Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BC ĐỘC CHẤT ATROPIN, ALKALOID, CODEIN, STRYCHNINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 18 trang )

Khoa Dược


THỰC TẬP ĐỘC CHẤT
BÀI 2: CODEINE, STRYCHNINE,
ATROPINE, QUININE


I. CÁC PHẢN ỨNG CHUNG CỦA ALKALOID
 Lưu ý: Các phản ứng định tính alkaloid bằng các thuốc thử chung phải chuyển
alkaloid từ dạng base sang dạng muối tan trong nước vì các thuốc thử chung
alkaloid kém bền trong môi trường kiềm và alkaloid tạo tủa không tan với các
thuốc thử trong môi trường trung tính hoặc acid yếu.
1. PHẢN ỨNG VỚI THUỐC THỬ BOUCHARDAT
a. Nguyên tắc
- Thuốc thử Bouchardat (I2-Iodine, KI, H2O).
- Alkaloid cho tủa nâu periodur alkaloid với thuốc thử iod iodid (thuốc thử
Bouchardat). Tủa periodur alkaloid tan trong rượu và dung dịch KI.
- Phản ứng rất nhạy trừ caffein cho màu đen không cho tủa, nicotin cho tủa
vàng.

b. Cách tiến hành
1ml dịch chiết ether hoặc
chloroform

Đun cách thủy
Khô cắn
0.5 ml HCl 0.5%
Dịch acid
1 giọt TT Bouchardat


Tủa nâu đen


c. Giải thích
- Acid HCl 0.5% sẽ giúp hòa tan cắn và chuyển alkaloid dạng phân tử
sang dạng muối.
- Thuốc thử bouchardat có chứa I2 sẽ tạo kết tủa periodur alkaloid với
alkaloid khi có mặt của KI. Phức periodur alkaloid không tan có màu
nâu.
d. Kết quả
- Hiện tượng: tủa màu nâu
- Kết luận: dương tính.

2. PHẢN ỨNG VỚI THUỐC THỬ MAYER
a. Nguyên tắc
- Thuốc thử Valse-Mayer (dung dịch muối của kim loại nặng Hg dipotassium
tetraiodomercurate- K2[HgI4]).
- Các alkaloid cho với thuốc thử Mayer kết tủa iodid thủy ngân alkaloid có
màu trắng hay vàng, kết tinh hay vô định hình trong ether, cồn.
b. Cách tiến hành


1ml dịch chiết ether
hoặc chloroform
Đun cách thủy
Khô cắn
0.5 ml HCl 0.5%
Dịch acid
1 giọt TT Valse-Mayer
Tủa vàng

c. Giải thích
- Phản ứng xảy ra giữa nguyên tử kim loại nặng (Hg) trong thuốc thử với
nguyên tử nitrogen trong alkaloid tạo kết tủa iodid thủy ngân alkaloid có
màu trắng hoặc vàng, kết tinh hay vô định hình trong ether, cồn.
HgCl2 + 2KI -> HgI2 + 2KCl
HgI2 + 2KI -> K2[HgI4]
[HgI4]2-

+

[HNR3]+

->

[HNR3+]2.[HgI4]2- Phản ứng rất nhạy, kết tủa màu vàng
phần lớn các alkaloid ở nồng độ rất
loãng,
Solanin,..
d. Kết quả

trừ

Caffein,

Theobromin,

với


- Hiện tượng: tủa trắng

- Kết luận: dương tính
3. PHẢN ỨNG VỚI THUỐC THỬ DRAGENDORFF
a. Nguyên tắc
- Thuốc thử Dragendorff (Bismuth nitrate, KI, H 2O) là dung dịch muối iodid
kép bismuth và kali (KBiI4 – kali tetraiodobismutat III). Dùng để định tính
amine bậc 3 và một vài amine bậc 2.
- Các alkaloid cho với thuốc thử Dragendorff kết tủa iodid bismuth alkaloid
màu đỏ hay da cam, tan trong rượu và ether, bị phân hóa bởi các chất kiềm,
NH4OH.

b. Cách tiến hành
1ml dịch chiết ether
hoặc chloroform
Đun cách thủy
Khô cắn
0.5 ml HCl 0.5%
Dịch acid
1 giọt TT Dragendorff
Tủa cam
c. Giải thích


- Phản ứng xảy ra giữa nguyên tử kim loại nặng (Bi) trong thuốc thử
Dragendorff với nguyên tử nitrogen của alkaloid tạo kết tủa iodid bismuth
alkaloid không tan có màu vàng cam đến đỏ.

BiI3+KI↔K[BiI4] – SPU
[BiI4][HNR3]+n.[BiI4-]n

+


[HNR3]+

->

d. Kết quả
- Hiện tượng: tủa cam
- Kết luận: dương tính

II. CODEIN
1. Nguyên tắc
- Que thử 4 chân là một dụng cụ thử màu để kiểm tra sự hiện diện chất gây
nghiện có trong nước tiểu.
 MET (Methamphetamine): ma túy đá
 THC (Marijuana): cần sa
 MDMA (Methylenedioxymethamphetamine): Ecstasy, thuốc lắc
 MOP: morphine và các chất thuộc nhóm morphin (heroin,
codein,...)
- Nguyên hoạt động của que thử 4 chân: Que thử phát hiện sử dụng chất
gây nghiện MOP trong nước tiểu là xét nghiệm sắc ký miễn dịch dựa vào


nguyên lý của phản ứng cạnh tranh. Thuốc hiện diện trong mẫu nước tiểu
cạnh tranh với liên hợp thuốc ở những vị trí gắn kết kháng thể. Trong quá
trình xét nghiệm, mẫu nước tiểu thấm lên trên dọc theo màng thấm kit
thử nhờ mao dẫn. MOP nếu có mặt trong nước tiểu với nồng độ thấp hơn
200ng/ml sẽ không thể bão hoà các vị trí gắn kết của những phần tử phủ
kháng thể trên kit thử. Những phần tử này sẽ bị bắt giữ sau đó bởi liên
hợp MOP bất động và hình thành vạch màu trên vùng kết quả (khu vực
T). Vạch màu không được hình thành trên vùng kết quả nếu mức độ

MOP từ 200ng/ml trở lên vì nó bão hoà được tất cả các vị trí gắn kết của
kháng thể kháng MOP. Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét
nghiệm, một vạch màu luôn luôn xuất hiện tại vùng chứng (khu vực C)
để chứng tỏ rằng lượng mẫu đã đủ và lớp màng đã thấm tốt.
 Dương tính: nếu chỉ có 1 vạch ngang màu hồng hiện ra ngang khu
vực C
 Âm tính: có 2 vạch ngang màu hồng ở khu vực C và T
2. Kết quả
- Hiện tượng: xuất hiện một vạch ngang màu hồng ở MOP, hai vạch
ngang màu hồng ở MET, THC, MDMA
- Kết luận: dương tính với codein


III. STRYCHNINE
1. PHẢN ỨNG OTTO (OXY HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG ACID
SULFURIC ĐẬM ĐẶC
a. Nguyên tắc
- Strychnine là alkaloid có nhân indol, ở vị trí N số 9 có khả năng tạo muối
với H2SO4 và bị oxy hóa bởi kalidicromat (K2Cr2O7).
Vài giọt dịch chiết
chứa Strychnine
Đun cách thủy
Khô cắn

b. Cách tiến hành
2 giọt H2SO4 (đđ)
Dịch không màu
Vài hạt Kali bicromat
Dùng đũa kéo hạt
K2Cr2O7

Vệt tímđỏ camvàng


c. Kết quả
- Hiện tượng: kéo vệt hạt kali dichrommate có màu vàng
- Kết luận: dương tính.

2. CÁCH GIẢI ĐỘC STRYCHNINE
- Kiểm soát đường thở và hô hấp. Suy hô hấp do co cứng cơ hô hấp: đặt nội
khí quản, thở máy.
- Điều trị tình trạng tăng thân nhiệt và toan chuyển hóa nếu có.


- Hạn chế các kích thích có thể lên bệnh nhân: tiếng động, ánh sáng, thăm
khám.
- Điều trị co cứng cơ:
 Diazepam: 5-10 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại sau 5-15 phút đến khi
kiểm soát cơn giật. Trẻ em liều 0,3-0,5 mg/kg. Chú ý kiểm soát đường
thở và hô hấp.
 Midazolam: 0,1-0,3 mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch chậm trong 20-30
giây, lặp lại nếu cần.
 Thiopental: 150-300 mg tiêm tĩnh mạch chậm (3-4 mg/kg cân nặng)
trong thời gian 20-40 giây. Có thể truyền tĩnh mạch liên tục liều
không quá 2g/24 giờ.
 Thuốc giãn cơ: trong các trường hợp nặng có thể dùng pancuronium
0,06 – 0,1 mg/kg. Bệnh nhân cần đặt nội khí quản và thở máy nếu
dùng thuốc giãn cơ.
- Các biện pháp hạn chế hấp thu:
 Rửa dạ dày nếu bệnh nhân uống số lượng nhiều chưa tới 2 giờ có
nguy cơ ngộ độc cao.

 Than hoạt: liều 1g/kg cân nặng, kèm sorbitol liều gấp đôi liều than
hoạt.
 Nếu bệnh nhân có co cứng toàn thân, nguy cơ sặc cần đặt nội khí quản
trước khi rửa dạ dày.
- Các biện pháp tăng cường đào thải chất độc:
 Lọc máu ngắt quãng, lọc máu liên tục và lọc hấp phụ không có hiệu
quả. Than hoạt đa liều chưa được nghiên cứu.
- Thuốc giải độc đặc hiệu: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc
strychnine.


IV. ATROPIN
PHẢN ỨNG VITALI-MORIN
a. Nguyên tắc:
- Atropin là alkaloid có một amin bậc ba, hóa
trị một.
- Atropin sẽ bị cắt đứt liên kết ester (alkaloid)
tạo tropic acid và tropine base khi cho phản
ứng với HNO3 đậm đặc.
- Tropic acid khi tác dụng với acid HNO3 đậm đặc thì vòng thơm của tropic acid
được gắn một nhóm NO2 vào vị trí para (chất I). Ngoài ra, nhóm NO 2 cũng gắn vào
vòng thơm trên phân tử alkaloid sinh ra 4-nitroatropin (II).

- Các hợp chất nitro này có màu vàng.Hòa tan cắn của các hợp chất nitro với
acetone sau đó tác dụng với KOH 0.1N trong methanol. Cả 2 hợp chất nitro nay
đều cho màu tím đặc trưng khi tác dụng với kiềm mạnh, do tạo ra những anion
mesomeri bền vững (III).

b. Cách tiến hành



5ml atropin
Đun cách thủy
Khô cắn
5 giọt HNO3
đun cách thủy
Cắn thật khô
3ml aceton,
Vài giọt KOH 1/10N
trong methanol
Màu tím kém bền

c. Kết quả
- Hiện tượng: màu tím kém bền
- Kết luận: dương tính.

V. QUININE
Quinine là alkaloid của cây canh ki na, có chứa nhân quinolein và một nhân
quinuclidin nối với nhau bằng một chức rượu bậc 2.


Quinin cho kết tủa với những phản ứng tổng quát của
alkaloid: Valse-Mayer, Dragendorff.
1. PHẢN ỨNG HUỲNH QUANG:
a. Nguyên tắc:
- Dung dịch muối của quinine tác dụng với oxy acid (H 2SO4) cho huỳnh quang
xanh dương dưới đèn UV 365nm. Huỳnh quang này sẽ mất đi khi cho thêm
halogen của acid hoặc nước chlor, nước brom.
b. Cách tiến hành


1ml dung dich quinine +
H2SO4 0.1%
Soi UV 365nm

Dung dịch phát huỳnh
quang xanh dương

Dd HCl đậm đặc
Dung dịch mất phát
quang

c. Kết quả
- Hiện tượng


 Khi cho dung dịch sulfuric 0,1% vào dung dịch quinine và soi dưới đèn UV
365nm thấy phát huỳnh quang xanh dương

 Tiếp

tục

thêm

1ml HCl đậm đặc vào

dung dịch quinine

sẽ mất sự


phát quang đó.

- Kết luận: dương tính

VI. CHIẾT XUẤT VÀ TÌM CHẤT ĐỘC TRONG MẪU
a. Cách tiến hành:
- Giai đoạn 1: loại khỏi môi trường mọi chất làm cản trở sự chiết xuất các
chất độc.
- Giai đoạn 2: chiết xuất các chất độc trong môi trường kiềm
- Giai đoạn 3: định danh các chất độc.


Đun cách thủy 50ml dung dịch
mẫu đến 2/3 thể tích

Kiềm hóa mẫu thử
bằng NH4OH đậm đặc
Lắc với 10ml ether

Dịch chiết ether

Lớp nước trên chia vào 5
chén sứ thực hiện phản ứng
định danh độc chất

Lớp nước dưới chiết lại bằng
chloroform
Lắc với 10ml CHCl3

Dịch Chloroform


Thực hiện phản ứng định
danh độc chất


b. Định danh:

Mẫu 1

Chén 1: Tìm codein bằng que thử 4 chân
 Dương tính: mẫu 1
 Âm tính: mẫu 2, 3

Chén 2: Tìm quinine bằng phản ứng huỳnh
quang, sắc kí lớp mỏng
 Phản ứng huỳnh quang: trong dung dịch

acid

sulfuric 0,1% quinine cho huỳnh quang

xanh

dương dưới đèn UV 365nm

Quinin chuẩn

Mẫu 1

Mẫu 2


Mẫu 3

- Hiện tượng: chỉ có mẫu 2 phát huỳnh quang xanh dương, mẫu 1 và mẫu 3
không phát huỳnh quang xanh dương.
- Kết luận
 Dương tính: mẫu 2
 Âm tính: mẫu 1 và mẫu 3
 Sắc kí lớp mỏng

1 2 3 C

1 2 3 C


- Nhận xét: Vết di chuyển hơi xéo, phát quang ở UV 365nm
- Ta thấy, các vết phát quang màu xanh ở mẫu chuẩn và mẫu 2 có chỉ số
Rf gần bằng nhau.
Rf==0.54
- Kết luận: mẫu 2 và mẫu chuẩn có chứa quinine
Chén 3: Tìm strychnin bằng phản ứng OTTO
- Hiện tượng: xuất hiện vệt màu tím  đỏ cam  vàng ( dịch chiết lẫn tạp sẽ
cho màu tím  nâu đen  xanh)

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3


- Kết luận: mẫu 1, 2, 3 dương tính
Chén 4: Tìm atropin bằng phản ứng Vitali- Morin (phải tìm strynine trước, nếu
không có strychnine mới tìm atropin)
Cả 3 mẫu đều chứa strychnine => không tiến hành tìm atropin.
c. Kết luận
- Mẫu 1: Chứa Strychnine, Codein
- Mẫu 2: Chứa Strychnine, Quinine


- Mẫu 3: Chứa Strychnine



×