Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giao an tin 12 tu T4 den T10 (09-10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.83 KB, 26 trang )

Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
Ngày soạn: 25/ 08/ 2009.
TIẾT 4: §2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (T
1
)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
• Biết khái niệm hệ QTCSDL;
• Biết được các chức năng của hệ QTCSDL; tạo lập CSDL; cập nhật dữ liệu, tìm
kiếm và kết xuất thông tin;
• Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ QTCSDL.
2. Về kỹ năng: Chưa đòi hỏi các thao tác cụ thể.
3. Về thái độ:
• Có suy nghĩ nghiêm túc về cách tổ chức quản lí của mọi tổ chức, đồng thời
nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ những thông tin của con người.
B. Chuẩn bị
1. Phương tiện:
• Đối với giáo viên: SGK Tin học 12; SGV Tin học 12; Tài liệu tham khảo...
• Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút, ...
2. Thiết bị:
• Máy vi tính, máy chiếu Projector...
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định lên lớp:
Lớp Sĩ số Tiết Thứ Ngày giảng Kiểm diện học sinh
12A ....../ ...../ 2009
12B
....../ ...../ 2009
12C
....../ ...../ 2009
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Thang điểm


Câu hỏi: Hệ QTCSDL là gì? Nêu các yêu cầu cơ
bản của CSDL? Lấy ví dụ phân tích các yêu cầu đó?
- K/n hệ QTCSDL: SGK/ T8.
- Trả lời theo SGK (T12, 13).
10 điểm
3. Bài mới:
3.1. Nội dung:
a) Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
- Cung cấp môi trường tạo lập CSDL;
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
1
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
- Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu;
- Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
b) Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
- Khai thác hình vẽ (h12/sgk) từ đó trình bày tiến trình.
3.2. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG 1: CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
Trong 1 hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau:
a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL:
Cần phải có các công cụ cho phép người dùng:
• Khai báo cấu trúc bản ghi cho từng bảng DL
trong CSDL;
• Chỉnh sửa cấu trúc;
• Xem cấu trúc của một bảng.
Để thực hiện được chức năng này, mỗi hệ
QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ
định nghĩa DL - là hệ thống các kí hiệu để mô tả
CSDL; cho phép ta khai báo kiểu dữ liệu và cấu trúc

dữ liệu, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.
b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác DL:
Hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn
ngữ mà tác động trực tiếp đến ngôn ngữ đó được gọi là
ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
Ngôn ngữ này cho phép người dùng:
• Cập nhật (nhập, sửa, xóa DL);
• Khai thác (Sxếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo...).
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập
vào cơ sở dữ liệu:
Để góp phần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của
một hệ CSDL, hệ quản trị CSDL phải có các bộ
chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau:
• Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được
phép vào CSDL;
• Duy trì tính nhất quán của DL;
Dẫn dắt vấn đề:
Như đã giới thiệu, hệ
QTCSDL được dùng để
tạo lập, cập nhật CSDL và
khai thác TT trong CSDL.
1 hệ QTCSDL có những
chức năng cơ bản nào?
HS tìm hiểu SGK và
cho biết hệ quản trị CSDL
có những chức năng cơ
bản nào?
GV phân tích và giải
thích rõ hơn các chức
năng của CSDL.

? Thế nào là ngôn ngữ
thao tác dữ liệu?

Ngôn ngữ CSDL phổ
biến hiện nay là SQL
(Structured Query
Language - NN truy vấn
có cấu trúc).
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
2
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
• Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời;
• Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay
phần mềm;
• Quản lí các mô tả dữ liệu.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
Hệ QTCSDL có 2 thành phần chính:
• Bộ xử lí truy vấn (Bộ xử lí yêu cầu);
• Bộ quản lí dữ liệu.
Trong đó:
- Bộ xử lí truy vấn: Có nhiệm vụ tiếp nhận các truy vấn
trực tiếp của người dùng và tổ chức thực hiện các chương trình
ứng dụng. Nếu không có bộ xử lí truy vấn thì các CT ƯD không
thể thực hiện được và các truy vấn không thể liên hệ với DL
trong CSDL.
- Bộ quản lí dữ liệu: Có nhiệm vụ nhận các yêu cầu truy
xuất từ bộ xử lí truy vấn và nó cung cấp dữ liệu cho bộ truy vấn
theo yêu cầu và tương tác với bộ quản lí tệp của hệ điều hành để
quản lí, điều khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác dữ

liệu trên các tệp của CSDL.
Hình 12: Sự tương tác của hệ QTCSDL
* Hoạt động của hệ QTCSDL:
Khi có yêu cầu của người dùng thông qua trình ứng
dụng chọn các truy vấn đã được lập sẵn, hệ QTCSDL
sẽ gửi yêu cầu đó đến Bộ xử lí truy vấn, có nhiệm vụ
thực hiện và thông qua bộ quản lí dữ liệu yêu cầu HĐH
tìm 1 số tệp chứa t/ tin cần thiết. Các thông tin tìm thấy
Dẫn dắt vấn đề:
Chúng ta đã biết được
các chức năng cơ bản của
hệ QTCSDL. Vậy cách
hoạt động của một hệ
QTCSDL như thế nào?
HS tìm hiểu SGK và
cho biết hệ quản trị CSDL
hoạt động như thế nào?
Cho biết hệ QTCSDL
có mấy t/phần cơ bản?
GV: Ở đây ta hiểu truy vấn là 1
khả năng của hệ QTCSDL
bằng cách tạo ra yêu cầu qua
các câu hỏi nhằm khai thác t/tin
(tìm học sinh tên gì?, tìm kiếm
CDân có số CMND gì?...)
người lập trình giải quyết các
tìm kiếm đó bằng công cụ của
hệ QTCSDL từ đó người dùng
sẽ nhận được kết quả đó là TT
phù hợp với câu hỏi.

- Hệ quản trị CSDL hoạt
động như thế nào?
- Hệ quản trị CSDL đóng
vai trò như thế nào?
=> - Cầu nối giữa các truy
vấn trực tiếp của người
dùng và các chương trình
ứng dụng của hệ quản trị
CSDL với hệ thống quản
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
3
Trình ứng dụng
Trình ứng dụng
Truy vấn
Truy vấn
Bộ xử lí truy vấn
Bộ xử lí truy vấn
Bộ quản lí dữ liệu
Bộ quản lí dữ liệu
Bộ quản lí file
Bộ quản lí file
CSDL
CSDL
Hệ QTCSDL
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
được trả lại thông qua bộ quản lí dữ liệu và chuyển đến
bộ xử lí truy vấn để trả kết quả cho người dùng.
Chú ý: Hệ QTCSDL không quản lí và làm việc trực
tiếp với CSDL mà chỉ quản lí cấu trúc của các bảng
trong CSDL. Cách tổ chức này đảm bảo:

- Hệ QTCSDL trở nên gọn nhẹ;
- Độc lập giữa hệ QTCSL với dữ liệu;
- Độc lập giữa lưu trữ với xử lí.
lí file của hệ điều hành.
- Có vai trò chuẩn bị
còn thực hiện chương
trình là nhiệm vụ của hệ
điều hành.
4. Củng cố, hệ thống bài học:
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (T
1
)
1. Biết được các chức năng của hệ QTCSDL;
2. Hoạt động của một hệ QTCSDL.
5. Hướng dẫn về nhà:
• Trả lời câu hỏi và bài tập: SGK - T20;
• Học bài và xem trước bài mới: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (T
2
).
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
4
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
Ngày soạn: 25/ 08/ 2009.
TIẾT 5: §2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (T
2
)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
• Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
• Biết các bước xây dựng cơ sở dữ liệu.

2. Về kỹ năng: Chưa đòi hỏi các thao tác cụ thể.
3. Về thái độ:
• Có suy nghĩ nghiêm túc về cách tổ chức quản lí của mọi tổ chức, đồng thời
nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ những thông tin của con người.
B. Chuẩn bị
1. Phương tiện:
• Đối với giáo viên: SGK Tin học 12; SGV Tin học 12; Tài liệu tham khảo...
• Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút, ...
2. Thiết bị:
• Máy vi tính, máy chiếu Projector...
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định lên lớp:
Lớp Sĩ số Tiết Thứ Ngày giảng Kiểm diện học sinh
12A ....../ ...../ 2009
12B
....../ ...../ 2009
12C
....../ ...../ 2009
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Thang điểm
Câu hỏi 1: Nêu các chức năng của hệ QTCSDL? - Trả lời theo SGK (T18). 10 điểm
Câu hỏi 2: Trình bày hoạt động của hệ QTCSDL
thông qua sơ đồ H12/ SGK?
- Vẽ hình 12 và phân tích
thông qua sơ đồ đó.
10 điểm
3. Bài mới:
3.1. Nội dung:
a) Vai trò của con người khi làm việc với hệ QTCSDL:
- Người quản trị CSDL;

- Người lập trình ứng dụng;
- Người dùng.
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
5
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
b) Các bước xây dựng CSDL: Khảo sát; Thiết kế; Kiểm thử.
3.2. Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI KHI LÀM VIỆC VỚI HỆ CSDL
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
a) Người quản trị CSDL: Là một hay một
nhóm người được trao quyền điều hành CSDL.
Nhiệm vụ của người quản trị CSDL:
• Bảo trì hệ CSDL: Thực hiện các công
việc bảo vệ và khôi phục hệ CSDL;
• Nâng cấp hệ CSDL: Bổ sung, sửa đổi để
cải tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu
quả sử dụng;
• Tổ chức hệ thống: Phân quyền truy cập
cho người dùng, đảm bảo an ninh cho hệ
CSDL;
• Quản lí các tài nguyên của CSDL.
b) Người lập trình ứng dụng:
Là những người có nhiệm vụ xây dựng các
chương trình ứng dụng hỗ trợ khai thác thông
tin từ CSDL trên cơ sở các công cụ mà hệ
QTCSDL cung cấp.
c) Người dùng: (Còn gọi người dùng đầu cuối)
Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ
CSDL (nhập dữ liệu và khai thác CSDL).
Dẫn dắt vấn đề:

Ở tiết trước cô giáo đã giới
thiệu với các em chức năng của
hệ QTCSDL cũng như hoạt động
của nó. Vậy khi làm việc với hệ
CSDL con người có vai trò ntn và
các bước để xây dựng hệ CSDL?
Đó chính là nội dung bài mà hôm
nay chúng ta tìm hiểu.
HS tìm hiểu SGK và cho biết
các vai trò của con người khi làm
việc với hệ CSDL?
Từ đó cho biết nhiệm vụ của
người quản trị CSDL?
Vai trò của người lập trình
ứng dụng?
GV phân tích và giải thích rõ
hơn các vai trò của con người khi
làm việc với hệ CSDL.

HOẠT ĐỘNG 2: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
Bước 1. Khảo sát:
• Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí;
• Xác định các DL cần lưu trữ, phân tích MLH
giữa chúng;
• Phân tích các chức năng cần có của hệ thống
khai thác TT, đáp ứng các yêu cầu đặt ra;
• Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể
khai thác và sử dụng.
Bước 2. Thiết kế:

• Thiết kế CSDL;
• Lựa chọn hệ QTCSDL để triển khai;
• Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
Bước 3. Kiểm thử:
HS tìm hiểu SGK và
cho biết các bước để xây
dựng cơ sở dữ liệu?

GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
6
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
• Nhập dữ liệu cho CSDL;
• Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng.
HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ BÀI TẬP
ĐÁP ÁN:
Bài 1: B, D sai vì:
B. Trừ một số chương trình đặc biệt
(thông thường các chương trình kiểm tra
trạng thái thiết bị) tất cả các phần mềm
đều phải chạy trên nền tảng của một HĐH
nào đó.
D. Ngôn ngữ CSDL là công cụ do hệ
QTCSDL cung cấp để người dùng tạo lập
và khai thác CSDL, hệ QTCSDL là sản
phẩm phần mềm được xây dựng dự trên
một hoặc một số ngôn ngữ lập trình khác
nhau (trong đó có thể có cả ngôn ngữ
CSDL).
Bài 2:
E. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL

không trực tiếp quản lí các tệp CSDL, mà
tương tác với bộ quản lí tệp của hệ điều
hành để quản lí, điều khiển việc tạo lập,
cập nhật, lưu trữ và khai thác dữ liệu trên
các tệp CSDL.
Bài 1: Những k/ định nào dưới đây là sai:
A. Hệ QTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng;
B. Hệ QTCSDL h/động độc lập, không phụ thuộc vào
hđh;
C. Ngôn ngữ CSDL và Hệ QTCSDL thực chất là một;
D. Hệ QTCSDL thực chất là một bộ phận của ngôn ngữ
CSDL, đóng vai trò c/ trình dịch cho ngôn ngữ CSDL;
Bài 2. Câu nào sau đây nói về hoạt động của một hệ
QTCSDL là sai?
A. Trình ứng dụng tương tác với hệ QTCSDL thông qua
bộ xử lí truy vấn;
B. Có thể tạo các t/ vấn trên CSDL dựa vào BXL truy
vấn;
C. Bộ quản lí DL của hệ QTCSDL tương tác với bộ quản
lí tệp của HĐH để quản lí, điều khiển việc tạo lập, cập
nhật, lưu trữ và khai thác dữ liệu trên các tệp của CSDL;
D. Bộ quản lí tệp nhận các y/ cầu truy xuất từ bộ xử lí
truy vấn và nó cung cấp dữ liệu cho bộ truy vấn theo yêu
cầu;
E. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL quản lí trực tiếp
các tệp CSDL.
4. Củng cố, hệ thống bài học:
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (T
2
)

1. Biết được 3 vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
2. Ba bước cơ bản xây dựng CSDL.
HD trả lời câu hỏi SGK/T20:
Câu 1: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép:
• Khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu;
• Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.
Câu 2: Các thao tác trên CSDL có thể phân nhóm:
• Thao tác với cấu trúc DL: Khai báo tạo lập DL mới (đ/n DL: khai báo cấu trúc,
quan hệ, ...), cập nhật cấu trúc DL phần này do ngôn ngữ đ/n DL đảm bảo;
• Cập nhật DL, thao tác này chỉ tác động lên nội dung dữ liệu;
• Khai thác thông tin: Tìm kiếm, sắp xếp dữ liệu và kết xuất báo cáo.
Câu 3: Vì cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.
Có thể phân tích và lấy ví dụ thông qua yêu cầu đảm bảo an ninh hệ thống và
đảm bảo tính nhất quán khi có thao tác cập nhật.
5. Hướng dẫn về nhà:
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
7
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
• Trả lời câu hỏi và bài tập còn lại trong SGK - T20;
• Ôn lại toàn bộ nội dung lí thuyết đã học;
• Xem trước bài tập và thực hành 1: Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu.
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
8
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
Ngày soạn: 25/ 08/ 2009.
TIẾT 6: Bài tập và thực hành 1
TÌM HIỂU HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
• Biết xác định những việc làm trong hoạt động quản lí một công việc đơn giản;

• Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một cơ sở dữ liệu đơn giản.
2. Về kỹ năng: Biết phân các bài toán cụ thể dựa vào ND lí thuyết.
3. Về thái độ:
• Có suy nghĩ nghiêm túc về cách tổ chức quản lí của mọi tổ chức, đồng thời
nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ những thông tin của con người.
B. Chuẩn bị
1. Phương tiện:
• Đối với giáo viên: SGK Tin học 12; SGV Tin học 12; Tài liệu tham khảo...
• Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút, ...
2. Thiết bị:
• Máy vi tính, máy chiếu Projector...
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định lên lớp:
Lớp Sĩ số Tiết Thứ Ngày giảng Kiểm diện học sinh
12A
....../ ...../ 2009
12B
....../ ...../ 2009
12C
....../ ...../ 2009
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ thực hành)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: NỘI DUNG THỰC HÀNH
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
9
Trường THPT Lương Sơn Giáo án Tin học 12 (2009 - 2010)
GVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
HS tìm hiểu nội dung bài tập thực hành
SGK/ T21.

Bài 1: HS Xdựng các ràng buộc trong CSDL:
• Thời lượng mượn sách;
• Số sách được mượn mỗi lần;
• Quy ước 1số sự cố khi vi phạm nội quy
Bài 2:
• Quản lí sách gồm các hoạt động như
nhập/ xuất sách vào/ ra kho, thanh lí
sách (do sách lạc hậu ND hoặc chưa
chỉnh lí...), đền bù sách hoặc tiền (do
mất sách), ...
• Mượn/ trả sách gồm các hoạt động:
 Cho mượn: Ktra thẻ đọc, phiếu
mượn, tìm sách trong kho, ghi sổ
mượn/ trả và trao sách cho HS;
 Nhận trả sách: Ktra thẻ đọc,
phiếu mượn, đối chiếu sách trả
và phiếu mượn, ghi sổ mượn/ trả,
ghi sự cố sách trả quá hạn, hư
hỏng (nếu có), nhập sách về kho.
 Tổ chức TT về sách và tác giả:
Giới thiệu sách theo chủ đề,
chuyên đề, sách mới, tác giả, ...
Bài 3: Thông tin về các đối tượng có thể:
T
T
Đối
tượng
Thông tin về đối tượng
1
Người

mượn
(HS)
- Số thẻ;
- Họ tên;
- Ngày sinh;
- Giới tính;
- Lớp - Địa chỉ;
- Ngày cấp thẻ;
- Ghi chú...
2 Sách
- Mã sách;
- Tên sách, loại sách;
- NXB, năm xuất bản;
- Giá tiền;
- Tóm tắt nội dung sách (1,
2 dòng).
3 Tác giả
- Mã tác giả;
- Họ tên tác giả;
- Ngày sinh/ ngày mất (nếu
có);
- Tóm tắt tiểu sử (1, 2
dòng).
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các
bài tập trong SGK. Có thể chia làm
4 nhóm tương ứng mỗi nhóm làm
một bài. Sau 15’ hoạt động nhóm,
cho các nhóm trình bày và thảo
luận.
Cũng có thể GV cho học sinh kể

nội dung của một thư viện đã được
Tin học hóa mà em biết.
HƯỚNG DẪN
Nhóm 1 - Bài 1: ND đã hạn chế.
Yêu cầu HS tìm hiểu nội quy thư
viện; thẻ thư viện; cách mượn đọc
tại chỗ và mượn về nhà.
Nhóm 2 - Bài 2:
Yêu cầu HS có khả năng khái
quát và tổng hợp. Sau khi tìm hiểu
một số tư liệu ở bài 1 và quan sát
các hoạt động của các đối tượng
(học sinh, người thủ thư) , HS cần
biết phân chia hệ thống thành các
hoạt động chính của quá trình quản
lí sách và mượn/ trả sách trong thư
viện trường THPT.
Nhóm 3 - Bài 3:
Tùy theo thực trạng thư viện
trường, các TT chi tiết có thể khác
nhau. Nói chung, CSDL THUVIEN
có thể có các đối tượng là: người
mượn, sách, tác giả, hóa đơn
nhập,biên bản thanh lí, biên bản giải
quyết, ...
Nhóm 4 - Bài 4: Tùy theo cách tổ
chức và qlí của thư viện mỗi trường,
CSDL THUVIEN có thể có những
bảng khác nhau.
10

×