Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh nghiệm bước đầu thở máy áp lực dương ngắt quãng qua mũi ở trẻ sanh non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.38 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU THỞ MÁY ÁP LỰC DƯƠNG
NGẮT QUÃNG QUA MŨI Ở TRẺ SANH NON
Cam Ngọc Phượng*, Đỗ Hữu Thiều Chương *

TÓM TẮT
Đại cương: Chiến lược rút ngắn thời gian thở qua nội khí quản bằng cách sử dụng thở máy áp lực dương
ngắt quãng qua mũi đã được áp dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào về phương
pháp hỗ trợ hô hấp này ở trẻ sanh non.
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thở máy áp lực dương ngắt quãng qua mũi.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012, thở máy áp lực dương ngắt quãng
qua mũi (NIPPV, Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation) ở trẻ sanh non. Đánh giá tỷ lệ rút nội khí
quản thành công, tỷ lệ tràn khí màng phổi, viêm ruột hoại tử, bệnh phổi mãn.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy thở máy áp lực dương ngắt quãng qua mũi ở trẻ sanh non hiệu quả giảm tỷ
lệ rút nội khí quản thất bại 4/30 (13,3%) so với thở NCPAP 26% (p = 0,02). Tỷ lệ tràn khí màng phổi, viêm
ruột hoại tử, bệnh phổi mãn lần lượt là 3,3,10, và 16,6%. Không ghi nhận trường hợp nào thủng ruột ở lô
nghiên cứu.
Kết luận: Thở máy áp lực dương ngắt quãng qua mũi ở trẻ sanh non cho thấy hiệu quả và an toàn. Cần có
nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để xác định dự hậu lâu dài như bệnh phổi mãn của nhóm trẻ thở máy áp lực
dương ngắt quãng qua mũi.
Từ khóa: thở máy áp lực dương ngắt quãng, trẻ sanh non

ABSTRACT
EARLY EXPERIENCES IN TREATMENT OF NASAL INTERMITTENT POSITIVE PRESSURE
VENTILATION FOR PRETERM NEONATES
Cam Ngoc Phuong, Do Huu Thieu Chuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 518 - 53
Background: Strategies for reducing the duration of endotracheal intubationhas been used in all over the


world. In Vietnam, this support has not been studied in preterm neonates.
Objectives: To determine safety and efficacy of Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation(NIPPV).
Methods: Prospective study, from September, 2011 to March, 2012, with the use of NIPPV. Rates of
extubation success, pneumothorax, necrotising enterocolitis and chronic lung disease were evaluated.
Results: The study showed a reduction in the risk of extubation failure for infants with Nasal Intermittent
Positive Pressure Ventilation 4/30 (13,3%) compared with NCPAP 26% (p = 0.02). The rates of pneumothorax,
necrotising enterocolitis, chronic lung disease were 3,3,10, and 16,6%, respectively. There were no reports of
gastrointestinal perforation in any of the cases.
Conclusions: Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation is safe and effective in preterm neonates.
Future trials should enroll a larger number of infants to determine longterm outcome such as chronic lung disease
in the NIPPV group.
Từ khóa: nasal intermittent positive pressure ventilation, preterm neonates
* Khoa Hồi sức sơ sinh,BV Nhi Đồng 1

Tác giả liên lạc: ThS.BS Cam Ngọc Phượng, ĐT: 0908485785, Email:

Chuyên Đề Nhi Khoa

51


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông khí không xâm lấn, phương pháp hỗ
trợ hô hấp không dùng ống thở nhân tạo xâm lấn
nhưống nội khí quản, ngày càng được sử dụng
nhiều nhằm giảm thở máy ở trẻ sanh non, và từ

đó giảm thiểu tỷ lệ bệnh phổi mãn. Thở áp lực
dương liên tục qua mũi (NCPAP, Nasal
Continuous Positive Airway pressure) là phương
pháp hỗ trợ hô hấp ban đầu cho trẻ sanh non có
hội chứng suy hô hấp. Các nghiên cứu đã chứng
minh hiệu quả có lợi của kết hợp điều trị
surfactant sớm, sau đó rút nội khí quản sớm, thở
NCPAP, để giảm nguy cơ của thở máy. Tuy
nhiên, không phải tất cả trẻ thở NCPAP sớm đều
thành công, và các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất
bại thay đổi từ 20% đến 50%, từ đó thúc đẩy việc
sử dụng thở máy áp lực dương ngắt quãng qua
mũi (NIPPV, Nasal Intermittent Positive
Pressure Ventilation) để giảm tỷ lệ thất bại này.
NIPPV là một kiểu thông khí không xâm lấn
giúp tăng hiệu quả có lợi của NCPAP, bằng cách
kết hợp NCPAP với những nhịp máy thở ngắt
quãng, và đã được áp dụng tại 53% khoa Sơ sinh
Canada từ giữa thập niện 1980. Phương pháp này
không phải không có biến chứng ở sơ sinh. Tác
giả Garland 1985 đã báo cáo một trường hợp liên
quan giữa thở NIPPV và thủng ruột. Một khoảng
thời gian dài đã qua, do thiếu những bằng chứng
tin cậy về tính an toàn của NIPPV, dẫn đến sự
khác biệt trong thực hành phương pháp hỗ trợ hô
hấp này tại các đơn vị hồi sức sơ sinh. Cochrane
năm 2009 đã chứng minh NIPPV giúp giảm tỷ lệ
rút nội khí quản thất bại hiệu quả hơn NCPAP.
Tại Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên
cứu về NIPPV trong hỗ trợ hô hấp trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và
hiệu quả của thở máy áp lực dương ngắt quãng
qua mũi so với thở áp lực dương liên tục qua mũi.

PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu tiền cứu thực hiện từ tháng
9/2011 đến tháng 2/2012, tại Khoa Hồi sức sơ sinh
Bệnh viện Nhi đồng 1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất
cả trẻ sanh non trước 37 tuần được rút nội khí

52

quản sau một thời gian thở máy. Tiêu chuẩn loại
trừ gồm những trẻ có kèm dị tật bẩm sinh nặng.
Tiêu chuẩn rút nội khí quản là áp lực hít vào đỉnh
(PIP) ≤ 16 cmH2O, áp lực dương cuối thì thở ra ≤
5 cmH2O, tần số thở máy 25 – 30 lần/phút, và
FiO2≤ 0.35.
Trong nhóm nghiên cứu thở NIPPV, chúng
tôi sử dụng máy thở chu kỳ thời gian, giới hạn áp
lực, lưu dòng liên tục. Thông số cài đặt ban đầu
gồm tần số 40 lần/ phút, áp lực hít vào đỉnh (PIP)
cao hơn PIP lúc trẻ thở máy 2 cmH2O, thường
khoảng 15 đến 20 cmH2O, PEEP 4 cmH2O, và lưu
dòng 8 đến 10 l/phút. Để tránh thất thoát áp lực,
giữ miệng trẻ kín bằng cách sử dụng dây treo
cằm. Tất cả trẻ đều được đặt ống thông dạ dày, hút
hơi trong dạ dày trước mỗi cữ ăn, để tránh chướng
hơi dạ dày.
Chúng tôi mô tả hiệu quả thở máy áp lực

dương ngắt quãng qua mũi (NIPPV, Nasal
Intermittent Positive Pressure Ventilation) ở trẻ
sanh non dựa trên đánh giá các dự hậu như tỷ lệ
rút nội khí quản thành công, tỷ lệ tràn khí màng
phổi, viêm ruột hoại tử, bệnh phổi mãn.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1:Đặc điểm trẻ thở NIPPV
Đặc điểm
Phái Nam, Số ca (%)
Tuổi thai trung bình (tuần)
Cân nặng lúc sanh trung bình (gr)
Bệnh màng trong, Số ca (%)
Điều trị surfactant, Số ca (%)

Thở NIPPV
17 (55)
28 ± 1.5
1100 ± 550
24 (80)
18 (60)

Bảng 2: Dự hậu trẻ thở NIPPV
Đặc điểm
Thời gian thở NIPPV, trung bình ±, ngày
Tràn khí màng phổi, Số ca (%)
Còn ống động mạch, Số ca (%)
Viêm ruột hoại tử, Số ca (%)
Bệnh phổi mãn, Số ca (%)
Rút nội khí quản thành công lúc 48 giờ, Số

ca (%)
Nguyên nhân rút nội khí quản thất bại:
Ứ CO2
Cơn ngưng thở nặng
FiO2> 70%

Thở NIPPV
3 ± 2,5
1 (3,3)
12 (40)
3 (10)
5 (16,6)
26 (86,7)

0
0
4 (13,3)

Đặc điểm nhóm nghiên cứu được trình bày ở
Bảng 1, với tuổi thai trung bình là 28 ± 1,5 tuần,

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
cân nặng lúc sanh trung bình từ 1100 ± 550 gr,
phái nam chiếm 55%, tỷ lệ điều trị surfactant
60%. Phân tích dự hậu những trẻ thở NIPPV
(Bảng 2) cho thấy thời gian thở NIPPV trung
bình là 3 ± 2,5 ngày. Tỷ lệ tràn khí màng phổi là

1/30 (3,3%), tỷ lệ viêm ruột hoại tử là 3/30 (10%),
tỷ lệ bệnh phổi mãn là 5/30 (16,6%).Thở máy áp
lực dương ngắt quãng qua mũi ở trẻ sanh non cho
thấy hiệu quả giảm tỷ lệ rút nội khí quản thất bại
4/30 (13,3%) so với thở NCPAP 26% (p = 0,02). Sự
khác biệt trong dự hậu giữa hai nhóm có thể do
áp lực trung bình đường thở (MAP) ở nhóm thở
NIPPV cao hơn nhóm thở NCPAP. Những
nguyên nhân chính gây rút nội khí quản thất bại
ở bệnh nhi thở NCPAP là do toan hô hấp và cơn
ngưng thở. Các tác giả nhận thấy hiệu quả quan
trọng nhất của thở NIPPV có thểở sự kích thích
thở, tránh được cơn ngưng thở và ứ CO2, vì vậy có
vai trò quan trọng giúp kiểu thở không xâm lấn
này thành công(2).
Tương tự nghiên cứu của Vineet Bhandari(1),
không có bệnh nhi nào trong nhóm nghiên cứu
gặp biến chứng thủng ruột. Chúng tôi có thể dinh
dưỡng toàn phần qua đường tiêu hoá cho trẻ
đang thở NIPPV.
NIPPV là kiểu thở có khả năng giúp tăng
thêm hiệu quả của thở NCPAP. NIPPV có lợi

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

điểm tránh đặt nội khí quản, giảm chấn thương
thanh quản và khí quản, từ đó giúp giảm tỷ lệ
bệnh phổi mãn. Điều này làm các tác giả chú ý

đến việc sử dụng kiểu thở này cho nhóm trẻ sanh
non rất nhẹ cân. NIPPV có thể đạt được mục tiêu
giảm thời gian thở qua nội khí quản ở trẻ sanh
non bằng cách giảm tỷ lệ suy hô hấp sau rút ống
nội khí quản. Nhóm trẻ thở NIPPV cho thấy giảm
tỷ lệ các triệu chứng chỉ định đặt nội khí quản lại,
đặc biệt là toan hô hấp và cơn ngưng thở. Moretti
và cộng sự đã báo cáo rằng việc sử dụng NIPPV
giúp tăng thông khí phút, làm nở phế nang bị
xẹp, và tăng dung tích cặn chức năng, từ đó giúp
giảm công thở.

KẾT LUẬN
Thở máy áp lực dương ngắt quãng qua mũi ở
trẻ sanh non cho thấy hiệu quả và an toàn so với
thở NCPAP. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn
hơn để xác định dự hậu lâu dài của nhóm trẻ thở
máy áp lực dương ngắt quãng qua mũi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Bhandari V, Nil N. Finer et al (2009). Synchronized nasal
intermittent positive pressure ventilation and neonatal
outcomes. Pediatrics124, 517-26.
Moretti C et al (2008). Nasal flow-synchronized intermittent
positive pressure ventilation to facilitate weaning in very lowbirthweight infants: Unmasked randomized controlled trial,
Pediatrics International 50, 85–91.


53



×