Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá sự thay đổi áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.17 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003

ĐÁNH GIÁ SỰ  THAY ĐỔI ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI
SAU PHẪU THUẬT ĐÓNG LỖ THÔNG LIÊN NHĨ

 Lê Quang Thứu
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế 

                                                     I. MỞ ĐẦU
Thông liên nhĩ là sự  thông thương giữa 2 buồng nhĩ phải và trái, gây nên  
một dòng máu bất thường giữa 2 buồng nhĩ [11]. Đây là một bệnh lý tim bẩm 
sinh khá phổ  biến nằm trong nhóm tim bẩm sinh có thông trái­phải. Tần suất  
khoảng 7 ­ 15 % các bệnh tim bẩm sinh [1], [15] và 0,2 ­ 0,7/1000 sơ sinh [9].
Nguy cơ  quan trọng của bệnh thông liên nhĩ là nếu không được điều trị 
đóng lỗ  thông sớm sẽ  làm giảm tuổi thọ  của bệnh nhân. Khoảng 90% bệnh  
nhân chết ở độ tuổi 50 ­ 60 [6],[13]. Bệnh nhân có thể có các biến chứng nặng 
như  rung nhĩ chiếm 13 ­ 52% bệnh nhân trên 40 tuổi, tăng áp lực động mạch 
phổi, giới hạn chức năng của phổi, hội chứng Eisenmenger, bội nhiễm phổi tái 
phát... Do vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị đóng lỗ thông kịp thời là rất cần 
thiết. Hiện nay có hai phương pháp điều trị là phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ  
có hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ  thể và bằng cathéter qua da. Đối với đóng lỗ 
thông liên nhĩ bằng cathéter qua da, tỷ  lệ  thành công chỉ  59% đối với các lỗ 
thông có kích thước lớn hơn 13 mm  [2].
 Mục tiêu nghiên cứu nhằm:
­ Nghiên cứu đặc điểm lâm và cận lâm sàng thông liên nhĩ.
­ Đánh giá kết quả thay đổi áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật đóng  
lỗ thông liên nhĩ. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những bệnh nhân có thông liên 
nhĩ lỗ  thứ  phát. Số  liệu 30 bệnh nhân được phẫu thuật tại bệnh viện Trung  
ương Huế từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 10 năm 2001. 


Đây là nghiên cứu tiền cứu có định hướng trước, tất cả những bệnh nhân  
đến phẫu thuật được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo mẫu thống kê  
đã soạn trước. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học.
Tất cả  các bệnh nhân đều được ghi nhận: Tuổi, giới, triệu chứng lâm 
sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng trước mổ: điện tâm đồ, X quang ngực, siêu  
61


âm tim đánh giá vị  trí, kích thước lỗ  thông, áp lực động mạch phổi trước mổ,  
phân suất tống máu trước mổ. 
Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật đóng thông liên nhĩ có hỗ trợ tuần 
hoàn ngoài cơ thể, ghi nhận các thông số kỹ thuật trong phẫu thuật.
Kiểm tra siêu âm tim sau mổ: đánh giá kết quả đóng lỗ  thông liên nhĩ, áp  
lực động mạch phổi sau mổ, phân suất tống máu sau mổ. 
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung:

Bảng 1: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi và giới

Giới

Tuổi             

 15 tuổi

Nam
7
Nữ
7

Tổng 
14
3.2. Đặc điểm lâm sàng.
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng

            16 
tuổi
3
13
16

n

 %

10
20
30

33,33
66,67
100

Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng theo nhóm tuổi

                                             Tuổi
Triệu chứng lâm sàng
Khó thở gắng sức
Giảm phát triển thể lực
Nhiễm trùng hô hấp tái diễn

Tiếng TTT gian sườn 3­4 trái
Không có triệu chứng cơ năng

 15
%
35.71
14.28
57.14
100
0

n
5
2
8
14
0

n
11
0
0
16
5

 16
%
68.75
0
0

100
31.25

Tổng
n
%
17
56.66
2
6.66
8
26.66
30
100
5
16.66

3.2.2. Phân độ suy tim trước phẫu thuật.

Bảng 3: Phân độ suy tim trước phẫu thuật theo NYHA

Tuổi

 16 ­ 30
 15
NYHA
n
%
N
%

8
57.14
4
40
I
6
42.58
6
60
II
0
0
0
0
III
0
0
0
0
IV
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng:
3.3.1. Đặc điểm X­ quang:

n
0
6
0
0

Bảng 1: Đặc điểm X­ quang


62

 31
%
0
100
0
0

Tổng
n
12
18
0
0

%
40
60
0
0


                                      Tuổ
i
X quang
Chỉ số 
   60%
tim/ng

> 60%
ực
Cung động 
mạch phổi

Bình 
thường
Phồng

Phế trường

Bình 
thường
Tăng đậm

   15

Tổng

  16

n

%

n

%

n


%

11

78.57

14

87.50

25

83.33

3

21.42

2

12.50

5

16.66

14

100


15

93.75

29

96.66

0

0

1

6.25

1

3.33

2

14.28

1

6.25

3


10.00

12

85.71

15

93.75

27

90.00

3.3.2. Đặc điểm siêu âm.

Bảng 5: Đặc điểm siêu âm

                                                                  Tổng số

n

%

10 ­ 14

6

20


15 ­ 24

17

56.66

7

23.33

30

100

Lỗ thứ phát

30

100

Xoang tĩnh mạch

0

0

Xoang mạch vành

0


0

Đặc điểm
Kích thước lỗ thông (mm)

 25
Luồng thông trái ­ phải
Vị trí lỗ thông

3.3.3. Đặc điểm điện tâm đồ:

Bảng 6: Đặc điểm điện tâm đồ

Đặc điểm điện tâm đồ

n

%

Nhịp xoang 

6

20.00

Nhịp   xoang   +   Block   cành   phải   không   hoàn 
toàn 

7


23.33

Nhịp xoang + Block cành phải hoàn toàn

11

36.66

Nhịp xoang + Dày thất phải

6

20.00

3.3.4. Áp lực động mạch phổi trước phẫu thuật:
63


Bảng 7: Áp lực động mạch phổi trước phẫu thuật theo lứa tuổi 
Tuổi

Áp lực

n
6
7
1

Tăng nhẹ (30­ 45 mmHg)

Tăng vừa (46­60 mmHg)
Tăng nặng (   61 mmHg)

 15
%
42.85
50.00
7.14

 16 ­ 30
n
%
6
60.00
4
40.00
0
0

 31
%
50.00
33.33
16.66

n
3
2
1


Tổng
n
%
15
50.00
13
43.33
2
6.66

3.4. Kết quả phẫu thuật:
3.4.1. Đặc điểm lỗ thông trong phẫu thuật:

Bảng 8: Đặc điểm lỗ thông được ghi nhận trong phẫu thuật

                                                              Tổng 
số
Đặc điểm                                             

Kích thước lỗ thông ( mm 
)
Vị trí lỗ thông
Số lượng lỗ thông 

n

%

10 ­ 14


3

10

15 ­ 24
  25

18
4

60
13,33

Lỗ thứ phát
1
2

30
29
1

100
96,67
3,33

3.4.2. Phương pháp đóng lỗ thông:

Bảng 9 : Tỷ lệ đóng lỗ thông trực tiếp và đóng lỗ thông
bằng miếng vá màng ngoài tim tự thân


Số lượng 
Phương pháp mổ
Đường mở ngực dọc giữa xương ức
Đóng trực tiếp
Đóng bằng miếng vá màng ngoài tim tự thân
3.4.3. Áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật:

n

%

30
3
27

100
10
90

Bảng 10: Áp lực động phổi sau phẫu thuật theo lứa tuổi
Tuổi

 16 ­ 30

 15

Tổng

 31


Áp lực

n

%

n

%

n

%

n

%

Bình thường (< 30 mmHg)

11

78.57

7

70.00

4


66.66

22

73.33

Tăng nhẹ (30­ 45 mmHg)

3

21.42

3

30.00

2

33.33

8

26.66

Tăng vừa (46­60 mmHg)

0

0


0

0

0

0

0

0

Tăng nặng (  61 mmHg)

0

0

0

0

0

0

0

0


64


3.4.4. Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể:
Bảng 11: Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể

Thời   gian  chạy  tuần  hoàn  ngoài   cơ 
thể 
Thời gian cặp động mạch chủ 
Số lần làm dung dịch liệt tim 

Nhỏ nhất
20 phút

Thân nhiệt 

Lớn nhất
55 phút

Trung bình
33,76 phút

4 phút
33 phút
20,76 phút
1 lần : 30 trường hợp
370C : 22 trường hợp
320C : 8 trường hợp

3.5. Kết quả trước mắt: 

3.5.1. Sự thay đổi áp lực động mạch phổi theo mức độ:

Bảng 12: Sự thay đổi áp lực động mạch phổi theo mức độ

Áp lực
Bình thường (< 30 mmHg)
Tăng nhẹ (30­45 mmHg)
Tăng vừa (46­60 mmHg)
Tăng nặng (  61 mmHg)

Trước mổ
n
%
0
0
15
50
13
43.33
2
6.66

Sau mổ
n
%
22
73.33
8
26.66
0

0
0
0

3.5.2. So sánh áp lực động mạch phổi trước và sau phẫu thuật:

Bảng 13: Giá trị áp lực động mạch phổi trước và sau phẫu thuật 

Aïp lực động mạch phổi
X
p
Trước mổ 
47.7
< 0.01
Sau mổ 
30
3.5.3. Sự thay đổi phân suất tống máu trước và sau phẫu thuật:
Bảng 14: Chỉ số phân suất tống máu của tim đo trên siêu âm
trước và sau phẫu thuật

Phân suất tống máu của tim
Trước mổ
Sau mổ
3.5.4. Biến chứng trong phẫu thuật: 

X
67,5
70,3

p

< 0.05

Bảng 15: Biến chứng trong phẫu thuật

Biến chứng
Loạn nhịp
Tắc mạch

n

%

Rung nhĩ 

1

3,33

Rung thâït 

0

0

Não

0

0


Khác

0

0

65


0

          Tử vong

0

3.5.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật : 

Bảng 16: Kết quả sau phẫu thuật 

Kết quả
n
%

Tốt
22
73.33

Khá
8
26.67


Trung bình
0
0

Kém
0
0

Tử vong
0
0

IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm chính của thông liên nhĩ là diễn tiến lâm sàng thường chậm 
[11]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi phẫu thuật còn cao là do kỹ  thuật 
mổ tim hở mới được triển khai trong thời gian gần đây và xa các trung tâm tim  
mạch lớn.
Tiến triển thông liên nhĩ dẫn đến suy tim  ứ  huyết liên quan đến nhiều  
yếu tố như tăng áp lực động mạch phổi, loạn nhịp, nhiễm trùng phế quản phổi  
hoặc các bệnh lý tim bẩm sinh khác [10]. Nói chung, triệu chứng lâm sàng sau  
khi đóng lỗ thông liên nhĩ  ở cả trẻ em và người lớn giảm rõ rệt [14].
Kỹ  thuật đóng trực tiếp hay đóng bằng miếng vá màng ngoài tim được  
quyết định bởi kích thước, hình dạng và bờ của lỗ thông. Khi đóng không được 
làm căng vách liên nhĩ [2]. Sử dụng màng ngoài tim tươi tự thân loại trừ  được  
phản ứng viêm và thành phần mô lạ, nhưng có nguy cơ  co rút. Cố  định miếng  
vá màng ngoài tim tự  thân bằng dung dịch Glutaraldehyde 0,62% đã được đề 
nghị bởi Alain Carpentier để loại trừ nguy cơ co rút. Điều này làm ổn định mô  
mà không có một phản ứng miễn dịch nào cả, và ngăn ngừa sự thoái biến canxi  
hoá của mô [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 27 trường hợp đóng lỗ thông 

liên nhĩ bằng miếng vá màng ngoài tim tự  thân được xử  lý bằng dung dịch  
Glutaraldehyde 0,62%.
Trong bệnh thông liên nhĩ, áp lực động mạch phổi trở về bình thường sau 
phẫu thuật, nhưng sự suy giảm hô hấp vẫn còn trong những trường hợp có gia  
tăng sức đề  kháng mạch máu phổi. Tăng áp lực động mạch phổi không liên  
quan đến tỷ lệ tử vong trong bệnh lý thông liên nhĩ, nhưng ảnh hưởng đến mức 
độ  trầm trọng của bệnh. Đóng thông liên nhĩ sẽ  cải thiện sự giãn nở  của phổi 
là do giảm tuần hoàn phổi [11]. Đóng thông liên nhĩ  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi thì 
chức năng phổi sẽ cải thiện tốt hơn so với đóng thông liên nhĩ ở lứa tuổi muộn  
hơn [12]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau mổ  có 22 trường hợp (73,33%)  
áp lực động mạch phổi trở  về  bình thường, 8 trường hợp (26,67%) còn tăng  
nhẹ.
Nếu thông liên nhĩ được phẫu thuật trước 5 tuổi, thì không có những bất  
thường chức năng thất trái hoặc thất phải. Nếu thông liên nhĩ được phẫu thuật 
sau 10 tuổi, có khả  năng thất phải bị  giãn tăng dần, suy giảm chức năng thất  
phải và đồng thời suy giảm chức năng thất trái [5]. Sau mổ, phân suất tống máu  
66


của thất trái tăng và trở  về  bình thường khi hoạt động mạnh. Như  vậy, ngay  
những bệnh nhân được đóng thông liên nhĩ ở tuổi trưởng thành, phân suất tống 
máu cũng trở lại bình thường sau phẫu thuật [8]. Trong nghiên cứu của chúng  
tôi, 100% bệnh nhân sau mổ phân suất tống máu tăng và trở về bình thường.
Ngày nay, phẫu thuật đóng thông liên nhĩ được thực hiện mà không có tỷ 
lệ tử vong và tỷ lệ biến chứng thấp. Kết quả có sự cải thiện triệu chứng trong  
phần lớn các trường hợp [7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có tử vong,  
tỷ lệ biến chứng rất thấp, chỉ có 1 trường hợp tràn dịch màng ngoài tim 6 mm  
không cần can thiệp ngoại khoa.
KẾT LUẬN
100% bệnh nhân được chẩn đoán xác định trước phẫu thuật dựa vào siêu 

âm hai chiều và siêu âm Doppler tim. Đóng lỗ  thông liên nhĩ trực tiếp và đóng  
bằng   miếng   vá   màng   ngoài   tim   tự   thân   được   xử   lý   bằng   dung   dịch 
glutaraldéhyde 0,62% đều có kết quả rất tốt. Sau khi đóng lỗ  thông liên nhĩ áp  
lực  động mạch phổi  trở  về  bình thường là 73,33% trường hợp và có 20% 
trường hợp còn tăng nhẹ. Sự  thay đổi áp lực động mạch phổi trước và sau 
phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p  <  0,01). Sau phẫu thuật, 100% bệnh nhân có  
phân suất tống máu trong giới hạn bình thường. Kết quả phẫu thuật 73,33% là 
tốt, 26,66% khá, không có tử vong. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Hữu Trung.  Thông liên nhĩ. Siêu âm tim và bênh lý tim mạch . Tập I, 
(1998) 35 ­ 41.

2. Agarwal S.K., Ghosh P.K., Mittal P.K. Failure of devices used for closure of  
atrial   septal   defects:   Mechanisms   and   management.  J.   Thorac.   Cardiovasc. 
Surg. (1996) 112: 21 ­ 6.
3. Castaneda A. R., et al. Cardiopulmonary bypass, hypothermia and circulatory  
arrest. Cardiac surgery of the neonate and infant. W. B. Saunders Company. 
(1994) 23 ­ 40. 
4. Chauvaud   S.,   Jebara   V.,   Chachques   J.   C.,   et   al.  Valve   extension   with  
gluteraldehyte ­ Preserved autogolous pericardium.   J. Thorac   Cardiovasc. 
Surgery. 1991 Aug; 102 ( 2 ) 171 ­ 8. 
5. Dreyer W. J., Mayer D.C., Neish S.R. Cardiac contractility and pump function.
6. The   science   and   practice   of   pediatric   cardiology.   Garson   A.Jr.   2nd  edition. 
William & Wilkins, Vol 1 (1998) 211­ 230.
7. Fedullo P. F., Auger W. R., Channick R. N. Pulmonary hypertension. Cardiac  
intensive care. Brown D. L. W. B. Saunders  Company (1998) 493 ­ 504.
8. Gatzoulis M. A., Redington A. N., Somerville J., et al.  Should atrial septal  
defects in adults be closed? Ann. Thorac. Surg. 61 ( 2 )  (Feb 1996)  657 ­ 9.
9. Kirklin J. W., Barratt ­ Boyes B. G. Atrial septal defect  and partial anomalous  
pulmonary venous connection. Cardiac surgery  . 1th . Churchill Livingstone. 

(1996) 463­ 479.

67


Konstantinides S., Geibel A.,  Kasper W., et al. The natural course of  
atrial septal defect in adults a still unsettled issue. Klin. Wochenschr. 16; 69 
(12): (Aug. 1991)  506 ­ 10.
11.
Landi F., Cipriani L., Cocchi A., et al.  Ostium secundum atrial septal  
defect in the elderly.J. Am . Geriatr. Soc. 39 (1) (Jan. 1991)  60 ­ 3.
12.
Mavitas B., Katircioglu S. F., Yamak B., et al. Late surgical closure of  
secundum type atrial septal defect. Asian cardiovascular & thoracic annals. 
4 (3) (1996) 164 ­ 167.
13.
Reybrouck   T.,   Bisschop   A.,   Dumoulin   M.,   et   al.  Cardiorespiratory  
exercise capacity after surgical closure of atrial septal defect is influenced by  
the age at surgery.Am. Heart. J. 122  (4 Pt 1) (Oct 1991) 1073 ­ 8.
14.
Van   Son   J.   A.   M.,   Diegeler   A.,   Sim   E.,   et   al.  Minimally   invasive  
technique for closure of atrial septal defect. Asian Cardiovascular & Thoracic  
Annals. 6 (2) (1998) 88 ­ 90.
15.
Vick G. W. Defects of the atrial septum including atrioventricular septal  
defects.
16.
The science and practice of pediatric cardiology. Garson A. Jr. 2 nd. ed. 
Williams  & Wilkins. Vol 1 (1998) 1141 ­ 1179.
17.

Batisse A.  Hypertension artérielle pulmonaire. Cardiologie pédiatrique 
pratique. Doin Eïditeurs (1993) 186 ­ 191.

10.

TÓM TẮT
Từ  tháng 10.1999 đến 10.2000, 30 bệnh nhân tuổi từ  5 ­ 46 (tuổi trung bình  
21,07), trong đó 10 nam và 20 nữ. 100% bệnh nhân có luồng thông trái phải. Áp lực  
động mạch phổi trung bình trước mổ là 47,7 mmHg. Phân suất tống máu trung bình là  
67,5%. Có 3 bệnh nhân (10%) được đóng trực tiếp, 27 bệnh nhân (90%) được đóng  
bằng miếng vá màng ngoài tim được xử  lý bằng dung dịch Glutaraldehyde 0,62%. Áp  
lực động mạch phổi trung bình sau mổ là 30 mmHg, giảm so với trước mổ. Phân suất  
tống máu trung bình sau mổ là 70,3% ­ tăng so với trước mổ. Không có tử vong và chỉ  
có 1 trường hợp tràn dịch màng ngoài tim (3.33%). Không có rối loạn nhịp cũng như  
không có luồng thông tồn dư sau phẫu thuật. 
Chúng tôi nhận thấy rằng đóng lỗ thông liên nhĩ trong phẫu thuật tim hở có tỷ  
lệ thành công cao, an toàn, áp lực động mạch phổi sau mổ giảm đáng kể, không có tử  
vong và tỷ lệ biến chứng thấp.

68


EVALUATION OF THE CHANGE IN PULMONARY ARTERY 
PRESSURE FOLLOWING SURGICAL CLOSURE 
OF ATRIAL SEPTAL DEFECT
Le Quang Thuu
College of Medicine, Hue University

SUMMARY
From Oct.1999 to Oct.2000, 30 patients including 10 males and 20 females aged  

from 5­46 (mean age: 21.07) underwent surgical operation for atrial defect of secudum  
type. All had left­to­right shunt. The preoperative mean pulmonary artery pressure was  
47.7 mm/Hg. The mean ejection fraction of the left ventricle was 67.5%. There were 3  
patients (10%) undergoing direct closure and 27 (90%) with closure done with a patch  
treated with glutaraldehyde solution of 0.62%. The postoperative mean pulmonary artery  
pressure was 30mm/Hg, and the mean ejection fraction of the left ventricle was 70.3%.  
There caused no deaths but only a case with pericardiac effusion. Neither arrhythmia nor  
residual shunt was observed.
Our conclusion is that surgical closure of atrial septal defect proves to be highly  
successful and safe, which also helps to ameliorate pulmonary artery pressure. Mortality  
can be avoided and the rate of complications is minimal.

69



×