Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm điện não đồ ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.83 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở BỆNH NHÂN
NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH
Nguyễn Tất Định*; Bùi Quang Huy*; Cao Tiến Đức*; Huỳnh Ngọc Lăng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu một số đặc điểm điện não đồ (ĐNĐ) ở bệnh nhân (BN) nghiện rượu mạn
tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 56 BN được chẩn
đoán xác định nghiện rượu mạn tính, điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103,
phân tích kết quả từng thành phần điện não của BN. Ghi điện não khi BN đã hết hội chứng cai
rượu. Kết quả: hiện tượng mất toàn bộ sóng alpha gặp 35,71% BN; 53,57% BN có nhịp alpha
mất dạng thoi. 41,67% mất đối xứng trên ĐNĐ. Sóng alpha có biên độ trung bình 27,58 ± 10,95 µV,
chỉ số alpha 23,17 ± 14,58%. Các sóng chậm xuất hiện với tỷ lệ thấp rải rác ở hai bán cầu như
sóng theta (16,07%), delta (7,14%) với biên độ thấp. Kết luận: đặc điểm ĐNĐ ở BN nghiện
rượu thể hiện chủ yếu là biến đổi sóng alpha như mất sóng alpha, biến dạng sóng alpha.
* Từ khóa: Nghiện rượu mạn tính; Đặc điểm điện não đồ.

Study on the Features of Electroencephalography in Chronic
Alcoholic Patients
Summary
Objectives: To study the features of alcoholic patients’ EEG. Subjects and methods: A
prospective and cross-sectional descriptive study on 56 inpatients diagnosed as chronic
alcoholic at Department of Psychiatry, 103 Hospital, each EEG component was analyzed. EEG
was performed when patients were out of withdrawal syndrome. Results: 35.71% of patients lost
alpha waves; 53.57% with alpha waves lost rhombus-shape. 41.67% lost symmetry on EEG.
The alpha wave had an average amplitude of 27.58 ± 10.95 µV, and alpha index of 23.17 ±
14.58%. There was the appearance of slow waves such as theta waves (16.07%) and delta
waves (7.14%) with low amplitudes. Conclusion: The changes of alcoholic patients’ EEG are
mainly at alpha waves, including: loss of all alpha waves, change of their shape.
* Keywords: Chronic alcoholic; Features of electroencephalography.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện rượu gây tổn thương thần kinh
trung ương với biểu hiện teo não, giảm
khả năng nhận thức, rối loạn trí nhớ.
Sadock B.J thấy não của BN nghiện
rượu bị tổn thương nghiêm trọng, thể hiện

trên cả xét nghiệm hình ảnh và ĐNĐ. Tác
giả cho rằng ĐNĐ của người nghiện rượu
mạn tính biến đổi đa dạng, nhưng thường
có xu hướng giảm và mất sóng alpha,
tăng chỉ số sóng betha cũng như xuất
hiện các sóng chậm đa hình, chậm nhọn.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tất Định ()
Ngày nhận bài: 30/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017

87


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
ĐNĐ đóng một vai trò nhất định trong
đánh giá mức độ tổn thương não của BN
nghiện rượu. Do vậy, chúng tôi thực hiện
đề tài này nhằm: Tìm hiểu đặc điểm ĐNĐ
ở BN nghiện rượu mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu.
56 BN nghiện rượu mạn tính được
chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-5 (2013),
điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh
viện Quân y 103 từ tháng 11 - 2016 đến
6 - 2017.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chấn
thương sọ não kết hợp, u não, đột quỵ
não, nghiện ma túy và các chất tác động
tâm thần khác.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả
cắt ngang, phân tích.
* Nghiên cứu ĐNĐ:
- Ghi điện não bằng máy máy điện não
vi tính Neurofax 5400K (Hãng Nihon
Koden, Nhật Bản).
- Tiến hành ghi điện não ngay khi BN
đã hết hội chứng cai rượu. Đặt điện cực
theo sơ đồ quốc tế 10/20 của Jasper.
Xử lý kết quả bằng phần mềm thống
kê y học SPSS 22.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung nhóm BN nghiên
cứu.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có độ
tuổi trung bình 44,39 ± 6,58, trong đó
nhóm tuổi 41 - 50 chiếm tỷ lệ cao
(55,36%), đa số người nghiện rượu ở tuổi

trung niên. Điều này có thể được giải
thích do nhóm người trung niên thường
chủ động về kinh tế, quan hệ rộng nên hay
tham gia tiệc tùng, cũng có thể là kết quả
của quá trình uống rượu từ thời thanh
niên. Nghiên cứu của Phạm Quang Lịch,
Nguyễn Mạnh Hùng cho kết quả tương tự
với độ tuổi trung bình 42,5 ± 7,53.
Hầu hết BN nghiện rượu đều có quá
trình uống rượu > 10 năm, thời gian uống
rượu trung bình của nhóm nghiên cứu
19,25 ± 6,59 năm. Với thời gian uống
nhiều như vậy thường để lại hậu quả
nghiêm trọng cả về cơ thể và tâm thần,
đây là lý do những người này phải vào
viện điều trị nội trú. Thời gian uống trung
bình trong nghiên cứu cao hơn kết quả
của một số tác giả khác, Nguyễn Văn
Tuấn (2014) gặp thời gian nghiện rượu
trung bình 14,6 ± 6,5 năm.
Lượng rượu uống trung bình hàng
ngày 443,75 ± 144,30 ml, rượu loại 40 độ
cồn. Đây là lượng rượu vượt quá giới hạn
được khuyến cáo về sự an toàn.

Bảng 1: Tính chất nhịp alpha.
Tính chất nhịp alpha
Hình dạng

Đối xứng


Số BN

Tỷ lệ (%)

Dạng thoi

6

10,71

Mất dạng thoi

30

53,57

Mất toàn bộ sóng alpha

20

35,71

Đối xứng

21

58,33

Mất đối xứng


15

41,67

35,71% BN nghiên cứu mất toàn bộ sóng alpha, 53,57% có nhịp alpha mất dạng
thoi. Trong số 36 BN có nhịp alpha, 41,67% mất đối xứng trên ĐNĐ.
88


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Bảng 2: Kết quả một số thành phần sóng điện não.
Alpha
(n = 36)

Betha
(n = 56)

Theta
(n = 9)

Delta
(n = 4)

Tần số

9,78 ± 1,15

18,84 ± 3,47


4,89 ± 0,33

2,00 ± 0,82

Biên độ

27,58 ± 10,95

8,89 ± 2,77

29,11 ± 8,85

36,25 ± 6,24

Chỉ số

23,17 ± 14,58

Tên sóng
)

(

Sóng alpha xuất hiện ở 36 BN với tần
số trung bình 9,78 ± 1,15 chu kỳ/giây,
biên độ 27,58 ± 10,95 µV, chỉ số alpha
23,17 ± 14,58%. Kết quả nghiên cứu này
phù hợp với nhận định của Sadock B.J
cho rằng ĐNĐ của BN nghiện rượu có
biến đổi rõ ràng.

Sóng betha có tần số trong giới hạn
bình thường (18,84 ± 3,47 chu kỳ/giây) và
thuộc dạng beta vừa, nhưng biên độ
(8,89 ± 2,77 µV) thuộc giới hạn thấp. Kết
quả này phù hợp với ý kiến của
Rangaswamy M và CS (2002), các tác giả
cho rằng sóng betha xuất hiện lan tỏa
2 bán cầu, trong đó sóng beta nhanh tập
trung vùng trán trước.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các
sóng chậm trên điện não của BN nghiện
rượu có tỷ lệ thấp. Sóng theta gặp ở

16,07% BN với tần số trung bình 4,89 ±
0,33 chu kỳ/giây, biên độ 29,11 ± 8,85 µV.
Sóng delta có tỷ lệ với tần số trung bình
2,00 ± 0,82 chu kỳ/giây, biên độ 36,25 ±
6,24 µV, sóng này chỉ có ở 7,14% BN.
Kết quả này phần nào phù hợp với
Rangaswamy M và CS (2003). Các tác
giả thấy hoạt động theta tăng ở tất cả các
vị trí vỏ não. Sự gia tăng có ý nghĩa so
với nhóm chứng, nhưng không tương
quan với đặc điểm nghiện rượu.
Kết quả của chúng tôi phù hợp một
phần với nghiên cứu của CoutinChurchman P và CS (2006) khi khảo sát
ĐNĐ ở 191 BN nam nghiện rượu với
81 trường hợp xuất hiện các sóng chậm
(theta và delta). Khác biệt có thể do nhóm
nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ

(56 BN).

Bảng 3: Kết quả sóng alpha theo thời gian uống rượu.
Thời gian

< 15 năm

15 - 20 năm

> 20 năm

(n = 9

(n = 14)

(n = 13)

9,78 ± 1,09

9,93 ± 1,33

9,62 ± 1,04

0,79

Biên độ (µV)

28,33 ± 10,39

30,43 ± 10,67


20,00 ± 11,44

0,31

Chỉ số (%)

24,44 ± 14,24

26,14 ± 16,58

19,08 ± 12,52

0,45

Sóng alpha
Tần số (chu kỳ/giây)

p(F)

Ở nhóm BN uống rượu > 20 năm, sóng alpha có biên độ (20,00 ± 11,44 µV) và chỉ
số (19,08 ± 12,52%) thấp nhất, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
89


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Bảng 4: Kết quả sóng beta theo thời gian uống rượu.
Thời gian

< 15 năm


15 - 20 năm

> 20 năm

(n = 15)

(n = 20)

(n = 21)

Tần số (chu kỳ/giây)

18,45 ± 3,16

18,80 ± 3,69

19,14 ± 3,61

0,85

Biên độ (µV)

8,87 ± 2,83

8,90 ± 2,88

8,90 ± 2,76

0,99


Sóng beta

p(F)

Giữa các nhóm BN có thời uống rượu khác nhau, sóng beta có biên độ và tần số
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 5: Kết quả sóng alpha theo lượng rượu uống hàng ngày.
Lượng rượu

500 đến < 100 ml
(n = 16)

p(t)

9,60 ± 1,05

10,00 ± 1,26

0,31

Biên độ (µV)

28,05 ± 13,13

27,00 ± 7,80

0,78

Chỉ số (%)


23,80 ± 16,78

22,38 ± 11,75

0,77

Nhịp alpha

< 500 ml
(n = 20)

Tần số (chu kỳ/giây)

Ở nhóm BN uống rượu hàng ngày từ 500 ml đến < 1.000 ml, sóng alpha có biên độ
(27,00 ± 7,80) và chỉ số (22,38 ± 11,75%) thấp hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
Khi xem xét sự biến đổi sóng alpha theo thời gian uống và lượng rượu uống hàng
ngày thấy mối liên quan không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy biến đổi ĐNĐ
xuất hiện sớm và ổn định. Kết quả của chúng tôi phù hợp một phần với CoutinChurchman P và CS (2006) khi khảo sát ĐNĐ ở 191 BN nam nghiện rượu, biến đổi
sóng xuất hiện sớm và không liên quan đến thời gian và lượng rượu uống.
Bảng 6: Kết quả sóng beta theo lượng rượu uống hàng ngày.
Lượng rượu
Sóng beta

< 500 ml
(n = 29)

500 đến < 100 ml
(n = 27)


p(t)

Tần số (chu kỳ/giây)

19,10 ± 3,85

18,56 ± 3,07

0,56

Biên độ (µV)

8,41 ± 1,99

9,42 ± 3,38

0,19

Giữa các nhóm BN có lượng rượu uống hàng ngày khác nhau, sóng beta có biên
độ và tần số khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
90


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
KẾT LUẬN
Nghiên cứu kết quả một số thành phần
ĐNĐ ở BN nghiện rượu mạn tính, chúng
tôi rút ra kết luận:
- 35,71% số BN nghiên cứu mất toàn

bộ sóng alpha; 53,57% có nhịp alpha mất
dạng thoi; 10,71% nhịp alpha dạng thoi
bình thường. 41,67% mất đối xứng trên ĐNĐ.
Sóng alpha có biên độ trung bình 27,58 ±
10,95 µV, chỉ số alpha 23,17 ± 14,58%.
- Không thấy mối liên quan giữa thời
gian uống, lượng rượu uống với đặc điểm
các sóng alpha, betha.

2. Phạm Quang Lịch. Đặc điểm rối loạn trí
nhớ, chú ý ở BN nghiện rượu mạn tính. Luận
văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2003.
3. Nguyễn Văn Tuấn. Nghiên cứu lâm
sàng và hiệu quả điều trị suy giảm nhận thức
ở BN loạn thần do rượu. Luận án Tiến sỹ Y
học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2014.
4. Coutin-Churchman P et al. Clinical
correlates of quantitative EEG alterations in
alcoholic patients. Clin Neurophysiol. 2006,
117 (4), pp.740-751.
5. Rangaswamy M et al. Beta power in the
EEG of alcoholics. Alcohol Clin Exp Res.
2002, 52 (8), pp.831-842.

- Sóng chậm chiếm tỷ lệ rất thấp như
theta (16,07%) và delta (7,14%).

6. Rangaswamy M et al. Theta power in
the EEG of alcoholics. Alcohol Clin Exp Res.
2003, 27 (4), pp.607-615.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Sadock B.J, Sadock V.A. Synopsis of
Psychiatry, 11 ed, Lippincott Williams and
Wilkins, Philadelphia, United States. 2015,
pp.590-596.

1. Cao Tiến Đức. Các rối loạn tâm thần,
hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu.
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2016.

91



×