Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát các đặc điểm của bong võng mạc có lỗ rách tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.04 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BONG VÕNG MẠC CÓ LỖ RÁCH
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TP.HCM
Nguyễn Thị Thanh Hà*, Nguyễn Phạm Trung Hiếu**, Lê Minh Tuấn**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm phân bố theo tuổi, giới, yếu tố nguy cơ và các hình thái lâm sàng của bong
võng mạc (BVM) có lỗ rách đến khám tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Dữ liệu được thu thập trong một
năm - từ tháng 4/2004 đến tháng 3/2005. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên từ những bệnh nhân BVM có lỗ
rách đến khám tại khoa Đáy mắt, Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Kết quả: Có 321 bệnh nhân (328 mắt) được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 197 nam và 124 nữ
(1,5/1). Cận thị là yếu tố nguy cơ cao nhất gây BVM với tỷ lệ 35,3%, tiếp theo là các dạng thoái hóa võng
mạc chu biên với 30,8%. Lỗ rách được tìm thấy trong 91,8% trường hợp. Vết rách chiếm 59,6%, thường
phân bố ở phía trên, trong khi lỗ rách tròn là 26,9% và thường ở phía thái dương. Đứt chân võng mạc chỉ
gặp trong 3,9% và phần lớn ở thái dương dưới. Tình trạng tăng sinh dịch kính – võng mạc khá cao: 43,9%,
trong đó, khoảng 50% tăng sinh độ B.
Kết luận: Do những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị mà cục diện BVM ít nhiều thay đổi. BVM sau
chấn thương, phẫu thuật nhiều hơn và BVM sau viêm dịch kính - võng mạc ít hơn các nghiên cứu trước.
Hình thái lâm sàng của BVM nói chung không có thay đổi đáng kể. Ở nhóm người trẻ, nguyên nhân thường
gặp nhất là chấn thương và cận thị nên thường gặp dạng lỗ rách tròn hay đứt chân võng mạc. Ngược lại,
người già thường gặp vết rách hình móng ngựa hay có nắp và lỗ hoàng điểm, gợi ý nguyên nhân gây rách là
do yếu tố thoái hóa dịch kính, bong dịch kính sau co kéo.

1
* Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Mắt - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF RHEGMATOGENOUS RETINAL DETACHMENT
AT HO CHI MINH CITY EYE HOSPITAL
Nguyen Thi Thanh Ha, Nguyen Pham Trung Hieu, Le Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 - 2008: 14 - 19
Objective: To investigate the epidermiological characteristics, risk factors and clinical features of
rhegmatogenous retinal detachment (RRD) at Ho Chi Minh City Eye Hospital.
Patients and methods: The cross-section study was performed from April, 2004 to March, 2005.
Patients were chosen randomly from all RRD patients at HCMC Eye Hospital.
Results: The study included 321 patients (328 eyes), in which, 197 patients were male and 124 were
female (1.5/1). Myopia was the most common risk factor (35.3%), following by peripheral retinal
degeneration (30.8%). The break was found in 91,8% of cases. 59.6% were tears and usually located in
superior retina. 26.9% were holes and usually found in temporal side. Dialysis was seen in 3.9%, mostly
located in inferior temporal quarter. Proliferative vitreo-retinopathy was found in 43.9% of eyes, of which,
50% were in grade B.
Conclusions: Nowaday, the characteristics of RRD somewhat changed due to the improvement of
diagnosis and therapeutic technology. RRD after trauma and surgery was increase while RRD related to
uveitis was decrease compare with some studies in the past. The clinical features of RRD were unchanged. In
young patients, the popular causes of RRD were trauma and myopia, so we usually found the holes and
dialysis. In contrast, tears, opeculated holes and macular holes were common in elderly patients, so we can
claim that RRD was the result of the traction from posterior vitreous detachment.
phòng ngừa các trường hợp có nguy cơ cao,
ĐẶT VẤN ĐỀ
đồng thời tạo tiền đề cho các nghiên cứu
Bong võng mạc (BVM) là một trong những
chuyên sâu về các phương pháp điều trị và

cấp cứu của nhãn khoa mà việc chẩn đoán sớm
phòng ngừa BVM sau này.
và điều trị kịp thời sẽ mang lại những kết quả
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
tích cực. Ngược lại, bệnh có thể dẫn đến mù
loà không hồi phục để lại hậu quả nặng nề cho
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
bệnh nhân, gia đình và xã hội. Theo AAO, tỷ lệ
Dữ liệu được thu thập trong một năm - từ
mắc mới mỗi năm của BVM có lỗ rách là
tháng 4/2004 đến tháng 3/2005. Bệnh nhân
1/10.000. Nếu cho rằng tuổi thọ trung bình là
được chọn ngẫu nhiên từ những bệnh nhân
74 tuổi thì tỷ lệ hiện mắc của BVM là 0,7% BVM có lỗ rách đến khám tại khoa Đáy mắt,
một tỷ lệ không nhỏ! Tại Khoa Đáy mắt Bệnh
Bệnh viện Mắt TP.HCM.
viện Mắt TPHCM, gần như mỗi ngày đều có 1
Chẩn đoán BVM có lỗ rách được xác định
- 2 ca BVM nhập viện. Hầu hết bệnh nhân đến
khi diện tích võng mạc bong ít nhất là một
khám muộn, khi BVM đã lan đến hoàng điểm
đường kính gai thị và lỗ rách được tìm thấy
nên kết quả điều trị còn hạn chế.
trước hay trong phẫu thuật. Những trường
Công trình nghiên cứu này thực hiện với
mục đích đưa ra một cái nhìn tổng quát về đặc
điểm mắc bệnh (tuổi, giới), ảnh hưởng của các
yếu tố nguy cơ và các hình thái lâm sàng của
BVM có lỗ rách nhằm giúp các bác sĩ chuyên
khoa trong việc chẩn đoán sớm và điều trị


hợp không tìm thấy lỗ rách cần phải được loại
trừ tất cả các loại BVM khác hay u hắc mạc có
BVM đi kèm.

2


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 3/2004 đến tháng
2/2005, có 321 bệnh nhân BVM có lỗ rách được
đưa vào nghiên cứu. Trong số bệnh nhân này,
có 10 bệnh nhân BVM cả hai mắt, trong đó, 3
mắt đã được phẫu thuật bị loại khỏi nghiên
cứu nên tổng số mắt là 328 mắt.

Phân bố theo tuổi và giới
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 43,92 ±
16,14 (nhỏ nhất là 9 và lớn nhất là 83 tuổi).
BVM hiếm gặp nhất ở trẻ em (8,7%) và thường
gặp nhất ở trung niên 40 - 59 tuổi (44,9%), trên
60 tuổi có 60 ca (18,7%).
Trong tổng số 321 bệnh nhân có 197 bệnh
nhân nam và 124 bệnh nhân nữ. Tỷ lệ nam:nữ
xấp xỉ 1,5:1.

Đặc điểm khởi phát
Thời gian khởi phát trung bình là 63,5 ±
204,9 ngày. Bệnh nhân đến sớm nhất là sau 2

ngày, muộn nhất là 7 năm.

Triệu chứng khởi phát
Có 169 mắt (51,5%) chỉ thấy giảm thị lực và
mất thị trường, 142 mắt (43,3%) ghi nhận có
triệu chứng ruồi bay hay chớp sáng, số còn lại
không biết hoặc không có triệu chứng khởi
phát.

Tần suất các yếu tố nguy cơ: (Bảng 1)
Bong dịch kính sau
142 mắt có triệu chứng của bong dịch kính
sau nhưng qua thăm khám, chỉ xác định được
113 mắt có bong dịch kính sau, thêm vào đó,
có 48 mắt có bong dịch kính sau trong khi
không ghi nhận triệu chứng cơ năng gì. Khó
xác định có hay không có bong dịch kính sau
trong nhiều trường hợp cả trên lâm sàng và
siêu âm B do tình trạng môi trường trong suốt
kém, dịch kính vẩn đục nhiều, tăng sinh dịch
kính – võng mạc, ...
Cận thị
Có 47 mắt cận thị nhẹ (14,3%), 69 mắt cận
thị nặng (21,0%) và 212 mắt không cận thị

Nghiên cứu Y học
(64,7%). Tỷ lệ cận thị ở từng nhóm tuổi chênh
lệch ít, hơi cao ở người trẻ 20 - 39 tuổi. Ở người
già, cận thị chiếm tỷ lệ này thấp hơn. Khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.


Chấn thương
Có 45 mắt có tiền sử chấn thương đụng
giập (13,7%) và 3 mắt chấn thương xuyên
(0,9%). Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc
có dấu hiệu BVM trung bình là 61 ± 134 tháng,
sớm nhất là ngay sau chấn thương và lâu nhất
là sau 40 năm. Chấn thương thường gặp nhất
ở trẻ em và thanh thiếu niên (<20 tuổi), 30 ca
BVM thì có đến 8 ca có chấn thương. Tiếp theo
là độ tuổi lao động (20 - 59 tuổi). Người già ít
gặp yếu tố nguy cơ này, chỉ có 2/60 trường
hợp. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể
Số bệnh nhân khởi phát BVM sau mổ lấy
thủy tinh thể là 48 bệnh nhân, chiếm 14,6%
tổng số bệnh nhân BVM. Trong số này, phẫu
thuật ngoài bao có đặt IOL chiếm tỉ lệ cao nhất
(30/48 bệnh nhân). Hầu hết các trường hợp
BVM xảy ra trong vòng 5 năm sau phẫu thuật
(81,3%). Thời gian từ lúc phẫu thuật đến lúc
phát hiện BVM thay đổi từ 10 ngày đến 10
năm, trung bình là 36 ± 34 tháng.
Thoái hóa võng mạc chu biên
Thoái hóa võng mạc cũng thường gặp
trong BVM có lỗ rách (30,8%), trong đó, dạng
thoái hóa hay thấy nhất là thoái hóa dậu,
chiếm tỉ lệ 13,1%.
Bảng 1. Tóm tắt tỷ lệ các yếu tố nguy cơ BVM
trong mẫu nghiên cứu.

Yếu tố nguy cơ
Số mắt
Nhẹ (< - 6D)
47
Cận thị
Nặng (≥ - 6D)
69
Tổng cộng
116
Dạng dậu
43
Búi dịch kính –
22
võng mạc
Thoái hoá võng
Nang
23
mạc
Dấu chân sên
11
Tách lớp võng mạc
2
Tổng cộng
101

%
14,3
21,0
35,3
13,1

6,7
7,0
3,4
0,6
30,8

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008
Yếu tố nguy cơ
Số mắt
Đụng dập
45
Chấn thương
Xuyên
3
Tổng cộng
48
Lấy thể thủy tinh (có hay không có IOL)
48
Tiền căn viêm dịch kính – võng mạc
14
Xuất huyết dịch kính
12
Đã bị BVM ở mắt còn lại
10
Vitrectomy
5
LASIK

1
Màng trước võng mạc
1

%
13,7
0,9
14,6
14,6
4,3
3,7
3,0
1,5
0,3
0,3

Nghiên cứu Y học
thị lực lúc nhập viện. Thời gian kéo dài chưa
hẳn có thị lực kém.

Diện tích bong
Phần lớn bệnh nhân lúc đến khám BVM đã
lan đến 2/4 (45,7%), bong khu trú chiếm 6,7%,
bong 1/4 là 14,9%, BVM toàn bộ chiếm 18,3%.

Đặc điểm bong võng mạc

Ảnh hưởng đến hoàng điểm
282 mắt (86,0%) BVM đã bong đến hoàng
điểm và 46 mắt (14,0%) BVM chưa lan đến

hoàng điểm.

Thị lực
Đa số bệnh nhân có thị lực lúc vào viện
thấp, 83,6% thị lực dưới 1/10. Thị lực từ 1/10 –
4/10 chiếm 11,5% . Thị lực 5/10 – 7/10 chiếm
3,7%. Chỉ có 1,2% thị lực ≥ 8/10. Không có mối
tương quan giữa thời gian BVM và tình trạng

Đặc điểm của rách võng mạc
Lỗ rách được tìm thấy trong 91.8% các
trường hợp, trong đó, phần lớn là 1 lỗ rách
(62,8%), 2 lỗ rách có 58 ca (17,7%), và 37 ca còn
lại có nhiều lỗ rách (11,3%). Có 27 ca không
tìm thấy lỗ rách, chiếm tỷ lệ 8,2%.

ST
206 (47,0%)

SN
55 (12,6%)

42*
(9,6%)

IT
115 (26,3%)

IN
20 (4,5%)


Hình 1. Tỷ lệ phân bố vị trí rách võng mạc. ST: thái dương trên; IT: thái dương dưới; SN: mũi trên; IN:
mũi dưới; * hoàng điểm
Trong 438 lỗ rách tìm thấy ở 328 mắt,
88,8% là lỗ rách nhỏ. Lỗ rách khổng lồ gặp ở 13
mắt. Lỗ rách hình móng ngựa hay có nắp
59,6%, lỗ rách tròn 26,9%. đứt chân võng mạc
3,9%. 9,6% là lỗ hoàng điểm.
Tăng sinh dịch kính – võng mạc: 144
trường hợp (43,9%) có tăng sinh dịch kính –
võng mạc, trong đó có khoảng 50% tăng sinh
độ B (71/144).

BÀN LUẬN
Đặc điểm phân bố tuổi và giới
Nhóm người già ≥ 60 tuổi có tỷ lệ thấp hơn
nước ngoài có thể do điều kiện kinh tế còn
thấp và không còn sức lao động nên những
người lớn tuổi không được đến khám. Có sự
khác biệt giữa tỷ lệ nam/nữ trong từng nhóm
tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

4


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

Như vậy, BVM rõ ràng có liên quan đến giới


phản ánh phần nào tình trạng đến khám muộn

tính, nam gặp nhiều hơn nữ.

của bệnh nhân.

Đặc điểm khởi phát

Đặc điểm của lỗ rách võng mạc

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 79,0% bệnh

Về vị trí của từng loại rách, chúng tôi nhận

nhân đến sớm hơn và 21,0% bệnh nhân đến

thấy, vết rách võng mạc hình móng ngựa hay

muộn hơn 1 tháng. So sánh với nghiên cứu của

có nắp thường gặp nhất ở phần tư thái dương

Cù Nhân Nại (1979 - 1984)[1]: 66,0% bệnh nhân

trên, tiếp theo là thái dương dưới và mũi trên;

đến sớm hơn và 34,0% đến muộn hơn 1 tháng,

lỗ rách tròn cũng hay gặp ở thái dương trên và


chúng ta thấy tình hình ý thức bảo vệ sức khỏe

kế tiếp là thái dương dưới (nhiều ở phía thái

của bệnh nhân đã cao hơn, đến khám sớm hơn

dương hơn phía mũi); đứt chân võng mạc thì

so với 20 năm trước, tuy vậy, vẫn còn khá muộn

có đến 12/17 (70%) trường hợp thấy ở thái

đối với tiến triển của bệnh.

dương dưới. Sự phân bố này cũng phù hợp

Các yếu tố nguy cơ

với mô tả của các y văn.

Cận thị
Ở người cận thị, tần suất lỗ rách tròn – có
lẽ trong thoái hóa dậu hay do võng mạc mỏng
– và đặc biệt là lỗ hoàng điểm cao hơn ở người
không cận thị.

Chấn thương

Ở nhóm thanh thiếu niên và người trẻ (< 40

tuổi), hình thái rách thường gặp là lỗ tròn và
đứt chân võng mạc trong khi ở nhóm trung
niên và người già (≥ 40 tuổi), hình thái thường
gặp là vết rách và lỗ hoàng điểm. Điều này có
vẻ hợp lý nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ
của từng nhóm: ở người trẻ, cận thị và chấn

Các hình thái rách đều có thể gặp trong

thương là nguy cơ phổ biến, trái lại, ở người

chấn thương, trong đó vết rách hình móng

già, yếu tố co kéo dịch kính có lẽ đóng vai trò

ngựa có hay không có lỗ rách kèm theo chiếm

chính trong cơ chế hình thành lỗ rách.

tỷ lệ cao nhất chứng tỏ yếu tố co kéo dịch kính
đóng vai trò chính trong cơ chế hình thành
BVM sau chấn thương. Bên cạnh đó, đứt chân
võng mạc gần như là hình thái gắn liền với
chấn thương (chiếm 12,5% so với 3,9% ở người
không có chấn thương) được giải thích do co
kéo ở nền dịch kính khi có lực tác động theo
trục trước sau của nhãn cầu.

Đặc điểm của bong võng mạc
Thị lực

So sánh giữa nghiên cứu của nhóm tác giả
ở các nước phát triển và nghiên cứu của chúng
tôi tại BV Mắt thì rõ ràng có khác biệt về thị
lực lúc nhập viện rất lớn. Mức độ thị lực này

- Đặc điểm tăng sinh dịch kính - võng mạc:
có sự tương quan giữa tăng sinh dịch kính –
võng mạc và hình thái lỗ rách. Vết rách có
nguy cơ tăng sinh nhiều hơn so với các hình
thái rách khác.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát và phân tích 328 mắt BVM
đến khám tại BV Mắt từ 3/2004 đến 2/2005,
chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:
- BVM có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng
thường gặp nhất ở người trên 40 tuổi, nam
nhiều hơn nữ.
- Cận thị vẫn là một yếu tố nguy cơ cao
nhất gây BVM với tỷ lệ 35,3%, tiếp theo đó là

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008
các dạng thoái hóa võng mạc chu biên với

Nghiên cứu Y học
4.


30,8% - đa phần là thoái hóa dậu.
- Lỗ rách được tìm thấy trong 91,8% trường
hợp. Vết rách chiếm đa số với 59,6%, thường

5.

6.

phân bố ở phía trên, trong khi lỗ rách tròn là
26,9% và thường ở phía thái dương nhiều hơn
phía mũi. Đứt chân võng mạc chỉ gặp trong
3,9% các trường hợp và phần lớn ở thái dương
dưới.

7.

8.

9.

- Tình trạng tăng sinh dịch kính – võng
mạc khá cao: 43,9% có tăng sinh, trong đó,

10.

khoảng 50% tăng sinh độ B.
- Liên hệ giữa yếu tố nguy cơ và hình thái

11.


lâm sàng của BVM: Ở nhóm người trẻ, nguyên
nhân thường gặp nhất là chấn thương và cận

12.

thị nên thường gặp dạng lỗ rách tròn hay đứt
chân võng mạc. Loại BVM này thường diễn

13.

tiến chậm và tự giới hạn nên đa số có kết quả
điều trị tốt. Ngược lại, người già thường gặp
vết rách hình móng ngựa hay có nắp và lỗ

14.

hoàng điểm, gợi ý nguyên nhân gây rách là do
yếu tố thoái hóa dịch kính, bong dịch kính sau

15.

co kéo. Vết rách này thường nằm ở vùng võng

16.

mạc phía trên nên có xu hướng lan nhanh do
trọng lực và do đó dễ lan đến hoàng điểm nếu

17.


bệnh nhân đến muộn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Agarwal A. (2002). Proliferative Vitreoretinopathy.
Textbook of Ophthalmology, Retina and Vitreous, (4): 2724
- 2735.
Arevalo J.F. et al (2001). Rhegmatogenous retinal
detachment in myopic eyes after LASIK: frequency,
characteristics and mechanism. J Cataract Refract Surg,
(27): 674 - 680.
Azar N.F., Davis E.A. (1999). Embryology of the Eye.
Yanoff: Ophthalmology, 1st ed., Mosby International Ltd.

18.

19.
20.

Cù Nhân Nại (1984). Nhận xét kết quả phẫu thuật trên 285
bệnh nhân bong võng mạc nguyên phát. Tập san nhãn
khoa: 6 - 14.
Đoàn Hồng Dung (2001). Đánh giá kết quả điều trị bong
võng mạc nguyên phát bằng phương pháp ấn củng mạc.
Luận văn CK cấp II.

Ghazi N.G., Green W.R. (2002). Pathology and
pathogenesis of retinal detachment. Eye, (16): 411 - 421.
Laatikainen L., Tolppanen E.M. (1985). Characteristics of
rhegmatogenous
retinal
detachment.
Acta
Ophthalmologica, (63): 146 - 154.
Lewis H., Kreiger A. E. (1999). Rhegmatogenous Retinal
Detachment, Duane’s Ophthalmology, CD – ROM ed.,
Lippincott Williams & Wilkins.
Lewis H. (2003). Peripheral retinal degenerations and the
risk of retinal detachment. Am J Ophtalmol, (136): 155 160.
Nguyễn Cường Nam (1984) Nhận định 100 ca bong võng
mạc nhập viện tại Trung tâm Mắt. Báo cáo tại hội nghị
nhãn khoa toàn quốc.
Phillip J. P., Jennifer P. C (2004). Northern New Zealand
rhegmatogenous retinal detachment study: epidermiology
and
risk
factors.
Clinical
and
Experimental
Ophthalmology, (32): 159 - 163.
Ranta P., Tommila P., Kivela T. (2004). Retinal breaks and
detachment after neodymium:YAG laser posterior
capsulotomy. J Cataract Refract Surg, (30): 58 - 66.
Sharma M. C., Chan P., Kim R. U. (2003). Rhegmatogenous
retinal detachment in the fellow phakic eyes of patients

with pseudophakic rhegmatogenous retinal detachment.
Retina, (23): 37 - 40.
Wilkinson
C.P.
(1999).
Retinal
Detachment:
Rhegmatogenous
Retinal
Detachment.
Yanoff:
Ophthalmology, 1st ed., Mosby International Ltd.
William E. B. (1988). Retinal detachment: Diagnosis and
Management, 2nd edition, J.B. Lippincott Company.
Worst J. G. F., Los L. I. (2002). Pathogenesis of Retinal
Detachment. Textbook of Ophthalmology, Retina and
Vitreous, (4): 2672 - 2673.
Xiaoxin L. et al (2003). Incidence and epidemiological
characteristics of rhegmatogenous retinal detachment in
Beijing, China. Ophthalmology (110): 2413 - 2417.
Yokoyama T. et al (2004). Charateristics and surgical
outcomes of paediatric retinal detachment. Eye, (18): 889 892.
Yorston D., Jalali S. (2002). Retinal detachment in
developing countries. Eye, (16): 353 - 358.
Zou H., Zhang X., Xu X., Wang X., Liu K., Ho P. C. P.
(2002). Epidemiology survey of rhegmatogenous retinal
detachment in Beixinjing district, Shanghai, China. Retina,
(22): 294 – 299.

6




×