Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt (lift) trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.16 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CỘT ĐƯỜNG RÒ GIAN
CƠ THẮT (LIFT) TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT
Vũ Tiến Quốc Thái*, Nguyễn Trung Vinh**

TÓM TẮT
Mở đầu: Khởi phát bệnh rò hậu môn đa phần từ sự tắc nghẽn và viêm nhiễm của các tuyến hậu môn. Điều trị
chủ yếu là phẫu thuật với mục tiêu hết bệnh và vẫn bảo tồn được chức năng của cơ thắt. Phẫu thuật cột đường rò
gian cơ thắt (LIFT: Ligation Intersphincteric Fistula Tract) nhằm: đóng thật kín lỗ rò trong, loại bỏ mô tuyến viêm
nhiễm và hầu như không gây tổn hại cơ thắt hậu môn.
Mục tiêu: (1) Xác định tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật LIFT. (2) Đánh giá kết quả sớm của phẫu
thuật LIFT.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, mô tả một phương pháp điều trị phẫu thuật (Case-series). Đối
tượng: rò hậu môn xuyên cơ thắt, được tiến hành phẫu thuật LIFT từ 1/2013 – 6/2014 tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng
vương.
Kết quả : Thực hiện phẫu thuật LIFT 31 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ: 3,4/1. Tuổi trung bình: 38 ± 11 tuổi. Rò ở
nửa trước hậu môn 74%. Khoảng cách trung bình từ lỗ rò ngoài đến rìa hậu môn là 3,16 ± 0,94 cm. Xử lý phần
đường rò ngoài: Cắt lấy lõi 80,6%, nạo mô viêm 19,4%. Thời gian thực hiện phẫu thuật: 38,35 ± 10,88 phút. 5/31
đau nhiều (16,1%) trong ngày 1 sau mổ (theo VAS). Tính tự chủ khi đi tiêu không thay đổi (theo CCIS). Không có ca
nào bị chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng, tử vong sau mổ. Theo dõi đến 12 tuần là 28 trường hợp: Tỷ lệ lành: 71,5%
(<8 tuần ), 92,9% ( <12 tuần). Thời gian lành trung bình 5,9 ± 0,46 tuần.
Kết luận: Phẫu thuật LIFT là phẫu thuật an toàn, ít đau và không có tai biến hay biến chứng trong và sau mổ.
Không cần trang thiết bị phức tạp hay kinh phí cao, kỹ thuật rất đơn giản, thực hiện nhanh nên khả năng sẽ được áp
dụng cao trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Kết quả sớm đạt được rất tốt, với tỷ lệ lành bệnh 92,9%. Tính tự
chủ khi đi tiêu hoàn toàn không thay đổi trước và sau phẫu thuật.
Từ khóa: rò hậu môn, LIFT, tiêu mất tự chủ

ABSTRACT


EARLY RESULTS OF THE LIGATION OF THE INTERSPHINCTERIC FISTULA TRACTFOR
TRANSSPHINCTERIC ANAL FISTULA
Vu Tien Quoc Thai, Nguyen Trung Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 58 - 65
Background: The most common cause of anal fistulas is an infection of the anal glands. Management of anal
fistula requires a surgical therapy that to cure the disease without any risk of fecal incontinence. LIFT (Ligation
Intersphincteric Fistula Tract) is a new sphincter sparing technique to close the entrance for fecal particles into the
fistula tract and to eliminate the intersphincteric septic nidus.
Objectives: (1) Identify the feasibility and safety of LIFT technique. (2) To evaluate the early results of LIFT
procedure.
Method: Case series study, describes a method of surgical treatment. Target: Transsphincteric anal fistula
*Bệnh viện Trưng Vương
** Bệnh viện Triều An
Tác giả liên lạc: ThS. BS.Vũ Tiến Quốc Thái ĐT: 0903365068

58

Email:

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

patients are treated using LIFT procedure from 1/2013 - 6/2014 at Trung Vuong Emergency Hospital.
Results: 31 cases underwent LIFT technique. Male / female: 3.4 / 1. Average age: 38 ± 11 years. Most of cases
were located at anterior half of anus: 74%. The average distance from the external opening to the anal verge is 3.16 ±
0.94 cm. Operative time: 38.35 ± 10.88 mins. 5/31 cases had pain (VAS ≥ 7) in postoperative day 1. There are no

cases of postoperative complications (bleeding, urinary retention, infection, mortality). Continence status: unchanged
(Preop CCIS and postop CCIS are similar). Follow up (12 weeks) : 28 cases. Cure rates: 71.5% (<8 weeks), 92.9%
(<12 weeks). The average healing time of 5.9 ± 0.46 weeks.
Conclusion: The LIFT procedure is safe in treating for transsphincteric anal fistula. This technique is relative
easy to perform, has a high healing rate (92.9%) with low morbidity and no impact on continence.
Key words: anal fistula, LIFT, fecal incontinence.

MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG

Rò hậu môn là bệnh thường gặp, xuất độ rò
hậu môn tại thành phố Helsinki (Phần lan) từ
1969 đến 1978 là 8,6/100000/năm(18,28,36). Tại Bệnh
viện Đại học Y Dược từ 1997 đến 2001 có 378 ca
mổ(19).

Tất cả các bệnh nhân trên 15 tuổi chẩn đoán là
rò hậu môn xuyên cơ thắt và được tiến hành phẫu
thuật LIFT từ 1/2013 – 6/2014 tại Bệnh viện Trưng
vương.

Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khởi phát bệnh
chủ yếu từ sự tắc nghẽn và viêm nhiễm của các
tuyến hậu môn. Từ ổ viêm nhiễm này sẽ lan đến
các cấu trúc xung quanh hậu môn tạo các tổn
thương áp xe hay rò hậu môn từ đơn giản đến
phức tạp.
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Mục tiêu của

phẫu thuật là hết bệnh và vẫn bảo tồn được chức
năng của cơ thắt(19). Phương pháp cột đường rò
gian cơ thắt (LIFT: Ligation Intersphincteric
Fistula Tract) là một trong các phương pháp ít
xâm hại nhất. Đây là kỹ thuật mới đối với nước ta
và kể cả thế giới. Qua số liệu còn khiêm tốn của
vài công trình đã cho thấy kết quả khả quan: dễ
thực hiện, kết quả tốt và tránh được biến chứng
tiêu mất tự chủ(35). Phương pháp này về kỹ thuật
khá đơn giản, không cần các thiết bị hoặc nguyên
vật liệu đặc thù, nên ít tốn kém phù hợp với điều
kiện của nước ta.

Mục tiêu
▪ Xác định tính khả thi và độ an toàn của phẫu
thuật LIFT.
▪ Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật LIFT.

PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu loạt ca (Case-series), mô tả một
phương pháp điều trị.

Mô tả kỹ thuật cột đường rò gian cơ thắt
(LIFT)
- Tư thế sản phụ khoa, bộc lộ vùng hậu môn.
- Nhìn, sờ nhận định lỗ rò ngoài, lỗ rò trong và
mô xơ đường rò. Từ lỗ rò ngoài dùng oxy già,
xanh methylen và que thăm dò xác định đường rò
và lỗ rò trong. Sử dụng dụng cụ banh hậu môn
hoặc soi ống hậu môn để quan sát trong ống hậu

môn. Đồng thời cũng đánh giá loại rò ngay trong
lúc mổ: có xuyên cơ thắt không, thấp hay cao.
- Rạch da 1,5 – 2cm vòng theo bờ hậu môn,
ngay rãnh gian cơ thắt, tại vị trí đường rò thông
vào hậu môn. Tách mô vào đúng vùng gian cơ
thắt ngoài và trong. Bộc lộ và tách riêng đường rò
ngay vùng này bằng kẹp vuông góc. Dùng chỉ
Vicryl 3.0 cột ngang đường rò sát phía cơ thắt
trong. Cắt đoạn đường rò nằm trong vùng gian cơ
thắt, phần có mô tuyến hậu môn, gởi mẫu làm
giải phẫu bệnh.
- Phần đường rò ngoài tùy từng dạng tổn
thương thực tế có thể nạo sạch mô viêm hoặc cắt
lấy lõi đường rò (core out).

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

59


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

- Khâu phục hồi lại cơ thắt ngoài tổn thương.
Khâu lại vết mổ.

.Không đau (VAS = 0); Rất đau (VAS = 10).
.Đau ít (VAS = 1 – 3): đau ít, không đáng kể.
.Đau vừa (VAS = 4 – 6): đau vừa hay bứt rứt,

nhưng vẫn còn chịu đựng được, sử dụng thuốc
giảm đau đường uống.
.Đau nhiều (VAS = 7 – 9): bứt rứt nhiều, đứng
hay ngồi yên không dám cử động nhiều và cần sử
dụng thêm thuốc giảm đau đường tiêm.

Đánh giá tình trạng tiêu không kiểm soát
theo bảng điểm CCIS(6)
Bảng 1: Bảng điểm CCIS (Cleveland Clinic
Incontinence Score)
Tần suất
Đôi khi
≥ 1 lần/tuần
Mỗi ngày

Hơi
1
2
3

Mất tự chủ với
Phân lỏng Phân đặc
4
7
5
8
6
9

Mang tả

1
2
3

CCIS (1) = 0 Tự chủ hoàn toàn
CCIS (2) = 1-7 Tự chủ tốt
CCIS (3) = 8-14 Mất tự chủ trung bình
CCIS (4) = 15-20 Mất tự chủ nặng
CCIS (5)

Hình 1: Tách riêng và cột cắt đường rò vùng gian cơ
thắt. Nguồn: "Colon and Rectal Surgery, Anorectal
Operations " (10)

Các tiêu chuẩn đánh giá
- Chẩn đoán rò hậu môn xuyên cơ thắt dựa
vào 3 bước:
(1) Khám lâm sàng
(2) Siêu âm lòng hậu môn
(3) Thám sát trực tiếp ngay trong lúc mổ (mang
tính quyết định)

Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
(Visual Analogue Scale)

Hình 2: Thang điểm đánh giá đau VAS. Nguồn
Breivik, H. 2008(4)

60


> 20 Mất tự chủ hoàn toàn

Quy ước lành vết mổ: Đánh giá trong thời
gian 3 tháng sau phẫu thuật.
Vết mổ lành: đã liền da hoặc sẹo hoặc đã đầy
mô hạt và không tiết dịch hay rỉ dịch viêm.
Vết mổ không lành: đã có mô hạt ít hoặc vết
mổ còn hở không có mô hạt nhưng còn tiết dịch
viêm.

Đánh giá kết quả
Tính khả thi và an toàn: Dựa vào kỹ thuật,
thời gian phẫu thuật, biến chứng trong và sau mổ.

Kết quả sớm
Dựa vào thời gian và tỷ lệ lành bệnh, tính tự
chủ.

KẾT QUẢ
Từ 1/2013 – 6/2014 có 31 trường hợp rò hậu
môn xuyên cơ thắt được thực hiện phẫu thuật
LIFT. Thời gian theo dõi sau mổ 3 tháng: 28
trường hợp.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Giới tính: Nam/Nữ là 24/7 (3,4/1)
Tuổi trung bình là 38 ± 11 tuổi (16 – 59 tuổi).

Độ tuổi 31-50 chiếm 58%.
Bảng 2: Đặc điểm bệnh nhân (BN) trước phẫu thuật
Tiền căn

Chưa mổ lần nào
Mổ áp xe, rò hậu môn
Mổ trĩ
Lâm sàng
Rỉ dịch
Đau
Rỉ dịch, đau
Vị trí lỗ rò ngoài
Nửa trước
Nửa sau
Ngang 3g-9g
Số lỗ rò ngoài
1
2
3
2cm đến < 3cm
Khoảng cách lỗ rò
ngoài đến rìa hậu
≥ 3cm
môn
Đường đi của
Theo luật
đường rò theo luật
Không theo luật
Goodsall


Số BN Tỉ lệ %
22
71
8
26
1
3
22
71
6
19
3
10
23
74
4
13
4
13
28
90,3
2
6,4
1
3,3
8
25,8
23
74,2
28

3

90,3
9,7

Bảng 3: Thời gian thực hiện phẫu thuật (phút)
Thời gian xử lý
Toàn bộ cuộc
mổ
Cột đường rò
GCT

Ngắn
nhất
25
4

Dài nhất Trung bình
60

38,35

Độ lệch
chuẩn
10,88

11

6,5


0,37

Bảng 4: Phân bố mức độ đau theo ngày sau phẫu thuật

Ngày 1
Ngày 3
Ngày 7

Mức độ đau
Không/Ít (%)
Vừa/Nhiều (%)
14 (45,2)
17 (54,8)
26 (83,9)
5 (16,1)
31 (100%)
0 (0%)

Tổng
31(100%)
31(100%)
31(100%)

So sánh 2 tỷ lệ đau vừa/nhiều của ngày 1 và
ngày 3: p < 0,05
Tính tự chủ khi đi tiêu không thay đổi so với
lúc trước mổ. Điểm CCIS trước và sau mổ như
nhau.
Chảy máu sau mổ: không có ca nào bị chảy
máu sau mổ.

Bí tiểu sau mổ: không trường hợp nào phải
đặt thông tiểu sau mổ.
Nhiễm trùng: không ghi nhận bệnh nhân nào
bị nhiễm trùng.

Nghiên cứu Y học

Thời gian lành vết mổ trung bình 5,9 ± 0,46
tuần (3 – 10 tuần).
Thời gian < 8 tuần: 20 ca lành (71,5%)
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình
3,04 ± 0,37 ngày (1 – 9 ngày)
Thời gian ≤ 3 ngày (64,5%).
Theo dõi và đánh giá lành vết mổ ≤ 12 tuần: 28
trường hợp
Bảng 5. Phân bố số BN lành vết mổ theo thời gian
Thời gian

Lành (%)

Không lành (%)

Tổng (%)

< 4 tuần

5

0


5 (17,9)

4 – 8 tuần

15

0

15 (53,6)

>8 tuần

6

0

6 (21,4)

>12 tuần

0

2

2 (7,1)

26 (92,9)

2 (7,1)


28 (100)

Tổng

Số bệnh nhân lành vết mổ nhiều nhất trong
khoảng < 8 tuần (71,5%).
2 trường hợp (7,1%) không lành sau 3 tháng:
vẫn tiết dịch mủ nhày, không đau, vết mổ co nhỏ
bớt nhưng không có mô hạt.

BÀN LUẬN
Năm 1993 Matos và cộng sự đã mô tả phẫu
thuật bảo tồn toàn bộ cơ thắt hậu môn trong phẫu
thuật điều trị các trường hợp rò cao. Mục tiêu
chính của phẫu thuật này là cắt lấy hết tuyến hậu
môn nhiễm trùng vùng gian cơ thắt qua vết mổ
rãnh gian cơ thắt.
Phẫu thuật LIFT là một cải biên mới cũng
dựa trên nguyên tắc: đóng thật chắc lỗ rò trong và
cắt bỏ hết mô tuyến hậu môn viêm nhiễm. Với
mục đích không cho dịch phân vào đường rò và
loại bỏ hẳn ổ nhiễm trùng vùng gian cơ thắt(26).
Các thao tác thật tỉ mỉ tránh tổn thương cơ thắt
trong hay rách niêm mạc ở lỗ rò trong. Với kỹ
thuật này, phẫu thuật viên Thái Lan Arun
Rojanasakul đã báo cáo kết quả rất tốt với tỷ lệ
lành là 94,4% vào năm 2007(27). Các tác giả khác
cũng đã thực hiện kỹ thuật LIFT với kết quả đạt
được khá khả quan (Bảng 6). Tác giả Nguyễn
Trung Tín tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành

phố Hồ Chí Minh đã phẫu thuật cho 22 bệnh

Tử vong: không.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

61


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

nhân với nhận xét: bước đầu cho kết quả tốt và an
toàn(20).
Bảng 6: Kết quả phẫu thuật LIFT
TÁC GIẢ
(1)

Abcarian và cs
(Error!
Aboulian và cs

Reference source not found.)
(3)

Bleier và cs

(24)


Ooi và cs

( )

Rojanasakul và cs 27
( )

Shanwani và cs 29

( )

Van Onkelen và cs 23

Số
mẫu
40

Thành
công
90%

22

68%

Mất tự
Thời gian
chủ
0%
5 tháng

0%

6 tháng

39

57%

0%

5 tháng

25

68%

0%

10 tháng

18

94,4%

0%

5 tháng

45


82,2%

0%

9 tháng

22

82%

0%

19 tháng

Qua quá trình thực hiện phẫu thuật, chúng tôi
tạm chia thành 3 bước chính trong kỹ thuật:
Bước 1: Đánh giá, xác định thương tổn (lỗ rò
ngoài, đường rò và lỗ rò trong).
Bước 2: Thực hiện kỹ thuật tách đường rò
vùng gian cơ thắt, cột và cắt.
Bước 3: Giải quyết phần đường rò còn lại và lỗ
rò ngoài.

Bước 1
Đây là phần quan trọng nhất trong phẫu thuật
rò hậu môn. Rất cần đánh giá chính xác và đầy đủ
các thương tổn thì mới có kế hoạch phẫu thuật
phù hợp, đồng thời tránh sót thương tổn. Việc xác
định đường rò và lỗ rò trong đòi hỏi có sự kiên
nhẫn, tỉ mỉ.

Sờ nắn có thể cảm nhận được đường xơ chai
giúp định hướng vị trí lỗ rò trong. Đường xơ này
đôi lúc sờ rất dễ do hằn lên rõ ràng, đôi lúc phải
phối hợp với ngón tay trong lòng hậu môn mới
nhận định được.
Từ lỗ rò ngoài bơm Oxy già, quan sát trong
ống hậu môn sẽ phát hiện lỗ rò trong. Lưu ý có
trường hợp rất khó thấy do lỗ rò trong quá nhỏ,
do bị đè ép bởi tình trạng kéo căng hoặc chèn ép
bởi dụng cụ hay gạc đặt trong ống hậu môn.
Trong kỹ thuật LIFT việc luồn được que thăm
dò vào đường rò là không thể thiếu vì giúp định
vị trí rạch da. Việc thực hiện phải hết sức nhẹ
nhàng, nương theo đường rò. Động tác thô bạo
rất dễ tạo thêm tổn thương.

62

Với các thông tin nhận được từ thực tế: quan
sát, sờ, khoảng cách lỗ rò ngoài, hướng đi nông
sâu của que thăm dò và sự ước lượng khối cơ
đường rò đi xuyên qua chúng ta có thể xác định
đây có phải là rò xuyên cơ thắt và là rò thấp hay
cao. Theo M. Solomon và C. Wright nếu đường rò
xuyên > 30-50% cơ thắt ngoài thì đó là rò xuyên cơ
thắt cao và ≤ 30% là rò xuyên cơ thắt thấp(31).

Bước 2
Là bước tìm, loại bỏ phần tuyến viêm nhiễm ở
vùng gian cơ thắt và là nội dung chính của phẫu

thuật LIFT. Thao tác kỹ thuật không phức tạp.
Quá trình tách vào vùng gian cơ thắt có thể chảy
máu che lấp phẫu trường. Do đó việc sử dụng dao
điện và bóc tách từ từ giúp dễ thực hiện hơn. Vấn
đề đặt ra là phải vào đúng vùng gian cơ thắt,
tránh gây tổn thương cơ thắt trong và ngoài. Điều
này cũng giúp giữ phần niêm ống hậu môn hay lỗ
rò trong còn nguyên vẹn.
Vì đường rò đã được chỉ điểm bằng que
thăm dò, nên tách riêng đường rò bằng kẹp
vuông góc chỉ khó khăn khi đường rò nằm
quá sâu so với vết mổ. Do đó nếu là rò trên cơ
thắt hoặc rò xuyên cơ thắt mà lỗ rò trong quá
cao, chỉ định sử dụng phẫu thuật LIFT cần cân
nhắc và nghiên cứu thêm. Tiến hành luồn chỉ
qua đường rò và cột, không có trở ngại nhưng
cần cột chặt và áp sát về phía cơ thắt trong.
Đoạn đường rò được cắt ra từ vùng này, giới
hạn trong gần sát với nơ chỉ vừa cột, được
xem là căn nguyên của bệnh rò hậu môn.

Bước 3
Đúng theo kỹ thuật của A. Rojanasakul phần
đường rò còn lại ở phía lỗ rò ngoài chỉ nạo mô
viêm.
Tuy nhiên theo K. Ooi, ông thực hiện LIFT và
cắt bỏ toàn bộ phần đường rò phía ngoài với kết
quả lành tốt là 68% và không có biến chứng gì(24).
Siripong Sirikurnpiboon thực hiện nghiên cứu
so sánh 2 nhóm phẫu thuật LIFT có và không có

cắt phần đường rò phía ngoài. Kết quả cho thấy
hoàn toàn không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

nhiều yếu tố: kết quả, thời gian phẫu thuật, biến
chứng(30).

sau mổ chỉ còn đau vừa 16,1%. Sự thay đổi tỷ lệ
đau giữa ngày 1 và ngày 3 rất rõ với p < 0,05.

Với suy nghĩ lấy sạch hết mô viêm xơ chai
đường rò thì khả năng lành có thể sẽ nhanh hơn
nên chúng tôi đã tiến hành cắt bóc phần đường rò
phía ngoài cho đa số các trường hợp. Sử dụng kỹ
thuật bóc tách lấy lõi (core out) theo kinh điển,
tránh tổn thương mô lành và mong muốn lấy
sạch đường rò cũng như các nhánh phụ. Tuy
nhiên vài trường hợp còn lại chỉ nạo và cắt bớt mô
viêm do tổn thương xơ viêm lan tỏa rộng hoặc
đường rò đi vào quá sâu rất khó bóc lấy trọn
đường rò.

Tình trạng tiêu kiểm soát sau phẫu thuật


Thời gian thực hiện phẫu thuật
Thời gian thực hiện phẫu thuật tùy vào các
yếu tố như mức độ thương tổn và kỹ năng phẫu
thuật viên.
Bảng 7: So sánh thời gian phẫu thuật với các tác giả
khác (phút)
Tác giả
(20)

Nguyễn Trung Tín

( )

Trung bình Dài nhất Ngắn nhất
29,09 ± 10,09
60
20

Arun Rojanasakul 26

40

80

30

(25)

Oswens S.H. Lo


39

73

15

(33)

42
39

100

17

35

70

18

75
90

20
25

60

25


Tsunoda A
( )

K. Ooi 24

(12)

Lehmann JP

( )
37.67 ± 17.40
Sirikurnpiboon 30 (*)
(**) 44.00 ± 14.29
Chúng tôi
38,35 ± 10,88

(*) Nạo đường rò ngoài. (**) Cắt lấy lõi đường rò ngoài

Ghi nhận riêng thời gian thực hiện bước 2
(Bảng 3): trung bình 6,5 ± 0,37 phút. Khoảng thời
gian này phần nào phản ánh tính dễ thực hiện của
kỹ thuật.

Tình trạng đau sau phẫu thuật
Chúng tôi dựa vào thang điểm VAS để đánh
giá mức độ đau sau mổ. Nhóm bệnh nhân của
chúng tôi đều có than phiền đau.
Vào ngày đầu tiên sau mổ tỷ lệ 38,7% đau vừa
và 16,1% đau nhiều. Thực sự cảm giác đau nhiều

chỉ ghi nhận được vào thời điểm đêm đầu tiên
của cuộc phẫu thuật, nhất là khi tác dụng của
thuốc tê đã hết. Khảo sát tình trạng đau ngày 3

Bảng 8: Tỷ lệ mất tự chủ sau mổ rò hậu môn theo
Andreas Ommer(22)
Phương pháp phẫu thuật
Rạch mở đường rò
Cắt bằng dây thắt
Chuyển vạt
Cắt đường rò
Keo Fibrin
Bấc sinh học

Tỷ lệ mất tự chủ
0-45%
0-92%
0-71%
4-32%
0%
0%

Nhìn chung tỷ lệ mất tự chủ thay đổi tùy theo
tác giả. Tuy nhiên tỷ lệ này tùy thuộc vào phương
pháp phẫu thuật và vào loại tổn thương rò nhiều
hơn. Các phương pháp ít xâm hại được thực hiện
trong thời gian gần đây hầu như không gây mất
tự chủ như dùng keo fibrin, đặt bấc sinh học(5,7).
Phẫu thuật LIFT là một phương pháp ít
xâm hại hay còn gọi là phương pháp bảo tồn

cơ thắt. Vết mổ nằm ngoài ống hậu môn,
không cắt cơ thắt, không xâm hại vùng lược.
Do đó hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện về
phẫu thuật này đều ghi nhận tính tự chủ sau
mổ rất tốt: tỷ lệ 0% (Bảng 6).

Tình trạng bí tiểu sau phẫu thuật
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào bị bí tiểu. Có
thể do tình trạng đau sau mổ không đáng kể:
phần do phẫu thuật nhẹ nhàng, phần dùng
giảm đau hiệu quả. Hơn nữa việc hạn chế
truyền dịch trong tất cả các phẫu thuật bệnh
lành tính vùng hậu môn trực tràng với tê tủy
mà chúng tôi áp dụng, cũng góp phần trong
việc giảm thiểu rối loạn tiểu tiện sau mổ.

Thời gian lành vết mổ
Đối với bệnh rò hậu môn thời gian lành tùy
thuộc nhiều vào đặc điểm loại rò và phương pháp
phẫu thuật. Với kỹ thuật cắt mở đường rò sẽ gây
tổn thương khá nhiều đến mô, vết mổ lớn do đó
sẽ lâu lành. Hoặc cột cơ thắt, vết mổ sẽ phải chăm
sóc rất lâu.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

63



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Bảng 9: Thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật rò hậu
môn
Tác giả
(13)

Lentner A.
(15)
Memon A. A.
(11)

Kamal Z. B.
(21)
Oliveira

(8)

Hamalainen

Số BN Thời gian lành
(tuần)
108
54,8

PP phẫu
thuật
PP seton


79
44

11,2
5,5

PP seton
Cắt đường rò

210

5

Mở đường rò

44

21,5

PP seton

Thời gian lành trung bình 5,9 tuần trong giới
hạn từ 3 đến 10 tuần của chúng tôi cũng tương
đồng với nhiều tác giả khác cùng thực hiện phẫu
thuật LIFT: trung bình dao động từ 2 đến 7 tuần
và ngắn nhất 1 tuần, dài nhất 12
tuần(14,20,24,25,26,29,30,32,33).

Kết quả lành vết mổ

Đa số bệnh lý rò hậu môn đều do nguyên
nhân viêm nhiễm các tuyến hậu môn. Do đó việc
loại bỏ nguyên nhân để điều trị bệnh là phải giải
quyết các tuyến viêm nhiễm này. Phẫu thuật LIFT
dựa theo cơ sở trên: loại bỏ trực tiếp tổ chức viêm
là khởi nguồn tình trạng rò hậu môn. Thêm vào
đó với chi tiết cột kín đường rò sát về phía lỗ rò
trong đã cắt đứt sự thông thương dịch phân vào
đường rò. Hai yêu cầu phẫu thuật LIFT đặt ra đều
được giải quyết qua vết mổ vào vùng gian cơ thắt.
Có thể đó là điểm mấu chốt để giải thích các kết
quả thực hiện phẫu thuật LIFT rất khả quan.
Kết quả sớm của nhiều tác giả thực hiện phẫu
thuật LIFT, tỷ lệ lành dao động từ 50% đến
100%(9,17,34,35). Kết quả của chúng tôi cũng nằm
trong các số liệu chung, tỷ lệ lành 92,9%.
Hai trường hợp thất bại (7,1%):
-1 trường hợp: nam, đường rò lan khá sâu lên
khoang ngồi trực tràng, xử lý kèm theo là nạo mô
viêm đường rò. Theo dõi sau 4 tháng vết mổ LIFT
đã lành nhưng phần mở da nạo mô viêm phía
ngoài chưa lành vẫn tiếp tục rỉ dịch.
-1 trường hợp: nữ, xử lý kèm theo cắt lấy lõi
đường rò. Theo dõi đến sau 3 tháng, vết mổ phía
ngoài cũng còn tiết dịch.
Đỗ Đình Công nghiên cứu trên 42 trường hợp
thất bại sau mổ rò hậu môn với kết quả: 50% còn

64


lỗ rò trong và 43% còn sót đường rò hay nhánh
phụ. Theo tác giả thương tổn còn sót lại, đó là
nguyên nhân chính đưa đến thất bại(Error! Reference source
not found.).
Phẫu thuật LIFT tuy đơn giản, nhưng nếu
không lấy hết mô xơ đường rò vùng gian cơ thắt
thì kỹ thuật cũng sẽ không thành công. Arun
Rojasanakul ghi nhận 1 trường hợp rò xuyên cơ
thắt thấp, vết mổ không lành và tác giả cho rằng:
có thể do không chính xác trong nhận định đường
rò gian cơ thắt nên thương tổn đã chưa được xử
lý. Bệnh nhân được phẫu thuật lại cũng với kỹ
thuật LIFT thì lành đường rò(26).

KẾT LUẬN
Phẫu thuật LIFT là phẫu thuật an toàn, kỹ
thuật đơn giản, ít đau (83,9% đau ít và vừa trong
ngày đầu tiên), không có tai biến hay biến chứng
trong và sau mổ. Vẫn có khả năng thực hiện lại
phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp khác
nếu thất bại. Kết quả sớm đạt được rất tốt, với tỷ
lệ lành bệnh 92,9%. Đặc điểm ưu thế của phẫu
thuật là bảo tồn cơ thắt nên tính tự chủ khi đi tiêu
cũng hoàn toàn không thay đổi trước và sau phẫu
thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.
5.

6.

7.
8.

9.

Abcarian A.M., et al. (2012)."Ligation of intersphincteric fistula
tract: early results of a pilot study". Dis Colon Rectum. 55(7): pp.
778-82.
Aboulian A., Kaji A.H., and Kumar R.R.. (2011)."Early result of
ligation of the intersphincteric fistula tract for fistula-in-ano". Dis
Colon Rectum. 54(3): pp. 289-92.
Bleier J.I., Moloo H., and Goldberg S.M.. (2010)."Ligation of the
intersphincteric fistula tract: an effective new technique for
complex fistulas". Dis Colon Rectum. 53(1): pp. 43-6.
Breivik H., et al. (2008)."Assessment of pain". British Journal of
Anaesthesia. 101(1): pp. 17-24.
Bruce W., R. and Marc S. A. (2012) "Anal fistula plug", in Colon and
Rectal Surgery, Anorectal Operations Lippincott Williams & Wilkins.
pp. 71-78.
Cawich S. and al. (2008)."Management of Obstetric Anal Sphincter
Injuries at the University Hospital of the West Indies". West Indian
Med J. 57(5): pp. 482-485.
Đỗ Đình Công. (2007)."Nguyên nhân thất bại của điều trị phẫu

thuật bệnh rò hậu môn". Y học TP. Hồ Chí Minh. 11(1): pp. 177-179.
Hamalainen K.P. and Sainio A.P.. (1997)."Cutting seton for anal
fistulas: high risk of minor control defects". Dis Colon Rectum.
40(12): pp. 1443-1447.
Hong K.D., et al. (2014)."Ligation of intersphincteric fistula tract
(LIFT) to treat anal fistula: systematic review and meta-analysis".
Tech Coloproctol.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
10. Husein M., Joshua B. I S, and Stanley G. M. (2012) "Ligation of the
intersphincteric fistula tract (LIFT)", in Colon and Rectal Surgery,
Anorectal Operations Lippincott Williams & Wilkins. pp. 79-84.
11. Kamal Z.B. (2012)."Fistulotomy Versus Fistulectomy As a Primary
Treatment of Low Fistula in Ano". Iraqi postgraduate Medical
Journal. 11(4): pp. 510-515.
12. Lehmann J.P. and Graf W. (2013)."Efficacy of LIFT for recurrent
anal fistula". Colorectal Dis. 15(5): pp. 592-5.
13. Lentner A. and Wienert V.. (1996)."Long-term, indwelling setons
for low transsphincteric and intersphincteric anal fistulas.
Experience with 108 cases". Dis Colon Rectum. 39(10): pp. 1097-101.
14. Makhlouf G. and Korany M.. (2013)."LIFT technique for fistula in
ano". Egyptian Journal of Surgery. 32(1): pp. 32-36.
15. Memon A.A., et al. (2011)."Treatment of complex fistula in ano
with cable-tie seton: a prospective case series". ISRN Surg. 2011: pp.
636952.
16. Mishra A., et al. (2013)."The role of fibrin glue in the treatment of
high and low fistulas in ano". J Clin Diagn Res. 7(5): pp. 876-9.

17. Murugesan J., et al. (2014)."Systematic review of efficacy of LIFT
procedure in crpytoglandular fistula-in-ano". Journal of
Coloproctology. 34(2): pp. 109-119.
18. Nelson R. (2012) "Anorectal fistula", in Contemporary Coloproctology,
Springer-Verlag London. pp. 47-66.
19. Nguyễn Đình Hối. (2002) "Rò hậu môn", in Hậu môn trực tràng học,
NXB Y học TP HCM. pp. 129-147.
20. Nguyễn Trung Tín. (2011)."Kết quả phẫu thuật LIFT trong điều trị
rò hậu môn". Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(1): pp. 147-151.
21. Oliveira P.G.d., et al. (2012)."Anal fistula: results of surgical
treatment in a consecutive series of patients". Journal of
Coloproctology (Rio de Janeiro). 32: pp. 60-64.
22. Ommer A., et al. (2011)."Cryptoglandular anal fistulas". Dtsch
Arztebl Int. 108(42): pp. 707-13.
23. Onkelen V.R.S., M.P. Gosselink, and W.R. Schouten.
(2013)."Ligation of the intersphincteric fistula tract in low
transsphincteric fistulae: a new technique to avoid fistulotomy".
Colorectal Dis. 15(5): pp. 587-91.
24. Ooi K., et al. (2012)."Managing fistula-in-ano with ligation of the
intersphincteric fistula tract procedure: the Western Hospital
experience". Colorectal Dis. 14(5): pp. 599-603.
25. Oswens L.S.H., et al. (2012)."Ligation of intersphincteric fistula tract
procedure for the management of cryptoglandular anal fistulas".
Surgical Practice. 16(3): pp. 120-121.

Nghiên cứu Y học

26. Rojanasakul A. (2009)."LIFT procedure: a simplified technique for
fistula-in-ano". Tech Coloproctol. 13(3): pp. 237-40.
27. Rojanasakul A., et al. (2007)."Total anal sphincter saving technique

for fistula-in-ano; the ligation of intersphincteric fistula tract". J Med
Assoc Thai. 90(3): pp. 581-6.
28. Sainio P. (1984)."Fistula-in-ano in a defined population. Incidence
and epidemiological aspects". Ann Chir Gynaecol. 73(4): pp. 219-24.
29. Shanwani A., Nor A.M., and Amri N. (2010)."Ligation of the
intersphincteric fistula tract (LIFT): a sphincter-saving technique
for fistula-in-ano". Dis Colon Rectum. 53(1): pp. 39-42.
30. Sirikurnpiboon S., Awapittaya B., and Jivapaisarnpong P..
(2013)."Ligation of intersphincteric fistula tract and its
modification: Results from treatment of complex fistula". World J
Gastrointest Surg. 5(4): pp. 123-8.
31. Solomon M. and Wright C. (2012) "Flaps (Excision and Closure,
Mucosal, Skin)", in Colon and Rectal Surgery, Anorectal Operations
Lippincott Williams & Wilkins. pp. 39-50.
32. Tan K.K., et al. (2011)."The anatomy of failures following the
ligation of intersphincteric tract technique for anal fistula: a review
of 93 patients over 4 years". Dis Colon Rectum. 54(11): pp. 1368-72.
33. Tsunoda A., et al. (2013)."Anal function after ligation of the
intersphincteric fistula tract". Dis Colon Rectum. 56(7): pp. 898-902.
34. Vergara-Fernandez O. and Espino-Urbina L. A. (2013)."Ligation of
intersphincteric fistula tract: what is the evidence in a review?".
World J Gastroenterol. 19(40): pp. 6805-13.
35. Yassin N.A., et al. (2013)."Ligation of the intersphincteric fistula
tract in the management of anal fistula. A systematic review".
Colorectal Dis. 15(5): pp. 527-35.
36. Yebara S.M., Salum M.R., and Cutait R.. (2007) "Fistula-in-ano and
abscesses", in Diseases of the colon, Informa Healthcare USA, Inc. pp.
707-722.

Ngày nhận bài báo:


03/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

12/8/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

65



×