Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BTL Các phương pháp mô hình hóa ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.99 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------o0o----------

BÀI TẬP LỚN
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA
Đề tài: Mô hình hóa hệ thống quản lý đoàn viên

trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Nhóm thực hiện

: Nhóm 01

Thành viên

:

Lớp

: KTPM

Giáo viên hướng dẫn

: Ts Nguyễn Hoàng Tú

Hà Nội tháng 11 – 2016
1


Lời nói đầu
Đoàn trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Thành


đoàn Hà Nội. Đoàn trường là một trong số các trường có số lượng Sinh viên
đang theo học đông nhất cả nước và có số lượng Đoàn viên đứng đầu trong số
các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn Hà Nội. Mặc khác với bản chất là một
trường đào tạo đa hệ, đa ngành, đa nghề nên công tác quản lý Đoàn viên –
Thanh niên còn gặp rất nhiều khó khăn. Với số lượng Đoàn viên và Thanh niên
đông như vậy, bài toán Quản lý một cách hiệu quả Đoàn viên – Thanh niên trong
trường luôn là một bài toán nan giải đối với các cấp cán bộ Đoàn trường qua các
thời kỳ.
Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ trên thế
giới đã góp phần tạo nên những đột phá, những giải pháp hữu hiệu để giải quyết
được bài toán quản lý. Với xu hướng và tầm quan trọng của vấn đề, nhóm thực
hiện đề tài: “Mô hình hóa hệ thống quản lý đoàn viên trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội” muốn hướng tới mục đích giải quyết được bài toán quản lý, hiểu
biết bước đầu trong lĩnh vực này qua đó tạo tiền đề để thực hiện những nghiên
cứu thực tế hơn trong tương lai.
Qua đây chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Ts
Nguyễn Hoàng Tú đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho chúng em thực hiện
bài báo cáo này. Ngoài ra, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn
trong lớp. Những ý kiến đóng góp của các bạn chính là yếu tố, động lực giúp
chúng em hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất. Chúng em hi vọng thầy
cùng toàn thể các bạn đóng góp ý kiến của mình để nhóm ngày một hoàn thiện
hơn.
Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn !

2


Mục lục
Lời nói đầu............................................................................................................2
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

NGHIỆP HÀ NỘI..................................................................................................5
1.1 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................5
1.2 Hoạt động của hệ thống...............................................................................6
1.2.1 Quản lý hồ sơ........................................................................................6
1.2.2 Quản lý các cơ sở Đoàn trực thuộc.......................................................8
1.2.3 Quản lý hoạt động.................................................................................8
Chương 2: CÁC KHÁI NIỆM CỦA MÔ HÌNH HÓA ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG ĐỀ TÀI.................................................................................................10
2.1 Mô hình cấu trúc........................................................................................10
2.1.1 Các loại biểu đồ UML.........................................................................10
2.1.2 Tập ký hiệu trong UML biểu diễn biểu dồ use case...........................10
2.2 Mô hình ngữ cảnh......................................................................................12
2.3 Mô hình vật lý và mô hình toán học..........................................................12
Chương 3: MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI..................................................................14
3.1 Hiện trạng hệ thống quản lý......................................................................14
3.2 Biểu đồ use case........................................................................................15
3.3 Biểu đồ hoạt động......................................................................................16
3.3.1 Biểu đồ hoạt động “Đăng nhập”........................................................16
3.3.2 Biểu đồ hoạt động “Đoàn Viên”.........................................................17
3.3.3 Biểu đồ hoạt động “Xếp loại”.............................................................18
3


3.3.4 Biểu đồ hoạt động “Thu Đoàn Phí”....................................................19
3.4 Biểu đồ tuần tự...........................................................................................20
3.4.1 Biểu đồ tuần tự Đăng nhập.................................................................20
3.4.2 Biểu đồ tuần tự Quản lý đoàn viên.....................................................21
3.4.3 Biểu đồ tuần tự quản lý Xếp loại........................................................22
3.4.4 Biểu đồ tuần tự Thu đoàn phí..............................................................23

3.5 Mô hình ngữ cảnh......................................................................................24
3.6 Mô hình thực thể liên kết...........................................................................24
3.7 Hình ảnh hệ thống......................................................................................25

4


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐOÀN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
1.1 Cơ cấu tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Mình trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (gọi tắt là
Đoàn trường) là cơ sở Đoàn tương đương quận, huyện và trực thuộc Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội.
Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội gồm có 33 đồng chí đại diện của tất cả các cơ sở Đoàn trong toàn trường.
Đứng đầu Ban chấp hành Đoàn trường là đồng chí Bí thư Đoàn trường và
ba Phó Bí thư gọi chung là thường trực Đoàn trường. Ban thường vụ Đoàn
trường có 11 đồng chí, đảm trách các công việc mang tính thường xuyên của
Đoàn trường. Ban chấp hành Đoàn trường được chia làm 4 tiểu ban chuyên môn
và 1 bộ phận:
- Ban tổ chức xây dựng Đoàn: Tham mưu cùng Ban chấp hành Đoàn
trường củng cố, hoàn thiện cơ cấu tổ chức Đoàn, phát triển lực lượng, tham mưu
công tác quy hoạch, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn kế cận của phong
trào.
- Ban Công tác Sinh viên: Tổ chức các hoạt động nâng cao bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Đoàn viên, nắm bắt
dư luận và diễn biến tư tưởng trong Đoàn viên, thanh niên.
- Ban Học tập – Nghiên cứu khoa học: Tổ chức các hoạt động học thuật
phục vụ nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên
môn của Đoàn viên, thanh niên.

- Ban Hoạt động phong trào: Tổ chức các hoạt động Văn-thể, đa dạng các
phương thức tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng
của Đoàn viên, thanh niên Trường.

5


- Ủy ban Kiểm tra: Tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của Ban chấp
hành trung ương Đoàn.
- Văn phòng Đoàn: giúp việc cho Ban chấp hành Đoàn trường trong các
công tác quản lý Đoàn vụ, tiếp nhận, ban hành và lưu trữ văn bản, thông tin, báo
cáo,…
Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gồm có 17 Liên chi Đoàn trực
thuộc với khoảng 100.000 Đoàn viên – Thanh niên theo học nhiều hệ học và bậc
học khác nhau.

1.2 Hoạt động của hệ thống
Quản lý Đoàn Viên là một hoạt động của tổ chức Đoàn bao gồm:
1.2.1 Quản lý hồ sơ
- Khi bắt đầu nhập trường thì sinh viên sẽ phải làm thủ tục nhập học. Đối
với sinh viên là đoàn viên thì sẽ phải nộp sổ đoàn viên và thẻ đoàn viên. Bộ
phận quản lý hồ sơ có nhiệm vụ nhận sổ đoàn sau đó cập nhật thông tin của
đoàn viên bao gồm các thông tin: họ tên đoàn viên, ngày sinh, giới tính, quê
quán, hộ khẩu thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, lý luận chính trị,
tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, tình trạng gia đình, tình trạng hôn nhân, họ tên
cha, nghề nghiệp cha, tuổi cha, họ tên mẹ, nghề nghiệp mẹ, tuổi mẹ, số điện
thoại liên hệ...Còn đối với sinh viên là chưa kết nạp Đoàn thì trong thời gian học
tập có sự phấn đấu trong học tập và rèn luyện sẽ được giới thiệu đi học lớp cảm
tình Đoàn. Sau đó sẽ có kế hoạch kết nạp sinh viên đó vào tổ chức Đoàn và khi
sinh viên được kết nạp thì bộ phận quản lý hồ sơ sẽ cập nhật hồ sơ mới cho sinh

viên đó. Thủ tục tiếp nhận đoàn viên mới gồm:
 Nhận sổ đoàn viên.
 Thu đoàn phí 24.000 đ/năm.
 Tổng hợp và lập danh sách đoàn viên. Danh sách đoàn viên phải phân loại
riêng theo từng Liên chi Đoàn, Chi đoàn.
6


- Đoàn viên khi thay đổi đơn vị học tập, công tác phải chuyển sinh hoạt
Đoàn:
 Hồ sơ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn là sổ Đoàn viên, trong đó có
xác nhận của Ban Chấp hành cơ sở nơi đoàn viên tham gia sinh hoạt (Ban Chấp
hành Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội xác nhận đối với đoàn viên
chuyển đi), ngoài ra có thẻ Đoàn viên và những văn bản liên quan đến quá trình
học tập, công tác, sinh hoạt của đoàn viên (nếu có). Thủ tục chuyển sinh hoạt
Đoàn theo điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Đoàn viên chuyển từ Chi đoàn này sang Chi đoàn khác trong cùng một cơ
sở liên kết và thuộc diện quản lý của Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội:
Ban Chấp hành Chi đoàn giới thiệu lên cơ sở liên kết, cơ sở liên kết giới thiệu
đoàn viên về sinh hoạt tại Chi đoàn mới. Sau đó sẽ phân loại sổ đoàn viên của
đoàn viên đó về đúng chi đoàn mới.
- Đoàn viên chuyển từ Liên chi Đoàn này sang Liên chi Đoàn khác thuộc
diện quản lý của Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ban Chấp hành Chi
đoàn giới thiệu lên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông qua cơ sở
liên kết, Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội giới thiệu đoàn viên về sinh
hoạt tại Liên Chi đoàn mới (thông qua các Ban Chấp hành các Liên chi Đoàn
hoặc các cơ sở liên kết khác). Sau đó sẽ phân loại sổ đoàn viên của đoàn viên đó
về đúng Liên chi Đoàn mới.
- Đoàn viên chuyển từ Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sang
Đoàn cơ sở mới: Ban Chấp hành Chi đoàn giới thiệu lên Đoàn trường Đại học

Công nghiệp Hà Nội thông qua cơ sở liên kết, Đoàn trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội giới thiệu Đoàn viên về sinh hoạt tại Đoàn cơ sở mới và chuyển
sổ đoàn của Đoàn viên đó về cơ sở Đoàn mới.
- Trường hợp do thất lạc hồ sơ đoàn viên thì thủ tục chuyển sinh hoạt phải
có bản tường trình và xác nhận của cơ sở Đoàn nơi chuyển đi, được làm lại hồ
sơ tại Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trường hợp còn thẻ Đoàn viên
hoặc những văn bản xác nhận là đoàn viên, thì làm lại sổ đoàn viên tại Đoàn
7


trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Ban Chấp hành Chi đoàn lập danh sách
chuyển lên cơ sở liên kết, cơ sở liên kết tổng hợp chuyển về Văn phòng Đoàn
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để xác nhận cấp lại sổ đoàn viên).
- Hàng năm, Ban Chấp hành Chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu,
khuyết điểm (gồm cả khen thưởng và kỷ luật) và kết quả phân loại Đoàn viên
vào sổ của từng đoàn viên.
1.2.2 Quản lý các cơ sở Đoàn trực thuộc
- Đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có trách nhiệm quả lý 17 Liên
chi Đoàn trực thuộc và mỗi Liên chi Đoàn sẽ cũng sẽ có trách nhiệm quả lý các
chi Đoàn trực thuộc của mình để nắm bắt được tình hình.
1.2.3 Quản lý hoạt động
Hoạt động:
- Chương trình hoạt động Đoàn phải được quản lý chặt chẽ. Các hoạt động
Đoàn trước khi được thực hiện phải được bộ phận kế hoạch lập kế hoạch trước,
các kế hoạch đó sẽ được ban giám hiệu, BCH Đoàn duyệt kế hoạch và duyệt
kinh phí. Khi kế hoạch được duyệt thì kế hoạch đó sẽ được chuyển sang bộ phận
quản lý hoạt động tiến hành triển khai thực hiện. Các hoạt động khi thực hiện sẽ
được triển khai đến tất cả Liên chi Đoàn, sau đó Liên chi Đoàn sẽ triển khai hoạt
động tới tất cả các đoàn viên thanh niên trong Liên chi mình. Qua mỗi hoạt động
sẽ đánh giá điểm cho mỗi đoàn viên để làm căn cứ xếp loại thi đua cho đoàn

viên đó.
Khen thưởng – Kỷ luật:
- Hàng năm, vào cuối tháng 6 thì các Liên chi Đoàn sẽ báo cáo tổng kết
công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong năm học vừa qua. Đoàn trường
dựa vào báo cáo tổng kết từ các Liên chi, đánh giá tổng kết từ đó tổ chức khen
thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Đồng thời cũng phê
bình kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi
phạm quy chế.
8


Quản lý thu chi
- Các khoản thu bao gồm tiền Đoàn phí hàng năm, tiền thu từ các hoạt
động, tiền tài trợ …Các khoản thu sẽ được thống kê và lập thành phiếu thu bao
gồm: Số phiếu, Ngày thu, Người Thu, Lý do Thu.. Phiếu thu này sẽ lưu trữ làm
2 bản, 1 bản lưu lại để phục vụ cho báo cáo sau này. Còn 1 bản được đưa cho
người nộp.
- Đối với đoàn viên thì hàng năm sẽ phải đóng đoàn phí là 24.000đ/năm
học. Các chi đoàn sẽ thu đoàn phí sau đó nộp lên Liên chi Đoàn. Liên chi Đoàn
sẽ thu đoàn phí của các chi đoàn trực thuộc và trích 30 % số tiền đoàn phí nộp
lên Đoàn trường. Số tiền còn lại sẽ giữ lại để làm kinh phí tổ chức hoạt động.
- Để hoạt động Đoàn ngày càng phát triển thì các kinh phí đi kèm với nó là
không thể thiếu được. Khi có các hoạt động thực hiện cần đến tài chính thì bộ
phận này sẽ chi tiền cho người đảm nhận việc thực hiện hoạt động đó. Phiếu chi
bao gồm: Số phiếu, Ngày lập, Người chi, Lý do chi…

9


Chương 2: CÁC KHÁI NIỆM CỦA MÔ HÌNH HÓA

ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
2.1 Mô hình cấu trúc
Các mô hình cấu trúc của phần mềm hiển thị cấu trúc của một hệ thống về
các component tạo nên hệ thống đó và mối quan hệ của chúng.
Các mô hình cấu trúc có thể là:
 Các mô hình tĩnh (static model), chỉ ra cấu trúc của thiết kế hệ thống.
 Hoặc các mô hình động (dynamic model), chỉ ra tổ chức của hệ thống khi
nó được thực thi.
Tạo ra các mô hình cấu trúc của một hệ thống khi thảo luận và thiết kế kiến trúc
hệ thống.
2.1.1 Các loại biểu đồ UML
UML có nhiều loại biểu đồ hỗ trợ cho việc tạo ra nhiều loại mô hình hệ
thống khác nhau. Có 5 loại sau đây có thể biểu diễn được các yếu tố cần thiết
của một hệ thống.
- Biểu đồ hoạt động (activity diagram): Chỉ ra các hoạt động trong một quy trình
hay trong việc xử lý dữ liệu.
- Biểu đồ use case (use case diagram): Chỉ ra các tương tác giữa một hệ thống và
môi trường của nó.
- Biểu đồ tuần tự (sequence diagram): Chỉ ra các tương tác giữa các actor và hệ
thống, và giữa các component của hệ thống với nhau.
- Biểu đồ lớp (class diagram): Chỉ ra các lớp đối tượng trong hệ thống và các
quan hệ giữa các lớp này.
- Biểu đồ trạng thái (state diagram): Chỉ ra hệ thống tương tác với các sự kiện
bên trong và bên ngoài như thế nào.

10


2.1.2 Tập ký hiệu trong UML biểu diễn biểu dồ use case
a) Hệ thống: Vai trò là thành phần của biểu đồ use case, hệ thống biểu diễn ranh

giới giữa bên trong và bên ngoài phần mềm.
b) Tác nhân (actor): là người dùng hệ thống, đây có thể là người dùng thực hoặc
các hệ thống máy tính khác đóng một vai trò nào đó đố với hệ thống hiện tại.
c) Các use case: Đây là thành phần cơ bản của biểu đồ use case, các use case này
biểu diễn chức năng của hệ thống, nên tên các use case là tên các chức năng.
d) Mối quan hệ giữa các use case: giữa các use case có thể có các mối quan hệ
sau:
 Include: use case này sử dụng lại chức năng của use case kia.
 Extend: use case này là mở rộng từ một use case khác bằng một chức
năng cụ thể.
 Genezalization: use case này được kế chức năng từ use case kia.
Bảng sau đây tóm tắt các phần tử mô hình ý nghĩa, cách biểu diễn, ký hiệu của
chúng:
Tên
Ý nghĩa
Cách biểu diễn
Ký hiệu
Use case Biểu diễn 1 chức Hình eclip chứa tên
năng xác định của của use case
hệ thống
Actor

NewUseCase

Là đối tượng bên Biểu diễn bởi một lớp
ngoài hệ thống kiểu actor
tương

tác


trực

NewClass

tiếp với use case
Mối

Tùy từng dạng Extend, Include và

quan hệ quan hệ

Genezalization giữa

của các

các use case có dạng

use case
mũi tên đứt nét
Biên của Tách biệt phần Được biểu diễn bởi
hệ thống bên trong và phần hình chữ nhật rỗng
bên ngoài của hệ
11


thống

2.2 Mô hình ngữ cảnh
Được dùng để minh họa cho ngữ cảnh vận hành của một hệ thống. Chỉ ra
cái nào nằm bên trong hệ thống, cái nào nằm bên ngoài hệ thống.

Các mô hình kiến trúc chỉ ra kiến trúc của hệ thống và mối quan hệ của nó với
các hệ thống khác.

2.3 Mô hình vật lý và mô hình toán học
Môi trường thực rất đa dạng và phức tạp, các mối quan hệ giữa các yếu tố
đan xen chằng chịt ảnh hưởng lẫn nhau. Để khảo sát hoặc nghiên cứu các mối
quan hệ đó đã từ lâu con người phải sử dụng mô hình hóa như là một công cụ,
có nghĩa là phải đơn giản hóa bức tranh thực hoặc môi trường thực. Mô hình
không bao giờ chứa được tất cả các đặc điểm của môi trường thực mà chỉ giữ lại
các đặc điểm chính các mối quan hệ chính của hệ thống thực mà chúng có thể
đặc trưng cho hệ thống đó.
Ví dụ: Khi xem xét chất lượng nước người ta chỉ xem xét một vài chỉ tiêu chủ
yếu như độ pH, nhu cầu ô xy sinh hóa BOD, độ cứng, Eli-Coliform. Khi xem
xet nước biển và nước sông ta chỉ cần xem xét độ mặn. Tương tụ như vậy, khi
thiết kế một con tàu người ta thường làm các mô hình vật lý để xem xet các hình
dạng nào có sức cản nhỏ nhất chứ chưa cần chú ý tới việc bố trí ca bin, hầm tàu.
Như vậy, quá trình mô hình hóa là quá trình xem xét để chỉ cất giữ lại các đặc
điểm chính đặc trưng cho môi trường hoặc vật nào đó cần phải nghiên cứu.
Quá trình làm mẫu một con tàu thủy có kích thước theo một tỷ lệ nào đó rồi cho
vào thử trong nước với một số điều kiện về sóng gió, được xem là mô hình vật
lý. Một loại mô hình khác thường có tên là mô hình toán, các mối quan hệ giữa
các hiện tượng, sự vật hay các yếu tố của môi trường bao giờ cũng có thể biểu
diễn bằng các quan hệ ( hay phương trình) toán học. Bằng cách nghiên cứu hoặc
giải các phương trình toán đó người ta có thể phát hiện được các tính chất của
các hiện tượng cần quan tâm xem xét.
12


Mô hình hóa bằng các mô hình toán được phát triển rất nhanh trong các
thập niên gần đây, bởi vì: Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ máy tính và

công cụ tin học, đồng thời các công cụ mới về toán học cũng phát triển. Hai yếu
tố này giúp cho con người có thể giải quyết rất nhanh các bài toán phúc tạp về
mặt toán học.

13


Chương 3: MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐOÀN
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
3.1 Hiện trạng hệ thống quản lý
Qua khảo sát hiện trạng thì công tác quản lý đoàn viên của Đoàn trường
vẫn được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công và lưu trữ hoàn toàn bằng sổ sách.
Bởi lý do đó mà công tác quản lý sổ đoàn cũng như cập nhật, tìm kiếm thông tin
của đoàn viên gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế và tốn rất nhiều công sức. Ngoài
ra hàng năm để có thể xếp loại đoàn viên thì Ban chấp hành Đoàn trường không
thể tự thống kê điểm để xếp loại được cho đoàn viên, vì thế công tác đánh giá
xếp loại này được thực hiện bởi các bí thư chi đoàn, sau đó gửi lên Liên chi
Đoàn và Liên chi Đoàn gửi lên Đoàn trường vì thế mất rất nhiều thời gian và
chưa đảm bảo tính khách quan.
Một khó khăn nữa mà Đoàn trường Đại học Công nghiệp gặp phải đó là
vấn đề tài chính. Thu chi được quản lý hoàn toàn bằng sổ sách, do đó việc thống
kê các khoản thu chi mất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa việc lưu trữ
phiếu thu, phiếu chi gặp rất nhiều dủi do.
Với tình hình thực tế hoạt động và phát triển của tổ chức Đoàn trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội. Yêu cầu bức thiết đặt ra cần phải xây dựng một hệ
thống quản lý đoàn viên có thể thực hiện được tất cả các chức năng nghiệp vụ
yêu cầu cũng như giải quyết được tất cả những khó khăn trên, giúp cán bộ đoàn
giảm thời gian và công sức cho công việc quản lý của mình.

14



3.2 Biểu đồ use case

XemThongTin
<<include>>

SinhVien
QLTaiKhoan

QLDoanVien

<<include>>
<<include>>

QLKhoaHoc

<<include>>
<<include>>

QLLienChiDoan
<<include>>
QuanTriVien

QLHoatDong <<include>>

DangNhap

<<include>>
QLKhenThuong

<<include>>

QLKyThuat

<<include>>

QLThuDoanPhi

QLTimKiemBaoCao

15


3.3 Biểu đồ hoạt động
3.3.1 Biểu đồ hoạt động “Đăng nhập”
Actor Input

System Response

CSDL
input user name, pass.
Click "Dang Nhap"
Kiem tra tai khoan
trong CSDL
Loi dang nhap
No

Dang nhap thanh cong,
chuyen sang trang chu


Yes

16


3.3.2 Biểu đồ hoạt động “Đoàn Viên”
Actor Input

System response

Chon tab
"Doan Vien"
Chon "Thoat"

Dien thong tin
vao tung truong

Chon vao 1 dong
trong gridview

Thong tin doan vien duoc
hien thi tren cac truong

Chon "Sua"
kiem tra tinh hop le
cua thong tin nhap vao

Chon "Xoa"

Chon "Them"


Loi thong tin
nhap vao
No
Thanh Cong

Yes

17


3.3.3 Biểu đồ hoạt động “Xếp loại”
Actor Input

System response

Chon tab "Xep
loai"
Chon "Thoat"

Dien thong tin
vao tung truong

Chon vao 1 dong
trong gridview

Thong tin doan vien duoc
hien thi tren cac truong

Chon "Sua"

kiem tra tinh hop le
cua thong tin nhap vao

Chon "Xoa"

Chon "Them"

Loi thong tin
nhap vao
No
Thanh Cong

Yes

18


3.3.4 Biểu đồ hoạt động “Thu Đoàn Phí”
Actor Input

System response

Chon tab "Thu
doan phi"
Chon "Thoat"

Dien thong tin
vao tung truong

Chon vao 1 dong

trong gridview

Thong tin doan vien duoc
hien thi tren cac truong

Chon "Sua"
kiem tra tinh hop le
cua thong tin nhap vao

Chon "Xoa"

Chon "Them"

Loi thong tin
nhap vao
No
Thanh Cong

Yes

19


3.4 Biểu đồ tuần tự
3.4.1 Biểu đồ tuần tự Đăng nhập
Nguoidung

DangNhapUI

DangNhapController


TaiKhoan

1://nhap tai khoan va mat khau()

2:// dang nhap()
3: // kiem tra tai khoan()
4:// kiem tra tai khoan()

5:// tra ve ket qua kiem tra
6:// tra ve ket qua kiem tra()

20


3.4.2 Biểu đồ tuần tự Quản lý đoàn viên
QuanLyVien

QuanLyDoanVienUI

QuanLyDoanVienController

DoanVien

1:// hien thi danh sach doan vien

2:// nhap thong tin doan vien()
3:// them doan vien
4:// Them doan vien


5:// xem thong tin doan vien
6:// lay thong tin doan vien
7:// lay thong tin doan vien
8:// tra ve thong tin doan vien
9:// sua thong tin doan vien
10:// hien thi thong tin doan vien
11:// cap nhat thong tin doan vien
12:// cap nhat thong tin doan vien

13:// xoa doan vien
14:// xoa doan vien
15:// xoa doan vien

21


3.4.3 Biểu đồ tuần tự quản lý Xếp loại
QuanLyVien

QuanLyThuDoanPhiUI

QuanLyThu DoanPhiController

DoanPhi

1:// chon xep loai
2:// hien thi thong tin xep loai

3: //nhap thong tin, diem cua doan vien
4:// them xep loai cua doan vien

5:// Them xep loai cua doan vien

6:// xem thong tin xep loai
7:// lay thong tin xep loai doan vien
8:// lay thong tin xep loai doan vien
9:// tra ve thong tin xep loai doan vien
10:// sua thong tin xep loai
11:// hien thi thong tin xep loai
12:// cap nhat thong tin xep loai
13:// cap nhat thong tin xep loai

14:// xoa tt xep loai doan vien
15:// xoa tt xep loai doan vien
16:// xoa tt xep loai doan vien

22


3.4.4 Biểu đồ tuần tự Thu đoàn phí
QuanLyVien

QuanLyThuDoanPhiUI

QuanLyThu DoanPhiController

DoanPhi

1:// chon thu doan phi
2:// hien thi thong tin doan phi


3: //nhap thong tin doan phi cua doan vien
4:// them doan phi cua doan vien
5:// Them doan phi cua doan vien

6:// xem thong tin doan phi
7:// lay thong tin doan phi cua doan vien
8:// lay thong tin doan phi cua doan vien
9:// tra ve thong tin doan phi cua doan vien
10:// sua thong tin doan phi
11:// hien thi thong tin doan phi
12:// cap nhat thong tin doan phi
13:// cap nhat thong tin doan phi

14:// xoa tt doan phi cua doan vien
15:// xoa tt doan phi cua doan vien
16:// xoa tt doan phi cua doan vien

23


3.5 Mô hình ngữ cảnh

3.6 Mô hình thực thể liên kết

24


3.7 Hình ảnh hệ thống

Hình 1: Màn hình đăng nhập


Hình 2: Màn hình thông tin đoàn viên

25


×