Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhân một trường hợp bướu mạch máu bánh nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.93 KB, 3 trang )

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BƯỚU MẠCH MÁU BÁNH NHAU
Bùi Ngọc Đệ*, Âu Nguyệt Diệu**, Nguyễn Văn Thành***

TÓM TẮT
Bướu mạch máu bánh nhau là bướu lành thường gặp nhất của bánh nhau. Bướu nhỏ thường không có
biểu hiện lâm sàng, trong khi bướu lớn có thể gây nhiều biến chứng cho mẹ và nhất là cho thai. Chúng tôi
báo cáo một trường hợp bướu mạch máu bánh nhau kích thước lớn được chẩn đoán sau sinh với biến chứng
cho thai.

ABSTRACT
PLACENTAL CHORIOANGIOMA: A CASE REPORT
Bui Ngoc De, Au Nguyet Dieu, Nguyen Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 160 - 162
Chorangiomas are the most common benign tumors of the placenta. Small chorangiomas have no
clinical significance, but larger ones are often associated with complications. We report one case of large
placental chorangioma diagnosed after delivery with foetal complications.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu mạch máu bánh nhau hiếm gặp,
nhưng là loại bướu lành thường gặp nhất của
bánh nhau. Đa số các trường hợp bướu mạch
máu bánh nhau không biểu hiện triệu chứng
lâm sàng. Tuy nhiên, những trường hợp bướu
lớn có thể gây biến chứng cho mẹ và thai.
Chúng tôi báo cáo một trường hợp bướu
mạch máu lớn ở bánh nhau với biến chứng
xảy ra cho con tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế
Sài gòn.

GIỚI THIỆU BỆNH ÁN
Bệnh nhân H.N.H., 23 tuổi, dân tộc kinh,


cư trú tại TPHCM
Bệnh nhân nhập viện ngày 14/09/2006, với chẩn
đoán: con so, thai 40 tuần, ngôi đầu, rỉ ối non.
Tiền căn sản khoa: PARA 0000. Tiền căn
nội ngoại khoa không có gì lạ.
Khám lâm sàng lúc nhập viên cho thấy
BCTC: 30 cm, tim thai: 159 lần/phút, ngôi đầu,
rỉ ối, chưa chuyển dạ.

Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy sản phụ
có nhịp xoang và blốc nhánh phải không hoàn
toàn; huyết đồ cho thấy tình trạng thiếu máu
nhược sắc, tăng bạch cầu với tỉ lệ đa nhân
trung tính 67%. Siêu âm thai cho chẩn đoán 01
thai sống, dư ối, nhau trưởng thành độ III.
Sau 12 giờ nhập viện bênh nhân chuyển dạ
tự nhiên và sanh ngã âm đạo ra bé trai 2800g,
APGAR 8,9, thăm khám lâm sàng chưa phát
hiện bất thường. Nhau sổ tự nhiên.
Khảo sát bánh nhau thấy: kích thước
18x17x2cm; màng nhau trắng hồng. Ngoại vi
bánh nhau mặt con có khối u kích thước
9x4x3cm, liên tục với màng nhau, mặt cắt
phẳng đồng nhất, có màu nâu tím.
Hình ảnh vi thể cho thấy bướu cấu tạo bởi
nhiều mao mạch nhỏ tăng sinh, vách mỏng,
xếp san sát nhau, có nơi có ít mô đệm sợi chen
giữa. Tế bào nội mô lót các mao mạch dẹt, có
nơi phồng to, không thấy phân bào. Kết luận:
bướu mạch máu bánh nhau lành tính.


* Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
** Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - Trung tâm Đào Tạo &Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TP. HCM
*** Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM


BÀN LUẬN
Bướu mạch máu bánh nhau xuất phát từ
bản đệm của nhau, là loại bướu không phải
nguồn gốc dưỡng bào thường gặp nhất của
bánh nhau. Bướu được Clarke mô tả lần đầu
tiên vào năm 1798. Tần suất mắc bệnh thay đổi
tùy tác giả, khoảng 0,01 đến 1,3% tất cả các
thai kỳ(1). Nhưng số trường hợp có bằng chứng
lâm sàng chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1 trên 3500
đến 9000 lần sanh(2). Tỉ lệ bệnh có liên quan
với độ cao nơi cư trú của thai phụ. Y văn cho
thấy tỉ lệ bệnh là 1,14% ở những người Nhật
sống ở độ cao 30-300m so với mực nước biển;
tăng lên 3,24% ở những người Nepal sống ở
độ cao 1300-3000m; và tăng đến 9,09% ở
những người Tây tạng sống ở độ cao 38004200m(8). Trong những trường hợp trên, thiếu
oxy và áp suất riêng phần của oxy trong
không khí thấp được xem là yếu tố liên quan
với bướu mạch máu bánh nhau(8). Những
trường hợp này thường có tăng biểu hiện yếu
tố tăng trưởng nội mô mạch máu. Trong một
khảo sát trên 22439 bánh nhau tại Đức, tác giả
cho biết tuổi mắc bệnh thường gặp là trên 30
tuổi; và thai phụ cao huyết áp hoặc tiểu đường

thường có kèm bướu mạch máu bánh nhau
nhiều hơn thai phụ bình thường(3). Cũng
thường gặp bướu mạch máu bánh nhau trong
các trường hợp đa thai, nguyên nhân không
rõ. Bướu mạch máu bánh nhau thường có
dạng một khối đơn độc nằm sát bản đệm của
thai hoặc các gai nhau gốc kích thước lớn, nằm
gần cuống dây rốn(6). Bướu hình tròn hoặc bầu
dục, giới hạn rõ, mật độ chắc, mặt cắt nhầy
không đồng nhất, màu nâu hoặc đỏ đậm, đôi
khi có hoại tử hoặc lắng đọng vôi. Đôi khi
bướu có màu đỏ sậm đồng nhất, đại thể có thể
nhầm với cục máu đông cũ. Kích thước bướu
thay đổi từ rất nhỏ chỉ phát hiện trên kính
hiển vi đến rất lớn – trên 20 cm(6). Bướu có kích
thước nhỏ chiếm khoảng 80% các trường hợp,
thường không gây biến chứng, không có biểu
hiện lâm sàng và được phát hiện tình cờ qua
siêu âm hoặc qua khảo sát giải phẫu bệnh

bánh nhau(4). Bướu có kích thước lớn hơn 5 cm
hoặc hiếm gặp hơn là những tình trạng đa
bướu mạch máu bánh nhau (bệnh bướu mạch
máu bánh nhau – chorangiomatosis) thường
gây biến chứng cho mẹ và thai. Biến chứng
xảy ra là do tình trạng thông nối thứ phát
động – tĩnh mạch bên trong bánh nhau. Ở mẹ,
ít khi có biến chứng. Các biến chứng có thể
gặp là xuất huyết, tiền sản giật, máu tụ sau
nhau, thiếu máu tán huyết. Ở thai có thể gặp

nhiều loại biến chứng như: (1) biến chứng ở hệ
tim mạch: suy tim, tim to. Suy tim là nguyên
nhân chính dẫn đến tử vong thai nhi trong tử
cung. Suy tim có thể do thông nối động - tĩnh
mạch, do thai bị thiếu oxy mãn tính vì chức
năng bánh nhau giảm sút; (2) biến chứng về
huyết học: thiếu máu giảm tiểu cầu; (3) đa ối:
là biến chứng rất thường gặp (với tần suất
khoảng 18 – 35%) và là nguyên nhân chính
dẫn đến sanh non. Sinh lý bệnh gây đa ối còn
nhiều bàn cãi và có nhiều giả thuyết được đưa
ra như: do tăng tính thấm của các mạch máu
khối bướu, do khối bướu chèn ép dây rốn làm
tăng thấm dịch từ tĩnh mạch dây rốn, thai tăng
thải nước tiểu do tình trạng thiếu oxy làm thận
tiết ra một số chất chuyển hoá nhất định, do
suy tim thai; (4) những biến chứng khác có thể
kể như chậm phát triển thai trong tử cung, dị
tật thai, <(5). Mặt khác, những trường hợp có
bướu mạch máu bánh nhau, thai nhi cũng có
thể có kèm bướu mạch máu ở những cơ quan
khác như da hoặc ở các tạng(6). Chẩn đoán
bướu mạch máu bánh nhau được xác định
bằng giải phẫu bệnh học. Tuy nhiên siêu âm
có vai trò hết sức quan trọng cho phép chẩn
đoán bướu trong giai đoạn thai còn trong tử
cung. Theo đa số các tác giả, bướu mạch máu
bánh nhau chẩn đoán được bằng siêu âm khi
có kích thước từ 2 cm trở lên. Trên siêu âm,
bướu là một khối đồng nhất, mật độ gần

tương tự với mật độ của bánh nhau, đôi khi có
những vùng phản âm kém (do hoại tử), bướu
tròn, giới hạn rõ, nằm dưới bản đệm. Chẩn
đoán phân biệt trên siêu âm là các tình trạng

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học

161


nhồi máu bánh nhau, huyết khối dưới bản
đệm, nang bánh nhau hoặc máu tụ sau nhau.
Ngoài vai trò chẩn đoán, siêu âm còn có ý
nghĩa quan trọng trong theo dõi diễn tiến của
bướu và tình trạng thai nhi(1). Về khuynh
hướng tiến triển: bướu mạch máu bánh nhau
có thể tự thoái triển, tuy nhiên trường hợp này
rất hiếm khi xảy ra; đa số các bướu sẽ tăng dần
kích thước nhanh hoặc chậm, hướng tới một
tiên lượng không mấy tốt đẹp; tuy nhiên
nhiều tác giả nhận thấy rằng những bướu có
kích thước dưới 4 cm lúc được phát hiện
thương có tiên lượng tốt(5). Điều trị trước sanh
cho những trường hợp bướu gây biến chứng
gồm nhiều phương pháp như: dẫn lưu ối
trong trường hợp đa ối; truyền máu trong tử
cung trong những trường hợp thiếu máu;
dùng digoxin trong trường hợp thai nhi bị suy
tim; gây tắc mạch, cột, dùng liệu pháp laser
hoặc chích cồn vào mạch máu nuôi bướu,<

Nói chung những trường hợp bướu lớn gây
rối loạn huyết động cho thai thường có tiên
lượng xấu(5,7).
Trở lại trường hợp của chúng tôi, tuy bướu
có kích thước lớn (9 cm) nhưng biến chứng do
bướu gây ra cho thai không nặng, dự ối nhưng
bé sanh đủ tháng và chỉ hơi nhẹ cân.

KẾT LUẬN
Nhân một trường hợp bướu mạch máu
bánh nhau được phát hiện tình cờ sau sanh,
chúng tôi xem lại y văn và nhận thấy tuy là

một loại bướu ít gặp và ít có biểu hiện lâm
sàng, nhưng bướu mạch máu bánh nhau có
kích thước lớn có thể gây nhiều biến chứng, có
thể dẫn đến tử vong cho thai. Do đó, thăm
khám tiền sản đầy đủ giúp phát hiện sớm các
bất thường để có thể có những can thiệp nhằm
tránh được những biến chứng nặng nề cho mẹ
và thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.


5.

6.

7.

8.

Durin L., Barjot P., Herlicoviez M. (2002), Chorangiome
placentaire, apport de l’échographie: à propos de 2 cas,
Journal de Radiologie, vol 83, n 6, p. 739-741.
Garcia-Flores J., Vega-Malagin G et al (2005), Giant
chorioangioma: presentation of a case, Rev Med Inst Mex
Seguro Soc, 43(6), P 503-6. Abstract.
Guschman M., Henrich W., Entezami M., et al (2003),
Chorangioma – new insight into a well-known problem.
Results of a clinical and morphological study of 136 cases.
J Perinat Med, 31(2), p. 163-9. Abstract.
Lampe S., Butterwegge M., Krech RH. (1995),
Chorangiomatosis of the placenta – diagnosis and
obstetrical management, 117(2), p. 101-4. Abstract.
Mubiayi N., Cordonnier C., Le Goueff F., et al (2002), Les
chorio-angiomas placentaires diagnostiqués au second
trimester de la grossesse, Journal de Gynécologie
Obstétrique et Biologie de la Reproduction, Vol 31, n 2, p
187-192.
Parast M.M., Genest D.R. (2006): Gestational diseases and
the placenta. In Crum C.R., Lee K.R.: Diagnostic
Gynecologic and Obstetric Pathology, Elsevier Saunders,

p 1084-1119.
Quarello E., Bernard JP., Leroy B et al (2005), Prenatal
laser treatment of a placental chorangioma, Ultrasound
Obstet Gynecol., 25(3), p. 299-301. Abstract.
Soma H, Watanabe Y., Hata T. (1995), Chorangiosis ans
chorangioma in three cohorts of placentas from Nepal,
Tibet and Japan, Reprod Fertil Dev, 7(6), p. 1533-8.
Abstract.



×