Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay ở người cao tuổi bằng kết hợp xương nẹp vít

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.57 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN CỔ PHẪU THUẬT
XƢƠNG CÁNH TAY Ở NGƢỜI CAO TUỔI BẰNG
KẾT HỢP XƢƠNG NẸP VÍT
Đặng Hoàng Anh*
TÓM TẮT
31 bệnh nhân (BN) bị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay (GCPTXCT), > 60 tuổi, được phẫu thuật
kết hợp xương bằng nẹp vít tại Bệnh viện 103, từ 01 - 2007 đến 07 - 2012. Kiểm tra 27 BN với thời
gian theo dõi trung bình 17,1 ± 8 tháng. Kết quả sau mổ: 100% BN liền xương, trong đó 12 BN liền
xương không di lệch, 14 BN liền xương di lệch ít và 1 BN liền lệch nhiều. Mật độ xương: 21/27 BN có
chỉ số T < - 2,5 và 6 BN có chỉ số T > - 2,5. Kết quả chung: tỷ lệ tốt và rất tốt đạt 92,6%; trung bình 7,4%.
Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị GCPTXCT ở người cao tuổi (NCT) cho kết quả khả
quan, tuy nhiên đối với những người có tình trạng thưa loãng xương nặng (chỉ số T < - 2,5); cần phải cân
nhắc chỉ định phẫu thuật vì có thể có di lệch thứ phát ổ gãy sau kết xương.
* Từ khóa: Gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay; Kết xương nẹp vít; Người cao tuổi.

Treatment outcomes of proximal humerus fractures
in elderly patients treated by fixation with plate
SUMMARY
31 patients over 60 years with proximal humeurs fractures were treated by fixation with plate at
103 Hospital from January 2007 to July 2012. We reviewed 27 patients with mean follow-up time of
17.1 ± 8 months. Results: bone union was observed in 100% of the patients, of which 12 patients
were undisplaced, 14 patients were in less displacement and one was in lots of displacement. There
were 21/27 osteoporosis patients with T-score ≤ -2.5 and 6/27 non-osteoporosis patients with T-score
> -2.5. The clinical results were graded as excellent and good in 92.6%, fair in 7.4%. In conclusion,
treating proximal humerus fractures in the elderly by internal fixation with plate showed the good
result, however, this technique should be considered for severe osteoporosis patients because of the
secondary displacement after internal fixation.
* Key words: Proximal humerus fractures; Fixation with plate; The elderly.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay chiếm
4 - 5% gãy xương và khoảng 32% gãy xương
cánh tay. GCPTXCT gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng
hay gặp ở NCT và thiếu niên. Nguyên nhân
chính là do tai nạn giao thông, tai nạn sinh
hoạt, tai nạn lao động...

Loãng xương thường xảy ra ở NCT, hậu
quả nghiêm trọng nhất của tình trạng này là
gãy xương. Gãy đầu trên xương cánh tay ở
NCT, một phần là do tình trạng loãng xương
gây nên. Để đánh giá tình trạng loãng xương,
người ta đánh giá mật độ xương bằng chỉ số
T (tính bằng công thức: T = (iMĐX - mMĐX)/SD).
Khi T ≤ - 2,5 được gọi là loãng xương.

* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Trần Đình Chiến
PGS. TS. Phạm Đăng Ninh

1


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
Có nhiều cách phân loại gãy đầu trên
xương cánh tay (qua hình ảnh X quang) như:
Kocher (1896), Ngô Bảo Khang, Campbell,
Bohler (gãy thể dạng, gãy thể khép), theo AO
và Neer C.S. (1970) có 4 mức (I, II, III, IV) [8].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách
phân loại của Neer C.S (1970).
Tuy nhiên, không có phương pháp nào
có thể áp dụng cho tất cả hình thái gãy, thể
gãy và mọi lứa tuổi. Mỗi phương pháp đều
có những ưu, nhược điểm riêng, đòi hỏi các
phẫu thuật viên lựa chọn phương pháp kết
hợp xương phù hợp. Đặc biệt, đối với BN
cao tuổi có tình trạng thưa, loãng xương,
việc lựa chọn phương pháp điều trị và phương
pháp kết hợp xương là vấn đề còn nhiều
tranh luận.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm:
- Nhận xét về hình ảnh X quang và tình
trạng loãng xương ở BN cao tuổi bị gãy kín
cổ phẫu thuật xương cánh tay.

* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN ≥ 60 tuổi, gãy
kín cổ phẫu thuật xương cánh tay, có hồ s¬
bệnh án lưu trữ.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Gãy xương bệnh lý do u xương hoặc
nang xương.
+ BN GCPTXCT kèm theo tổn thương
mạch máu, thần kinh.
+ Di chứng trước gãy xương: tổn thương
đám rối thần kinh cánh tay, liệt nửa người
do đột quỵ.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả
cắt ngang không đối chứng.
* Quy trình nghiên cứu:
- Lập danh sách, thu thập bệnh án, chụp
X quang trước và sau mổ, khi tháo nẹp vít.
- Tiếp nhận BN, khám lâm sàng và các
xét nghiệm cận lâm sàng, đo mật độ xương
(theo phương pháp hấp thụ năng lượng kép
X quang) và đánh giá chỉ số T...

- Đánh giá kết quả điều trị gãy kín cổ
phẫu thuật xương cánh tay ở BN cao tuổi
bằng kết hợp xương nẹp vít, sau đó rút ra
nhận xét về chỉ định.

- Phân độ gãy xương theo phân loại của
Neer C.S (1970).

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

- Mời tái khám, kiểm tra chức năng khớp
vai, chụp X quang và đo mật độ xương.

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
31 BN (15 BN tiến cứu, 16 BN hồi cứu)
bị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay,
≥ 60 tuổi, nguyên nhân do chấn thương, có
di lệch và được điều trị phẫu thuật kết hợp
xương nẹp vít tại Khoa Chấn thương Chỉnh

hình, Bệnh viện 103 từ 01 - 2007 đến 07 2012.

- Tiến hành phẫu thuật.
- Ghi chép vào bệnh án nghiên cứu, phân
tích đánh giá kết quả.

- Đánh giá trên cơ sở phân tích số liệu
và tiêu chuẩn Neer C.S (1970).
* Kỹ thuật mổ:
- Tư thế BN: BN nằm ngửa, kê gối dưới
vai.
- Các thì mổ:
Thì 1: bộc lộ tổn thương: có hai đường
mổ chính:
+ Đường rãnh Delta ngực (đường Ollier).

2


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
+ Đường Neer cải biên.
Thì 2: đánh giá thương tổn: bộc lộ ổ gãy,
kiểm tra đánh giá chính xác mức độ tổn
thương: đường gãy, số mảnh gãy, diện gãy.
Thì 3: xử trí tổn thương. Nắn chỉnh ổ gãy
về vị trí giải phẫu. Uốn nẹp, lựa chọn vị trí
đặt nẹp để không hạn chế vận động khớp
vai. Khoan và bắt vít xốp đầu trung tâm và
vít cứng ở đầu ngoại vi. Kiểm tra lại vị trí
các mảnh gãy, độ vững chắc của ổ gãy và

biên độ vận động của khớp vai. Trong
trường hợp có sai khớp vai kèm theo, cần
nắn chỉnh, đặt lại khớp. Sau đó, tiến hành
kết hợp xương.
Thì 4: ®óng vết mổ.
* Đánh giá kết quả xa: theo tiêu chuẩn
của Neer C.S (1970), gồm 4 mức độ: rất tốt
(90 - 100 điểm), tốt (80 - 89 điểm), trung bình
(70 - 79 điểm) và kém ( < 70 điểm).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Phân loại mức gãy theo tiêu chuẩn
Neer C.S 1970.
Bảng 1:
MỨC
GÃY

CƠ CHẾ
n

%

Trực tiếp Gián tiếp

I

3

5


8

25,83%

II

13

2

15

48,38%

III

4

2

6

19,35%

IV

2

1


2

6,44%

Tổng

21

10

31

100%

Trong nghiên cứu gặp chủ yếu BN gãy
mức II và mức III, mức IV gặp ít nhất (6,44%).
Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm

Cường Đường (2010) [1]: mức II và mức III
là 83,34%, mức IV là 14,58%.
Trong nhóm nghiên cứu: 8 BN gãy mức I,
trong đó: 2 BN đường gãy kéo dài tới 1/3
trên xương cánh tay; 6 BN còn lại được
điều trị bảo tồn, nhưng bị di lệch thứ phát.
23 BN gãy mức II, mức III và mức IV di
lệch nhiều, nắn chỉnh khó khăn.
* Kết quả điều trị: liền vết mổ: 30/31 BN
(96,77%) liền vết mổ kỳ đầu, 1/31 BN (3,23%)
nhiễm khuẩn vết mổ nông.
2. Mật độ xƣơng cổ phẫu thuật xƣơng

cánh tay trƣớc điều trị.
Trong 15 BN tiến cứu được đo mật độ
xương trước mổ tại cổ xương đùi và cổ
phẫu thuật xương cánh tay, trong đó: 11 BN
bị loãng xương với chỉ số T đo tại CPTXCT
< - 2,5. 2 BN có chỉ số T trong khoảng - 2,5
đến - 1,1 và 2 BN có chỉ số T > -1. Tình trạng
thưa loãng xương là nguyên nhân chính gây
gãy xương nói chung và GCPTXCT nói riêng
ở ng-êi cao tuæi (NCT). Vì vậy, ngoài việc
điều trị gãy xương, cần phải quan tâm đúng
mức tình trạng thưa loãng xương. Để ổ gãy
xương nhanh liền, đòi hỏi BN phải được
hướng dẫn các biện pháp dự phòng và điều
trị loãng xương.
3. Kết quả điều trị.
* Kết quả gần:
+ Diễn biễn tại vết mổ: 30 BN liền kỳ
đầu, 1 BN (3,23%) bị nhiễm khuẩn nông.
Đây là BN nữ 81 tuổi, có bệnh lý đái tháo
đường týp II.
+ Kết quả nắn chỉnh ổ gãy sau mổ: 21 BN
(67,74%) được nắn chỉnh về đúng hình thể
giải phẫu, di lệch ít: 10 BN (29,04%). 30 BN
đặt nẹp đúng vị trí, 1 BN nẹp chọn hơi ngắn

3


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

ở đầu ngoại vi, 2 BN vít hơi dài qua giới
hạn sụn khớp.
* Kết quả xa: kiểm tra 27 BN, thời gian theo
dõi trung bình: 17,1 ± 8 tháng.
+ Kết quả liền xương chắc ở 100% BN,
trong đó, liền xương không di lệch 44,44%,
di lệch ít 51,86%, di lệch nhiều 3,70%, không
có BN khớp giả và tiêu chỏm. Kết quả này
có tỷ lệ liền xương không di lệch và di lệch
ít thấp hơn trong nghiên cứu của Đoàn Ngọc
Giang Lâm [2] (100%) và nghiên cứu của
Nguyễn Việt Trung [3] (97,5%). Tuy nhiên,
tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn các tác giả trên. Ở NCT, chất
lượng xương đầu trên xương cánh tay kém
hơn ở người tuổi trẻ, tuổi trung niên. Do
vậy, khi gãy xương người già thường gãy
phức tạp nhiều mảnh, đồng thời kết hợp
xương bằng nẹp vít, thường không vững
chắc so với ở người trẻ tuổi.
+ Mật độ xương sau phẫu thuật: 21 BN
(77,79%) chỉ số T ≤ - 2,5 và 6 BN chỉ số
T > - 2,5.

* Sai sót kỹ thuật và biến chứng:
- 2 BN vít xốp quá dài, vượt qua giới hạn
của sụn khớp, hạn chế động tác dạng vai < 800.
- 1 BN bị liền lệch thứ phát sau mổ.
Nguyên nhân là do nẹp chọn ngắn, vít bắt ở
đầu ngoại vi ít (2 vít), đồng thời người bệnh

có tình trạng loãng xương nặng (T < - 4,0:
đo ở cổ phẫu thuật xương cánh tay).

X quang chụp sau mổ 1 ngày

+ Kết quả phục hồi chức năng khớp vai
đạt rất tốt và tốt: 96,3%.
* Đánh giá kết quả chung (n ═ 27):
Rất tốt (90 - 100 điểm): 11 BN (40,74%);
tốt (80 - 89 điểm): 14 BN (51,86%); trung
bình (70 - 79 điểm): 2 BN (7,40%); kém
(< 70 điểm): 0 BN.
Kết quả này có tỷ lệ tốt và rất tốt cao
hơn trong nghiên cứu của Hintermann B.
(78,9%) [4]. Tỷ lệ đạt tốt và rất tốt của
chúng tôi tương đương với kết quả của
Wijgman A.J và Phạm Cường Đường [1],
nhưng thấp hơn kết quả trong nghiên cứu
của Monoot P [7].

X quang chụp sau mổ 16 tháng
Hình 1: Hình ảnh X quang liền
lệch sau mổ.

4


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
KẾT LUẬN
- Đặc điểm X quang: gãy mức I: 25,83%;

gãy mức II: 48,38%; gãy mức III: 19,35% và
gãy mức IV: 6,44%.
- Tình trạng loãng xương: 15 BN tiến
cứu được đo mật độ xương trước mổ, trong
đó 11 BN bị loãng xương với chỉ số T đo tại
cổ phẫu thuật xương cánh tay < - 2,5. 2 BN
có chỉ số T trong khoảng - 2,5 đến - 1,1 và
2 BN có chỉ số T > -1. Sau mổ, 27 BN được
đánh giá kết quả xa: chỉ số T < - 2,5 ở
21/27 BN (77,79%).
- Kết quả điều trị: rất tốt 40,74 %; tốt
51,86%; trung bình 7,40%.
Biến chứng: 1 BN bị nhiễm khuẩn nông,
2 BN bị hạn chế vận động khớp, liền lệch
thứ phát 1 BN.
Chỉ định điều trị GCPTXCT ở NCT bằng
phẫu thuật đối với các trường hợp có di
lệch lớn, không thể nắn chỉnh được. Tuy
nhiên, phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít
phải cân nhắc khi có tình trạng loãng xương
nặng. Sau mổ cần lựa chọn thời gian và
phương pháp tập phục hồi chức năng phù
hợp, tránh di lệch ổ gãy tứ phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Cường Đường. Đánh giá kết quả
điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay
người lớn bằng phẫu thuật kết xương nẹp vít.
Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp 2. Học viện
Quân y. Hà Nội. 2010.
2. Đoàn Ngọc Giang Lâm. Đánh giá kết quả

điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay ở
người lớn tuổi bằng phẫu thuật kết xương nẹp
vít. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y.
Hà Nội. 2003.

3. Nguyễn Việt Trung. Đánh giá điều trị
GCPTXCT di lệch bằng chùm kim Kirschner nội
tủy kín ngược dòng dưới màn tăng sáng. Báo
cáo tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật. Bệnh viện
Nhân dân Gia Định. Thành phố Hồ Chí Minh.
2009.
4. Hintermann B, Trouillier H.H, Schafer D.
Rigid internal fixation of fractures of the proximal
humerus in older patient. J Bone Joint Surg Br.
2000, Nov, 82 (8), pp.1107 -1112.
5. Kanis J.A, Oden A, Johnell O, Johnsson B,
de Laet C, Dawson A. The burden of osteoporotic
fractures: a method for setting intervention thresholds.
Osteoporos Int. 2001, 12 (5), pp.417-427.
6. Karol Z, Leif A, Sperber A, Tornkvist H.
Treatment of displaced proximal humeral fractures
in elderly patients. J Bone Joint Surg [Br]. 1997,
79-B, pp.412-417.
7. Moonot P, Ashwood N, Hamlet M. Early
results for treatment of three- and four-part
fractures of the proximal humerus using the
PHILOS plate system. Journal of Bone &
Joint Surgery. British Volume. 2007, 89-B (9),
pp.1206-1209.
8. Neer C.S. Displaced proximal humeral

fractures. Part I. Classification and evaluation.
J Bone Joint Surg. 1970, 52( 6), pp.1077-1089.
9. Solberg BD, Moon CN, Franco DP,
Paiement G.D. Locked plating of 3- and 4-part
proximal humerus fractures in older patients: the
effect of initial fracture pattern on outcome.
J Orthop Trauma. 2009, Feb, 23 (2), pp.113-119.

Ngày nhận bài: 10/1/2013
Ngày giao phản biện: 27/1/2013
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013

5


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

6



×