Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi tiêu hóa (ERCP) trong mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.51 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

 BƯỚC ĐẦU ĐANH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI 
SOI CẮT TÚI MẬT KẾT HỢP NỘI SOI TIÊU HÓA (ERCP) 
 TRONG MỔ 
Sử Quốc Khởi*, Nguyễn Tấn Cường**, Trương Công Thành*, Đào Xuân Cường*, Danh Canh*  

TÓM TẮT 
Mở đầu: Theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ sỏi ống mật chủ kết hợp sỏi túi mật là 6‐15%, tỷ lệ này gia tăng theo 
tuổi. Các nghiên cứu khác cho thấy trong mổ cắt túi mật nội soi thì có 3‐14,7% trường hợp có sỏi ống mật chủ. 
Do đó, việc xử lý đồng thời sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ đã được chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng phẫu 
thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi tiêu hóa (ERCP) lấy sỏi tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang nhằm mục tiêu 
bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi tiêu hóa (ERCP) trong mổ điều trị sỏi 
ống mật chủ kèm sỏi túi mật. 
Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu trên tất cả bệnh nhân sỏi ống mật chủ đồng thời có sỏi túi mật 
tại khoa ngoại tổng quát bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013. 
Kết quả: 5 trường hợp, 2 Nam, 3 Nữ, tuổi tung bình: 46,12 ± 6,25 tuổi, tỷ lệ thành công 100%, thời gian 
mổ: 78 ± 21,9 phút, 02 trường hợp phẫu thuật cấp cứu, thời gian nằm viện: 3,6 ± 1,2 ngày, không TH tai biến 
biến chứng. 
Kết luận: Cắt túi mật nội soi kết hợp ERCP trong mổ điều trị một thì sỏi ống mật chủ và sỏi túi mật bước 
đầu nhận thấy đây là một phẫu thuật an toàn, tỷ lệ thành công cao, áp dụng được những trường hợp cấp cứu, ít 
tai biến biến chứng, rút nắn thời gian nằm viện. 
Từ khóa: sỏi ống mật chủ, chụp mật tụy ngược dòng, cắt túi mật nội soi 

ABSTRACT 
EVALUATION THE INITIAL RESULT OF LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY ASSOCIATED 
INTRAOPERATIVE DIGESTIVE ENDOSCOPY (ERCP) 
Su Quoc Khoi, Nguyen Tan Cuong, Truong Cong Thanh, Dao Xuan Cuong, Danh Canh  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 316 ‐ 320 


Introduction:  According  to  researches,  rate  of  cholecystocholedolithiasis  is  6‐15%  of  symptomatic 
gallstones,  older  age  is  associated  with  higher  rate.  In  another  one,  rate  of  choledocholithiasis  of  laparoscopic 
cholecystectomy  is  3‐14,7%.  However,  we  studied  one  stage  treatment  for  cholecystocholedocholithiasis  by 
laparoscopic cholecystectomy associated intraoperaive ERCP procedure with objective: evaluation the initial result 
of laparoscopic cholecystectomy associated intraoperative digestive endoscopy (ERCP) treating choledocholithiasis 
combined gallstones. 
Materials  and  methods:  Descriptive  prospective  study  in  all  cases  of  cholecystocholedocholithiasis  at 
general surgical department of Kien Giang general hospital from Nov 2012 to Feb 2013. 
Results: 05 cases with 02 males, 03 females. The mean age 46,12 ± 6,25 years old, success rate is 100% of 
cases, operative time is 78 ± 21,9 minutes, emergency operation has two cases, mean hospital stay time is 3,6 ± 1,2 
days, no complications. 
Conclusions: Laparoscopic cholecystectomy associated intraoperative ERCP is a safe procedure with high 
* Bệnh viện Kiên Giang, ** Trường ĐHYD TP HCM 
Tác giả liên lạc: ThS Sử Quốc Khởi 
 ĐT: 0913121780 

316

 Email:  

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học

success rate, low complication rate, applying for emergency cases and reduces mean hospital stay time.  
Key  words:  cholecystocholedolithiasis,  intraoperative  Endoscopic  retrograde  cholangiopancreatography, 
laparoscopic cholecystectomy 


MỞ ĐẦU 
Sỏi mật là một bệnh phổ biến. Ở Việt Nam, 

đồng  thời  có  sỏi  ống  mật  chủ  đường  kính  < 
20mm.  

thì có 3‐14,7% trường hợp có sỏi ống mật chủ(8,9). 

‐Tiêu chuẩn loại trừ 
Sỏi nhánh gan, tuổi < 18 tuổi, ASA IV và V, 
đã cắt dạ dày, nghi ngờ ung thư đường mật, rối 
loạn đông máu. 

Hiện  nay,  những  trường  hợp  đồng  thời  sỏi  túi 

Phương pháp nghiên cứu 

tỷ  lệ  sỏi  ống  mật  chủ  kết  hợp  sỏi  túi  mật  là  6‐
15%, tỷ lệ này gia tăng theo tuổi(1,2). Các nghiên 
cứu khác cho thấy trong mổ cắt túi mật nội soi 

mật  và  sỏi  ống  mật  thì  phương  pháp  điều  trị 

Mô tả tiến cứu. 

thường  áp  dụng  nhất  là:  thực  hiện  nội  soi  tiêu 

Phương pháp tiến hành 


hóa  (ERCP),  cắt  cơ  vòng  Oddi  lấy  sỏi  ống  mật 

Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư thế 
nằm  ngữa,  sẽ  được  thực  hiện  nội  soi  mật  tụy 
ngược  dòng,  luồn  dây  dẫn  (guidewire)  vào 
đường mật, sau đó cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi, và 
chụp  hình  lại  đường  mật  ngay  trên  bàn  mổ  để 
xác  định  sạch  sỏi  ống  mật  chủ.  Ngay  sau  thưc 
hiện ERCP bệnh nhân sẽ được cắt túi mật nội soi 
thường quy. 

chủ sau đó phẫu thuật nội soi cắt túi mật(2). Thời 
gian  lý  tưởng  để  thực  hiện  cắt  túi  mật  nội  soi 
không được xác định, thường 3‐7 ngày, thời gian 
nằm  viện  kéo  dài  và  tốn  kém(3).  Mặt  khác,  khi 
làm  ERCP  thì  chỉ  tiền  mê,  bệnh  nhân  sợ,  buồn 
nôn. Nếu chịu đựng kém có thể thực hiện ERCP 
không thành công. Mặt khác, một số trường hợp 
thực  hiện  ERCP  thất  bại  do  luồn  dây  dẫn  vào 
nhú  Vater không được, nếu  phối  hợp  với  phẫu 
thuật  nội  soi  cắt  túi  mật  thì  tỉ  lệ  thành  công  sẽ 
cao hơn(6). Vì vậy, để hạn chế những nhược điểm 
trên  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này  nhằm 
mục  tiêu:  bước  đầu  đánh  giá  kết  quả  phương 
pháp phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp với 
nội soi tiêu hóa trong mổ điều trị sỏi túi mật và 
ống mật chủ. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 

Tất cả bệnh nhân sỏi ống mật chủ kèm sỏi 
túi  mật  được  thực  hiện phẫu  thuật nội  soi  cắt 
túi mật kết  hợp nội soi  tiêu hóa (ERCP) trong 
mổ  tại  khoa  Ngoại  Tổng  Quát  bệnh  viện  đa 
khoa  Kiên  Giang  từ  tháng  10  năm  2012  đến 
tháng 2 năm 2013. 

Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh  nhân  sỏi  túi  mật,  viêm  túi  mật  cấp 

 Các  biến  số  cần  nghiên  cứu  được  thu  thập 
theo  bệnh  án  mẫu  như:  tuổi,  giới,  triệu  chứng 
lâm  sàng,  cận  lâm  sàng,  thời  gian  mổ,  tai  biến 
trong  mổ,  biến  chứng hậu  phẫu, thời  gian nằm 
viện, vv…  
 Đánh  giá  kết  quả  chúng  tôi  dựa  vào:  diễn 
biến  lâm  sàng  hậu  phẫu,  và  các  tai  biến,  biến 
chứng trong hậu phẫu và mức độ cải thiện của 
bệnh nhận. Kết quả được chia ra các mức độ:  
Tốt: Trong mổ không có tai biến và hậu phẫu 
không  có  biến  chứng  bệnh  nhân  ổn  định  xuất 
viện, không còn  các triệu  chứng như trước  mổ, 
siêu  âm  sạch  sỏi,  bilirubin,  men  tụy  trong  giới 
hạn bình thường.  
Trung  bình:  Trong  mổ  và  hậu  phẫu  có  tai 
biến, biến chứng nhưng đươc phát hiện và xử lý 
kịp  thời,  không  ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  và  di 
chứng về sau. 
Kém:  Có  tai  biến  trong  mổ  hay  biến  chứng 
sau mổ. Phải mổ lại để giải quyết nguyên nhân  

‐Số  liệu  được  xử  lý  bằng  phần  mềm  SPSS 
11.5. 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013

317


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 
KẾT QỦA 
Trong thời gian tháng 10/2012‐ 02/2013 thực 
hiện 05 trường hợp (TH):  
‐Giới: 2 Nam, 3 Nữ 
‐Tuổi trung bình: 46,12 ± 6,25 tuổi, nhỏ nhất 
39 tuổi, lớn nhất 55 tuổi.  
‐Triệu  chứng  lâm  sàng:  tất  cả  5TH  đều  có 
biểu hiện vàng da, 2 trường hợp biểu hiện viêm 
túi mật cấp: đau hạ sườn phải, sốt, Murphy (+). 
‐Xét  nghiệm:  Tất  cả  5TH  đều  tăng  biliubin 
trực  tiếp:  6,2‐22mmol/l,  CA19‐9  trong  giới  hạn 
bình thường. 
‐Hình  ảnh  học:  Siêu  âm,  5TH  đều  xác  định 
được sỏi túi mật, 2TH thành túi mật dầy 5mm và 
6mm, 3TH còn lại thành túi mật không dầy, sỏi 
ống  mật  chủ  8‐18mm,  ống  mật  chủ  10‐22mm, 
không ghi nhận bất thường khác. 
‐Phẫu thuật cấp cứu: 02TH, chương trình: 03 
TH 

‐Tỷ lệ thành công 100% 
‐Thời  gian  ERCP:  22  ±  5,4  phút  nhanh  nhất 
15 phút, chậm nhất 30 phút 
‐Thời gian cắt túi mật: 56 ± 25,7 phút nhanh 
nhất 30 phút, chậm nhất 90 phút 
‐Thời gian mổ: 78 ± 21,9 phút nhanh nhất 50 
phút, chậm nhất 110 phút. 
‐Thời gian nằm viện: 3,6 ± 1,2 ngày, sớm nhất 
2 ngày, châm nhất 5 ngày 
‐Không TH tai biến biến chứng. 
‐100% kết quả tốt, không có trường hợp kết 
quả trung bình, kém. 
‐Các bệnh nhân được theo dõi 1‐3 tháng, tình 
trạng bệnh nhân tốt. 

BÀN LUẬN 
Trong lô nghiên cứu có 2TH giới nam, 3TH 
giới nữ. Theo Greca(4) giơi nữ chiếm tỷ lệ 75 % 
cao hơn nam 25% (p<0,05), trung bình 58 tuổi. 
Sự khác biệt phân bố theo giới tính theo chúng 
tôi  có  thể  do  nội  tiết  tố  của  nữ  tuổi  mãn  kinh 
nồng  độ  estrogen  làm  sự  bảo  hòa  cholesterol 
trong  mật  và  progesterol  làm  giảm  khả  năng 
co bóp túi mật và ống mật chủ dẫn đến ứ mật 

318

dễ hình thành sỏi, vì vậy gặp ở nữ nhiều hơn 
nam.  Mặt  khác,  yếu  tố  phụ  nữ  mắc  bệnh  sỏi 
mật  tăng  hơn  nam  là  có  thể  do  sinh  đẻ  làm 

thay đổi nội tiết tố nữ. 
100%  TH  có  biểu  hiện  tắc  mật:  vàng  da, 
bilirubin tăng, không có TH nào tăng CA19‐9 và 
cả 05TH đều ghi nhận sỏi ống mật chủ, ống mật 
chủ  dãn  qua  siêu  âm  hoặc  chụp  cắt  lớp  điện 
toán.  Theo  Mario(7)  ghi  nhận  sỏi  ống  mật  chủ 
94,5%TH và chỉ định cho cả TH nghi ngờ sỏi ống 
mật  chủ,  loại  trừ  nghi  ngờ  bệnh  lý  ác  tính  ở 
đường  mật  và  những  TH  có  biểu  hiện  tắc  mật 
nhưng  không  ghi  nhận  sỏi  sẽ  được  chụp  cộng 
hưỡng từ đượng mật (MRCP) trước mổ. 
Phẫu thuật cấp cứu 02 TH có biểu hiện viêm 
túi mật cấp: sốt, đau hạ sườn phải, Murphy (+), 
siêu âm thành túi mật dầy, ngấm dịch quanh túi 
mật nên chúng tôi tiến hành phẫu thuật cấp cứu. 
Theo dõi hậu phẫu bệnh nhân đều ổn định, xuất 
viện sau 05 ngày. Tác giả Mario(6) cũng áp dụng 
cho  những  trường  hợp  cấp  cứu,  kết  quả  tốt. 
Chúng tôi nghĩ đây là một phương pháp có thể 
áp dụng cho cấp cứu an toàn. 
Tỷ lệ thành công 100%TH. Theo Mario(7) tỷ lệ 
thành  công  95,5%.  cũng  theo  Mario  khi  nghiên 
cứu thực hiện nghiên cứu tiền cứu so sánh ngẫu 
nhiên  giữa  2  nhóm:  ERCP  trước  sau  đó  cắt  túi 
mật nội soi và nhóm cắt túi mật nội soi kết hợp 
ERCP trong mổ thì thấy nhóm cắt túi mật nội soi 
kết hợp ERCP trong mổ có tỷ lệ thành công cao 
hơn: 95,6% so với 80% ( p = 0,06) nhưng theo tác 
giả  Ahmed(3)  thì  tỷ  lệ  thành  công  làm  sạch  sỏi 
của  hai  phương  pháp  này  tương  đương  nhau. 

Theo  Tzovaras(6)  áp  dụng  kỹ  thuật  này  cho  22 
trường hợp bệnh nhân sỏi túi mật và sỏi ống mật 
chủ  thực hiện  ERCP trước  mổ thất bại,  và tỷ  lệ 
thành công 95,45%. ERCP thất bại do không luồn 
được  guidwire  vào  nhú  Vater  chiếm  4‐18%  TH 
phụ thuộc vào giải phẫu vùng quanh bóng Vater 
và kinh nghiệm của người bác sĩ nội soi. Nguyên 
nhân thất bại vì lý do giải phẫu không luồn được 
guidwire là túi thừa cạnh tá tràng, trong khi một 
số bệnh nhân yêu cầu phải gây mê vì nhiều lý do 
khác  nhau  và  kết  luận  rằng  kỹ  thuật  này  rất  lý 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
tưởng để điều trị sỏi túi mật đồng thời có sỏi ống 
mật  chủ  đặc  biệt  những  trường  hợp  thất  bại 
ERCP  trước  đó.  Theo  chúng  tôi  ưu  điểm  của 
phương pháp này là có thể phối hợp giữa nội soi 
ống  mềm  và  phẫu  thuật  nội  soi,  đặc  biệt  là 
những trường hợp ERCP gặp khó khăn luồn dây 
dẫn vào nhú Vater, lúc đó người phẫu thuật viên 
có thể luồn dây dẫn từ ống túi mật xuống sẽ dễ 
dàng  hơn,  tỷ  lệ  thành  công  sẽ  cao  hơn.  Theo 
chúng tôi đây là một phương pháp có tỷ lệ thành 
công cao do phối hợp được phẫu thuật nội soi và 
nội soi tiêu hóa. 
Thời  gian  mổ  trung  bình  là  78  ±  21,9  phút 
nhanh  nhấtlà    50  phút,  chậm  nhất:  110  phút. 

Thời gian ERCP trung bình : 22 ± 5,4 phút, thời 
gian mổ trung bình của chúng tôi có kéo dài vì 
có hai trường hợp viêm túi mật cấp, phải phẫu 
thuật cấp cứu. Theo Tzovaras(4) một nhược điểm 
của phương pháp này là yếu tố thời gian, đây là 
nhược  điểm  nhỏ  không  ảnh  hưởng  nhiều  đến 
tiên lượng bệnh nhân. 
Thời gian nằm viện: 3,6 ± 1,2 ngày, sớm nhất 
2  ngày,  chậm  nhất  5  ngày,  những  TH  túi  mật 
không  viêm  cấp,  xuất  viện  sau  02  ngày,  những 
TH viêm túi mật cấp, có đặt ống dẫn lưu ổ bụng 
thì  thời  gian  nằm  viện  lâu  hơn.  Nhưng  nhìn 
chung  thời  gian  nằm  viện  ngắn  hơn  phương 
pháp khác. Theo Ahmed(3), khi thực hiện nghiên 
cứu so sánh 198 TH giữa ERCP trước mổ sau đó 
cắt túi mật với nhóm cắt túi mật kết hợp ERCP 
trong  mổ  thấy  thời  gian  nằm  viện  của  nhóm 
ERCP trong mổ ngắn hơn 1,3 ngày so với 3 ngày 
của  nhóm  ERCP  trước  mổ  và  kết  luận  cả  2 
phương pháp này là lý tưởng nhưng khi có đủ 
kinh nghiệm và phương tiện, cắt túi mật nội soi 
kết hợp ERCP trong mổ, điều trị một thì sẽ được 
ưu tiên chọn lựa do giảm thời gian nằm viện, giá 
thành, giảm những trường hợp thực hiện ERCP 
không  cần  thiết,  loại  bỏ  nhu  cầu  trở  lại  phòng 
mổ khi ERCP thất bại. Tuy nhiên, lựa chọn điều 
trị  tốt  nhất  cho  bất  cứ  bệnh  nhân  nào  có  đồng 
thời sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ phải dựa vào 
nhân lực và phương tiện có sẵn. Theo Jiong Lu(6) 
ngay cả tiêu chuẩn chọn bệnh nghiêm ngặt nhất 


Nghiên cứu Y học
thì trên 10% trường hợp ERCP trước mổ là bình 
thường và chỉ có 10‐60 % trường hợp có sỏi lúc 
làm  ERCP.  Vì  vậy  ERCP  trong  mổ  giúp  giảm 
thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ ERCP trước mổ, 
giảm nhu cầu trở lại phòng mổ không cần thiết. 
Theo chúng tôi, phương pháp điều trị một thì sẽ 
giảm  đáng  kể  thời  gian  nằm  viện,  góp  phần 
giảm chi phí điều trị cho người bệnh. 
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi chưa gặp 
các tai biến biến chứng như viêm tụy, chảy máu, 
thủng tá tràng hay rò mật sau mổ,…Vì số lượng 
còn ít nên chưa đánh giá hết được tính an toàn 
của  phương  pháp  này  nhưng  bước  đầu  nhận 
thấy  đây  là  một  phẫu  thuật  kết  hợp  an  toàn. 
Theo Rabago(7) và Greca(4) cắt túi mật nội soi và 
ERCP  trong  mổ  là  một  phẫu  thuật  an  toàn,  tai 
biến  biến  chứng  thấp.  Nếu  ERCP  sử  dụng  kỹ 
thuật luồn dây dẫn từ túi mật xuống tá tràng (kỹ 
thuật rendezvous) thì tai biến thấp hơn phương 
pháp  ERCP  chuẩn,  đặc  biệt  giảm  viêm  tụy  cấp 
sau  ERCP  do  không  bị  lạc  vào  ống  tụy,  áp  lực 
bơm thấp. Theo Ahmed(3), không có sự khác biệt 
tỷ lệ tai biến, biến chứng giữa nhóm ERCP trước 
mổ  và  nhóm  cắt  túi  mật  nội  soi  kết  hợp  ERCP 
trong  mổ.  Theo  chúng  tôi  đây  là  một  phương 
pháp an toàn.  
Theo  dõi  bệnh  nhân  1‐3  tháng  bệnh  nhân 
đều  ổn  định,  chưa  có  trường  hợp  nào  có  biến 

chứng muộn. 

KẾT LUẬN 
Phẫu  thuật  nội  soi  cắt  túi  mật  kết  hợp 
ERCP  trong  mổ  điều  trị  một  thì  sỏi  ống  mật 
chủ và sỏi túi mật bước đầu nhận thấy đây là 
một phẫu thuật an toàn, thực hiện không quá 
khó,  tỷ  lệ  thành  công  cao,  ít  tai  biến  biến 
chứng,  rút  nắn  thời  gian  nằm  viện,  tránh  khó 
chịu  cho  người  bệnh,  có  thể  áp  dụng  điều  trị 
một  thì  cho  những  trường  hợp  cấp  cứu.  Cần 
nghiên  cứu  với  mẩu  lớn  hơn  nhằm  đánh  giá 
hết  những  ưu  nhược  điểm  của  phương  pháp 
này  và  khắc  phục  những  nhược  điểm  của 
phương pháp điều trị hai thì đang tồn tại. 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013

319


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Ahmed  A.,  EI  Geidie  (2011)  “Preoperative  versus 
intraoperative endoscopic sphincterotomy for management of 
common bile duct stones” Surg Endosc 25, pp 1230‐1237. 

Đỗ  Trọng  Hải,  Nguyễn  Hoàng  Bắc,  Nguyễn  Thúy  Oanh 
(2008) Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả các phương 
pháp điều trị sỏi ống mật chủ kèm sỏi túi mật Y Học TP.Hồ 
Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4, trang 284‐290. 
Greca  G.  (2010), “Simultanous  laparoendoscopic  rendezvous 
for the treatment of cholecystocholecholithiasis” Surg endosc, 
24,pp 769‐780. 
Hong  D‐F,  Xin  Y,  Chen  D.W  (2006)  “  Comparison  of 
laparoscopic  cholecystectomy  combined  with  intraoperative 
endoscopicsphincterotomy and laparoscopic exploration of th 
common  bile  duct  for  cholcystocholedocholithiasis”  Surg 
Endosc 4, pp 424‐427. 
Lu J, Cheng Y. (2012) “Two‐stage vs single‐stage management 
for  concomitant  gallstones  and  common  bile  duct  stones” 
World Journal of Gastroenterology‐ 18(24) pp 3156‐3166. 
Morino M, Baracchi F, Miglietta C, Furlan N, Ragona R,  and 
Garbarini A (2006) “Preoperative endoscopic sphincterotomy 
versus  laparoendoscopic  rendezvous  in  patients  with 

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

gallbladder and bile duct stones” Annals of surgery vol 244(6) 
– pp 889‐896 
Nguyễn  Đình  Hối,  Nguyễn  Mậu  Anh  (2012)  Bệnh  sỏi  mật, 
nhà xuất bản y học, trang 49‐61 
Rabago LR (2012) “ Single‐stage treatment with intraoperative 
ERCP:  management  of  patients  with  possible 
choledocholithiasis  and  gallbladder  in  situ  in  a  non‐tertiary 
Spainish hospital” Surg Endosc 26, pp 1028‐1034 
Tzovaras  G,  Baloyiannis  I  (2010)  “Laparoendoscopic 
rendezvous:  an  effective  alternative  to  a  failed  preoperative 
ERCP  in  patients  with  cholecystocholedocholithiasis”  Surg 
Endosc 24 pp 2603‐2606. 

 
Ngày nhận bài báo: 

 

 

 23/09/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 

 30/10/2013 


Ngày bài báo được đăng:  

15/12/2013 

 

 

 

320

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013



×