Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, X quang răng vĩnh viễn chưa đóng cuống trước điều trị nội nha ở khoa răng miệng, Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.96 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG RĂNG VĨNH VIỄN
CHƯA ĐÓNG CUỐNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ NỘI NHA
Ở KHOA RĂNG MIỆNG, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Trương Uyên Cường*; Trần Thị Thanh Xuân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và X quang răng vĩnh viễn chưa đóng
cuống trước điều trị nội nha. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt
ngang can thiệp trên 56 răng ở 46 bệnh nhân (BN) đến khám và điều trị tại Khoa Răng Miệng,
Bệnh viện Quân y 103 từ 3 - 2015 đến 4 - 2017. Kết quả và kết luận: nguyên nhân gây tổn
thương cuống răng chủ yếu do chấn thương răng và núm phụ (44/56 răng = 78,6%). Lý do đến
khám chủ yếu là do sưng đau (52%). Độ tuổi tổn thương cuống răng chủ yếu ở nhóm < 15 tuổi
(40/56 răng = 71,4%). Tổn thương quanh cuống răng bao gồm cả hình tròn, hình bầu dục và
hình liềm.
* Từ khóa: Răng vĩnh viễn chưa đóng cuống; Đặc điểm lâm sàng; Điều trị nội nha.

Review on Clinical Features, X-ray of Teeth with Unformed Apices
(Open Apex) before Endodontic Treatment at Oral and Dental Department,
103 Military Hospital
Summary
Objectives: To review clinical features, causes and X-ray image of teeth with open apex before
endodontic treatment. Subjects and methods: A prospective, descriptive, cross-sectional and
interventional study on 46 patients with 56 teeth which were investigated and treated at Oral and
Dental Department, 103 Military Hospital from 3 - 2015 to 4 - 2017. Results and conclusions: Main
cause of teeth lesion is mainly due to teeth trauma and secondary erupt (44/56 teeth = 78.6%). The
main reason for medical examination was due to pain and swollen (52%). The disease is
frequently encountered in the age group of less than 15 years old with 40/56 teeth (71.4%).
Damage around teeth apex is round, oval and crescent-shaped.
* Keywords: Teeth with unformed apices; Clinical features; Endodontic treatment.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng vĩnh viễn giữ vai trò quan trọng
trong đảm bảo chức năng thẩm mỹ, ăn nhai
và tạo lập khớp cắn, kích thích xương hàm

phát triển. Tuy chiếm tỷ lệ không cao
(5 - 10%), nhưng điều trị răng vĩnh viễn
chưa đóng cuống là một thách thức lớn
đối với các nha sỹ nhằm bảo tồn và duy
trì thể tích xương hàm [9].

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trương Uyên Cường ()
Ngày nhận bài: 28/01/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/03/2018

138


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Để điều trị thành công các trường hợp
răng vĩnh viễn chưa đóng cuống cần phải
làm sạch hoàn toàn ống tủy nhiễm khuẩn,
hàn kín ống tủy nhưng phải đảm bảo vật
liệu không lan tràn ra quanh cuống răng.
Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
X quang của răng vĩnh viễn chưa đóng
cuống giúp nâng cao tỷ lệ thành công,
hạn chế gãy vỡ răng trong và sau điều trị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Chọn cỡ mẫu trên 56 răng vĩnh viễn
chưa đóng cuống ở 46 BN đến khám và
điều trị tại Khoa Răng Miệng, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 3 - 2015 đến 4 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Lý do đến khám: sưng đau, rò mủ,
chấn thương, răng đổi màu…
- Khám lâm sàng, cận lâm sàng và thu
thập thông tin trước điều trị: xác định vị trí
tổn thương, nguyên nhân, tình trạng răng,
độ lung lay, khám lợi, niêm mạc…
- Chụp Xquang cận chóp bằng máy
X quang kỹ thuật số Carestream 7.600
với bộ giá đỡ trong miệng và đo kích thước
bằng phần mềm chuyên dụng.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thu thập được ghi chép vào
bệnh án nghiên cứu.
- Đo kích thước, xác định hình dạng
chân răng và đánh giá tổn thương xương
vùng chóp răng dựa trên hình ảnh X quang.
* Phân loại nhóm điều trị [1, 6]:

- BN có răng vĩnh viễn chưa đóng
cuống (răng cửa, răng hàm) có chỉ định
điều trị đóng cuống (tủy hoại tử, viêm quanh
cuống cấp và mạn).


- Nhóm I: không tổn thương quanh
cuống.

- Răng có khả năng phục hồi lại thân
răng.

- Nhóm III: kích thước tổn thương quanh
cuống > 5 mm.

- Nhóm II: kích thước tổn thương quanh
cuống ≤ 5 mm.

- Có nguyên vọng điều trị và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Răng bị viêm quanh răng lung lay
độ II, III theo Miller [4].
- Chân răng bị nứt, vỡ.
- BN bị các bệnh lý mạn tính chưa ổn
định và không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp can thiệp lâm
sàng, tiến cứu, mô tả cắt ngang.
* Các bước tiến hành:
- Khám và thu thập thông tin trước
nghiên cứu: họ và tên, tuổi, giới, tiền sử.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN

Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi và
giới.
≤ 15 tuổi

> 15 tuổi

Giới

n

%

n

%

n

%

Nam

21

80,8

5

19,2


26

100

Nữ

12

60

8

40

20

100

33

71,7

13

28,3

46

100


Tuổi

Tổng

Chung

Tuổi trung bình tham gia nghiên cứu
14,5 tuổi, trong đó BN nhỏ nhất 8 tuổi, lớn
nhất 37 tuổi. Tỷ lệ BN ở lứa tuổi ≤ 15 (71,7%)
nhiều hơn so với lứa tuổi > 15 (28,3%).
139


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Điều này cho thấy trong giai đoạn răng
vĩnh viễn mới mọc và chân răng đang dần
hoàn thiện, bất cứ nguyên nhân nào cũng

gây tổn thương đến cuống và chân răng.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên
cứu của Moore và CS (2010) [5].

Biểu đồ 1: Phân bố lý do đến khám.
Lý do chủ yếu đến khám là do sưng đau (52%). Đây là triệu chứng rõ ràng và sớm
nhất khiến BN thấy khó chịu và phải đi khám. Lý do đến khám trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Ghaziani [3] là 43,9% và thấp hơn của Hoàng Thị Minh
(2014) [2] trên các răng hàm nhỏ chưa đóng cuống (63,6%).
Bảng 2: Liên quan giữa nguyên nhân tổn thương và vị trí.
Vị trí


Răng trước

Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn

Chung

Nguyên nhân

n

%

n

%

n

%

n

%

Chấn thương

22


100

0

0

0

0

22

100

Núm phụ

0

0

22

100

0

0

22


100

Sâu răng

0

0

3

37,5

5

62,5

8

100

Răng trong răng

4

100

0

0


0

0

4

100

26

46,4

25

44,7

5

8,9

56

100

Tổng

Nguyên nhân chấn thương gặp 100% ở nhóm răng cửa và răng nanh. Đây là nhóm
răng nhô ra trước, có thân mảnh nên dễ bị tổn thương khi sang chấn. Nguyên nhân
tổn thương do núm phụ trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp ở răng hàm nhỏ
(22/22 BN = 100%). Trong đó, chủ yếu là răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới với 21/22 BN.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Suphakorn (2008) [8].
140


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Bảng 3: Liên quan giữa lâm sàng và nhóm răng.
Nhóm răng

Nhóm
I
Lâm sàng

Chung (n = 56)

II

III

n

%

n

%

n

%


n

%

Đau tự nhiên

0

0

6

22,2

21

77,8

27

100

Đổi màu

3

8,1

7


18,9

27

73

37

100

Nứt vỡ

12

42,9

7

25

9

32,1

28

100

Lung lay


0

0

5

29,4

12

70,6

17

100

Sưng nề lợi

0

0

3

16,7

15

83,3


18

100

Lỗ rò

0

0

3

20

12

80

15

100

Gõ ấn đau

6

13

11


23,9

29

63,1

46

100

14

25

11

19,6

31

55,4

56

100

Tổng

Nhóm răng có tổn thương quanh cuống (nhóm II và III: 75%) cao gấp 3 lần so
với nhóm I không có tổn thương (25%). Các triệu chứng lâm sàng như đau tự nhiên,

răng lung lay, sưng nề lợi và có lỗ rò chỉ gặp ở nhóm II, III, không thấy ở nhóm I.
Qua nghiên cứu cho thấy các triệu chứng lâm sàng khá phù hợp với mức độ tổn
thương quanh cuống răng. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Pace (2007) [7].
Bảng 4: Liên quan giữa nhóm điều trị và lứa tuổi.
Nhóm răng

Nhóm

Chung (n = 56)
I

Tuổi

II

III

n

%

n

%

n

%

n


%

≤ 15

14

35

9

22,5

17

42,5

40

100

> 15

0

0

2

12,5


14

87,5

16

100

14

25

11

19.6

31

55,4

56

100

Tổng

Trong nghiên cứu này, BN > 15 tuổi chỉ gặp ở nhóm II và III (nhóm có tổn thương
cuống răng). Nhóm I không tổn thương cuống răng chỉ gặp ở BN ≤ 15 tuổi, điều này
hoàn toàn phù hợp với nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh, diễn biến của quá

trình hình thành phát triển của răng.
141


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Bảng 5: Liên quan giữa ranh giới với nhóm tổn thương quanh cuống răng.
Nhóm

Nhóm II
(3,79 ± 0,77 mm)

Nhóm III
(8,57 ± 2,25 mm)

Chung

Ranh giới

n

%

n

%

n

%




3

14,3

18

85,7

21

100

Không rõ

8

38,1

13

61,9

21

100

11


26,2

31

73,8

42

100

Tổng

Kích thước tổn thương trung bình ở nhóm III (8,57 ± 2,25 mm) cao hơn gấp 2 lần
nhóm II (3,79 ± 0,77 mm). Tổn thương ở nhóm II (≤ 5 mm) chủ yếu là ranh giới
không rõ (8/11 BN = 72,7%) và tổn thương ở nhóm III (> 5 mm) chủ yếu là ranh giới rõ
(18/31 BN = 58%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà
(2005) [1].
Bảng 6: Liên quan giữa hình thái tổn thương với nhóm tổn thương quanh cuống răng.
Nhóm II

Nhóm

Nhóm III

Chung

Ranh giới

n


%

n

%

n

%

Hình tròn

0

0

15

100

15

100

Hình bầu dục

3

27,3


8

72,7

11

100

Hình liềm

8

50

8

50

16

100

11

26,2

31

73,8


42

100

Tổng

Nhóm III có tổn thương hình tròn 100% và hình bầu dục 72,7%. Ở nhóm II, tổn thương
chủ yếu là hình liềm (8/11 BN = 72,7%). Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà [1] cho
kết quả tương tự, khi tổn thương < 5 mm, tập trung dạng hình liềm (91,6%) và nhóm
5 - 10 mm có tổn thương dạng hình tròn và bầu dục (77,5%).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
X quang ở 46 BN với 56 răng tổn thương,
chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Độ tuổi trung bình 14,5 ± 7,2; chủ yếu
gặp ở nhóm ≤ 15 tuổi.
- Nguyên nhân tổn thương chủ yếu do
chấn thương và núm phụ (44/56 răng =
78,6%).
142

- Răng tổn thương chủ yếu là nhóm răng
trước (46,4%) và nhóm răng hàm nhỏ (44,7%).
- Bệnh lý hay gặp là viêm quanh cuống
với các triệu chứng chính đau, đổi màu
răng, lung lay, lỗ rò và sưng nề lợi.
- Trên phim X quang có hình ảnh tổn
thương cuống chủ yếu ở nhóm II là hình
liềm (72,7%) và ở nhóm III là hình tròn
(100%), hình bầu dục (72,7%).



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
- Kích thước tổn thương trung bình ở
nhóm III (8,57 ± 2,25 mm) cao gấp hai lần
so với nhóm II (3,79 ± 0,77 mm).

4. Miller P.D Jr. A classification of marginal
tissue recession. Journal Periodontics Restorative
Dent. 1985, 5 (2), pp.8-13.

- Tổn thương ở nhóm II (≤ 5 mm) chủ
yếu là ranh giới không rõ (72,7%) và tổn
thương ở nhóm III (> 5 mm) chủ yếu là
ranh giới rõ (58%).

5. Moore A, Howley M.F, O’Connell A.C.
Treatment of open apex teeth using two types
of white mineral trioxide aggregate after initial
dressing with calcium hydroxide in children.
Dent Traumatol. 2011, 27, pp.166-173.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Hà. Nghiên cứu đặc điểm
và điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính
bằng phương pháp nội nha. Luận án Tiến sỹ
Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2005, tr.36-90.
2. Hoàng Thị Minh, Đào Thị Hằng Nga.
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X quang
của các răng hàm nhỏ chưa đóng chóp hoại

tử tủy. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2014, tr.29-35.
3. Ghaziani P, Rastegar A.F, Bidar M.
Clinical and radiographic evaluation of success
rate with MTA plug in open apices. IEJ. 2007, 1,
pp.15-18.

6. Ng Y L, Mann V, Gulabivala K. Outcome
of secondary root canal treatment: systematic
review of the literature. Endod J. 2008, 41,
pp.1026-1046.
7. Pace R, Giuliani V, Pini Prato L et al.
Apical plug technique using mineral trioxide
aggregate: results from a case series. Endod J.
2007, 40, pp.478-484.
8. Suphakorn S.B.Sc. The prevalence of
dens evaginatus and apical periodontitis in dens
evaginatus in a group of Thai school children.
CU Dent J. 2008, 31, pp.43-52.
9. Torabinejad M, Ibrahim A.T. Management
of teeth with necrotic pulps open apices.
Endodontic Topics. 2012, 23, pp.105-130.

143



×