Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh 36 trường hợp carcinôm tế bào gai ở phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.04 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG-GIẢI PHẪU BỆNH
36 TRƯỜNG HỢP CARCINÔM TẾ BÀO GAI Ở PHỔI
Trần Minh Thông *, Lê Hoa Duyên *, Nguyễn Ngọc Sơn**, Hoàng Văn Thịnh**
TÓM TẮT
Tổng quan: Carcinôm tế bào gai ở phổi là loại ung thư có liên quan chặt chẽ ñến thói quen hút thuốc lá.
Carcinôm tế bào gai, xuất hiện ở khoảng 30% người mắc bệnh ung thư phổi(Error! Reference source not found.). Hai phần
ba u ở vị trí trung tâm, gây chèn ép các phế quản. Những u này có khuynh hướng hoại tử trung tâm và tạo hang.
Đặc ñiểm vi thể ñiển hình của carcinôm tế bào gai gồm cầu sừng, cầu liên bào và lát tầng.
Tư liệu nghiên cứu: 36 trường hợp carcinôm tế bào gai ở phổi ñược chẩn ñoán tại bệnh viện Chợ Rẫy
trong năm 2008.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả và hồi cứu các bệnh án, chọn các trường hợp thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu và ghi ñầy ñủ các số liệu trên hồ sơ vào phiếu thu thập số liệu.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 2/1. Khoảng tuổi mắc bệnh 50-59, chiếm 36,11%. Tuổi mắc bệnh trung bình là
61,64 tuổi. 75% giới nam có thói quen hút thuốc lá. 75% trường hợp có u ở vị trí trung tâm và 25% trường hợp
có u ở vị trí ngoại vi. Kích thước u trung bình của carcinôm tuyến phế quản là 5,43cm. Các triệu chứng ho kéo
dài, ñau ngực và triệu chứng không ñặc hiệu xuất hiện nhiều nhất với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 75%; 69,44%
và 61,11%. Các dấu hiệu và triệu chứng ñều gặp ở u vị trí trung tâm nhiều hơn u vị trí ngoại vi.
Kết luận: Ho kéo dài, ñau ngực và triệu chứng không ñặc hiệu là là các triệu chứng quan trọng của
carcinôm tế bào gai ở phổi.
Từ khoá: carcinôm phế quản phổi nguyên phát, carcinôm tế bào gai.
ABSTRACT

RETROSPECTIVE STUDY OF CLINICOPATHOLOGIC FEATURES OF 36
BRONCHIAL SQUAMOUS CELL CARCINOMA CASES
Tran Minh Thong, Le Hoa Duyen, Nguyen Ngoc Son, Hoang Van Thinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 380 - 384
Background: Squamous cell carcinoma (SCC) is the classic smoking-related lung carcinoma. SCC occurs


in about 30% of patients with lung cancer (Error! Reference source not found.). About two thirds of these tumors are
centrally located and tend to expand against the bronchus, causing extrinsic compression. These tumors are
prone to undergo central necrosis and cavitation. SCC tends to metastasize later than does adenocarcinoma.
Microscopically in SCC, keratinization, stratification, and intercellular bridge formation are exhibited.
Objective: To evaluate the clinicopathologic features of 36 squamous cell carcinomas of lung cancer cases
that were diagnosed at Cho Ray hospital between January 2008 and December 2008.
Methods: Descriptive cross sectional study. We retrospectively reviewed 36 patients with a
pathological diagnosis of squamous cell carcinoma of lung cancer at Cho Ray hospital between January
2008 and December 2008.
Results: Our study group included 24 male and 12 female patients aged between 32 to 88 years with mean
age of 61.64 years. Majority of patients were found to be in the fifth to sixth decade of life. 75% of male patients
were smokers. All patients presented with some signs or symptoms. 75% squamous cell carcinoma patients had
neoplasms which were centrally located, while 25% squamous cell carcinoma patients had neoplasms which
were peripherally located. The average diameter of these squamous cell carcinoma tumors was 5.43 cm. The
most frequent presenting symptoms were persistent cough, chest pain and systemic symptoms, 75%, 69.44% and
61.11%, respectively. Central squamous cell carcinoma tumors caused persistent cough, haemoptysis, chest
pain, dyspnea, pleural effusion and systemic symptoms more frequently than peripheral squamous cell
carcinoma tumors did.
Conclusions: Persistent cough, chest pain and systemic symptoms are the most important clinical
symptoms of squamous cell carcinoma.
* Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: BSCKII. Trần Minh Thông; ĐT: 0918202941, Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010

380


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010


Nghiên cứu Y học

Keywords: primary bronchial carcinoma, squamous cell carcinoma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Carcinôm tế bào gai ở phổi là u ác biểu mô sinh ra từ quá trình chuyển sản tế bào gai ở niêm mạc phế quản
phổi. Từng là týp mô học chiếm nhiều nhất trong các loại ung thư phổi, ngày nay tỷ lệ phần trăm carcinôm tế bào
gai giảm và ít hơn carcinôm tế bào tuyến ở phổi. Nhằm tìm hiểu ñặc ñiểm lâm sàng giải phẫu bệnh của carcinôm
tế bào gai ở người Việt Nam, chúng tôi tiến hành hồi cứu 36 trường hợp ñã ñược chẩn ñoán là carcinôm tế bào
gai tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2008.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác ñịnh ñặc ñiểm lâm sàng của 36 trường hợp carcinôm tế bào gai trên cơ sở ñối chiếu giải phẫu bệnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và ñịa ñiểm tiến hành
Các trường hợp nghiên cứu ñược khảo sát từ tháng 1/2008 ñến tháng 12/2008 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng nghiên cứu
36 trường hợp carcinôm tế bào gai ñược chẩn ñoán lâm sàng và giải phẫu bệnh trong 150 ca carcinoma phế
quản phổi nguyên phát.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả. Hồi cứu bệnh án thỏa tiêu chí chọn mẫu và ghi ñầy ñủ các số liệu trong hồ sơ vào phiếu
thu thập. Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Excel, kết quả nghiên cứu ñược trình bày dưới dạng bảng,
biểu ñồ, hình ảnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc ñiểm dịch tễ lâm sàng của carcinôm tế bào gai ở phổi
66,67% là giới nam; 33,33% là giới nữ. Tỷ lệ nam / nữ = 2/1.
Tuổi mắc bệnh trung bình là 61,64 tuổi. Tỷ lệ phần trăm người mắc bệnh ở các nhóm tuổi 30-39, 40-49, 5059, 60-69, 70-79 và ≥ 80 lần lượt là 0%; 13,89%; 36,11%; 22,22%; 22,22%; 5,56%. Nhóm tuổi từ 50-59 tuổi có
số người mắc bệnh cao nhất. Không có trường hợp dưới 30 tuổi. Số người mắc bệnh tăng nhanh dần ñến tuổi 59,
sau ñó giảm dần ñến tuổi 79 và giảm nhanh sau tuổi ≥ 80.
75% giới nam có thói quen hút thuốc lá.
Người
20


15
13

< 30
30-39
40-49

10
8

50-59

8

60-69
70-79
5

4

>=80
2

0

0

0


< 30

30-39

40-49

50-59

60-69

70-79

>=80

Nhóm tuổi

Biểu ñồ 1: Sự phân bố người mắc bệnh carcinôm
tế bào gai theo nhóm tuổi.
Đặc ñiểm lâm sàng của carcinôm tế bào gai ở phổi
Bảng 1: Các biểu hiện lâm sàng của 36 trường hợp carcinôm tế bào gai tại thời ñiểm chẩn ñoán.
Biểu hiện lâm sàng
Tần số
Tỷ lệ %

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010

381


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010


Nghiên cứu Y học

Không triệu chứng
0
0%
Ho kéo dài
27
75%
Ho ra máu
8
22,22%
Viêm phổi
5
13,89%
Đau ngực
25
69,44%
Khó thở
5
13,89%
Khàn tiếng
2
5,56%
Nuốt nghẹn
1
2,78%
Tràn dịch màng phổi
7
19,44%

Hội chứng Pancoast
0
0%
Hội chứng TM chủ trên
1
2,78%
Di căn não
0
0%
Di căn tủy sống
1
2,78%
Di căn xương
4
11,11%
Di căn gan
7
19,44%
Hạch ngoại vi
1
2,78%
Triệu chứng không ñặc hiệu
22
61,11%
Bảng 2: Sự phân bố các triệu chứng lâm sàng thường gặp theo vị trí u.
Trung tâm Ngoại vi
Tổng
Vị trí u
Đặc ñiểm lâm sàng
Ho kéo dài

20 (74,07%) 7 (25,93%) 27 (100%)
Ho ra máu
7 (87,5%) 1 (12,5%) 8 (100%)
Đau ngực
18 (72%)
7 (28%) 25 (100%)
Khó thở
4 (80%)
1 (20%) 5 (100%)
Tràn dịch màng phổi 6 (85,71%) 1 (14,29%) 7 (100%)
Triệu chứng không 20 (90,91%) 2 (9,09%) 22 (100%)
ñặc hiệu
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh của carcinôm tuyến phế quản
Có 36 trường hợp carcinôm tế bào gai trong 150 trường hợp carcinôm phế quản phổi nguyên phát ñược
chẩn ñoán tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2008, chiếm tỷ lệ 24%. 75% carcinôm tế bào gai có u ở vị trí trung
tâm và 25% carcinôm tế bào gai có u ở vị trí ngoại vi. Kích thước u trung bình của carcinôm tế bào gai là 5,43
cm. Kích thước trung bình của u vị trí trung tâm là 5,2 cm. Kích thước trung bình của u vị trí ngoại vi là 5,88 cm.
Không có sự chênh lệch lớn giữa kích thước trung bình của u vị trí trung tâm với kích thước u trung bình của u vị
trí ngoại vi. Có 4 trường hợp u hoại tử trung tâm, tạo hang, chiếm 11,11% ñược ghi nhận trên hình ảnh học.

Hình 1: Carcinôm tế bào gai biệt hóa vừa PAS (-)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010

382


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học


(BN Nguyễn Đình N, nam, 58 tuổi, MSGPB: A7190, H-Ex200)

Hình 2: Carcinôm tế bào gai dạng tế bào sáng, có phản ứng xơ và hiện diện lympho bào. (BN Trần Văn M,
nam, 70 tuổi, MSGPB: Z9139, H-E x 200).
BÀN LUẬN
Đặc ñiểm dịch tễ lâm sàng của carcinôm tế bào gai ở phổi
Tuổi mắc bệnh trung bình của carcinôm tế bào gai ở phổi là 61,64 tuổi. Theo y văn, tuổi trung bình mắc
bệnh của carcinôm tế bào gai là 69 tuổi(3). Ở Trung Quốc, tác giả Lam B ghi nhận carcinôm tế bào gai ở phổi có
82% là giới nam và 18% là giới nữ(3). Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, 66,67% là giới nam và 33,33% là giới
nữ. Tỷ lệ nam / nữ = 2/1. Như vậy, có sự khác biệt lớn về giới mắc bệnh carcinôm tế bào gai ở phổi giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Đặc ñiểm lâm sàng của carcinôm tế bào gai ở phổi
Dấu chứng của carcinôm phế quản phổi có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp do tác ñộng của mô u.
Carcinôm tế bào gai ở phổi là u ác biểu mô sinh ra từ quá trình chuyển sản tế bào gai ở niêm mạc(Error! Reference
source not found.)
. U có ñặc tính biệt hoá của tế bào gai gồm sừng hóa, cầu liên bào hay cả hai. Triệu chứng liên quan
ñến tác ñộng tại chỗ của u thường gặp như ho do kích thích thụ cảm thể trên bề mặt niêm mạc phế quản; ñau
ngực khi u xâm lấn màng phổi, xương sườn hay thành ngực; tràn dịch màng phổi khi u liên quan ñến màng phổi;
viêm phổi do u làm tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng trong hang. Biểu hiện lâm sàng thay ñổi từ u có kích thước nhỏ
trong phế quản tới thành khối u có hốc lớn có thể chiếm toàn bộ phổi. Hoại tử và xuất huyết trong u rất thường
gặp, sự hốc hóa trong một phần ba các trường hợp và nhiễm trùng trong hốc có thể xảy ra. Kích thước u
carcinôm tế bào gai thì nhỏ hơn u thuộc týp mô học khác của ung thư phế quản, bởi vì u biểu hiện sớm triệu
chứng do tắc nghẽn trong khí ñạo, người bệnh ñến khám khi khối u còn nhỏ dưới dạng polyp nội phế quản,
thường ít gặp xâm lấn trên hình ảnh học.
Dựa vào sự tìm kiếm ñặc ñiểm của týp mô học carcinôm tế bào gai ñược mô tả bên trên, chúng tôi ghi
nhận kết quả nghiên cứu ñã bộc lộ những ñặc ñiểm lâm sàng trong 36 trường hợp carcinôm tế bào gai như
sau: không triệu chứng 0%; ho kéo dài 75%; ho ra máu 22,22%; ñau ngực 69,44%; khó thở 13,89%; tràn
dịch màng phổi 19,44%; triệu chứng không ñặc hiệu 61,11%. Khảo sát hồi cứu các trường hợp carcinôm
phế quản phổi nguyên phát ở Bệnh viện Queen Marry, Hồng Kông từ tháng 6/1995 ñến tháng 12/1997, có

128 trường hợp carcinôm tế bào gai, 75% trường hợp ở giai ñoạn IIIB hoặc giai ñoạn IV. Các ñặc ñiểm lâm
sàng gồm: không triệu chứng 17,2%; ho kéo dài 51,6%; ho ra máu 23,4%; mệt và sụt cân 20,3%; khó thở
31,3%; ñau ngực 18%; khàn tiếng 4,7%; tràn dịch màng phổi 22,7%(3). Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm các
triệu chứng lâm sàng trong hai kết quả nghiên cứu theo chúng tôi có thể là do cỡ mẫu của chúng tôi chưa
ñủ lớn, hoặc là do các ñặc ñiểm dịch tễ lâm sàng cũng như yếu tố nguy cơ không giống nhau giữa Việt
Nam và Hồng Kông.
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh của carcinôm tế bào gai ở phổi
Theo WHO (2004), tỷ lệ phần trăm của carcinôm tế bào gai ở phổi là 25-40%(7). Theo Cecil (2008), tỷ lệ
phần trăm của carcinôm tế bào gai ở phổi là 30%. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 36 trường hợp
carcinôm tế bào gai trong 150 trường hợp carcinôm phế quản phổi nguyên phát, chiếm tỷ lệ 24%. So sánh các số
liệu trên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phần trăm của carcinôm tế bào gai ở phổi trong lô nghiên cứu thấp hơn so với
các tác giả khác. Sự khác biệt này có thể giải thích là do các yếu tố nguy cơ tác ñộng trên người bệnh khác nhau

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010

383


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

trên các vùng của thế giới như thói quen hút thuốc lá. Theo nhiều nghiên cứu, thuốc lá gây ung thư tế bào gai với
tỷ lệ cao; chất N-nitrosamines trong khói thuốc ñược hydroxyl hóa bởi hệ thống men P-450, tạo nên các chất sinh
ung, gây ñột biến ADN của tế bào biểu mô phế quản. Ngoài thuốc lá, sự ô nhiễm khí Radon, bụi Abestos, chất
hóa học ở các nước phát triển cao hơn chúng tôi, do nền công nghiệp của họ tạo ra. Ngược lại, trong lô nghiên
cứu của chúng tôi, những người mắc bệnh ña số là nông dân có thói quen hút thuốc lá, sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ. Các yếu tố nguy cơ ñều ảnh hưởng ở hai giới, do vậy chúng tôi không thể loại trừ ñược vai trò của
các chất sinh ung vừa ñề cập tham gia vào quá trình biến ñổi tế bào, làm thay ñổi tỷ lệ thành phần các týp mô học
ung thư phổi ở Việt Nam.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ nam / nữ = 2/1. Tuổi mắc bệnh trung bình là 61,64 tuổi. Khoảng tuổi mắc bệnh 50-59, chiếm 36,11%.
75% giới nam có thói quen hút thuốc lá. 75% trường hợp có u ở vị trí trung tâm và 25% trường hợp có u ở vị trí
ngoại vi. Kích thước u trung bình là 5,43 cm. Các triệu chứng ho kéo dài, ñau ngực và triệu chứng không ñặc
hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất. Ho kéo dài, ho ra máu, ñau ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi và triệu chứng không
ñặc hiệu ñều gặp ở u vị trí trung tâm nhiều hơn u vị trí ngoại vi. Sự tiến triển nhanh tùy thuộc mức ñộ biệt hóa tế
bào u. Trong 150 trường hợp carcinôm phế quản phổi nguyên phát ñược chẩn ñoán tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong
năm 2008, có 36 trường hợp là carcinôm tế bào gai, chiếm tỷ lệ 24%. Trong 36 trường hợp này, có 4 trường hợp
u hoại tử trung tâm, tạo hang, chiếm 11,11% ñược ghi nhận trên hình ảnh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Harvey IP, David PC, David HJ 2005, John DM, Andrew TT. Clinical presentation of Non-Small cell
carcinom of the lung. Lung cancer: Principles and practice; 1:293-326.
2. Hollings N, Shaw P. Diagnostic imaging of lung cancer. Eur Respir J. 2002; 19:722–742.
3. Lam B, Lam WK, Lam CL 2001, Ooi GC, Ho JCM, Wong MP, Tsang KW. Adenocarcinoma of the lung
in Chinese patients: a revisit and some perspectives from the literature. Postgarde Med J;77:708-712.
4. Lê Hoa Duyên (2009). Khảo sát ñặc ñiểm lâm sàng-giải phẫu bệnh 150 trường hợp carcinôm phế quản
phổi nguyên phát. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ ña khoa; 1-92.
5. Ross et al., Histology, a text and atlas, 10th edition, p. 589, Table 18.1.
6. Shanda B. Clinical diagnosis of pulmonary neoplasms 2008. Diagnostic pulmonary pathology, 2nd
edition:28,539-556.
7. William DT, Elizabeth B 2004, Hermelink HKM, Curtis CH: Tumors of the lung. WHO classification
tumors of the lung, pleura, thymus and heart; 1:9-126
8. Yilmaz A, Reha B, Birol B, Ergun K 2000, Sibel U, Uskul TB. Lung cancer in Non-smokers. Turkish
Respiratory Journal;1(2):14-16.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010

384




×