành phần tác dụng
dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền,
lượng tồn trữ.
- Khoa dược làm đầu mối trình lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng
có hại của thuốc gửi về Trung tâm ADR Quốc gia về thông tin thuốc và theo
dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý.
Để hoạt động sử dụng thuốc được thực hiện có hiệu quả thì bệnh viện
phải thực hiện tốt:
9


 Danh mục thuốc
Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử
dụng thuốc trong bệnh viện đã ghi rõ:” Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo

danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, không để
người bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu” [4].
 Kê đơn, chỉ định dùng thuốc
Kê đơn và chỉ định dùng thuốc do bác sỹ thực hiện, các nguyên
nhân gây sai sót ở khâu kê đơn, chỉ định dùng thuốc rất đa dạng và phức
tạp, Có thể do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết về thuốc, do ý thức trách
nhiệm, y đức, do tác động của thị trường chi phối, do sức ép xã hội… Vì
vậy, muốn quản lý việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu
quả và tiết kiệm, cần yêu cầu các bác sỹ thực hiện đúng các quy định của
bệnh viện và của Nhà nước: Kê đơn trong danh mục thuốc đã được bệnh
viện xây dựng, thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, quy trình kê đơn và sử
dụng thuốc của bệnh viện. Kê đơn theo phác đồ điều trị và luôn đúc rút
kinh nghiệm, với nhiều biện pháp như: bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông
tin thuốc, các tiến bộ về thuốc định kỳ trong bệnh viện. Để đảm bảo kê
đơn, chỉ định dùng thuốc thực hiện 5 đúng: đúng thuốc, đúng người bệnh,
đúng liều dùng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng.
 Theo dõi các phản ứng có hại của thuốc.
Đối với các thuốc trước khi đưa vào sử dụng đã được nghiên cứu đánh
giá chi tiết cụ thể tác dụng và các phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có một mô hình tối ưu nào có thể phát hiện hết các phản ứng có hại
của thuốc. Do vậy, trong quá tŕnh sử dụng thuốc việc theo dơi phản ứng có
hại của thuốc (ADR) có ư nghĩa hết sức to lớn nhằm hoàn thiện các dữ liệu
khoa học về thuốc và để tránh các phản ứng gây hậu quả đáng tiếc cho những
trường hợp sử dụng sau này. Công việc này cũng là một trong những yếu tố
quan trọng thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu nâng cao hiểu biết, nhận thức về thuốc
trong bệnh viện [6].
10


1.2. Quy trình tiếp nhận thuốc lao

Bệnh viện Phổi TW
(Phân phối thuốc)

Giám sát sử dụng
thuốc chống lao

Đơn vị chống lao
tuyến tỉnh
(Tiếp nhận thuốc)

Bảo quản,
cấp phát

Hình 1.5. Mô hình tiếp nhận thuốc chống lao
tại đơn vị chống lao tuyến tỉnh [7]
Hoạt động tiếp nhận thuốc chống lao bao gồm các khâu: Bệnh
viện Phổi Trung ương phân phối thuốc, đơn vị chống lao tuyến tỉnh tiếp
nhận, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc, mục tiêu của cung ứng
thuốc chống lao là đảm bảo thuốc chống lao đủ về số lượng, chất lượng
tốt cho tới khi thuốc được dùng cho người bệnh mắc bệnh lao, nhằm
đảm bảo an toàn cho người bệnh và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
1.2.1. Danh mục thuốc chống lao [9,35]
Theo WHO, thuốc kháng lao được phân thành thuốc kháng lao hàng 1
và thuốc kháng lao hàng 2.
Các thuốc chống lao hàng I gồm: Isoniazid (H) 0,3g, Pyrazinamid (Z)
0,5g, Streptomycin (S) 1g, Ethambutol (E) 0,4g, RH 150/75mg (Rifampicin
0,15g, Isoniazid, 0,075g), Tubezid 150/75/400mg (Rifampicin 0,15g,
Isoniazid, 0,075g, Pyrazinamid 0,4g).

11



Các thuốc chống lao hàng II gồm: Kanamycin (Km), Capreomycin
(Cm), Levofloxacin (Lfx), Prothionamid (Pro), Cycloserin (Cys), ParaAminosalicylic acid (PAS).
Danh mục TCL do Bệnh viện phổi Trung ương xây dựng, tổ chức đấu
thầu, mua sắm, phân phối cho các đơn vị chống lao tuyến tỉnh.
1.2.2. Phân phối thuốc chống lao cho tuyến tỉnh [7]
BVPTW căn cứ báo cáo sử dụng thuốc, báo cáo phát hiện thu nhận
bệnh nhân lao/xét nghiệm trong quý, lượng thuốc chống lao tồn kho của trung
ương và tông kho tỉnh để lập kế hoach phân phối thuốc.
1.2.3. Tiếp nhận thuốc của BVP TW [7]
Nhận được công văn báo lĩnh thuốc chống lao từ BVPTW, đơn vị chống lao
tuyến tỉnh cử cán bộ cung ứng thuốc, đủ giấy tờ: Bảng phân thuốc, giấy giới
thiệu, lệnh điều xe cùng phương tiện vận chuyển xuống BVPTW để nhận
thuốc. Thuốc về kho, hội đồng kiểm nhập thực hiện kiểm nhập thuốc đúng
quy định trước khi nhập vào kho.
1.2.4. Bảo quản thuốc chống lao tại đơn vị chống lao tuyến tỉnh [7]
Kho TCTCL phải được đảm bảo theo yêu cầu về chuyên môn và an
toàn. Thuốc trong kho phải được bảo quản theo điều kiện ghi trên nhãn thuốc.
Nếu không có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì áp dụng điều kiện bảo quản ở
nhiệt độ 150C – 250C, độ ẩm <70%. Nếu không có kho riêng, thuốc CTCL
phải có khu vực bảo quản riêng, thuận lợi cho theo rõi và kiểm soát chất
lượng thuốc.
1.2.5. Cấp phát thuốc chống lao của đơn vị chống lao tuyến tỉnh
 Đơn vị chống lao tuyến tỉnh cấp phát thuốc định kỳ cho kho bệnh
viện và các TTYT tuyến huyện, theo quý (trường hợp dị ứng thuốc hoặc số
lượng bệnh nhân tăng vượt kế hoạch thì xin cấp bổ xung).

12



 Kho lẻ cấp phát thuốc hàng ngày cho khoa lâm sàng dùng cho bệnh
nhân lao điều trị nội trú tại bệnh viện và cấp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
(BN điều trị giai đoạn II) tại khoa khám bệnh của bệnh viện.
 Dược sỹ trưởng khoa (hoặc người được trưởng khoa dược ủy quyền)
ký phiếu trước khi cấp phát. Tổ chức cấp phát thuốc hàng ngày và đột xuất
theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đủ,
đúng thời gian.
1.3. Dịch tễ học bệnh lao
1.3.1. Trên thế giới
Bệnh lao đã được phát hiện từ trước Công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy
Lạp và các nước vùng Trung Á. Thời kỳ này, bệnh lao được hiểu lẫn với một số
bệnh khác và người ta xem nó là bệnh không chữa được, bệnh do di truyền.
Năm 1882, Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng lao
hay gọi là Bacillus de Koch (viết tắt là BK) [27].
Năm 1944, kháng sinh diệt vi trùng lao đầu tiên ra đời tại Mỹ được
phát hiện bởi Wakman có tên là Streptomycin, sau đó các thuốc chữa lao khác
như: PAS, INH, PZA, EMB, RMP,... được dùng vào chữa lao. Bệnh lao đã
giảm đi đáng kể ở các nước và người ta hy vọng bệnh lao không còn là bệnh
xã hội quan trọng nữa, mà chỉ là một bệnh nhiễm khuẩn thông thường.
Trong khoảng những năm 1970 – 1990 nhiều quốc gia trên thế giới đã
rất lạc quan trong công tác phòng chống lao (PCL). Năm 1982, kỷ niệm 100
năm ngày Robert Koch phát hiện ra vi khuẩn lao, tại nước Đức khẩu hiệu
“Chiến thắng bệnh lao bây giờ và vĩnh viễn” đã được đưa ra. Năm 1982, tại
Hội nghị Quốc tế chống lao lần thứ XXI ở Buenos Aires định nghĩa về thanh
toán bệnh lao được đề cập. Năm 1986 tại Hội nghị Quốc tế chống lao lần thứ
XXII ở Singapore các nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan,... vẫn còn nêu
thời điểm thanh toán bệnh lao ở nước mình. Năm 1990 tại hội nghị Quốc tế

13



chống lao lần thứ XXIII ở Boston (Hoa Kỳ), người ta nhận thấy bệnh lao
không giảm mà có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Bệnh lao không chỉ gia
tăng ở các nước đang phát triển, mà cả ở những nước phát triển. Tháng 4 năm
1993 Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã thông báo đến chính phủ các nước
“Bệnh lao đã quay trở lại và trở thành vấn đề khẩn cấp toàn cầu”.
Theo ước tính của TCYTTG, năm 2014 có khoảng 12 triệu người hiện
mắc lao trong đó có khoảng 9 triệu người mắc lao mới. Số bệnh nhân lao mới
xuất hiện hàng năm tăng từ 6,6 triệu năm 1990 lên 8,3 triệu bệnh nhân năm
2000, 9,24 triệu năm 2006, 9,27 triệu năm 2007, 8,8 triệu năm 2010 và 8,6
triệu năm 2012 [12,21, 33].
Hơn 80% số bệnh nhân lao trên thế giới tập trung ở các nước đang phát
triển và tập trung ở nhóm người có nguy cơ mắc lao cao như người thường
xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn trong đờm,
người nhiễm HIV/AIDS, người vô gia cư, phạm nhân trong các trại giam, học
viên trong các trung tâm 05 – 06.
Mặc dù TCYTTG và chương trình chống lao của các nước đã nỗ lực
trong mọi hoạt động nhưng hiện nay lao/HIV và lao kháng thuốc vẫn đang là
vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đe dọa sự thành công của công tác chống
lao. Số lượng bệnh nhân đồng nhiễm lao /HIV và số bệnh nhân kháng đa
thuốc (MDR-TB) tiếp tục tăng. Năm 2007, ước tính có khoảng 0,5 triệu bệnh
nhân lao kháng đa thuốc. Tính đến cuối năm 2008 bệnh nhân lao siêu kháng
thuốc (XDR) đã được báo cáo tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ[25].
1.3.2. Phát hiện, quản lý điều trị lao ở Việt Nam
Công tác phòng chống lao (PCL) ở Việt Nam được tổ chức thực hiện từ
năm 1957, với sự thành lập Viện chống lao Trung ương, sau đổi tên là Viện
lao và bệnh phổi Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, năm
2009 lại tiếp tục đổi tên là Bệnh viện Phổi Trung ương. Năm 1995, hoạt động
PCL được nhà nước công nhận là một trong những mục tiêu y tế quốc gia và

hình thành ban chỉ đạo CTLQG từ trung ương đến cơ sở xã, thị trấn.
14


Bảng 1.1. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Dân số (2013)

90 triệu

Phân thứ tự gánh nặng bệnh lao toàn cầu

12

Tỷ lệ mắc lao mới các thể /100.000 dân

147

Tỷ lệ mắc lao AFB + mới /100.000 dân

85

Tỷ lệ lao hiện mắc các thể /100.000 dân

218

Tỷ lệ tử vong /100.000 dân (loại trừ HIV)

24

Tỷ lệ HIV trong bệnh nhân lao (%)


9,3

Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân lao mới (%)

2,7

Tỷ lệ kháng đa thuốc trong số bệnh nhân điều trị lại (%)

19

Tỷ lệ phát hiện AFB(+) mới (%)

82

* Nguồn: Báo cáo CTCLQG năm 2014 [17,18].
Thành công của CTCLQG trong việc điều trị bệnh nhân và hạn chế
lây truyền bệnh lao trong cộng đồng đang bị đe dọa do tỷ lệ đồng nhiễm
lao/HIV cao, tình hình lao kháng thuốc, tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh
lao còn yếu trong các cơ sở y tế tư nhân, sự tiếp cận không đầy đủ của
người nghèo và các đối tượng đặc biệt đối với các dịch vụ chữa lao dịch vụ
cao, thiếu hụt ngân sách trong việc cung cấp thuốc cũng như quản lý bệnh
nhân lao kháng đa thuốc…
Từ năm 1997, TCYTTG đã nhận định Việt Nam đã đạt được mục tiêu
đặt ra là phát hiện >70% số bệnh nhân lao hiện có và điều trị khỏi cho ít nhất
85% số nguồn lây được phát hiện. Kết quả đó được duy trì từ năm 1997 đến

15



nay, tuy nhiên tình hình dịch tễ bệnh lao nước ta vẫn ở mức cao và đặc biệt là
sự gia tăng bệnh lao ở lứa tuổi trẻ, nam thanh niên 15 - 24 tuổi. Để đánh giá
thực trạng tình hình gánh nặng bệnh lao tại nước ta hiện nay, năm 2006 2007 CTCLQG đã tiến hành điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần thứ nhất. Kết
quả điều tra cho thấy tình hình bệnh lao hiện nay tại nước ta cao hơn ước tính
của TCYTTG trước đây 1,6 lần. Một số kết quả chính từ điều tra tình hình
nhiễm và mắc lao toàn quốc cho thấy.
+ Nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở Việt Nam là 1,67%.
+ Tỷ lệ mắc lao phổi ở Việt Nam là: Lao phổi AFB (+) các thể:
145/100.000 dân. Lao phổi AFB (+) mới: 114/100.000 dân[9], [10]..
Như vậy vẫn còn một số lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB (+) trong
cộng đồng chưa được phát hiện và CTCL cần có sự nỗ lực hơn nữa trong
công tác phát hiện và quản lý điều trị để hạn chế nguồn lây bệnh lao trong
cộng đồng.
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium
tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể,
trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh)
và là nguồn lây chính cho người xung quanh [2].
Do tính chất lây truyền của bệnh lao phổi, nên Chương trình chống lao
ưu tiên phát hiện người bệnh lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn trong đờm và là
nguồn lây chính trong cộng đồng bằng hình thức “thụ động” là chủ yếu, kết
hợp với hình thức “chủ động”.
Phát hiện “thụ động” là: người ho khạc kéo dài trên 2 tuần tự tìm đến
các cơ sở chống lao để khám phát hiện bệnh. Tại đây người nghi lao được lấy
3 mẫu đờm để xét nghiệm tìm vi trùng lao: mẫu 1 lấy tại chỗ, mẫu 2 lấy vào
sang sớm ngày hôm sau, mẫu 3 lấy khi mang nộp mẫu 2.

16



×