Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả có thai khi sử dụng phác đồ GnRH antagonist trong thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.4 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CÓ THAI  
KHI SỬ DỤNG PHÁC ĐỒ GnRH ANTAGONIST TRONG THỤ TINH 
ỐNG NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 
Phạm Thúy Nga*, Lê Hoàng* 

TÓM TẮT 
 Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai trong thụ tinh ống nghiệm có 
sử dụng phác đồ GnRH antagonist. Thiết kế của nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng tiến cứu.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 105 bệnh nhân vô sinh sử dụng phác 
đồ GnRH antagonist trong năm 2012 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.  
Kết quả: nồng độ progesterone ngày tiêm hCG và tổng điểm chuyển phôi có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ có 
thai (OR: 0,15; 95%CI: 0,1‐0,4 and OR:2,5; 95%CI: 1,3‐4,6). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có thai 
giữa  nhóm  có  nồng  độ  progesterone  ngày  hCG  thấp  hơn  và  cao  hơn  1,2  ng/ml  (p<0,001)  cũng  như  giữa  các 
nhóm có tổng điểm chuyển phôi khác nhau (p<0,05).  
Kết luận: các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ có thai trong nghiên cứu là nồng độ progesterone ngày 
tiêm hCG và tổng điểm chuyển phôi. 
Từ khóa: GnRH antagonist, thụ tinh trong ống nghiệm 

ABSTRACT 
FACTORS RELATED TO PREGNANCY OUTCOMES AMONG WOWEN UNDERGOING IVF USING 
GnRH ANTAGONIST AT NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS & GYNAECOLOGY  
Pham Thuy Nga, Le Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 35 - 39 
Objective: To observe factors which influence on pregnancy  rate  using  GnRHant  in  women  undergoing 
IVF.  
Study design: prospective clinical trial study.  
Setting:  Assisted  reproductive  central,  National  hospital  of  Obstetrics  and  Gynaecology.  Patients:  105 
infertile patients undergoing the GnRH antagonist protocol in the year 2012.  


Main Outcome: pregnancy rate.  
Results:  serum  progesterone  level  on  the  day  of  hCG  administration  and  total  embryo  transfer  point 
influence  on  pregnancy  rate  (OR:0.15;  95%CI:0.1‐0.4  and  OR:2.5;  95%CI:  1.3‐4.6).  There  was  statistically 
significant difference in pregnancy rate between the groups having serum progesterone level on the day of hCG 
administration lower and higher than 1,2 ng/ml (p<0.001) and between the variant total embryo transfer point 
groups (p < 0.05).  
Conclusions: serum progesterone level on the day of hCG administration and total embryo transfer point 
influence on pregnancy rate in this study. 
Key words: GnRH antagonist, invitro fertilization. 
Phác đồ GnRH antagonist gần đây đã được 
sử dụng tương đối rộng rãi để kích thích buồng 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
*: Bệnh viện Phụ sản Trung ương 
Tác giả liên lạc: Bs.CKII Phạm Thúy Nga 

 ĐT: 0983404369 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh

 Email:   

35


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

trứng  trong  thụ  tinh  ống  nghiệm  nhờ  các  ưu 

điểm  của  phác  đồ  này.  Một  trong  các  ưu  điểm 
của phác đồ GnRh antagonist là ngăn ngừa hiện 
tượng hoàng thể hóa sớm tốt hơn phác đồ ngắn 
GnRHa.  Ngoài  ra,  thời  gian  kích  thích  buồng 
trứng  ngắn  hơn  và  tổng  liều  gonadotrophin  sử 
dụng  thấp  hơn  phác  đồ  dài  cũng  là  nguyên 
nhân  khiến  các  chuyên  gia  ngày  càng  lựa  chọn 
phác đồ GnRhant nhiều hơn. Một ưu điểm nữa 
khiến  phác  đồ  GnRh  antagonist  được  sử  dụng 
nhiều là hạn chế được tình trạng quá kích buồng 
trứng nhờ có thể thay thế hCG bằng GnRHa để 
gây trưởng thành noãn.  
 Với mong muốn tìm hiểu những yếu tố ảnh 
hưởng  đến  kết  quả  có  thai  trong  thụ  tinh  ống 
nghiệm khi sử dụng phác đồ GnRhant để từ đó 
có  thể  đưa  ra  những  quyết  định  hợp  lý  nhằm 
nâng  cao  tỷ  lệ  có  thai,  chúng  tôi  đã  tiến  hành 
nghiên cứu đề tài này.  

 ▪  Tổng  điểm  chuyển  phôi:  tổng  điểm 
chuyển phôi được xác định bằng tổng của điểm 
chất lượng phôi, kỹ thuật chuyển phôi và niêm 
mạc tử cung như sau: 
 ‐ Điểm chất lượng phôi: 
 + 2 điểm: có ≥ 2 phôi tốt 
 + 1 điểm: có 1 phôi tốt 
 + 0 điểm: không có phôi tốt 
‐ Điểm kỹ thuật chuyển phôi: 
 + 2 điểm: catheter sạch, không sót phôi, không 
kẹp cổ tử cung,  

 không nong cổ tử cung.  
 +  1  điểm:  catheter  có  nhày  hoặc  kẹp  cổ  tử 
cung, không sót phôi,  
 không nong cổ tử cung. 
 + 0 điểm: catheter có máu hay có sót phôi hoặc 
nong cổ tử cung. 
 ‐ Điểm độ dày niêm mạc tử cung: 

Mục tiêu nghiên cứu 

 + 2 điểm: Niêm mạc tử cung 8 đến < 14mm 

 Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết 
quả có thai của phác đồ GnRHant trong thụ tinh 
ống nghiệm.  

 +1 điểm: 7mm≤ NMTC< 8mm hay NMTC = 14 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Nghiên  cứu  thử  nghiệm  lâm  sàng  không 
đối chứng được thực hiện trên các bệnh nhân vô 
sinh,  điều  trị  bằng  phương  pháp  TTON,  có  chỉ 
định  sử  dụng  phác  đồ  GnRHant  tại  trung  tâm 
hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương 
từ 1/2012 – 9/2012 
 rFSH bắt đầu được dùng vào ngày 2 chu kỳ 
kinh. Khi có ít nhất 1 nang noãn đạt kích thước 
14  mm  thì  bắt  đầu  bổ  sung  GnRHant 
(Orgalutran,  Cetrotide)  0,25  mg  /ngày  cho  đến 
khi  có  ít  nhất  2  nang  noãn  ≥  18mm  thì  gây 

trưởng  thành  noãn  bằng  hCG  (pregnyl)  5000‐
10000  IU.  Chọc  hút  noãn  sau  tiêm  hCG  36  giờ. 
Chuyển  phôi  2  ngày  sau  chọc  hút  noãn.  Thử 
βhCG  sau  2  tuần  chuyển  phôi.  Siêu  âm  sau 
chuyển phôi 4 tuần để xác định túi ối, tim thai. 

 Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu: 
 ▪  Có  thai:  xét  nghiệm  hCG  sau  14  ngày 
chuyển phôi ≥ 25 mIU/ml.  

mm 
 + 0 điểm: NMTC < 7mm hoặc > 14mm 

Đánh giá tổng điểm chuyển phôi: 
Gồm  4  mức  độ:  Rất  tốt,  tốt,  trung  bình,  kém 
ứng với 6,5,4 và ≤ 3 điểm. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Một  số  đặc  điểm  của  nhóm  đối  tượng 
nghiên cứu 
Bảng 1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm
Trung bình (n=105) Min – Max
Tuổi
33,2
22-45
Thời gian VS
5,5
1-21
Nang thứ cấp

11
1-22
FSH ngày 3 VK (IU/L)
6,3
3- 14,9
LH ngày 3 VK (IU/L)
5,5
1,4-21,1
E2 ngày 3 VK pg/ml)
44,4
18-99

Bảng 2. Phân loại vô sinh 
Loại VS
VS I
VS II
Tổng

Số lượng
56
49
105

Tỷ lệ %
53,3
46,7
100,0

Bảng 3.Nguyên nhân vô sinh 
Nguyên nhân VS


Số lượng

Tỷ lệ %

36 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
Do vợ
Do chồng
Do cả hai
Chưa rõ nguyên nhân
Tổng

58
16
7
24
105

55,2
15,2
6,7
22,9
100,0

Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  của  phác  đồ 
GnRH  antagonist  kích  thích  buồng  trứng 
trong thụ tinh ống nghiệm. 

Bảng 4. Kết quả kích thích buồng trứng trong thụ 
tinh ống nghiệm 
Yếu tố
Trung bình ± SD Min-max / tỷ lệ %
Tổng liều FSH (IU)
2354 ± 854
900- 5400 (IU)
Số ngày KTBT
9,6 ± 1,8
8 – 14 (ngày)
Số ngày dùng
3,9 ± 1,6
2 – 6 (ngày)
Antagonist
E2 ngày hCG (pg/ml) 3533,2 ± 2078
468 – 9760
(pg/ml)
Progesterone ngày
1,14 ± 0,4
0,31 – 3,42
hCG (ng/ml)
(ng/ml)
NMTC ngày hCG
11,2 ± 2,1
6,3 – 16,5 (mm)
Số noãn chọc hút
8,2 ± 3,6
1 -19
Số noãn thụ tinh
6,5 ± 3,7

0 – 19
Số phôi thu được
5,7 ± 3,6
0 -19
Tỷ lệ có thai
37,1%
Tỷ lệ thai lâm sàng

34,3%

Tỷ lệ thai tiến triển

29,5%

Bảng 5. Kết quả phân tích hồi qui đa biến một số yếu 
tố  liên quan đến tỷ lệ có thai 
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Yếu tố

OR
p
95% CI
Tuổi vợ
1,1 0,758 0,5-2,2
Loại vô sinh
0,5 0,235 0,2-1,6
Chỉ số khối cơ thể
2,6 0,117 0,8-8,8
Nồng độ E2 ngày 3 VK
1,4 0,095 0,7-3,4
Nồng độ FSH ngày 3 VK 0,8 0,082 0,9-1,7
Nồng độ LH ngày 3 VK
1,6 0, 93 0,8- 2,1
Nồng độ E2 ngày tiêm
1,3 0,076 1,1-1,6
hCG
Độ dày niêm mạc tử cung 1,4 0,525 0,5-4,3
Nồng độ Progesterone 0,15 0,000 0,1-0,4
Tổng điểm phôi
2,5 0,005 1,3-4,6
Phương pháp thụ tinh
1,8 0,368 0,5-6,4

R2 = 29,5% 

Nhận  xét:  Kết  quả  phân  tích  đa  biến  các 
yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai có giá trị xác 
định ở mức độ cao (R2 =29,5%) cho thấy yếu tố 
tác động nhiều tới khả năng có thai là nồng độ 

progesterone  (p<0,001)  và  điểm  chuyển  phôi 
(p<0,05). Trong đó, nồng độ progesterone càng 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh

Nghiên cứu Y học

tăng  thì  khả  năng  có  thai  càng  thấp  với  OR 
=0,15.  Bên  cạnh  đó,  những  người  có  điểm 
chuyển  phôi  càng  lớn  thì  khả  năng  có  thai 
càng cao với OR=2,5. 
Ngoài ra, một số yếu tố không chứng minh 
được  có  ảnh  hưởng  tới  khả  năng  có  thai  bao 
gồm: tuổi của vợ, loại vô sinh, chỉ số khối cơ thể, 
nồng  độ  E2,  FSH,  LH  ngày  3  chu  kỳ  kinh,  độ 
dày  niêm  mạc  tử  cung,  nồng  độ  E2  ngày  tiêm 
hCG, phương pháp thụ tinh. 
Bảng 6. Liên quan giữa nồng độ progesterone ngày 
tiêm hCG và tỷ lệ có thai 
Progesterone
(ng/ml)
< 1,2
1,2 – 1,4
>1,4
Tổng

Có thai
Số
lượng
36

2
1
39

Không có thai

Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ Tổng
%
50,7
35
49,3 71
18,2
9
81,8 11
4,3
22
95,7 23
37,1
66
62,9 105

Fisher exact, p = 0,000 

Nhận xét: Nồng độ progesterone ngày tiêm 
hCG có ảnh hưởng tới tỷ lệ có thai với kiểm định 
Fisher. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p< 
0,001. Trong đó, tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm có 
progesterone < 1,2 ng/ml với 50,7% và giảm dần 
khi nồng độ progesterone tăng lên. 
Bảng 7. Liên quan giữa tổng điểm chuyển phôi và tỷ 

lệ có thai của các ĐTNC  
Tổng điểm
Có thai
Không có thai Tổng
phôi
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
3
0
0,0
4
100
4
4
5
25,0
15
75,0
20
5
7
30,4
16
69,6
23
6
27
50,9
26
49,1
53

Tổng
39
39,0
61
61,0
100

χ2 = 6,77; p = 0,034 

Nhận  xét:  Tỷ  lệ  có  thai  cao  nhất  khi  tổng 
điểm phôi là 6 với 50,9%. Tỷ lệ có thai giảm khi 
tổng  điểm  phôi  giảm.  Không  thấy  trường  hợp 
nào có thai khi tổng điểm phôi bằng 3. Sự khác 
biệt về tỷ lệ có thai giữa các nhóm có tổng điểm 
phôi khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 

BÀN LUẬN 
Qua phân tích hồi qui đa biến một số yếu tố, 
ta  thấy  những  yếu  tố  tác  động  nhiều  tới  khả 

37


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

năng  có  thai  là  nồng  độ  progesterone  và  tổng 
điểm  phôi.  Trong  nghiên  cứu  này,  tỷ  lệ  có  thai 
cao  nhất  thuộc  về  nhóm  có  nồng  độ 

progesterone  ngày  tiêm  hCG  <  1,2  ng/ml  với 
50,7%. Tỷ lệ này giảm còn 18,2% trong nhóm có 
nồng  độ  progesterone  từ  1,2‐  1,4  ng/ml  và  chỉ 
còn 4,3% ở nhóm có nồng độ progesterone > 1,4 
ng/ml (bảng 6). 
Vậy là nồng độ progesterone ngày tiêm hCG 
tối  ưu  theo  nghiên  cứu  này  là  <  1,2  ng/ml.  Từ 
mốc này,  nồng  độ  progesterone  càng  cao  thì  tỷ 
lệ có thai càng giảm.  
Theo  nghiên  cứu  của  Lê  Việt  Hùng  (2010), 
ngưỡng  ảnh  hưởng  bất  lợi  của  nồng  độ 
progesterone  ngày  tiêm  hCG  trong  cả  phác  đồ 
GnRHa và phác đồ GnRHant là ≥ 1 ng/ml(5); còn 
theo nghiên cứu của Ubaldi (1996),  ngưỡng  bất 
lợi này là > 1,1 ng/ml(15). 
Nồng độ progesterone ngày tiêm hCG cao là 
do  tăng  sớm  nồng  độ  progesteron  trong  quá 
trình KTBT. 
Theo  Bosch,  tăng  progesterone  sớm  gây 
nên chất lượng noãn kém, tỷ lệ thụ tinh và tỷ 
lệ làm tổ của phôi giảm(1). 
 Tổng  điểm  chuyển  phôi  cũng  có  liên  quan 
đến tỷ lệ có thai trong nghiên cứu này. Tỷ lệ có 
thai cao nhất khi tổng điểm chuyển phôi bằng 6. 
Không có trường hợp nào có thai khi tổng điểm 
chuyển phôi bằng 3. Những trường hợp có tổng 
điểm chuyển phôi càng cao thì khả năng có thai 
càng  cao  (bảng  7).  Kết  luận  này  cũng  phù  hợp 
với nghiên cứu của Lê Thị Phương Lan tại bệnh 
viện Phụ sản Trung Ương(4). 


KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 105 đối tượng làm thụ tinh 
ống nghiệm được sử dụng phác đồ GnRHant để 
kích thích buồng trứng, chúng tôi có kết luận các 
yếu  tố  có  ảnh  hưởng  nhiều  đến  tỷ  lệ  có  thai  là 
nồng  độ  progesterone  ngày  tiêm  hCG  và  tổng 
điểm  chuyển  phôi.  Tỷ  lệ  có  thai  cao  nhất  khi 
nồng  độ  progesterone  ngày  tiêm  hCG  <  1,2 
ng/ml và  tỷ  lệ  có  thai  giảm  xuống  khi  nồng  độ 

progesterone  ngày  tiêm  hCG  tăng.  Ngoài  ra,  tỷ 
lệ có thai cao khi tổng điểm chuyển phôi cao. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

Bosch  E, Labarta  E, Crespo  J, Simón  C, Remohí  J, Jenkins 
J, Pellicer  A.  (2010).”Circulating  progesterone  levels  for  in 
vitfertilization:  analysis  of  over  4000  cycle”,  Hum  Reprod, 
Advance Access published; 25(8):2092‐100. 
Chi hội Y học sinh sản Việt Nam. (2012).”Đồng thuận đánh giá, 
phân loại noãn và phôi trong hỗ trợ sinh sản”, Hội phụ sản khoa 
và sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam. 
Lainas  TG, Sfontouris  IA, Zorzovilis  IZ, Petsas  GK, Lainas 
GT, Alexopoulou E, Kolibianakis EM. (2010). ʺFlexible GnRH 
antagonist  protocol  versus  GnRH  agonist  long  protocol  in 
patients  with  polycystic  ovary  syndrome  treated  for  IVF:  a 
prospective  randomized  controlled  trial  (RTC),  Human 
reproduction; 25 (3), pp.683‐689. 

Lê Thị Phương Lan. (2006). ʺĐánh giá các yếu tố tiên lượng có 
thai của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm”, Hội nghị quốc 
tế vô sinh và hỗ trợ sinh sản Hà Nội. 
Lê Việt Hùng. (2010). ”Ảnh hưởng của hiện tượng hoàng thể 
hóa sớm lên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm”, Vô sinh và 
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 
Maheshwari  A, Stofberg  L, Bhattacharya  S.  (2007).  ʺEffect  of 
overweight and obesity on assisted reproductive technology – 
a systematic review”, Hum Reprod Update;13 (5), pp. 433‐44. 
Martin  JS, Nisker  JA, Tummon  IS, Daniel  SA, Auckland 
JL, Feyles  V.  (1996).  ʺFuture  in  vitro  fertilization  pregnancy 
potential  of  women  with  variably  elevated  day  3  follicle‐ 
stimulating hormone levels”, Fertil Steril, 65 (6), pp.1238‐40. 
Messinis IE.  (2006).  ʺOvarian  feedback,  mechanism  of  action 
and possible clinical implications”, Hum Reprod Update, 12 (5), 
pp.557‐71. 
Ms K, Am M, Km M, K G. (2008). ”Gonadotrophin releasing 
hormone  antagonist  in  IVF/ICSI”,  J Hum Reprod Sci; Issue  1, 
Volume 1. 
Nguyễn Viết Tiến (2003),ʺKích thích buồng trứng ‐ Tình hình 
ứng dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện Phụ 
sản Trung ương”, Chẩn đoán và điều trị vô sinh, Nhà xuất bản Y 
học, tr. 203 ‐ 216. 
Nguyễn  Viết  Tiến,  Ngô  Văn  Toàn,  Ngô  Thị  Ngọc  Phụng 
(2011),”Dịch tễ học vô sinh và các phương pháp điều trịʺ, đê 
tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, tr 44. 
Nguyễn  Xuân  Hợi  (2011),”Nghiên  cứu  hiệu  quả  của  GnRH 
agonist  đơn  liều  thấp  phối  hợp  với  FSH  tái  tổ  hợp  để  kích 
thích buồng trứng trong điều trị vô sinh bằng thụ tinh trong 
ống nghiệm”, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. 

Nichols  JE, Crane  MM, Higdon  HL, Miller  PB, Boone  WR. 
(2003).  ʺExtremes  of  body  mass  index  reduce  in  vitro 
fertilization pregnancy rate”, Fertil Steril, 79 (3), pp.645‐7 
The  Practice  Committee  of  the  American  Society  for 
Reproductive  Medicine  (2006),ʺEffectiveness  and  treatment 
for unexplained infertinity”, Fertil Steril, 86 (5), pp. S111 – 4. 
Ubaldi  F, Albano  C, Peukert  M, Riethmuller‐Winzen 
H, Camus  M, Smitz  J, Van  Steirteghem  A, Devroey  P. 
(1996),“Subtle progesteronerise after the administration of the 
gonadotrophin‐releasing  hormone  antagonist  Cetrorelix  in 
intracytoplasmic  sperm  injection  cycles”,  Human 
Reproduction, 11 (7), pp. 1405‐1407. 
van  Loendersloot  LL, van  Wely  M, Limpens  J, Bossuyt 
PM, Repping S, van der Veen F. (2010). ”Predictive factors in 

38 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
in‐vitro fertilization : a systematic review and meta‐analysis”, 
Hum Reprod Update; 16(6):p 577‐89. 
 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh

17.

Nghiên cứu Y học

World  Health  Organization  (2000),”The  Asia‐Pacific 

perspective : Redefining obesity and its treatment”, pp. 18. 

39



×