Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tình hình vàng da ở trẻ sơ sinh sinh tại khoa sản Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.27 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

TÌNH HÌNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH SINH TẠI KHOA SẢN
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2005
Phạm Diệp Thùy Dương*

TÓM TẮT
Tổng quan: Vàng da là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bilirubin/máu khi tăng quá cao có thể dẫn đến tổn thương
thần kinh bất hồi phục. Vì vậy, việc theo dõi vàng da ở trẻ để có điều trị kịp thời là rất cần thiết. Khảo sát tình hình vàng da
và nhu cầu điều trị chiếu đèn tại khoa trại cho phép chúng tôi có kế hoạch thích hợp trong vấn đề tổ chức nhân sự và trang
thiết bị cho bệnh viện.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình vàng da ở trẻ sơ sinh sinh tại khoa Sản bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM năm 2005.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Tổng số trẻ trong mẫu nghiên cứu là 5423. Vàng da lâm sàng gặp ở 47,1% trẻ sơ sinh đủ tháng đủ cân và ở
66,7% trẻ non tháng nhẹ cân. Tỉ lệ vàng da chung là 48,6%. Vàng da chiếu đèn đứng hàng thứ hai trong các lý do nằm điều
trị tại phòng Dưỡng nhi, chiếm tỉ lệ 17,55%.
Kết luận: Vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở # 50% trẻ sơ sinh sinh tại khoa Sản - bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM,
đặt ra một nhu cầu lớn trong vấn đề chẩn đoán và điều trị trẻ sơ sinh. Việc chuẩn bị nhân lực và trang thiết bị để phát hiện,
chẩn đoán và điều trị trẻ sơ sinh vàng da cần được quan tâm đúng mức trong kế hoạch phát triển chung của bệnh viện.

ABSTRACT
* Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP HCM

INVESTIGATION OF NEONATAL JAUNDICE AT THE MATERNITY WARD, HOSPITAL OF MEDICINEPHARMACY UNIVERSITY OF HCM CITY, 2005
Pham Diep Thuy Duong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 – 2008: 57 - 60
Background: Jaundice is a common problem in the newborns. Hyperbilirubinemia, when excessive, can lead to
potentially irreversible bilirubin-induced neurotoxicity. The survey of jaundice for treatment when indicated is thus necessary.
Investigation of jaundice and necessary of phototherapy at the department allow planning in the personnal and equipment
organisation for hospital.


Objective: To investigate the jaundice state in newborns of maternity ward of the hospital of Medicine-Pharmacy
University of HCM city.
Methodology: Descriptive, retrospective, serial cases study.
Results: The totality of newborns in the study was 5423. The clinical jaundice was observed in 47,1% of term and 66.7%
of preterm or low birth weight newborns. The commun frequency was 48,6%. Jaundice required phototherapy was at the
second rang in reasons of hospitalisation to the nursery (17,55%).
Conclusions: Jaundice was observed in about 50% newborns of maternity ward of the hospital of Medicine-Pharmacy
University of HCM city, and was a grand demand in diagnosis and treatment of the newborns. The personnal and equipment
organisation for detection, diagnosis and treatment of the neonatal jaundice was thus nesessary to adequate investigation
concerning in hospital planning.

1


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vàng da là biểu hiện lâm sàng thường gặp
nhất ở trẻ sơ sinh. Dù phần lớn là vàng da sinh lý,
người thầy thuốc vẫn luôn phải cảnh giác vì khi
bilirubin tăng quá cao hay trên các cơ địa đặc biệt
có thể đưa đến tổn thương thần kinh bất hồi phục,
do độc tính của bilirubin trên hạch nền và các
nhân não. Do vậy, việc theo dõi sát vàng da ở trẻ
sơ sinh để có xử trí đùng mức là rất cần thiết.
Phòng Dưỡng nhi là một đơn vị trực thuộc khoa
Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Nơi đây
chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và điều trị trẻ bệnh lý.

Các trẻ nằm tại đây được các bác sĩ nhi gửi đến qua
thăm khám hằng ngày những trẻ nằm với mẹ cũng
như các trẻ tái khám tại phòng khám Nhi của khoa.
Nếu không kể đến những trẻ sinh mổ nằm theo dõi
trong 6 giờ tuổi đầu tiên, trẻ vàng da phải chiếu đèn
luôn luôn chiếm đa số trong những trẻ nằm điều trị
tại phòng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát
tình hình vàng da cũng như nhu cầu điều trị chiếu
đèn tại khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP
HCM, điều này cho phép chúng tôi có kế hoạch sát
hợp trong vấn đề tổ chức nhân sự và trang bị cho
phòng Dưỡng nhi, trong mục tiêu phát triển chung
của bệnh viện.

Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỉ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng đủ
cân.
- Xác định tỉ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng
nhẹ cân.

- Được chẩn đoán vàng da lâm sàng (nhìn và ấn
lên da) và cận lâm sàng (bilirubin toàn phần /máu > 7
mg%).

+ Tiêu chí loại trừ
- Trẻ được chẩn đoán là vàng da tăng bilirubin
trực tiếp (bilirubin trực tiếp ≥ 25% bilirubin toàn phần
hay > 2 mg%).
- Trẻ được chuyển viện.

- Trẻ được sinh tại nơi khác.

Công cụ thu thập dữ kiện
Hồ sơ bệnh án tại phòng Dưỡng Nhi và khoa
Sản

Xử lý dữ kiện
Bằng phần mềm thống kê Stata 8.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Số liệu thống kê trong năm 2005 cho thấy có 5498
trẻ sinh tại khoa Sản bệnh viện Đại học Y Dược TP
HCM(3); trong đó có:
- 75 bé (gồm 39 nam và 36 nữ) được chuyển
điều trị chuyên khoa tại 2 bệnh viện Nhi đồng 1
và 2;
- không có bé nào vàng da do tăng bilirubin trực
tiếp.
Vậy tổng số trẻ trong mẫu nghiên cứu là 5.423,
trong đó có 2.836 trẻ trai, chiếm tỉ lệ 52,3%, cho thấy
không có sự khác biệt về tỉ lệ nam và nữ trong dân
số nghiên cứu. Có 426 trẻ có tuổi thai < 37 tuần hoặc
có cân nặng lúc sinh < 2.500g, chiếm tỉ lệ 7,9 %.

Tỉ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng đủ cân

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong số 4997 trẻ sơ sinh đủ tháng đủ cân, có
2.352 trẻ vàng da lâm sàng, chiếm tỉ lệ 47,1%. Điều

này phù hợp với số liệu trong y văn(2). Có 1.279 trẻ
trai trong số trẻ vàng da, chiếm tỉ lệ 54,4%.

Thiết kế nghiên cứu

Tỉ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân

- Xác định tỉ lệ trẻ sơ sinh vàng da cần được điều
trị .

Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca

Đối tượng nghiên cứu
+ Dân số chọn mẫu
Trẻ sơ sinh sinh tại Khoa Sản - BV Đại học Y Dược
TP HCM
+ Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn hết trẻ sơ sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu, sinh
từ 21/12/2004 đến 20/12/2005.
+ Tiêu chí chọn mẫu
- Trẻ sơ sinh sinh tại Khoa Sản - BV Đại học Y
Dược TP HCM nằm hậu sản với mẹ hay được nhập
viện lại.

Trong số 426 trẻ sơ sinh có tuổi thai < 37 tuần
hoặc có cân nặng lúc sinh < 2500g, có 284 trẻ có vàng
da, chiếm tỉ lệ 66,7%. Theo y văn, tỉ lệ vàng da ở trẻ
non tháng là 80%(2). Tỉ lệ tìm thấy trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn có thể do đây là số liệu
chung cho cả trẻ nhẹ cân và do phòng Dưỡng nhi chỉ

giữ lại điều trị những trẻ non tháng ≥ 32 tuần (các trẻ
cực non và bệnh lý nặng quá khả năng điều trị tại
chỗ được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 1 hoặc
Nhi đồng 2). Tỉ lệ trẻ trai vàng da trong nhóm này là
53,2% (151 trẻ).
Vậy tỉ lệ vàng da chung ở trẻ sơ sinh sinh tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong năm 2005
2


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008

là 48,6%, trong đó nam chiếm tỉ lệ 54,2%. Vậy không
có sự khác biệt giữa về giới tính trong số trẻ vàng da,
dù giới tính nam là một trong những yếu tố nguy cơ
đã được nêu trong y văn(1).

Tỉ lệ trẻ sơ sinh vàng da cần được điều trị
Tổng số trẻ nằm điều trị tại phòng Dưỡng nhi
trong năm 2005 là 4.449, trong đó số trẻ nằm theo dõi
trong 6 giờ đầu sau sinh mổ là 2.697, đứng đầu các lý
do trẻ nằm tại Dưỡng nhi với tỉ lệ 60,6%.
Sử dụng Toán đồ khuyến cáo chỉ định chiếu đèn
tại bệnh viện cho trẻ có tuổi thai >35 tuần theo giờ
tuổi sau sinh – Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

(VHLNKHK) – 2004(1). Trên đây, chúng tôi chỉ định
chiếu đèn cho những trẻ có mức bilirubin/máu cao

hơn ngưỡng trong toán đồ. Có 87 trẻ được chiếu đèn
trong quá trình điều trị các bệnh khác và 694 trẻ đã
được nhập Dưỡng nhi vì vàng da cần chiếu đèn(3),
bao gồm các trẻ đang nằm hậu sản với mẹ tại viện và
những trẻ nhập từ phòng khám Nhi khi đến tái
khám theo hẹn. Tỉ lệ trẻ trai trong nhóm cần chiếu
đèn là 53,8% (420 trẻ). Vàng da chiếu đèn đứng hàng
thứ nhì trong các bệnh được theo dõi và điều trị tại
Dưỡng nhi, chiếm tỉ lệ 17,6%. Thời gian chiếu đèn
trung bình cho mỗi trẻ là 27,3 giờ ± 5,8 giờ.

Đánh giá vàng da bằng mắt thường rất chủ quan và dễ sai lệch.
Đo bilirubin/máu là tiêu chuẩn vàng, nhưng với gần ½ trẻ sinh ra
bị vàng da tại khoa, tổng chi phí thời gian, nhân lực và kinh phí
cần thiết để định lượng bilirubin/máu là rất lớn. Đo bilirubin qua
da là một phương tiện trung gian khách quan, nhanh chóng và
không xâm lấn để ước lượng bilirubin/máu ở bất kỳ nơi nào (tại
nhà, phòng khám hay phòng Dưỡng nhi). Phương pháp này cho
phép đánh giá nhanh, khá tin cậy mức độ vàng da, làm chỉ điểm
cho việc định lượng bilirubin/máu trước khi chỉ định chiếu
đèn(4,5). Đây là một phương tiện thích hợp để trang bị cho phòng
Dưỡng nhi, sẽ cho phép giảm thiểu nguy cơ xâm lấn cho trẻ,
giảm gánh nặng thời gian, nhân lực cho bác sĩ nhi và điều dưỡng
cũng như giảm chi phí tài chính cho thân nhân và quỹ bảo hiểm y
tế.

- Máy đo bilirubin qua da là một phương tiện
trung gian khách quan, nhanh chóng và không xâm
lấn để ước lượng bilirubin/máu ở trẻ sơ sinh.
Phương tiện này nên được trang bị cho phòng

Dưỡng nhi nhằm giảm thiểu nguy cơ xâm lấn cho
trẻ, giảm gánh nặng thời gian, nhân lực và tiền của
dành cho xét nghiệm máu.

Bác sĩ và điều dưỡng có kinh nghiệm để phát
hiện, điều trị và chăm sóc cho số trẻ này phải được
tính đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các đèn chiếu vàng da là phương tiện không thể
thiếu để điều trị trẻ vàng da nặng cũng cần được
trang bị đầy đủ.

- Việc chuẩn bị nhân lực và trang thiết bị để phát
hiện, chẩn đoán và điều trị trẻ sơ sinh vàng da cần
được xem xét trong kế hoạch phát triển chung của
bệnh viện.
1.

2.
3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân cũng
như ở trẻ đủ tháng luôn là vấn đề rất thường gặp, xuất
hiện ở # 50% trẻ sơ sinh sinh tại khoa Sản - bệnh viện
Đại học Y Dược TP HCM.

4.


5.

American Academy of Pediatric. (2004), "Management of
hyperbilirubinemia in the newborn infant 35 or more weeks of
gestation," Pediatrics, 114, pp. 297-316.
Frank A.O., “ Physiology of the newborn”, Avery’s diseases of the
newborn. WB Saunders Company, pp1003-7.
Nguyễn Thị Mỹ Chi, Huỳnh Thị Duy Hương, Phạm Diệp Thuy Dương,
(2007), “ Hiệu quả hoạt động điều trị của khoa Dưỡng Nhi BV Đại học Y
Dược TP HCM”, Y học TP HCM- Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 24,
11, pp 165-7.
Rubaltelli FF, Gourley GR, Loskamp N. (2001), "Transcutaneous
Bilirubin Measurement: A Multicenter Evaluation of a New
Device," Pediatrics, 107, pp. 1264-71.
Sanpavat S, Nuchprayoon I. (2004), "Noninvasive transcutaneous
bilirubin as a screening test to identify the need for serum bilirubin
assessment," J Med Assoc Thai, 87, pp. 1193-8.

3



×