Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm bệnh hen phế quản ở giáo viên đến khám và điều trị tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1/6/2008 đến 31/12/2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.63 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở GIÁO VIÊN ĐẾN KHÁM
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM TỪ 1/6/2008 ĐẾN 31/12/2009
Phạm Thị Thanh Giang*, Trần Thiên Tài*, Lê Thị Hồng Tuyết**, Lê Thị Tuyết Lan***

TÓM TẮT
Giới thiệu: Trong quá trình công nghiệp hóa, các yếu tố độc hại xuất hiện ngày càng nhiều trong môi
trường lao động. Vì vậy, hen nghề nghiệp ngày càng gặp nhiều hơn. Hen nghề nghiệp hiện chiếm khoảng 15%
HPQ ở người lớn. Hen nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và lợi ích lâu dài về mặt kinh tế. Theo số
liệu thống kê ở Phòng khám và thăm dò chức năng hô hấp tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM, trong vài
năm gần đây, có sự gia tăng nhất định tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp là giáo viên bị bệnh HPQ đến khám và
điều trị.
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về tiền căn, lâm sàng liên quan bệnh hen phế quản và hô hấp ký trước và
sau điều trị ở những bệnh nhân hen phế quản là giáo viên tại Phòng khám hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: hồi cứu – mô tả cắt ngang. Chọn tất cả những bệnh nhân là giáo viên được chẩn đoán hen
phế quản và điều trị ngoại trú theo GINA trong khoảng thời gian từ 1/6/2008 đến 31/12/2009, có theo dõi tái
khám sau 2-10 tuần và 12 ± 2 tuần.
Kết quả: khảo sát 64 bệnh nhân. Trước nghiên cứu: tỉ lệ nữ/nam: 4/1, thời gian khởi bệnh sau làm nghề:
khoảng 13,5 năm; có tiền căn dị ứng: 65,6% (bao gồm viêm mũi dị ứng: 57,5%); tỷ lệ mới mắc sau làm nghề:
84,4%; các yếu tố kích phát thường gặp: lạnh (20,4%), đổi thời tiết (19,6%), gắng sức (8,9%) và bụi (6%). Trong
nghiên cứu: có triệu chứng lâm sàng tương ứng hen bậc 4: 66,1%; hô hấp ký bình thường: 51,6%; có hội chứng
hạn chế: 25% và tắc nghẽn: 15,6%; có đáp ứng với thuốc giãn phế quản: 56,3%; tỷ lệ bỏ điều trị: 51,6%. Sau
điều trị: triệu chứng lâm sàng điển hình hen phế quản và hô hấp ký cải thiện hơn 40%; triệu chứng mũi họng
tăng 71% lên 77,4%.
Kết luận: Bệnh nhân là giáo viên, chủ yếu đến từ các tỉnh thành ngoài Tp.HCM, hơn 50% có tiền căn dị
ứng, thời gian khởi bệnh khoảng 13,5 năm và tỷ lệ mới mắc khá cao 84,4%, các yếu tố kích phát cần chú ý là nói


nhiều, dạy nhiều (18,8%) và bụi phấn (14%). Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị còn nhiều. Triệu chứng lâm sàng và hô
hấp ký cải thiện tốt và FEV1 khá nhạy trong chẩn đoán, theo dõi bệnh. Riêng tỷ lệ triệu chứng mũi họng vẫn còn
cao và không cải thiện.
Từ khóa: hen nghề nghiệp, hô hấp ký.

* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
** Bộ môn Sinh Lý – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Học - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
*** Bộ môn Sinh Lý - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Thanh Giang ĐT: 0909.370.237

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011

201


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF ASTHMA IN PATIENTS WHO WERE TEACHERS COMING TO BE
EXAMINED AND TREATED AT THE RESPIRATOR CONSULTING-ROOM OF UNIVERSITY
MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY FROM JUNE 1st 2008 TO DECEMBER 31th 2009
Pham Thi Thanh Giang, Tran Thien Tai, Le Thi Hong Tuyet, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 201 - 208
Introduction: In the process of industrialization, there are lots of toxic substances that present in the
working environment. Therefore, the occupational asthma rate is on the rise. The prevalence of occupational
asthma is about 15% of adult asthma. It has a big influence on public health and socioeconomy. In recent years,
according to the statistic of Record Office, the proportion of patients who came to Respiratory Consulting-Room at
University Medical Centre to be examined and treated because of asthma were teachers has been on the rise.

Objective: Surveying the historic and clinical characteristics that relate to asthma and spiromettry in
patients who were teachers before and after treatment at Respiratory Consulting Room of University Medical
Center at Ho Chi Minh city.
Method: Prospective-cross sectional study. Selecting all the patients who were teachers came to be examined
and treated asthma according to GINA’s guideline, had the 2nd examination after the 1st one 2-10 weeks and the
3rd examination after the 1st one 10-12 weeks from June 1st 2008 to December 31th 2009.
Results: Searching 64 patients: before this study: female/male ratio 3/1, median time to have asthma: 13.5
years, allergic history: 65.6% (included allergic rhinitis: 57.5%), new-onset asthma: 84.4%, the most common
trigger factors: cold ( 20.4%) weather change (19.6%), exertion (8.9%) and dust (6%). During the study: grade 4
asthma: 66.1%, normal spiromettry: 51.6%, restrictive syndrome: 25% and obstructive syndrome: 15.6%,
positive response to bronchodilators: 56.3%, no compliance with treatment: 51.6%, the improvement of asthmatic
symptoms and spiromettry after treatment: > 40%, nasal symptoms increased from 71% to 77.4%.
Conclusions: The proportion of patients who came from provinces and other cities was higher, more than
50% of patients had allergic history, median time to have asthma was 13.5 years and the proportion of new-onset
asthmatic patients was so high. The number of patient who did not comply with treatment was so high, asthmatic
symptoms and spiromettry improved significantly but nasal symptoms did not. FEV1 was sensitive to diagnose
and monitor asthma.
Key words: occupational asthma, spiromettry.

GIỚI THIỆU
Hen phế quản (HPQ) là một gánh nặng toàn
cầu, tỉ lệ mới mắc HPQ ngày càng tăng ở nước
ta và trên thế giới. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước
tính trên toàn thế giới có khoảng 300 triệu người
mắc hen vào năm 2005 và sẽ tăng lên 400 triệu
vào năm 2025. HPQ cũng là nguyên nhân nghỉ
làm hàng đầu ở nhiều quốc gia, gồm Úc, Thụy
Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và được báo
cáo như các hậu quả kinh tế và xã hội. Có nhiều
nguyên nhân, yếu tố để thúc đẩy hình thành

bệnh HPQ ở người lớn. Trong quá trình công

202

nghiệp hóa, các yếu tố độc hại xuất hiện ngày
càng nhiều trong môi trường lao động. Vì vậy,
hen nghề nghiệp (HNN) ngày càng gặp nhiều
hơn. Qua một số thống kê ở khoa hô hấp Bệnh
viện Đại Học Y Dược TPHCM trong một vài
năm gần đây, tỷ lệ giáo viên bị bệnh lý HPQ đến
khám và điều trị đang có chiều hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu trên thế
giới về vấn đề không khí không đảm bảo trong
trường học và lớp học, cũng như khuyến cáo các
nhân viên trường học, trong đó có giáo viên, có
nguy cơ mắc bệnh HPQ và các triệu chứng về
đường hô hấp tăng cao. Do đó, chúng tôi mong

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
muốn thực hiện một nghiên cứu về đặc điểm
bệnh HPQ trên giáo viên, làm cơ sở tìm hiểu về
căn nguyên, biểu hiện bệnh và các mối liên quan
trong quá trình hình thành và phát triển của
bệnh với tương quan bệnh HNN.

Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm về tiền căn, lâm sàng

liên quan bệnh HPQ và hô hấp ký trước và sau
điều trị ở những bệnh nhân HPQ là giáo viên tại
Phòng khám hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu – mô tả cắt ngang.

sách. Bác sĩ nghiên cứu sẽ tìm lại hồ sơ của
những bệnh nhân này đã được lưu tại Phòng
khám Hô Hấp với thông tin của 3 lần khám: lần
khám 1, lần khám 2 (sau 2 – 10 tuần) và lần
khám 3 (sau 12 ± 2 tuần). Các biến số cần phải
thu thập gồm có: tuổi, giới, nơi cư trú, hút thuốc
lá, thời gian mắc bệnh HPQ, yếu tố dị ứng,
thuốc đã sử dụng, triệu chứng lâm sàng, kết quả
hô hấp ký, bậc nặng và dạng HPQ, tuân thủ
điều trị, mức độ kiểm soát HPQ.

Định nghĩa các biến số nghiên cứu
Bậc nặng HPQ được phân loại theo Bảng 1
Bảng 1. Phân loại bậc nặng của HPQ
Bậc 1: Gián
đoạn

Đối tượng nghiên cứu(13)
64 bệnh nhân được chẩn đoán HPQ và được
điều trị ngoại trú theo GINA tại Phòng khám Hô
hấp Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí

Minh trong khoảng thời gian từ 1/6/2008 đến
31/12/2009.

Bậc 2: Dai
dẳng nhẹ

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Làm giáo viên ≥ 1 năm.
Nam > 65 tuổi, nữ > 60 tuổi.

Bậc 3: Dai
dẳng trung
bình

Được chẩn đoán xác định HPQ tại thời điểm
ban đầu.

Tiêu chuẩn loại trừ
Có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Được giảm bậc HPQ sau < 12 ± 2 tuần điều
trị tại Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM trong thời
gian nghiên cứu.
- Bệnh nhân không được đo hô hấp ký tại
thời điểm giảm bậc.
- Không được thực hiện phương pháp đo hô
hấp ký có thử thuốc.

Bậc 4: Dai
dẳng nặng


Các Bác sĩ của Phòng khám Hô Hấp, Bệnh
viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh sẽ ghi lại
tên và số hồ sơ của tất cả những bệnh nhân
đúng tiêu chuẩn chọn mẫu vào một bảng danh

Triệu chứng ít hơn 1 lần 1 tuần
Cơn kịch phát ngắn
Triệu chứng về đêm ≤ 2 lần trở xuống trong
1 tháng
FEV1 hay PEF ≥ 80% dự đoán
Dao động PEF hay FEV1 < 20%
Triệu chứng > 1 lần/tuần nhưng < 1 lần/ngày
Cơn kịch phát có thể ảnh hưởng hoạt động,
giấc ngủ
Triệu chứng về đêm > 2 lần/tháng
FEV1 hay PEF ≥ 80% dự đoán
Dao động PEF hay FEV1 < 20% – 30%
Triệu chứng mỗi ngày
Cơn kịch phát có thể ảnh hưởng hoạt động,
giấc ngủ
Triệu chứng về đêm > 1 lần/tuần
FEV1 hay PEF 60% - 80% dự đoán
Dao dộng PEF hay FEV1 > 30%
Triệu chứng mỗi ngày
Cơn kịch phát thường xuyên
Triệu chứng về đêm thường xuyên
FEV1 hay PEF ≤ 60% dự đoán
Dao dộng PEF hay FEV1 > 30%

(Chỉ cần bệnh nhân có 1 trong các biểu hiện nêu trên là đủ để

xếp vào độ nặng tương ứng và chọn bậc cao nhất.)

Bảng 2. Phân loại mức độ kiểm soát HPQ
Đặc tính

- Hồ sơ bị thiếu thông tin.

Phương pháp thực hiện

Nghiên cứu Y học

Triệu chứng
ban ngày
Giới hạn
hoạt động
Triệu
chứng/thức
giấc về đêm

Kiểm soát
(tất cả đặc
tính dưới
đây)
Không (≤
2/tuần)
Không

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011

Không


Kiểm soát một
Không
phần (bất kỳ triệu kiểm soát
chứng nào trong
bất kỳ tuần nào)
Hơn 2 lần/tuần 3 hay hơn
các đặc
tính của
Bất kỳ
phần HPQ
kiểm soát
Bất kỳ
một phần
trong bất

203


Nghiên cứu Y học
Đặc tính

Kiểm soát
(tất cả đặc
tính dưới
đây)
Không (≤
2/tuần)

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Kiểm soát một
Không
phần (bất kỳ triệu kiểm soát
chứng nào trong
bất kỳ tuần nào)
kỳ tuần
>2/tuần
nào

Nhu cầu
dùng thuốc
cắt cơn
Chức năng Bình thường < 80% dự đoán hay
giá trị tốt nhất (nếu
phổi (PEF
biết trước)
hay FEV1)
Không
Một hay hơn/năm 1 lần trong
Đợt kịch phát
bất kỳ tuần
HPQ
nào

Hô hấp ký
Hội chứng tắc nghẽn: (F)VC≥80% và
FEV1/(F)VC<70%.
Hội chứng hạn
FEV1/(F)VC≥ 70%.


chế:

(F)VC<80%



Hội chứng hỗn
FEV1/(F)VC<70%.

hợp:

(F)VC<80%



Hô hấp ký chứng tỏ có đáp ứng với thuốc
giãn phế quản sau 15 phút phun 400g
Salbutamol khi thỏa ít nhất 1 trong các tiêu
chuẩn sau:
- (F)VC tăng ≥ 200 ml và tăng ≥ 12%.
- FEV1 tăng ≥ 200 ml và tăng ≥ 12%.
- PEF tăng ≥ 15%.

Bảng 3. Nơi cư trú
TP. Hồ Chí Minh
Tỉnh khác

Cư trú

21 (32,8%)

43 (67,2%)

Thời gian khởi bệnh với trung vị là 162
tháng (13,5 năm), khoảng tứ vị là 84 - 258
tháng (7 - 21,5 năm).
46 người không hút thuốc lá (79,1%), 13
người hút thụ động (20,3%) và 5 người đã hoặc
đang hút thuốc lá (7,8%).
Bảng 4. Đặc điểm tiền căn của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Chẩn đoán HPQ sau làm nghề
Gia đình có người bị HPQ
Viêm mũi dị ứng
Bệnh dị ứng khác
Bệnh đi kèm
Viêm mũi xoang
Viêm dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản
Tiền căn điều
Cấp cứu
trị HPQ
Nhập viện
Tiền căn dùng
SABAs
thuốc điều trị
ICS
HPQ
LABAs + ICS
Corticosteroids uống


n
54
20
37
5
7
14
2
6
7

%
84,4
31,3
57,7
7,9
9,9
19,8
2,5
9,4
10,9

13
26
2

23,2
40,7
3,6


(SABA: short-acting bronchilator agonist

Xử lý số liệu

LABA: long-acting bronchilator agonist

Các dữ liệu được mô tả dưới dạng trung
bình, độ lệch chuẩn, tần suất và tỷ lệ. Biến số
định tính được biểu diễn bằng tần suất và phần
trăm. Biến số định lượng được biểu diễn bằng
trung bình và độ lệch chuẩn nếu có phân phối
chuẩn, bằng trung vị và khoảng tứ vị nếu không
có phân phối chuẩn.
Phép kiểm Chi Square được dùng để so sánh
các tỷ lệ hoặc tìm mối liên hệ của các biến định
tính. Phép kiểm T để so sánh hai trung bình nếu
biến lượng có phân phối chuẩn.
Với P<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Có 64 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu,
trong đó có 52 nữ (81,2%) và 12 nam (18,8%).

204

Tuổi trung bình là 39,7 ± 10,7, tuổi nhỏ nhất là 22
và lớn nhất là 63.

ICS: inhaled Corticosteroids)


Bảng 5. Phân bố tỷ lệ các yếu tố kích phát (YTKP)
cơn HPQ
YTKP

n

%

Lạnh

48

20,4

Đổi thời tiết

46

19,6

Cúm, viêm hô hấp

32

13,6

Gắng sức

21


8,9

Khói thuốc lá

18

7,6

Bụi

14

6,0

Mùi lạ

12

5,1

Cảm xúc

11

4,7

Hóa chất

10


4,2

Thức ăn, thức uống

8

3,4

Yếu tố nội tiết

5

2,2

Thuốc

3

1,3

Không có

3

1,3

Thú có lông

2


0,9

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Rượu bia

1

0,4

Yếu tố khác

1

0,4

Bảng 6. Đặc điểm lâm sàng tại thời điểm bắt đầu
điều trị
Đặc điểm lâm sàng
2
Bậc nặng theo
3
GINA
4
Hen điển hình
Hen dạng khó thở
Dạng HPQ
Hen dạng ho

Hen ở phụ nữ có thai

n
%
4 6,5
17 27,4
41 66,1
61 95,2
1 1,6
1 1,6
1 1,6

Hô hấp ký tại thời điểm bắt đầu điều trị
HPQ theo GINA có kết quả như sau (trung bình
± độ lệch chuẩn): (F)VC: 85,9%±15,6%; FEV1:
80,5%±19,7%; FEV1/(F)VC: 92,8%±14,6%; PEF:
81,3%±23,3%.
Bảng 7. Đặc điểm hô hấp ký tại thời điểm bắt đầu
điều trị
Đặc điểm hô hấp ký
Hạn chế
Tắc
nghẽn
Kết quả Hô hấp

Hỗn hợp
Không hạn chế và tắc nghẽn
Có đáp ứng với thuốc giãn phế quản
FEV1
Chỉ số HHK

PEF
đáp ứng
FVC

n
16
10
5
33
36
27
24
12

%
25
15,6
7,8
51,6
56,3
42,9
38,1
19

Đặc điểm điều trị HPQ
Chúng tôi chỉ khảo sát trên 31 bệnh nhân có
đầy đủ hồ sơ và có đến tái khám đủ 3 lần
(48,4%).
Bảng 8. Đặc điểm điều trị HPQ
Triệu chứng Ho Khò Khạc

Khó Triệu chứng
lâm sàng
khè đàm
thở
mũi họng
Lần 1 (%) 90,4 87,1 93,5
74,4
71
Lần 3 (%) 51,6 19,4 45,2
25,8
77,4
Xảy ra đợt kịch phát cấp
1 (3,2%)
Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn ≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần
Lần 2
Lần 3

30 (96,8%)
28 (90,3%)

1 (3,2%)
3 (9,7%)

Tỷ lệ hen bậc 4 sau 12 ± 2 tuần điều trị
giảm đáng kể từ 71% xuống còn 19,3%, do đó
kéo theo sự gia tăng tỷ lệ tập trung ở hen bậc
3 (tăng 38,6%) và có sự gia tăng tỷ lệ của hen
bậc 2 (tăng 13%).

Nghiên cứu Y học


BN đạt kiểm soát hoàn toàn chiếm tỷ lệ cao
nhất và tăng từ 51,6% lên 61,3%. Số BN không
đạt kiểm soát HPQ chiếm tỷ lệ thấp nhất và
giảm từ 9,7% còn 6,4%.
Thời gian điều trị để đạt kiểm soát HPQ
hoàn toàn là 23 (14-40) ngày (trung vị (khoảng
tứ vị).
Xét 22 bệnh nhân trong số 64 bệnh nhân
được đo hô hấp ký đầy đủ qua cả 3 lần khám.
Các chỉ số hô hấp ký đều cải thiện và tăng
đáng kể. Trong đó, hai chỉ số VC và FEV1 có
sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
và FEV1 cải thiện nhiều nhất từ 78,3% ± 20,1%
lên 85% ± 16,8%.
Thời gian điều trị để kết quả hô hấp ký về
bình thường là 30 (18-61) ngày (trung vị (khoảng
tứ vị)).
Bệnh nhân biết cách sử dụng thuốc đúng
cách đúng liều chiếm tỷ lệ cao nhất trên 80%.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị HPQ gặp
nhiều nhất là khàn giọng chiếm gần 16% nhưng
giảm ở lần khám 3 còn 6,5%.

BÀN LUẬN
Vì đối tượng nghiên cứu là giáo viên nên sự
phân bố tuổi nằm trong độ tuổi lao động, do đó
việc phát hiện, chẩn đoán đúng và điều trị HPQ
tích cực và có hiệu quả đối với những bệnh
nhân này sẽ có ý nghĩa rất lớn giúp giảm gánh

nặng và tổn thất cho bản thân, gia đình và xã
hội.
Tỷ lệ giới nữ: nam là 4: 1, phù hợp với một
nghiên cứu là tỷ lệ nữ giới trong nhóm nhân
viên trường học chiếm 91%.
Theo Bảng 4, số bệnh nhân có tiền căn dị
ứng chiếm tỷ lệ là 65,6%, tương tự như trong
nghiên cứu của Trần Văn Đông và Nguyễn Thị
Vân(9), tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc ít nhất một
bệnh dị ứng khác nhau là 65,7%. Cơ địa dị ứng
là yếu tố khiến một cá nhân dễ mắc bệnh HPQ
nói chung và là yếu tố nguy cơ lớn nhất có thể
gây ra HNN nói riêng. Riêng với HNN, cơ địa dị
ứng là yếu tố hàng đầu gây xuất hiện bệnh đặc
biệt khi tác nhân kích thích là chất có trọng

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011

205


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

lượng phân tử cao(7,13). Số bệnh nhân thường
xuyên bị viêm mũi dị ứng (VMDU) chiếm tỷ lệ
cao nhất là 57,5% (37 người), các tình trạng dị
ứng khác bao gồm mày đay, chàm. Theo y văn,
đại đa số bệnh nhân HPQ có tiền căn viêm mũi

và có tới 30% bệnh nhân viêm mũi dai dẳng đã
có hay sẽ mắc HPQ, viêm mũi thường xuất hiện
trước HPQ và cũng là yếu tố nguy cơ làm xuất
hiện và tăng nặng thêm bệnh HPQ.
Về tiền căn HPQ bản thân, có 84,4% bệnh
nhân mới mắc HPQ sau khi làm nghề giáo viên
và 15,6% bệnh nhân đã bị HPQ từ nhỏ nhưng
sau làm nghề thì bệnh nặng lên và khó kiểm
soát. Qua đó, cần xem xét kỹ hơn mối liên quan
giữa bệnh HPQ và yếu tố nghề nghiệp của bệnh
nhân. Ngoài ra, người khởi phát bệnh sớm nhất
là 1 năm, người trễ nhất là 32 năm, phù hợp vì
HNN thường xuất hiện sau một thời gian dài từ
nhiều tháng đến nhiều năm sau khi làm công
việc có tiếp xúc với các tác nhân kích thích.
Có 31,3% bệnh nhân có tiền căn HPQ gia
đình. HPQ nói chung và HNN nói riêng đã
được xác định có thể có yếu tố di truyền gia
đình, và tiền căn HPQ gia đình hay còn gọi là sự
định trước gene là một trong các yếu tố nội sinh
của HPQ và chính những đối tượng này có yếu
tố nguy cơ bị HPQ cao hơn, khi cùng làm việc
trong một môi trường lao động .
Có 10,9% bệnh nhân phải nhập viện và 9,4%
phải cấp cứu vì HPQ. Theo nghiên cứu của
Breton, nhóm bệnh nhân HNN có khả năng cần
phải đi khám bác sĩ và nhập viện vì tình trạng
nặng lên của bệnh HPQ cao hơn nhóm bệnh
nhân không bị HNN. Sự khác biệt này có thể do
bản chất hoặc cỡ mẫu trong nghiên cứu của

chúng tôi chưa đủ lớn.
Theo Bảng 5, YTKP thường gặp nhất là lạnh
(20,4%) và đổi thời tiết (19,6%). Có lẽ không khí
lạnh ẩm càng dễ gây kích thích đường dẫn khí
đang bị tăng đáp ứng do đa số các giáo viên ở
các trường học ở nước ta phải giảng dạy trung
bình 6 tiếng một ngày, chính điều này đã làm
ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chức năng
hô hấp của cơ thể bằng việc gây ra những biến

206

đổi của lớp niêm mạc đường dẫn khí và làm
tăng khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp cho
bệnh nhân là giáo viên. Điều này lý giải tỷ lệ
YTKP gây HPQ đứng thứ hai là cúm, viêm hô
hấp chiếm 13,6%. Trong các hoạt động gắng sức
có 12 bệnh nhân ghi nhận nói nhiều, nói liên tục
và dạy học nhiều giờ. Kết quả trên phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân, thay đổi thời
tiết và gắng sức là hai yếu tố chính làm nặng
thêm cơn HPQ(9). Trong nghiên cứu khảo sát
một số chỉ số sinh học của toàn bộ giáo viên
trường đại học Sư phạm Thái Nguyên (400 giáo
viên), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên đã
công bố: gần 80% giáo viên mắc bệnh về họng,
phổi, thanh quản như hiện tượng khàn giọng,
đau họng, viêm họng, viêm phổi. Đây là một tỷ
lệ rất cao và có chiều hướng tăng dần theo thời
gian công tác. Hiện tượng giáo viên bị rối loạn

giọng với tần suất cao là do lớp học đông, tiếng
ồn nhiều, giáo viên phải nói to, nói nhiều, có khi
phải thuyết giảng suốt 5 - 8 giờ/ngày. Khuyến
cáo giáo viên không nên giảng dạy quá nhiều
giờ vì nguyên nhân gây rối loạn giọng có thể
dẫn đến các bệnh đường hô hấp.
Nghiên cứu của Dangman tại Connecticut(2)
trên đối tượng là giáo viên, tình trạng ẩm ướt và
nấm mốc hiện hữu trong trường học được báo
cáo như là nguyên nhân chính của sự xuất hiện
thường xuyên các triệu chứng lâm sàng của
bệnh HPQ trên đối tượng này và được xem là
yếu tố mẫn cảm nghề nghiệp. Chúng tôi khảo
sát được có 9 bệnh nhân (14%) ghi nhận bụi
phấn là YTKP bụi có thể nhìn thấy, bên cạnh đó
còn các loại bụi khác là những hạt vật chất có
kích thước rất nhỏ, nên giáo viên không thể
nhận thức được, điều này dẫn đến sự bỏ sót
trong thống kê tỷ lệ YTKP là bụi. Trong nghiên
cứu Jacek và cộng sự(5), tỷ lệ các yếu tố liên quan
đến bệnh HPQ ở giáo viên và trợ giảng lần lượt
là: ô nhiễm không khí trong lớp học gồm có chất
lượng không khí kém, không thông thoáng và
không khí ô nhiễm do xây dựng cải tạo, chiếm
tỷ lệ cao nhất 36,1%; đứng thứ ba là bụi chiếm
18,1% gồm có bụi vô cơ, bụi phấn, bụi sợi vải và
vôi. Trong đó, bụi phấn là yếu tố gây HPQ cho

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
toàn bộ nhân viên trường học là 1,5%. Theo một
nghiên cứu(13) mới đây vào tháng 1/2010 về “
Chất lượng không khí ở các lớp học” tiến hành
trên 21 trường học với 41 lớp học có 547 học
sinh, kết quả cho thấy rằng có sự gia tăng mức
độ các hạt vật chất có đường kính 10µm và mức
độ CO2 trong các lớp học luôn cao hơn bên
ngoài, vượt mức cho phép. Hậu quả là gây ảnh
hưởng đến vấn đề hô hấp của các học sinh như
32% có biểu hiện ho khan về đêm, 32% bị viêm
mũi và 13% bị khò khè.
Theo Bảng 6 và 7, 66,1% bệnh nhân có triệu
chứng lâm sàng tương ứng hen bậc 4 theo tiêu
chuẩn GINA và 95,7% là hen dạng điển hình.
Trong khi đó, 51,6% bệnh nhân có hô hấp hý
bình thường và tỷ lệ BN có đáp ứng với thuốc
GPQ là 56,3%. Như vậy phần lớn những bệnh
nhân HPQ tại thời điểm bắt đầu điều trị trong
nghiên cứu này là dựa trên tiêu chuẩn triệu
chứng lâm sàng. Điều này cũng chính là hạn chế
trong nghiên cứu của chúng tôi vì để xác định
HPQ ở giáo viên có phải là một bệnh HNN hay
không thì đáng quí nhất là thực hiện Thăm dò
chức năng hô hấp tại nơi làm việc trong nhiều
thời điểm khác nhau trong ngày và trong một
thời gian tương đối dài, từ 3-4 tuần. Ngoài ra,
FEV1 là chỉ số có giá trị để chẩn đoán và theo
dõi vì đáp ứng thuốc nhiều nhất (42,9%) và cải

thiện tốt nhất sau điều trị.
Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ khảo sát 2
lần tái khám của bệnh nhân, theo khuyến cáo
của GINA 2007, nói chung sự cải thiện của HPQ
phải đạt được trong vòng 1 tháng. Tỷ lệ bệnh
nhân bỏ điều trị là 51,6%, cần phải tăng cường
giáo dục về nhận thức theo dõi và phòng ngừa
bệnh HPQ trên đối tượng này.
Đối với 48,4% bệnh nhân tuân thủ tốt điều
trị tái khám đủ 2 lần, theo Bảng 8, các triệu
chứng lâm sàng điển hình HPQ và mức độ
kiểm soát bệnh cải thiện tốt. Thời gian để
triệu chứng lâm sàng đạt tiêu chuẩn kiểm soát
hoàn toàn là 23 ngày. Thời gian để hô hấp ký
về bình thường là 30 ngày, trong nghiên cứu

Nghiên cứu Y học

của Bùi Thị Hạnh Duyên và Nguyễn Văn
Thọ(3) thì thời gian này là 14 ngày.
Như vậy, những bệnh nhân tuân thủ tốt chế
độ điều trị sẽ cải thiện được cả triệu chứng lâm
sàng và hô hấp ký sau 1 tháng điều trị, kết quả
này phù hợp với khuyến cáo GINA 2007.
Tuy nhiên, sau quá trình điều trị thì tỷ lệ
triệu chứng mũi họng mà theo chúng tôi liên
quan mật thiết đến việc hình thành và phát
triển bệnh HPQ đã không giảm so với lúc đầu
và tăng từ 71% lên 77,4%; tỷ lệ bệnh nhân
giảm bậc chỉ đạt 70%, nghĩa là còn khoảng

30% số bệnh nhân chưa đạt được mục tiêu
điều trị ban đầu; vẫn còn một tỷ lệ các bệnh
nhân khoảng 20% còn các triệu chứng khò
khè, khó thở và một tỷ lệ nhiều hơn các bệnh
nhân còn ho, khạc đàm. Điều này là do bệnh
nhân vẫn phải tiếp xúc thường xuyên với các
YTKP trong môi trường trường học như việc
phải giảng dạy liên tục và sự ô nhiễm không
khí trong và ngoài lớp học, phù hợp theo y
văn là việc tránh tiếp xúc với các YTKP tại nơi
làm việc là khâu quan trọng nhất trong điều
trị hiệu quả HNN.
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã giúp
tìm hiểu và đánh giá một cách khái quát về bệnh
HPQ liên quan đến nghề nghiệp là giáo viên.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa chứng minh rõ
ràng được những yếu tố nguy cơ nào thực sự
gây ra bệnh HPQ ở giáo viên tại Việt Nam và
bệnh HPQ ở giáo viên có phải là một dạng HNN
hay không. Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ
thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu có theo
dõi, nhằm khảo sát sâu hơn, với cỡ mẫu lớn
hơn, cụ thể như nghiên cứu “Xác định tỷ lệ
HNN ở giáo viên bằng triệu chứng ngày thứ
hai”, có sử dụng bộ xét nghiệm về dị ứng đầy
đủ và theo dõi HHK liên tục.

KẾT LUẬN
Bệnh nhân nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam
giới và thường có tiền căn dị ứng trước đó. Đa

số bệnh nhân không bị bệnh trước khi làm nghề
giáo viên. Thời gian khởi bệnh từ khi bắt đầu
làm nghề giáo viên là 162 tháng (#13,5 năm). Các

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011

207


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

yếu tố kích phát cơn HPQ thường gặp nhất là
lạnh, đổi thời tiết, gắng sức, bụi. Trước điều trị,
bệnh nhân hen bậc 4 chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau
điều trị, tỷ lệ này giảm đáng kể, cũng như tình
trạng kiểm soát HPQ hoàn toàn chiếm tỷ lệ khá
cao, riêng triệu chứng mũi họng lại gia tăng.
Thời gian trung bình để HHK về bình thường là
30 ngày. FEV1 là chỉ số khá nhạy trong chẩn
đoán và theo dõi bệnh.

6.
7.
8.

9.

10.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

208

Allen J., Cooper D., Jr. (2008): “Occupational Asthma, Byssinosis,
and Industrial Bronchitis”, Fishman’s Pulmonary Diseases and
Disorders, pp.982-90.
Breton CV, Zang Z, Hunk PR, Pechter E, Davis L (2006): “
Characteristics of work-related asthma: Results from a populationbased survey”, Occupational Environmental Medicine, 63(6), 4115.
Bùi Thị Hạnh Duyên, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tuyết Lan
(2009): “Đặc Điểm Lâm Sàng Bệnh Nhân Hen Được Kiểm Soát
Hoàn Toàn từ Bậc 4 về Bậc 1 tại phòng Khám Hô Hấp bệnh viện Đại
Học Y Dược TP.HCM”, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 13.
Dangman KH, Bracker AL, Stoyey E (2005): “Work-related
asthma in teachers in Connecticut: association with chronic water
damage and fungal growth in schools”, Continues the Connecticut
State medical journal, 69, pp.9-17.
Jacek M, Mazurek, et al (2008): “Work-related Asthma in the
Educational Services Industry: California, Massachusetts, Michigan,
and New Jersey, 1993-2000”, American Journal of Industry

Medicine, 51, pp 47-59.

11.

12.

13.

14.

15.

Lê Khắc Bảo, Lê Thị Tuyết Lan (2007): “Chiến Lược Toàn Cầu
Quản Lý và Phòng Ngừa Hen: GINA 2007”, Nhà Xuất Bản Y Học.
Lê Thị Tuyết Lan (2005): Hô hấp ký, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ
Chí Minh.
Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan (2004): “Tình hình bệnh
nhân hen đến khám và điều trị theo GINA tại bệnh viện Đại học Y
Dược TPHCM từ 6/2001 đến 12/2003”, Luận văn thạc sĩ.
Mason RJ., Murray JF., Courtney Broaddus V., Nadel JA., (2010):
“Environmental Occupational Disorders”, Murray and Nadel’s
Textbook of Respiratory Medicine, Elsevier Saunders 5th edition.
Nguyễn Thị Vân (2004): “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, đặc điểm
tiền sử dị ứng và hiệu quả điều trị trên bệnh nhân hen phế quản điều
trị tại Khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng năm 2003”, Y Học Việt
Nam, số 10, tập 303, 7-12.
Patrick DL, Murray GTP, Governor L (2007): “Assessing Workrelated Respiratory Problem among Massachusetts Elemantary
School Staff: Result of a pilot survey”, Massachusetts Department
of Public Health, Occupational Health Surveillence Program.
Phạm Long Trung (1999): Hen nghề nghiệp, Bệnh học lao – phổi,

Bộ môn lao – phổi trường Đại học Y Dược TPHCM, tập III, 28894.
Simoni M., Anessi-Maeseno I., Sigsgard T. et al (2010): “School
Air Quality Related to Dry Cough, Rhinitis and nasal patency in
children”, Eur Respir J, 35, pp.742-49.
Trần Văn Đông, Nguyễn Thị Vân (2004): “Test dãn phế quản
trên bệnh nhân hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
điều trị tại khoa DU-MDLS BV Bạch Mai 2003- 5/2004”, Nghiên
Cứu Y Học, số 4, tập 30, 21-28.
Việt báo online (2003) “Hội chứng bàn chân dẹt và rối loạn giọng ở
giáo viên”.

Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011



×