Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một số yếu tố viêm không đặc hiệu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.07 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ MỘT SỐ YẾU TỐ
VIÊM KHÔNG ĐẶC HIỆU Ở BỆNH NHÂN
HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
Nguyễn Thị Thanh Thúy*; Phạm Nguyễn Vinh**; Phạm Mạnh H ng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát biến đổi nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu CRPhs,
bổ thể C3, C4 và IL-6 ở bệnh nhân (BN) hội chứng mạch vành cấp (HCMVC). Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng nhóm bệnh gồm 100 BN bị HCMVC
và nhóm chứng gồm 50 người không bị bệnh mạch vành (BMV) vào khám, chữa bệnh cùng
thời điểm từ 10 - 2011 đến 10 - 2013 tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: IL-6, C3, C4,
CRPhs tăng cao ở nhóm có HCMVC so với nhóm chứng. Kết luận: nồng độ các dấu ấn viêm và
miễn dịch không đặc hiệu thay đổi ở BN có HCMVC.
* Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp; Đáp ứng viêm; Interleukin; Bổ thể.

Evaluation of some Non-Specific Inflammatory Markers in Patients
with Acute Coronary Syndrome
Summary
Objectives: To evaluate the concentrations of non-specific inflammatory markers: CRPhs,
C3 and C4 complements and interleukin-6 in acute coronary syndrome (ACS) patients. Subjects
and methods: Cross-sectional discription study of 100 patients with ACS admitted to Heart
Institute Hochiminh City from October, 2011 to October, 2013 in comparison with a control
group of 50 people having no ACS. Results: Initiate results showed that IL-6, C3, C4, CRPhs
increased clearly in ACS patients. Conclusion: There was an increased concentration of
non-specific immunity and inflammatory markers in ACS patients:
* Key words: Acute coronary syndrome; Inflammation; Interleukin; Complement.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mạch vành là một trong những
bệnh có xu hướng gia tăng và phổ biến ở


cả các nước phát triển và đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, chiếm tỷ lệ lớn
các trường hợp nhập viện gây tử vong.
BMV bao gồm cả HCMVC và BMV ổn định.

Theo y văn, BMV cấp do quá trình xơ vữa
động mạch, gây tắc nghẽn động mạch từ
lắng đọng chất béo. Cơ chế bệnh sinh
của HCMVC là mảng vữa gây tổn thương
thành động mạch dẫn đến cục máu đông
tạo lập làm nghẽn động mạch vành dẫn
đến thiếu máu và hoại tử cơ tim [3, 4].

* Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh
*** Tổng hội Y học Việt Nam
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Thúy ()
Ngày nhận bài: 20/09/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 26/11/2015

81


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố
viêm có vai trò quan trọng trong khởi đầu
cũng như diễn tiến của HCMVC. Vì vậy,
việc xác định nồng độ các yếu tố này sẽ
góp phần làm sáng tỏ vai trò cơ chế bệnh

sinh của HCMVC. Các dữ liệu đã chứng
minh vai trò dấu ấn viêm, cả toàn thân và
khu trú đều đóng vai trò chìa khóa trong
sự phát triển và mất ổn định mảng xơ vữa,
đặc biệt tăng nồng độ của dấu ấn viêm hệ
thống, CRP, kết hợp với nguy cơ tăng
cao của những biến cố bệnh lý tim mạch
[1, 2]. Nhiều nghiên cứu mới cho thấy
viêm có vai trò quan trọng trong sự khởi
đầu cũng như diễn tiến của mảng xơ
vữa [3]. Trong số các loại dấu ấn viêm và
miễn dịch không đặc hiệu, CRPhs (CRP
high sensitive), yếu tố bổ thể C3, C4 và
interleukin-6 (IL-6) được quan tâm nhiều
nhất [6, 8]. Các nghiên cứu cũng cho thấy,
xác định nồng độ những yếu tố này góp
phần tiên lượng tình trạng nặng-nhẹ của
BN, qua đó gợi ý hướng điều trị phù hợp,
tích cực hơn cho BN, cũng như có những
thay đổi thích hợp trong điều trị [10].
Ở Việt Nam đã có một số công trình khảo
sát riêng yếu tố CRP trong hội chứng
mạch vành cấp. Về cơ bản, các nghiên
cứu này tương đối thống nhất với những
nghiên cứu ở nước ngoài cho rằng CRP
có vai trò nhất định trong tiên lượng
BMV cấp [2]. Tuy nhiên, nếu khảo sát
thêm được các yếu tố khác sẽ cho nhận
định toàn diện hơn. Nghiên cứu này
được tiến hành nhằm: Khảo sát ngoài

CRPhs còn thêm biến đổi của các yếu tố
miễn dịch C3, C4, IL-6 trên BN có HCMVC
và tìm mối tương quan sự thay đổi này
của chúng.
82

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
100 BN có chẩn đoán xác định HCMVC
được điều trị tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
từ 10 - 2011 đến 10 - 2013 và 50 người
không bị BMV đến kiểm tra sức khỏe cùng
thời điểm được lựa chọn làm nhóm chứng.
- Tiêu chuẩn tuyển chọn nhóm bệnh:
+ BN được chẩn đoán xác định HCMVC
có chỉ định thông tim can thiệp cấp cứu.
+ BN hẹp hoặc tắc một hoặc nhiều nhánh
mạch vành, có chỉ định phẫu thuật bắc cầu
hoặc thông tim can thiệp theo chương trình.
+ BN có chẩn đoán xác định HCMVC
được điều trị nội khoa.
- Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh:
+ BN bị nhiễm trùng.
+ BN có viêm, nhiễm khuẩn khác đi kèm
BMV: viêm khớp, gout, viêm phế quản...
- Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: người
khỏe mạnh đến Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
để kiểm tra sức khỏe, không có biểu hiện
bệnh tim mạch.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu cắt ngang, có đối chứng.
- Nhóm bệnh: 100 BN có HCMVC.
- Nhóm chứng: 50 người khỏe mạnh
không có BMV.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Các chỉ tiêu xét nghiệm định lượng
yếu tố miễn dịch không đặc hiệu: C3, C4,
IL-6 và CRPhs ở thời điểm nhập viện.
- Phương pháp xét nghiệm: định lượng
nồng độ bổ thể C3, C4, cytokin IL-6 và CRPhs
bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát
quang trên hệ thống chẩn đoán Modular
EVO và thuốc thử (Hãng Roche Diagnostics).


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Xét nghiệm CRP sử dụng thế hệ siêu
nhạy (high sensitive), ngưỡng đo từ 0,1 20 mg/l, khoảng tham chiếu < 5 mg/l. Tuy
nhiên, đối với nguy cơ bệnh tim mạch:
nồng độ CRP < 1 mg/l: có nguy cơ thấp,
từ 1 - 3 mg/l: có nguy cơ trung bình và
> 3 mg/l: có nguy cơ cao. Các mẫu có
nồng độ cao vượt giới hạn đo sẽ được
pha loãng. Xét nghiệm IL-6 có ngưỡng
đo 1,5 - 5.000 pg/ml, khoảng tham chiếu
< 7 pg/ml. Xét nghiệm định lượng nồng
độ bổ thể C3 có ngưỡng đo 4 - 300 mg/dl,
khoảng tham chiếu 90 - 180 mg/dl. Xét

nghiệm định lượng nồng độ bổ thể C4 có
ngưỡng đo 1,5 - 100 mg/dl, khoảng tham
chiếu 10 - 40 mg/dl.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm
STATA 12.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN nhóm nghiên cứu.
- Giới tính: nam: 66 BN (66%); nữ: 34 BN
(34,5%).
- Tuổi: trung bình 63,67 ± 11,7. Đây là
lứa tuổi BMV xuất hiện nhiều nhất. Điều
này cũng phù hợp với nghiên cứu của
nhiều tác giả khác [1, 5].
2. Nồng độ các yếu tố bổ thể C3, C4.
Nồng độ trung bình các yếu tố bổ thể
C3, C4 ở nhóm bệnh và nhóm chứng
phân phối theo quy tắc chuẩn.
Bảng 1: Nồng độ C3, C4 ở nhóm bệnh
và nhóm chứng.
Nhóm bệnh
(n = 100)
(Mean ± SD)

Nhóm chứng
(n = 50)
(Mean ± SD)

p

C3 (mg/dl)


130,326 ± 26,4

99,056 ± 17,9

< 0,001

C4 (mg/dl)

31,41 ± 9,01

22,332 ± 7,4

< 0,001

So với nhóm chứng, nồng độ C3, C4 ở
nhóm bệnh cao hơn, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001).

3. Nồng độ các yếu tố IL-6, CRPhs.
Nồng độ các yếu tố IL-6 và CRPhs ở
nhóm bệnh và nhóm chứng phân phối
không theo quy tắc chuẩn, có kết quả
trung vị và tứ phân vị 25%, 75%.
Bảng 2: Nồng độ IL-6 và CRPhs ở nhóm
bệnh và nhóm chứng.

IL-6 (pg/ml)
CRPhs (mg/l)


Nhóm bệnh
(n = 100)

Nhóm chứng
(n = 50)

Median
[25%; 75%]

Median
[25%; 75%]

13,885
[6,11; 42,105]

1,5
[1,5; 1,65]

< 0,001

7,6
[2,5; 31,25]

0,8
[0,3; 1,3]

< 0,001

p


Kết quả trung vị của CRP và IL-6 ở
nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với
nhóm chứng (p < 0,001).
4. Mối liên quan giữa các yếu tố miễn
dịch viêm C3, C4, IL-6 và CRPhs.
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố
miễn dịch viêm C3, C4, IL-6 và CRPhs một dấu ấn sinh học viêm đã đề cập đến
trong nhiều nghiên cứu - được xác định
bằng phương trình hồi quy với phần mềm
Stata 12. Kết quả cho thấy: giữa CRPhs
và bổ thể C4, IL-6 có mối liên quan rõ rệt
(p < 0,001). Tuy nhiên, giữa CRPhs và bổ
thể C3 không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê (p = 0,065).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy nồng độ C3, C4, IL-6 và CRPhs trong
HCMVC tăng có ý nghĩa thống kê và
bước đầu có mối tương quan rõ rệt giữa
các yếu tố này.
Từ kết quả trên cho thấy có mối tương
quan rõ giữa các các yếu tố miễn dịch
viêm C3, C4, IL-6 và CRPhs với HCMVC.
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu
83


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

trước đây [7, 8, 10], đặc biệt IL-6 tăng phù
hợp với nghiên cứu của Vũ Tiến Thăng

và CS [5]. IL-6 là một cytokine tiền viêm
được đề cập đến nhiều trong những nghiên
cứu gần đây. Nồng độ IL-6 tăng trong hội
chứng bệnh lý có liên quan đến viêm,
như hội chứng nhiễm trùng. Tuy không phải
là một chỉ dấu đặc hiệu trong HCMVC,
nhưng IL-6 tăng cho thấy có mối liên quan
chặt giữa phản ứng viêm với HCMVC.
Một số nghiên cứu sâu hơn đưa ra giả
thuyết: việc xuất hiện những yếu tố viêm
trong HCMVC có thể đóng vai trò làm
bong mảng xơ vữa, dẫn đến làm tắc động
mạch vành. Tuy nhiên, để kết luận được,
cần có nghiên cứu chi tiết hơn, vì quá
trình thiếu máu và hoại tử cơ tim - hậu
quả của việc tắc động mạch vành - cũng
có thể gây ra hội chứng viêm. Mặt khác,
một số tác giả cho rằng dấu ấn miễn dịch
viêm thay đổi có thể giúp đánh giá diễn
tiến của bệnh và tiên lượng bệnh. Do đó,
việc xác định các yếu tố viêm có ý nghĩa
nhất định trong nghiên cứu và điều trị hội
chứng mạch vành cấp [9].
KẾT LUẬN
- Các yếu tố viêm C3, C4, IL-6 và
CRPhs tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm
BN HVMVC.
- Có tương quan rõ rệt giữa C4, IL-6
tăng với tăng CRPhs, trong khi không
thấy mối tương quan rõ rệt giữa C3 và

CRPhs tăng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Quang Bình, Đặng Vạn Phước.
Lịch sử, dịch tễ học và tầm quan trọng của
bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành

84

trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
2006, tr.1-12.
2. Trương Phi Hùng. Nghiên cứu nồng độ
C-reactive protein máu ở BN hội chứng mạch
vành cấp. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn Bác sỹ Nội trú. 2005.
3. Januzzi JL. Xét nghiệm chất chỉ điểm
sinh học trong chẩn đoán và phân tầng nguy
cơ hội chứng động mạch vành cấp. Tài liệu
Hội thảo Tim mạch thường niên lần thứ 4.
Roche Diagnostic. 2010.
4. Trần Thị Kim Thanh. Khảo sát nồng độ
hs-CRP trong nhồi máu cơ tim cấp. Hội nghị
Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Cấp cứu Trưng
Vương. 2008.
5. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh,
Đặng Lịch. Nghiên cứu nồng độ IL-6 và IL-10
ở BN nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Y học Việt
Nam. 2015, 1 (426), tr.1-3.
6. Phạm Nguyễn Vinh, Hồ Huỳnh Quang
Trí. Nhồi máu cơ tim cấp: chẩn đoán và điều
trị. Bệnh học Tim mạch, tập 2 (tái bản lần 4).

Nhà xuất bản Y học. 2008, tr.78- 97.
7. Biasucci LM, Angiolillo DJ. Inflammation
in acute coronary syndromes: Mechanisms and
clinical implications. Rev Esp Cardiol. 2004, 57,
pp.433-436.
8. Biswas S, Ghoshal PK, Mandal SC,
Mandal N. Relation of anti-to pro-inflammatory
cytokine ratios with acute myocardial infarction.
Korean J Intern Med. 2010, 25 (1), pp.44-50.
9. Erling F, Masataka N, Jacob FB, Aloke
VF. Update on acute coronary syndromes: the
pathologosts’ view. European Heart Journal.
2013, 34, pp.719-728.
10. Sarrafzadegan N, M Sadeghi,
F Ghaffarpasand. Interleukin-6 and E-selectin
in acute coronary syndromes and stable anina
pectoris. Herz. 2012, 37, pp.926-930.



×