Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Báo cáo thăm quan thực tế nhà máy Thủy điện Trị An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 27 trang )

Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian hai năm học tập với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự  giảng dạy  
giúp đỡ tận tình của thầy cô, cũng như nhà trường và nhà máy Thủy điện Trị An đã giúp 
em hoàn thành báo cáo thăm quan nhà máy Thủy điện Trị An.
Em xin kính gửi quý thầy cô Trường Trung Cấp Công Nghiệp Bình Dương, ngành  
điện Công Nghiệp và Dân Dụng lời cảm ơn chân thành nhất, các thầy cô đã ân cần tận 
tình giảng dạy cho em là sinh viên lớp 18TDC01 suốt hai năm học vừa qua, các thầy cô  
đã trang bị cho em nhiều kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên ngành điện Công Nghiệp 
và Dân Dụng.
Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành thầy Lê Ngọc Nam đã hướng dẫn tham quan chi  
tiết nhà máy Thủy điện Trị An để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thăm quan thực 
tế  nhà máy Thủy điện Trị  An. Em xin chân thành cảm  ơn ban lãnh đạo nhà máy Thủy 
điện Trị  An đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em có chuyến thăm quan và tìm hiểu 
được nhiều về nhà máy Thủy điện Trị An, giới thiệu chi tiết cũng như giới thiệu tổng 
quan về  nhà máy cho chúng em, để  chúng em có nhiều bài học thực tế, trao dồi thêm  
kiến thức đã học trong trường và ngoài thực tế, kinh nghiệm trong công việc để  em  
hoàn thành tốt báo cáo.
Tuy em đã có những cố gắng và học hỏi trong quá trình thực tế thăm quan nhưng do  
kiến thức là rộng lớn và bản thân còn có hạn chế  nên em không thể  tránh khỏi những  
thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm  ơn quý thầy cô, nhà trường và nhà máy 
Thủy điện Trị An, đã hết lòng chỉ bảo, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu trong 
chuyến thăm quan cho em. Những kiến thức kinh nghiệm thực tế sẽ cùng em là hành  
trang vào đời hết sức quý báu đối với công việc của em sau này!

 

                                                                      


1


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


                                                                      

2


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về Nhà Máy Thủy điện Trị An

1.

Sự Hình Thành và Quá Trình Phát Triển

 1.1 Sự Hình Thành

Hình 1.1: Nhà máy Thủy điện Trị An

   Công ty Thủy điện Trị  An, trước đây là Nhà máy Thủy điện Trị  An được thành lập  
02/12/1987. Tổ máy đầu tiên vận hành chính thức vào tháng 04/1988 và tổ máy cuối cùng  
vào vận hành tháng 9 năm 1989. Công ty Thủy điện Trị  An trực thuộc Tập đoàn Điện  
lực Việt Nam, cách Dĩ An, tỉnh Bình Dương 60 km (đường bộ) về phía đông bắc. 

                                                                      

3



Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
  Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 
1984, phát điện tổ  máy số  1 ngày 30/4/1988 và khánh thành 1991.  Công suất thiết kế: 
400MW, 4 tổ máy, sản lượng điện thiết kế trung bình hàng năm: 1,76 tỷ kWh điện. 
   Chức năng nhiệm vụ  của Công ty Thủy điện Trị  An: Thực hiện việc quản lý, vận  
hành, sản xuất điện; Sửa chữa bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp các thiết bị  thuộc  
dây chuyền sản xuất điện, các thiết bị phụ trợ và các công trình thủy công, kiến trúc. 

1.2

Quá Trình Phát Triển

Hình 1.2: Mô hình nhà máy trong chuyến thăm quan

  Công ty Thủy điện Trị An (Tên viết tắt là: EVNHPC TRI AN) được thành lập vào ngày  
02 tháng 12 năm 1987 theo Quyết định số 998/NL/TCCB của Bộ Năng lượng với tên gọi 
là Nhà máy Thủy điện Trị An. Sau đổi tên là Công ty Thủy điện Trị An trực thuộc Tập  
đoàn Điện lực Việt Nam theo quyết  định số  148/2006/QĐ­TTg ngày 22/06/2006 của 
Thủ tướng Chính phủ.
   Thời điểm hình thành công trình Thuỷ  điện Trị  An mang ý nghĩa cực kỳ  quan trọng  
trong phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu dân sinh khu vực Thành phố  Hồ  Chí Minh –  
Biên Hoà và vùng châu thổ sông Đồng Nai, giữ vững  ổn định tình hình an ninh chính trị 
xã hội thời kỳ sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:
   Đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế  ­ xã hội của 16 tỉnh, thành phía 
Nam. Đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp và sinh hoạt của hơn 15 triệu dân. Nguồn 
                                                                      

4



Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
nước tưới cho hơn 20.000 hecta ruộng, đất khu vực hạ  lưu. Công trình Thủy điện Trị 
An là thành quả của tình hữu nghị Việt ­ Xô và công sức đóng góp quý báu của nhân dân  
các tỉnh, thành trong cả nước. Công trình có 4 Tổ máy, tổng công suất là 400MW được 
khởi công vào ngày 30 tháng 4 năm 1984, Tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành chính 
thức ngày 30 tháng 4 năm 1988 và vận hành chính thức cả  4 tổ  máy vào tháng 9 năm 
1989.
  Các thông số cơ bản Hồ chứa công trình Thuỷ điện Trị An:
Cao trình mực nước dâng bình thường   62 m.
Cao trình mực nước chết                         50 m.
Cao trình mực nước dâng gia cường       63,9 m.
Dung tích toàn bộ                                   2764,7 triệu m3.
Dung tích hữu ích                                   2546,7 triệu m3.
  Một số mốc thời gian đáng ghi nhớ:
Ngày 30/4/1984:         Khởi công (Nổ mìn mở móng Đập tràn)
Ngày 10/5/1985:         Đổ khối Bê tông đầu tiên ở Đập tràn
Ngày 12/1/1987:         Ngăn sông Đồng Nai
Ngày 30/4/1988:         Tổ máy số 1 vận hành chính thức
Tháng 11/1988 :         Tổ máy số 2         đưa vào vận hành
Tháng 4/1989   :         Tổ máy số 3         phát điện
Tháng 9/1989   :         Tổ máy số 4         phát điện

Những con số ấn tượng xây dựng công trình Thuỷ điện Trị An: 
 Đất đá đào lắp                     23 triệu m3. 
 Bê tông                                580.000 m3.
 Kết cấu thép và thiết bị       73.000 tấn.

                                                                      


5


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế

Sử dụng công suất thiết bị   133.300 KW (181.288 mã lực)

Số lượng công nhân bình quân từ 8.000 – 10.000 người tại công trường, cao điểm nhất  
đạt đến 19.000 người (năm 1987).

 
               
    
  
Hình 1.3: Quá trình xây dựng  
nhà máy

                                                                      

6


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
2. Những tác động xấu làm  ảnh hưởng tới hệ  sinh thái và lòng hồ  của nhà 
máy Thủy điện Trị An

Hình 2.1: Hình ảnh chụp lòng hồ thường ngày

Nuôi thủy sản eo ngách ở hồ chứa Trị An được tiến hành bằng cách chắn lưới ngăn

các vùng bán ngập ven hồ  để  thả  cá. Diện tích trung bình của hình thức nuôi eo ngách 
thường từ  vài ha đến hàng trăm ha, và đây có thể  xem như  một hình thức nuôi mở  sử 
dụng chính môi trường hồ  chứa làm mặt nước thả  nuôi (Landau 1992). Phương thức  
nuôi ghép và quảng canh là những khái niệm cơ  bản trong nuôi eo ngách,  ở đó các loài 
cá như chép, trôi, mè hoa, mè trắng, rô phi, trắm cỏ… được thả nuôi để tận dụng nguồn  
thức ăn tự nhiên có trong thủy vực. Theo em (2000), nuôi cá eo ngách chắn lưới có nhiều 
ưu điểm như tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú của vùng bán ngập ven hồ, chi 
phí đầu tư tương đối thấp, dễ thu hoạch khi nước rút và là phương thức nuôi thân thiện  
với môi trường.
Do nuôi cá eo ngách lệ thuộc nhiều vào môi trường hồ chứa, sự dao động rất lớn của  
mực nước hồ  chứa trong năm nhằm phục vụ  thủy điện đã  ảnh hưởng lớn đến hoạt  
động nuôi cá. Ở hồ chứa Trị An, sự dao động của mức nước trong năm có thể  lên đến 
12 m, tạo ra những vùng bán ngập rộng lớn trong hồ  và trong các eo ngách, gây  ảnh  
hưởng trực tiếp đến sinh khối của chuỗi thức ăn tự nhiên trong thủy vực bao gồm phiêu 
                                                                      

7


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
sinh thực vật, phiêu sinh động vật, tảo bám, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. Từ trước  
đến nay, chưa có các nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của sự dao động mức nước hồ 
chứa lên các chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng bán ngập của hồ. Nghiên cứu này được  
tiến hành tại eo ngách Trường Đảng ở hồ chứa Trị An trong vòng một năm từ tháng 6­
2002 đến tháng 5­2003 để khảo sát và đánh giá ảnh hưởng dao động của mức nước hồ 
chứa lên chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng bán ngập của eo ngách. Kết quả nghiên cứu  
sẽ  là một trong những cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển  
nuôi trồng thủy sản trong các eo ngách và vùng bán ngập của các hồ chứa.

3. Ưu điểm và tác động tiêu cực của nhà máy


Hình 3.1: Toàn cảnh nhà máy trong chuyến thăm quan

Ưu điểm nhà máy thủy điện trị em tìm hiểu trong chuyến thăm quan là rất to lớn. Các 
hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai, đặc biệt là hồ chứa Thủy điện Trị An 
đã làm giảm lũ cho hạ du, điều tiết hạn chế xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí 
hậu, nước biển dâng. Cung cấp nguồn nước  ổn định, an toàn cho nhà máy nước thủ 
đức. Để  nhà máy nước Thủ  Đức cung cấp cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt của  
mười triệu dân TP. Hồ  Chí Minh. Lợi ích lớn nhất của thuỷ  điện là: giá thành nhiên  
liệu, đây là một nguồn năng lượng tái tạo được (tính bền vững): những trận mưa rào 
                                                                      

8


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
làm hồi phục lượngnước trong hồ chứa, vì vậy không bao giờ sợ cạn kiệt. Các nhà máy 
thuỷ điệnkhông phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên  
nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ  điện cũng có  
tuổi thọ  lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số  nhà máy thuỷ  điện đang hoạt động 
hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước.
  Do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy thủy điện không phát thải ra các  
chất khí, chất rắn gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ  ôxygen, không phát sinh  
nhiệt, không thải ra các khí gây hiệu  ứng nhà kính. Do đó, có thể  coi đây là dạng năng  
lượng sạch.
  Những hồ chứa dung tích lớn được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ  điện sẽ  tích  
nước vào các tháng mùa mưa để có thể dùng để phát điện trong mùa khô.Như vậy, thủy 
điện giúp đồng bằng hạ  du chống lũ về  mùa mưa và hạn hán vàomùa  khô; cải thiện  
dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn.
  Song song với  ưu điểm mà thủy điện nói chung cũng như  nhà máy Thủy điện Trị  An 

mang lại. Nhưng cũng có những tiêu cực mà nhà máy trong quá phát triển sảy ra như. 
Việc xây dựng các hồ chứa làm mất đi một diện tích lớn đất đai và thông thường có cả 
đất rừng. Theo tính toán, để có 1 MW điện phải mất ít nhất 7,5 – 10 ha rừng. Những nhà  
môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể làm thay đổi  
dòng chảy về  cả  số  lượng và chất lượng,phá vỡ  sự  cân bằng của hệ  sinh thái xung  
quanh.
  Các tua­bin  thường mở không liên tục, có thể  quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng 
và bất thường của dòng chảy làm mực nước sông dâng lên hoặc hạ  xuống rất nhanh,  
đặc biệt là vùng hạ  lưu ngay sát nhà máy. Điều này có thể  gây thiệt hại về  người và  
của cho khu vực dưới chân đập. Nước chảy ra từ  tuốc­bin lạnh hơn nước trước khi  
chảy vào đập,điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả 
việc gây hại tới một số loài.
  Do lượng phù sa bị giữ  lại trong lòng hồ, nước sau khi ra khỏi tuốc­bin thường chứa 
rất ít phù sa làm giảm độ  phì nhiêu đối với vùng đồng bằng. Phù sa cho phép sự  hình  
thành bờ sông, châu thổ, phù sa, hồ, đê tự nhiên, đường bờ biển.Ngoài ra, điều này cùng 
                                                                      

9


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
việc thay đổi lưu lượng có thể  gây ra tình trạng sạt lở  bờ  sông  và thay đổi hình thái  
lòng sông, nhất là vùng cửa sông. Đáy sông bị tụt xuống kéo theo mực nước ngầm dọc  
sông xuống thấp.
 Tái định cư:
  Việc tạo vùng hồ nước và các công trình dẫn đến tái định cư những cư dân trong vùng  
đó. Khi tái định cư đã có xảy ra xung đột quyền lợi, đặc biệt là vùng tái định cư không 
đảm bảo điều kiện và tập quán sống của người dân.
  Tại Đồng Nai thì tái định cư là đề tài dài những bất cập. Từ những vướng mắc ở thủy  
điện Trị An mới hình thành quy tắc ứng xử rằng "tái định cư phải đảm bảo bằng điều 

kiện sống cũ trở  lên". Dẫu vậy dường như  thành truyền thống của thủy điện là "làm 
nhà" cho bà con  ở  rồi để  đấy. Nó dẫn đến tình trạng bà con không có đất đai để  canh 
tác, nên lâm vào cảnh đói nghèo, một số đã tìm cách trở lại lòng hồ để sống tạm bợ.
Phá rừng:
  Việc tạo hồ dẫn đến rừng ở vùng lòng hồ bị phá trụi. Về tổng thể lượng nước giữ lại  
trong hồ  và tác động điều hòa khí hậu cao hơn nhiều lần khi diện đó còn là rừng. Dẫu 
vậy tác động phá rừng là đáng kể  khi tỷ suất lợi ích kinh tế  mang lại trên diện tích là  
thấp, như hồ Thác Bà ở bắc Việt Nam.
   Tác động phá rừng thứ  cấp là hồ  cung cấp thủy lộ  tiện lợi cho lâm tặc. Họ  chỉ  cần 
đem vài cái săm ô­tô và cưa vào rừng cắt gỗ. Đưa ra đến hồ  thì lắp phao săm ô­tô, đủ 
sức tải các súc gỗ vài tấn đến điểm xẻ hoặc điểm tập kết chuyển sang đường bộ.

Chương II: Đặc điểm công trình và các bộ phận hạng mục của nhà máy Thủy 
điện  Trị An

                                                                      

10


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
1. Hồ chứa:

Hình 4.1: Hình mặt bằng toàn cảnh hồ chứa (em sưu tầm)

Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh  
Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hồ   Trị  An là 
nơi trữ  nước để  cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị  An. Hồ  Trị  An được khởi công  
vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 tỷ m³, dung  
tích hữu ích 2,547 tỷ  m³ và diện tích mặt hồ  323 km². Hồ  được thiết kế  để  cung cấp  

nước cho Nhà máy thủy điện Trị An công suất 400 MW với sản lượng điện hàng năm 
1,7 tỷ kWh. Phía thượng nguồn của hồ có Vườn quốc gia Cát Tiên ­ nơi có nhiều thảm  
thực vật xanh quý còn sót lại với nhiều loài động vật quý hiếm.

                                                                      

11


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
2. Tua bin:

Hình 5.1: Mặt cắt dọc tuyến trong phòng điều hành

 Hình trên em chụp trong phòng điều hành nhà máy, chi tiết mặt cắt năng lượng này 
có tua bin màu đỏ   ở  cuối đường  ống áp lực. Tua bin nước biến năng lượng của chất  
lỏng (ở đây là nước) thành cơ năng trên trục quay của tua bin để quay máy phát điện hay 
các máy công cụ khác. Nguyên tắc làm việc của tua bin nước và máy bơm hoàn toàn trái  
ngược nhau. Tua bin nước chủ  yếu được lắp đặt tại nhà máy thủy điện Trị  An để 
chuyển hoá năng lượng nước thành cơ  năng và cơ  năng được chuyển hoá thành điện 
năng nhờ  máy phát điện, khi nước từ  thượng lưu chảy theo đường dẫn tới tua bin, rồi  
chảy ra hạ  lưu. Ngược lại máy bơm được đặt  ở  trạm bơm. Đối với trạm bơm điện, 
động cơ điện lấy điện từ lưới điện để quay máy bơm đưa nước từ bể hút qua máy bơm  
đi lên  ống đẩy. Tua bin là bộ  phận động lực chính của nhà máy có chức năng chuyển 
đổi thủy năng thành cơ  năng, thông qua kết nối trục của tua bin với máy phát điện để 
biến năng lượng nước thành điện năng. Tua bin chính là trái tim của nhà máy thủy điện.

                                                                      

12



Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
3.

Máy phát:

Hình 6.1: Bốn tổ máy phát đang hoạt động

Máy phát điện nhà máy thủy điện Trị An là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng  
thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Theo em cơ năng sơ cấp là các động 
cơ tua bin nước. Máy phát loại chính là máy phát điện xoay chiều (alternator). Máy phát  
điện đầu tiên được sáng chế  vào năm 1831 là đĩa Faraday, do nhà khoa học người Anh  
Michael Faraday. Để chuyển đổi ngược điện năng sang cơ năng, người ta dùng động cơ 
điện. Máy phát điện và động cơ  điện có rất nhiều đặc điểm giống nhau, vậy nên một 
số loại động cơ có thể biến thành máy phát điện để tạo ra điện năng. Máy phát điện giữ 
một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát  
điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.

                                                                      

13


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
4.

Trạm phân phối:

Hình 7.1: Trạm phân phối 220kV, 110kV


 Đây là hình ảnh trạm phân phối, do bên trong là điện cao thế nên cần có chuyên môn  
và áo bảo hộ  mới có thể  tiếp cận được. Chúng em thăm  ở  bên ngoài sau hàng rào an  
toàn, được anh quản đốc tổ máy giới thiệu cho chúng em về linh kiện trong trạm như:  
Thanh cái, chống sét van, dao cắt, cầu trì.

Hình 7.1: Nhà điều khiển trạm phân phối 220kV, 110kV

                                                                      

14


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
5. Đập xả tràn:

Hình 8.1: Đập xả tràn, đang xả một cửa (em sưu tầm)

Có nhiệm vụ xả và tích nước cho hồ chứa nhờ vào cửa van cùng kết hợp với cẩu chân 
dê.
  Thông số: ­ Chiều dài: 150 m.
­

Số khoang tràn: 8.

­

Chiều rộng mỗi khoang: 15 m.

­


Cao độ ngưỡng tràn: 46 m.

­

Khả năng xả lớn nhất: 18700 m3/s.

Thiết bị đóng mở cửa van: cẩu chân dê 2x125 tấn


Phía thượng lưu của đập là nền của kênh dẫn  ở  cao trình 30m, được gia cố 
chắc chắn và tạo đường hướng nước khi xả tràn.



Phía hạ  lưu được gia cố thành mặt nghiêng xuôi xuống cao trình 30m, phía đáy 
là sân tiêu năng có công dụng tiêu tán bớt năng lượng dòng nước khi xả  tràn,  
giảm bớt sự xói lở phía hạ lưu.



Cửa van có dạng hình cánh cung, chịu lực hướng tâm và tâm quay, có tâm quay 
gắn chặt vào trụ pin của đập. Việc nâng hạ cửa van nhờ cần cẩu chân dê.
                                                                      

15


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế



Trong thân công trình nằm phía dưới ngưỡng tràn ở cao trình 38 có hành lang để 
thu nước thấm và xả ra hạ lưu.

6. Cửa nhận nước:

Hình 9.1: Bốn cửa nhận nước của bốn đường ống áp lực



Có nhiệm vụ nhận nước từ hồ phụ đưa vào đường ống áp lực làm quay turbine.



Cửa nhận nước gồm: lưới chắn rác, cửa van sửa chữa, cửa van sửa chữa sự cố.  
Theo chia sẻ  thăm quan thực tế, em được anh quản đốc tổ  máy chia sẻ. Hàng 
năm nhà máy Thủy điện Trị  An thua một đổi thợ  lặn vớt rác, khối lượng đến  
năm xe năm tấn. Rác được tích lũy cây cối, lưới ngư cụ của ngư dân sống trên 
hồ.



Cửa nhận nước có bốn cửa, trong đó gồm bốn cửa van sự  cố  đóng mở  bằng 
kích thủy lực. Một cửa van sửa chữa di động đóng mở  bằng cẩu chân đế  như 
Hình 9.1

                                                                      

16



Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế


Thông số cho mỗi cửa:  ­ Rộng 7 m
                                 ­ Cao 10,5 m

7.  Đường ống áp lực:

Hình 10.1: Mặt cắt bản vẽ cửa nhận nước và đường ống áp lực

  Trên hình mặt cắt sơ  đồ  kỹ  thuật là của một đường  ống áp lực và một cửa nhận  
nước. Em tìm hiểu được đường  ống áp lực có tiết diện hình chữ  nhật và đổ  bằng bê  
tông cốt thép 6,5 x 7 m. Nắp và thành đường  ống dày 2,5 m. Đường  ống áp lực có 
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là đưa dẫn nước chính xác và tạo áp lực cho buồng xoắn  
để làm quay tua bin. Đường ống áp lực được thiết kế theo địa hình địa chất và vị trí xây  
nhà máy. Nói chung đường ống áp lực phải được đặt ở những nơi kiên cố, ổn định tránh  
sạt lở khi thiên tai như: lũ lụt, động đất... Ưu tiên đường ống áp lực ôm dọc xường núi 
hay ôm đê thân đập. Đường ống áp lực đi hạn chế uốn cong, độ dốc hạn chế vì sẽ gây  

                                                                      

17


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
khó khăn thi công và an toàn áp lực ống. Đường ống áp lực nhà máy Thủy điện Trị  An 
cấp nước cho buồng xoắn theo phương pháp độc lập, tức mỗi đường  ống áp lực cấp 
cho một tổ máy. Trong đó nhà máy Thủy điện Trị An có bốn đường ống áp lực.
8. Buồng xoắn:


Hình 11.1: Buồng xoắn trong thực tế (em sưu tầm) 

Có nhiệm vụ tạo hướng lực của nước vào bánh xe công tác sao cho hiệu suất sử dụng 
nước cao nhất có thể. Buồng xoắn được làm bằng bê tông cốt thép chịu lực, mặt trong 
lót thép tấm.

                                                                      

18


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
Hình 11.2: Mặt cắt buồng xoắn nhà máy Thủy điện Trị An

9. Cửa van hạ lưu:

Hình 12.1: Đường thoát nước ra của cửa van hạ lưu



Có nhiệm vụ cách ly nước hạ lưu khi cần thiết.



Cửa van dạng phẳng trượt có kết cấu như cửa van sửa chữa.



Van được làm kín bằng join củ tỏi và nâng hạ nhờ cẩu chân dê (2x25 tấn).


Chương III: Những Thành Tựu Mà Nhà Máy Thủy Điện Trị An Đã Được Kể Từ 
Khi Thành Lập Đến Nay
Từ ngày thành lập Nhà máy (02/12/1987) đến nay, lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân  
và Lãnh đạo Công ty Thủy điện Trị  An đã không ngừng nâng cao trình độ, tìm tòi, 
nghiên cứu để làm chủ các thiết bị công nghệ mới trong Công ty. Đến nay  em được biết 
công ty đã  được Ngành, Bộ, Chính phủ  và Nhà nuớc tặng cờ, huân chương và nhiều 
bằng khen cao quý như:
­  1995:  Huân chương Lao động hạng ba, Nghị  quyết số  458 ngày 19/5/1995, ‘‘Đã có 
thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự  nghiệp xây dựng Chủ 
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

                                                                      

19


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
­  1997:  Huân chương Lao  động hạng nhất, Quyết  định số  1392/QĐ­KT­CTN ngày 
23/9/1997, ‘‘Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp 
xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

­ 1998: Bằng khen Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Quyết định số 62/ĐVN­VP ngày  
15/01/1999, ‘‘Đã có thành tích trong công tác sửa chữa lớn năm 1998”.

­ 1999: Cờ Thi đua xuất sắc Bộ Công Nghiệp, ‘‘Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ kế hoạch năm 1999”.

­  2000:   Cờ   thi   đua   xuất   sắc   Bộ   Công   Nghiệp,   Quyết   định   số   66/EVN­VP   ngày 
08/01/2001, ‘‘Đã có thành tích trong phong trào thi đua thực hiện vượt mức kế hoạch  

năm 2000”.

­  2001: Bằng khen của EVN, Quyết định số  1125/EVN­VP ngày 27/5/2001, “Đã đạt 
giải cao trong hội thi ATVSV giỏi EVN lần 2”.

­  2002: Bằng khen EVN, Quyết định số  1298/QĐ­EVN­VP ngày 02/5/2002, ‘‘Đã có 
thành tích trong công tác quản lý kỹ thuật năm 2001”.

­ 2003: Bằng khen EVN, Quyết định số  80/EVN­TĐKT ngày 03/6/2003, “Đã có thành 
tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2002”.

­  2004: Bằng khen EVN, Quyết  định số  2058/EVN­TĐKT ngày 20/7/2005, ‘‘Đã có 
thành tích trong quản lý kỹ thuật năm 2004”.

­ 2005: Bằng khen của Chính phủ, Quyết định số  1164­QĐ­TTg ngày 06/9/2006, “Đã 
có thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã  
hội”.

                                                                      

20


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
­ 2006: Bằng khen UBND tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 501/QĐ­UBT ngày 06/3/2007, 
“Đã có nhiều thành tích trong công tác BHLĐ”.

­  2007:   Huân   chương   Độc   lập   hạng   Ba,   Quyết   định   số   1306/2007/QĐ­CTN   ngày 
08/11/2007, “Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp  
xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. 


­ 2008: Cờ Thi đua Xuất sắc của EVN, Quyết định số 1748/QĐ­EVN ngày 31/12/2008, 
“Đã có nhiều thành tích xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.

­  2009:   Bằng   khen   của   Bộ   Công   Thương,   Quyết   định   số   0155/QĐ­BCT   ngày 
11/01/2010, “Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc trong phong trào thực hiện vượt mức  
KH, SX, KD và các nhiệm vụ công tác khác năm 2009”.

­ 2010: Bằng khen của Bộ  Quốc phòng, Quyết định số  2752/QĐ­BQP ngày 2/8/2010, 
‘‘Đã có thành tích xuất sắc 5 năm (2004­2009) thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ­CP 
về công tác Quốc phòng”.

­  2011:   Bằng   khen   của   UBND   tỉnh   Đồng   Nai,   Quyết   định   số   1774/QĐ­UBT   ngày 
14/7/2011, ‘‘Đã có thành tích thực hiện 10 năm luật PCCC”.

­   2012: Bằng khen Bộ  Công Thương, Quyết định số  2937/QĐ­BCT ngày 08/5/2013, 
“Đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCLB&TKCN năm 2012”.

­  2013: Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 286/QĐ­TTg
   Tập thể  Lao động Xuất sắc, Quyết định số  1071/QĐ­EVN ngày 25/12/2013, “Đã có  
thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013.

 Bằng khen của UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số  1535/QĐ­UBT ngày 21/7/2014, 
“Đã có thành tích xuất sắc thực hiện chính sách chi trả  dịch vụ  môi trường rừng năm  
2013”.

                                                                      

21



Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
­  2014, “Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014”.

­   2015: Tập thể  Lao động xuất sắc, Quyết định số  1342/QĐ­EVN ngày 31/12/2015, 
“Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015”.

­   2016: Bằng khen EVN, Quyết định số  388/QĐ­EVN ngày 25/4/2016, “Đã có thành 
tích hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ tối ưu hóa chi phí năm 2015”.

    Bằng khen Bộ Công Thương, Quyết định số 8821/QĐ ngày 20/8/2015, “Đã có thành 
tích xuất sắc trong công tác văn phòng giai đoạn từ 2010­2015”.

       Bằng khen Bộ  Công Thương, Quyết định số  14294/QĐ ngày 25/12/2015, “Đã có 
thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015”.

       Bằng   khen   UBND   tỉnh   Đồng   Nai,   Quyết   định   số   174/QĐ­CSPCCC­CT   ngày  
19/4/2016, “Đã đạt thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân PCCC năm 2015”.

Chương IV: Ý Nghĩa Của Chuyến Thăm Quan Thực Tế Tại Nhà Máy Thủy 
Điện Trị An

Hình 13.1: Tập thể sinh viên chụp với anh quản đốc tổ máy

Nhà máy thủy điện biến năng lượng của nước thành năng lượng điện, điều này có lẽ 
sinh viên nào cũng biết. Tuy nhiên, việc xây dựng, vận hành một nhà máy thủy điện như 
thế  nào, sự   ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và các ngành kinh tế  khác của vùng ra 
sao thì không phải ai cũng biết. Do vậy, trường đã tạo điều kiện cho chúng em có một 
chuyến thực tế  tới Nhà máy Thủy điện Trị  An vào ngày 12/12 vừa qua. Bước chân  
xuống khu vực nhà khách của nhà máy đồng hồ  điểm 9h00’. Đoàn chúng tôi gồm sinh  

viên và thầy giáo Lê Ngọc Nam ai cũng thấy mệt và đói. Nhưng cảm giác này không có 
                                                                      

22


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
cơ hội tồn tại lâu bởi vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ nơi đây làm chúng tôi bừng tỉnh và cảm  
thấy thích thú. Lần đầu tiên tôi được nhìn gần như thế các cột điện cao áp, cẩu trục và  
cửa van nhận xả nước của nhà máy. Các bạn bắt đầu chỉ chỏ  phân tích cho nhau nghe  
sự  hiểu biết của mình với lĩnh vực truyền tải điện năng đi xa. Lần đầu tiên em thấy  
thiết bị  trạm thật hùng vĩ, hiện đại ngay trước mắt. Những thiết bị như  thanh cái làm 
dây truyền tải trạm biến áp của bốn tổ máy thật hùng vĩ. Theo bên cạnh đó là dao cắt, 
cầu trì trạm, chúng được đóng mở  từ  phòng điều hành và dùng những khí cụ  chuyên  
dụng để  dập hồ  quang. Em tự hào về  nhà máy Thủy điện Trị  An và nhớ  công lao của  
những kỹ  sư, công nhân đã hi sinh rất nhiều để  xây nên một công trình vĩ đại tới ngày  
nay.
Chương V: Một số hình ảnh minh họa về nhà máy Thủy điện Trị An

Hình 14.1:  Phòng điều hành nhà máy Thủy điện Trị An

                                                                      

23


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế

Hình 14.2: Anh quản đốc tổ máy giới thiệu hồ thủy điện Trị An


Hình 14.3:  Sơ đồ nhất thứ Thủy điện Trị An trong phòng điều hành

                                                                      

24


Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế
Hình 14.4: Hệ thống thủy lực, khí nén để vận hành thiết bị trong tổ máy

Hình 14.5: Tủ điện thu thập điều khiển máy phát

Hình 14.6: Bảng hướng dẫn thao tác an toàn khi làm việc trong nhà máy

                                                                      

25


×