Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá bước đầu điều trị tiểu không kiểm soát do biến chứng phẫu thuật tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật TOMStm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.49 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT
DO BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT TUYẾN TIỀN LIỆT
BẰNG KỸ THUẬT TOMSTM
Bùi Văn Kiệt*, Nguyễn Tuấn Vinh**, Ngô Thanh Mai***, Nguyễn Thị Thu Nga***

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật tuyến tiền
liệt. Tiêu chuẩn vàng hiện nay là đặt cơ thắt nhân tạo. Nhưng tại Việt Nam kỹ thuật TOMSST (Trans Obturator
Male Sling) được đánh giá là dễ thực hiện, an tòan và hiệu quả.
Mục đích: mô tả kỹ thuật đặt lưới qua ngã tầng sinh môn để điều trị tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật
cắt tận gốc và sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 3 BN sau mổ cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt bị biến chứng tiểu
không kiểm soát và đánh giá kỹ thuật TOMSST lưới đôi qua các dữ liệu lâm sàng.
Kết quả: Phẫu thuật thực hiện dễ và không có biến chứng, giảm đánh kể số lượng tả lót trong ngày và cải
thiện tốt chất lượng cuộc sống.
Kết luận: phẫu thuật TOMSST giúp điều trị tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật cắt tận gốc và sau cắt đốt
nội soi tuyến tiền liệt. Thời gian theo dõi ngắn thấy phẫu thuật an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: Tiểu không kiểm soát nam.

ABSTRACT
PRELIMINARY EVALUATION OF POST PROSTATIC INTERVENTION URINARY
INCONTINENCE BY TRANS OBTURATOR MALE SLING (TOMS) PROCEDURE
Bui Van Kiet, Nguyen Tuan Vinh, Ngo Thanh Mai, Nguyen Thi Thu Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 245 - 248
Background: The many options in the management of the patients with incontinence after
prostatectomy include: phamacotherapy, pelvic floor physiotherapy, electrotrical stimulation, and urethral
injection therapy. The gold standard of the surgical management of postprotatectomy incontinence is the


artificial urinary sphinter (1). In Vietnam, the trans-obturator perineal male sling (TOMSST) in attractive
simple sling technique, safety and efficacy.
Purpose: To describe a new sling procedure for treating stress urinary incontinence (SUI) after radical
prostatectomy, post-TURP.
Material and methods: This study is 3 patients post-TURP incontinence. Evaluation of TOMSst two arms
bulbar sling was based on clinical form assessment.
Results: The surgical procedure was considered easy to perform and no post-surgery complication was
reported. The median number of pads per day significantly and quality of life improved 3 months after surgery.
Conclusion: The trans-obturator perineal male sling TOMSST in attractive simple sling technique for post*


Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện Bình Dân
*** Khoa Niệu B, Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: Bs Bùi Văn Kiệt
ĐT: 0903 738731
Email:

246

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

prostatectomy and post-TURP stress incontinence and offers an improvement in the quality of life and evaluate
its short-term safety and efficacy.
Keywords: Prostatectomy. Trans-obturator perineal male sling.

xa của phẫu thuật.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay phẫu thuật cắt đốt nội soi bướu
TLT và phẫu thuật cắt TLT tận gốc trong điều trị
ung tuyến tiền liệt phát triển tại Việt Nam, nhất
các y tế tuyến tỉnh đã triển khai được phẫu thuật
cắt đốt nội soi TLT, thì biến chứng tiểu không
kiểm soát càng gia tăng. Tiểu không kiểm soát
do suy cơ vòng (SUI: Sphincteric Urinary
Incontinence) nguyên nhân thường do biến
chứng của phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt lành
tính chiếm tỉ lệ 1-3%, sau cắt tuyến tiền liệt tận
gốc chiếm tỉ lệ cao từ 2.5-87%(1), đặt cơ thắt nhân
tạo (AUS: the Artificial Urinary Sphincter) là
tiêu chuẩn vàng trong nhiều năm. Tuy nhiên giá
thành cơ vòng nhân tạo còn khá cao và hiện tại
rất khó thực hiện tại Việt Nam, nên trong đề tài
nghiên cứu này chúng tôi ứng dụng kỹ thuật
TOMS để tạo áp lực ép niệu đạo hành để điều trị
biến chứng tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật
tuyến tiền liệt mang tính hiệu quả và khả thi tại
Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu
Mô tả cắt ngang

Chọn bệnh
Những bệnh nhân bị biến chứng tiểu không
kiểm soát sau các phẫu thuật tuyến tiền liệt (cắt

đốt nội soi, cắt tuyến tiền liệt tận gốc).

Phương pháp thực hiện
Khảo sát niệu động học.

Dụng cụ
Mesh được thiết kế điều trị tiểu không kiểm soát
nam 100% monofilament polypropylene.

Hình 2: Mesh đôi monofilament polypropylene

Bộ dụng cụ TOMS

Kỹ thuật mổ
Phương pháp vô cảm: tê tủy sống.
Hình 1: Kỹ thuật TOMS

ST

Tư thế bệnh nhân: sản phụ khoa.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tính hiệu quả
của kỹ thuật TOMS trong điều trị tiểu không
kiểm soát do biến chứng phẫu thuật TLT.
Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá thời gian mổ, thời gian hậu phẫu,
độ giám mức độ rỉ nước tiểu (hoàn toàn, giảm
số lượng tả lót đánh kể mỗi ngày).
Đánh giá các biến chứng gần và biến chứng


Rạch da đường giữa tầng sinh môn 57cm.
Bộ lộ cơ hành thể xốp (Bulbospongious
muscle), bóc tách giữa niệu đạo và thể hang, nơi
có cơ ngồi hang (ischiocavernosis muscle) che
phủ. Rạch đường ngắn qua cân đáy chậu,
hướng về cơ bịt ngay bên trên ngành ngồi
xương mu.
Rạch mỗi bên 2 đường nhỏ ổ đỉnh đùi và cơ
khép dài chính 2 bên cách đường giữa 4cm.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

247


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Sờ ngón tay xác định cành ngồi mu và vị trí
để đưa kim xoay qua lỗ bịt. Móc dụng cụ qua lỗ
bịt 2 bên để đưa 4 đầu dãy băng ra ngoài (mỗi
bên 2 dãy).

Theo dõi tái khám 3 tháng: tất cả 3 BN đều
hài lòng với kết quả phẫu thuật.

Khâu cố định 4 mũi bằng chỉ không tan vào
cơ hành niệu đạo để tránh di lệch mesh. Bơm

khoảng 300ml nước vào bàng quang, kéo căng
lưới ép nhẹ vào niệu đạo hành đến khi ngưng rỉ
nước tiểu miệng niệu đạo kết hợp đo áp lực
bàng quang bằng kim trên xương mu đạt áp lực
60cmH2O hay động tác ho rặn của bệnh nhân.
Khâu mô dưới da che phủ lưới, khâu da
(không dẫn lưu), khâu 4 lỗ nơi lưới ra vùng bẹn.

Hình 4: Đặt mesh đôi đưa ra da mỗi bên 2 đầu
mesh

Có một bệnh nhân chúng tôi khâu cố định
lưới sau khi xuyên qua lỗ bịt (không để đầu lưới
tự do như TOT kinh điển).
Hậu phẫu: rút thông niệu đạo sau 24 giờ,
đánh giá mức độ giảm tiểu không kiểm soát.
Tổng kết cuộc mổ.
Thời gian mổ.
Tai biến, biến chứng trong lúc mổ.
Lượng máu mất.

Hình 5: Khâu da

Đánh giá kết quả sau mổ.

BÀN LUẬN

Thời kỳ hậu phẫu.

SUI là biến chứng trên phẫu thuật tuyến

tiền liệt do chấn thương cơ thắt hay do tồn
thương thần kinh(1,2). Hiện nay tại các nước
phát triển đặt cơ thắt nhân tạo vẫn là tiêu
chuẩn vàng(1,2,3). Mức độ thành công của phẫu
thuật được xác định bằng số lượng tấm tả lót
(0 đến 1 miếng mỗi ngày). Theo Goldwasser
và cộng sự là 59-87% (1987); Montague, Perez
(1992), Martins, Boyd (1995); Littewiller và
cộng sự (1996); Elliott và Barret (1998);
Kuznetsov và cộng sự (2000); Clement và
cộng sự, Gousse (2001); Gomha và Boone
(2002) kết quả thành công 87-90%. Phương
pháp đặt cơ vòng nhân tạo hiện nay chưa
phát triển rộng rãi tại các nước kém phát
triển.

Tái khám sau 1 tháng.
Phân độ thành công của phẫu thuật.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số ca: Chúng tôi có 3 BN đều do biến chứng
tiểu không kiểm soát sau cắt đốt nội soi tuyến
tiền liệt ở tuyến tỉnh, sau 6 tháng không phục
hồi, BN yêu cầu phẫu thuật.
Thời gian mổ: 120 ± 25 phút.
Tai biến và biến chứng trong và mổ: 0 ca.
Lượng máu mất không đáng kể.
Đau hậu phẫu: phần lớn các trường hợp đau
mức độ vừa và nhẹ ở mặt trong đùi.
Hậu phẫu: rút thông tiểu sau 24 giờ, tất cả

bệnh nhân tiểu dễ, kiểm tra siêu âm không có
nước tiểu tồn lưu, 2 bệnh nhân hết rỉ nước tiểu
hoàn toàn, một bệnh nhân (theo kỹ thuật TOT,
đầu mesh để tự do) giảm hơn 80% triệu chứng.

248

Kỹ thuật khâu ép tạo áp lực từ ngoài niệu
đạo được Kaufman áp dụng vào những thập
niên 1970, nhưng các biến chứng như áp lực lên
niệu đạo yếu, đau vùng chậu, nhiễm trùng và

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
do sự phát triển của cơ thắt nhân tạo rộng rãi
nên kỹ thuật của Kaufman bị cấm một thời gian
dài. Gần đây do suất độ tăng cao của biến chứng
tiểu không kiểm soát tăng cao và xu hướng BN
không muốn đặt thiết bị trong cơ thể nên kỹ
thuật của Kaufman được giới thiệu trở lại(2,3).
Schaeffer và Stamey mô tả kỹ thuật đặt mesh
bằng Dacron khâu ép lên hành niệu đạo lên cân
cơ thẳng bụng, báo cáo ban đầu ở 2 trung tâm có
64 bệnh nhân, tỉ lệ thành công là 56%. Clemens
(1999) thực hiện trên 66 bệnh nhân kết quả khỏi
hoàn toàn là 41% và cải thiện đáng kể 51%. Một
số các tác giả khác dùng mesh polypropylene
không có porcin dermis cho kết qủa tương tự và

giảm đáng kể nguy cơ loét do mảnh ghép
(Migliari và Cs, 2003; John, 2004)(2).
Năm 2002, Comiter báo cáo tỉ lệ chửa khỏi
hoàn toàn 76% cho 21 BN sau mổ cắt tuyến tiền
liệt bằng kỹ thuật bằng mesh polypropylene qua
tầng sinh môn khâu mesh theo kiểu mũi neo tàu
cố định vào xương (the bone-anchored perineal
sling)(2,3). Ullrich và Comiter (2004); Onur và Cs
(2004) dùng nhiều loại chất liệu sling khác nhau
(sinh học và tổng hợp) cho 46 BN ghi nhận hết
hoàn toàn 41% và 35% cải thiện đáng kể(3). Trong
các nghiên cứu trong một thời gian ngắn, các tác
giả đều ghi nhận kết quả tốt trong thời gian theo
dõi 1 năm.
Từ đầu năm 2008, chúng tôi bước đầu sử
dụng kỹ thuật đặt mesh qua lỗ bịt để nâng qua
sàn chậu ép tạo áp lực lên hành niệu đạo để

Nghiên cứu Y học

điều trị tiểu không kiểm soát do suy cơ vòng
sau phẫu thuật cắt đốt nội soi bướu lành tuyến
tiền liệt và sau phẫu thuật cắt tuyến liệt tận gốc
trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt với cả hai
phương pháp để đầu mesh ra da tự do, không
cố định và khâu cố định mesh theo nguyên lý
Kaufman. Đánh giá kết quả bước đầu cho kết
quả khả quan, kỹ thuật mổ không khó, ít biến
chứng và có thể thực hiện ở các tuyến trước.
Trong lô nghiên cứu chúng tôi còn ít (3 ca) và

thời gian theo dõi ngắn nên chúng tôi còn tiếp
tục nghiên cứu và thời gian theo dõi đủ lâu để
đưa ra kết luận mang tính thuyết phục.

KẾT LUẬN
Kỹ thuật TOMSST nam giúp giảm đáng kể
biến chứng tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật
tuyến tiền liệt, đề tài có tính khả thi, kỹ thuật
không quá phức tạp và giá thành chấp nhận
được ở điều kiện Việt Nam có tính hiệu quả cao.
Áp dụng rộng rãi kỹ thuật giúp BN đau hậu
phẫu, tái hòa nhập xã hội nhanh, ít di chứng…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

Winters JC (2011). Male Sling in the Treament of Sphincteric
Incompetence. Urologic Clinics of North America. Volume
38: 73-81. Saunder an Imprint of Elsevier.
Wein AJ (2007). Surgery for Stress Incontinence in Male.
Campbell Walsh, Saunder, An Imprint of Elsevier. Urology,
9th edition: 174.
Wein AJ (2007). Male Perineal Sling Implatation Techique.
Campbell Walsh, Urology 9th edition: 174.


249



×