Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau tại Bệnh viện Nhân dân Gia định từ 01/2010-01/2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.39 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH NIỆU ĐẠO SAU
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TỪ 01/2010 – 01/2012
Lê Việt Hùng*, Vũ Văn Ty**, Trần Trọng Lễ*, Lê Trung Trực*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau.
Phương pháp nghiên cứu: Trong giai đoạn 01/2010 đến 01/2012 tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, 18
bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau theo phương pháp nối tận – tận. Thành công của phẫu thuật
được xác định khi bệnh nhân không có triệu chứng tắc nghẽn đường niệu dưới; Qmax ≥ 15ml/s, hình ảnh niệu
đạo bình thường và bệnh nhân được theo dõi trên 6 tháng.
Kết quả: Tổng kết 18 bệnh nhân trong nghiên cứu; thành công của phẫu thuật là 15/18 bệnh nhân
(83,33%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 176 phút (thay đổi từ 150 đến 300phút). Thời gian theo dõi trung
bình là 11,6 tháng (theo dõi ít nhất > 6tháng).
Kết luận: Tạo hình niệu đạo sau theo phương pháp nối tận-tận khi áp dụng theo từng bước phẫu thuật để
hai đầu nối niệu đạo không bị căng có thể mang lại kết quả tốt.
Từ khoá: Hẹp niệu đạo sau, tạo hình niệu đạo, chấn thương niệu đạo, phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau.

ABSTRACT
THE FIRST RESULT OF ANASTOMOTIC URETHROPLASTY FOR POSTERIOR URETHRAL
STRICTURE IN GIA ĐINH HOSPITAL 01/2010 – 01/2012
Le Viet Hung, Vu Van Ty, Tran Trong Le, Le Trung Truc
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 133 - 136
Introduction: To evaluate the success rate of procedures for posterior urethroplasy and to determine the
various operative details for the successful results.
Materials and methods: From Jannuary 2010 to Jannuary 2012, at Gia Đinh Hospital; a total of 18
patients with posterior urethral stricture underwent anastomotic urethroplasty. Success were defined as no
obstructive urinary symtomps, Qmax ≥ 15ml/s, normal urethral imaging and the patients were followed more


than 6 months
Results: A total of 18 patients were included in this study. Anastomotic posterior urethroplasty were
successfully repaired in 16 of 18 patients (83.33%). Mean operative time was 176 minutes (range 150 to 300
minutes). Mean follow-up was 11,6 months.
Conclusion: Anastomotic urethroplasty for posterior urethral stricture is feasible to reach the good results
with the surgical steps to approximate two ends of the gap to achieve tension-free anastomosis.
Key words: Urethroplasty, posterior urethral stricture, anastomotic urethroplasty, urethral reconstructive
surgery.
sinh hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống gia
ĐẶT VẤN ĐỀ
đình. Đặc biệt là niệu đạo sau khi có liên quan
Bệnh lý hẹp niệu đạo của nam giới ảnh
trực tiếp đến rối loạn cương và tiểu không kiểm
hưởng rất lớn đến đời sống bệnh nhân trong
soát. Vì vậy, điều trị hẹp niệu đạo cần được
Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS. Trần Trọng Lễ.
*

Chuyên Đề Thận Niệu

**

Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
ĐT: 0909115580.
Email:

133



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

quan tâm đúng mức.

Khâu nối tận – tận + xẻ thể hang + gặm
xương (nhóm 3: 5 trường hợp)

Năm 1991, Webster và Ramon mô tả từng
bước khâu nối niệu đạo tận – tận được thực hiện
theo bốn bước (04 bước) tùy theo mức độ chiệu
dài đoạn hẹp. Phương pháp này sẽ giúp cho
việc khâu nối niệu đạo không bị căng(2).
Hiện nay, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
đang thực hiện phẫu thuật tạo hình niệu đạo
sau theo phương pháp nối tận – tận thu được
kết quả khả quan. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này để đánh giá độ hiệu quả và tỉ lệ
thành công của phẫu thuật(7).

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả 18 bệnh nhân nam bị hẹp niệu đạo sau
được phẫu thuật tạo hình niệu đạo theo phương
pháp nối tận – tận tại khoa niệu Bệnh Viện
Nhân Dân Gia Định trong giai đoạn 01/2010 đến
01/2012.
Tất cả bệnh nhân đều được khai thác tiền sử
viêm nhiễm, ngoại khoa; khám lâm sàng. Thực
hiện các xét nghiệm chẩn đoán: RUG, VCUG (±),

niệu dòng đồ (±). Tổng phân tích nước tiểu, cấy
nước tiểu và điều trị kháng sinh trước mổ (nếu
nước tiểu có vi khuẩn). Các xét nghiệm cơ bản
trước mổ.
Phương pháp mổ: Bệnh nhân mê nội khí
quản, nằm tư thế sản phụ khoa(2,4).

Khâu nối tận – tận đơn thuần (nhóm 1: 03
trường hợp)
Chiều dài đoạn hẹp < 1cm. Bệnh nhân được
rạch da vùng hội âm; bóc tách niệu đạo phần
trước đến dây chằng treo dương vật; phần sau
đến đoạn hẹp niệu đạo. Cắt rời niệu đạo từ vị trí
hẹp, cắt lọc hết mô xơ hẹp; tiến hành khâu nối
tận – tận.

Khâu nối tận – tận + xẻ thể hang (nhóm 2:
10 trường hợp)
Chiều dài đoạn hẹp từ 1-2cm. Chúng tôi tiến
hành xẻ thể hang đường giữa, chiều dài đoạn xẻ
thể hang 1-3cm giúp cho đường đi của niệu đạo
dễ dàng và không bị căng

134

Chiều dài đoạn hẹp 2-3cm chúng tôi tiến
hành xẻ thể hang kết hợp gặm xương mu giúp
cho đường đi của niệu đạo được ngắn hơn.

Khâu nối tận – tận + gặm xương + tạo

đường mới niệu đạo (nhóm 4: 0 trường
hợp)
Chiều dài đoạn hẹp > 3cm, chúng tôi thực
hiện bóc tác và chuyển niệu đạo lên trước thể
hang (không xẻ thể hang) đồng thời kết hợp gặm
xương mu giúp cho đường đi của niệu đạo được
ngắn nhất.
Sau khi di động và cắt lọc mô xơ hẹp niệu
đạo; tuỳ theo chiều dài đoạn hẹp mà chúng tôi sẽ
khâu nối theo từng nhóm khác nhau.
Quy trình thực hiện gồm có: 1)khâu nối niệu
đạo từ 6-10 mũi; 2) đặt thông niệu đạo 16F; 3) rút
penrose vào ngày thứ 1 hoặc ngày thứ 2 sau
phẫu thuật; 3) xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật
và rút thông niệu đạo sau 03 tuần
Thành công phẫu thuật được xác định khi
bệnh nhân không có dấu hiệu tắc nghẽn đường
tiểu, Qmax ≥15mL/s và hình ảnh niệu đạo bình
thường. Bệnh nhân được theo dõi định kì
1,3,6,12, 18 và 24 tháng.

KẾT QUẢ
Tổng kết 18 bệnh nhân được tạo hình niệu
đạo sau. Có tỉ lệ thành công 83,33% (19/22 bệnh
nhân) và thời gian theo dõi trung bình 11,6
tháng (theo dõi ít nhất 6 tháng); Qmax trung
bình sau mổ là 15,13ml/s (thay đổi từ 5,3ml/s đến
31ml/s).Nguyên nhân chủ yếu của hẹp niệu đạo
sau là do chấn thương. Thời gian trung bình của
phẫu thuật là 190 phút (trong khoảng từ 150 đến

300 phút).
Chúng tôi tổng kết trước mổ trong 18 trường
hợp hẹp niệu đạo sau có 01trường hơp dò trực
tràng niệu đạo; 03 trường hợp dò niệu đạo tầng
sinh môn; những trường hợp này thường có
nhiễm trùng và tụ mủ. Chúng tôi chỉ thực hiện

Chuyên Đề Thận Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

phẫu thuật những trường hợp này khi đã giải
quyết ổ dò và nhiễm trùng.

Nhận xét: 01 bệnh nhân phẫu thuật lần 2 do
hẹp tái phát.

Bảng 1: Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo sau.

BÀN LUẬN

số bệnh nhân
n
tỉ lệ
16
88,89%
1

5,56%
1
5,56%
18
100,00%

nguyên nhân
tai nạn lưu thông
tai nạn lao động
tai biến thủ thuật niệu
tổng

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân bị tai nạn lưu
thông chiếm tỉ lệ cao trong chấn thương niệu đạo
sau
Bảng 2: Tỉ lệ thành công phẫu thuật dựa trên chiều
dài đoạn hẹp.
nhóm
nhóm 1
nhóm 2
nhóm 3
nhóm 4
tổng

số bệnh nhân
n
%
3
16,67%
10

55,56%
5
27,78%
0
0,00%
18
100,00%

thành công
n
%
3
100,00%
9
90,00%
3
60,00%
0
0,00%
15
83,33%

Chiều dài đoạn hẹp trung bình là 1,96 cm
(ngắn nhất 1cm và dài nhất 3cm).

Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo
Tổng kết 18 bệnh nhân hẹp niệu đạo sau
chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn nguyên nhân
gây hẹp niệu đạo sau hiện nay có khuynh hướng
là do tai nạn lưu thông và thường những bệnh

nhân này nhập viện lần đầu trong tình trạng
nặng với đa chấn thương có kết hợp vỡ khung
chậu và/hoặc vỡ trực tràng,… Đây cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật do
khung chậu bị di lệch, và nhiễm trùng vùng tầng
sinh môn(1,6,7).
Một trường hợp hẹp niệu đạo sau do tai biến
thủ thuật niệu khoa khi bệnh nhân nhập viện ở
tuyến dưới được đặt thông tiểu nhưng không vào
được bàng quang đã bơm bóng foley gây vỡ niệu
đạo. Nguyên nhân này chúng ta có thể phòng
tránh được nếu tuân thủ đúng nguyên tắc của đặt
thông tiểu(1,2).

Nhận xét: Chiều dài đoạn hẹp ngắn tỉ lệ
thành công phẫu thuật tăng lên.

Yếu tố ảnh hưởng thành công của phẫu
thuật tạo hình niệu đạo

Bảng 3: Tỉ lệ thành công dựa trên điều trị can thiệp
trước phẫu thuật.

Tỉ lệ thành công của phẫu thuật dựa trên
chiều dài đoạn hẹp cho kết quả đoạn hẹp có
chiều dài <2cm (nhóm I + II) có tỉ lệ thành công
là 92,31% (12/13bệnh nhân) và chiều dài đoạn
hẹp >2cm (nhóm II + IV) có tỉ lệ thành công là
60% (3/5 bệnh nhân). Kết quả này phù hợp với
những báo cáo của các tác giả trước(6,7). Như vậy

cho thấy, chiều dài đoạn hẹp càng ngắn, tỉ lệ
thành công của phẫu thuật càng cao.

Nhóm
Chưa can thiệp
Nong niệu đạo
Xẻ lạnh niệu đạo
Mổ tạo hình niệu đạo
Tổng

Trước mổ
n
%
12 66.67%
3
16.67%
2
11.11%
1
5.56%
18 100.00%

Sau mổ
n
%
12
100.00%
2
66.67%
1

50.00%
0
0.00%
15
83.33%

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân chưa can thiệp
về phẫu thuật niệu đạo chiếm tỉ lệ thành công
cao.
Bảng 4: Can thiệp ngoại khoa sau mổ tạo hình niệu
đạo.
Bệnh nhân

Nhóm
theo dõi
nong niệu đạo
xẻ lạnh niệu đạo
mổ tạo hình niệu đạo

Chuyên Đề Thận Niệu

n
1
0
1
1

thành công
0
1

1

Yếu tố can thiệp niệu đạo trước khi phẫu
thuật cho thấy rằng; tỉ lệ thành công cao nhất ở
những bệnh nhân khi không có can thiệp niệu
đạo trước đó 100% (12/12 bệnh nhân) so với
nhóm bệnh nhân đã can thiệp là 60% (3/6 bệnh
nhân). Kết quả này phù hợp với những báo cáo
của các tác giả trước(1,6,7). Chúng tôi ghi nhận
những trường hợp bệnh nhân nong niệu đạo
thường xuyên thường gặp tình trạng tổn thương
niệu đạo nặng hơn do nong lạc đường làm cho

135


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

đoạn niệu đạo bị hẹp dài ảnh hưởng đến thành
công phẫu thuật.
Hẹp niệu đạo tái phát theo thống kê cho thấy
có 3 trường hợp niệu dòng đồ dưới 15ml/s, theo
phân tích của chúng tôi như sau:
Trường hợp 1: Bệnh nhân bị vướng ống thông
tiểu N3 hậu phẫu. Vì vậy sau 03 tuần rút thông
tiểu bệnh nhân bị hẹp tái phát. Kết quả, chúng tôi
phải lưu ống mở bang quang ra da 04 tháng và
thực hiện phẫu thuật tạo hình niệu đạo lần 2 cho

kết quả Qmax: 19,1 ml/s. Bệnh nhân được theo
dõi > 5 tháng sau mổ lần 2.
Trường hợp 2: Bệnh nhân không phải mổ lại
khi niệu đạo không bị tắc nghẽn hoàn toàn và
Qmax < 15ml/s chúng tôi chỉ tiến hành xẻ lạnh
niệu đạo. Trường hợp này chúng tôi đã theo dõi
trên 8 tháng và chưa thấy biểu hiện của tái hẹp.
Trường hợp 3: Đây là trường hợp bệnh nhân
sau mổ có Qmax = 9,15 ml/s, chúng tôi tiến hành
chụp UCR và đặt thông tiểu thăm dò thì không
thấy bị hẹp và bệnh nhân hài lòng với tình trạng
đi tiểu hiện tại. Trường hợp này chúng tôi theo
dõi lien tục trên 12 tháng(7).

Điểm chính trong phẫu thuật tạo hình niệu
đạo
Khi thực hiện phẫu thuật tạo hình niệu đạo
sau chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những yếu
tố như chiều dài đoạn hẹp, độ mềm mại và đàn
hồi của niệu đạo sau cắt lọc mô xơ, tình trạng
máu nuôi của niệu đạo hành, và khâu nối hai
đầu niệu đạo không bị căng. Chính những yếu tố
này đóng vai trò rất quan trọng để xác định khả
năng khâu nối niệu đạo ở bước nào (04nhóm) và
khả năng thành công của phẫu thuật(1). Chúng
tôi nhận thấy rằng, phần lớn những thất bại của
phẫu thuật có thể do những nguyên nhân
sau(1,4,7):

136


Bẫy chiều dài đoạn hẹp và việc cắt lọc mô sẹo
không hết xung quanh mỏm tiền liệt tuyến là yếu
tố chính gây nên tình trạng tái hẹp.
Khi phẫu thuật những trường hợp tái phát
mô sẹo hình thành xung quanh vùng bóc tách
nhiều sẽ làm giảm lượng máu nuôi đến niệu đạo
là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ thành công của
phẫu thuật.
Bên cạnh đó, hẹp niệu đạo có tổn thương
phối hợp như rò trực tràng hoặc ápxe tầng sinh
môn sẽ là yếu nguy cơ cho thất bại phẫu thuật.

KẾT LUẬN
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo sau theo
phương pháp nối tận – tận mang lại kết quả tốt.
Phương pháp phẫu thuật này giúp niệu đạo
không bị căng và làm giảm tỉ lệ tái hẹp hơn
những phương pháp khác (xẻ lạnh niệu đạo hoặc
nong niệu đạo).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

5.


6.

7.
8.

9.

Jordan G.H. Schlossberg S.M (2007).Urethral Stricture Disease.
Campbell-Walsh Urology, 9th ed. Saunders, Philadelphia, 10541074.
Kenneth WA (2006). Surgical Anatomy Of The Penis. Operative
Urology, pp.372.
Koraitim MM (2005). On the art of anastomotic posterior
urethroplasty: a 27-year experience, J Urol; 173(1):7.
McAninch JW, Morey AF (2003). Reconstruction of Posterior
Urethral Discruption Injuries: Outcome Analysis in 82 Patients.
Urethral reconurology. 62(4). pp.1131-1134.
Fu Q., Zhang J. (2009).Transpereal Bulboprostatic Anastomosis In
Patients With Simple Traumatic Posterior Urethral Strictures: A
Retrospective Study From A Referral Urethral Center. J.Urol.014:
pp1132-1137.
Schreiter F, Schonberger B (2005). Reconstruction of the Bulbar and
Membranous Urethral, Urethral reconstructive surgery. pp.108120.
Vũ Văn Ty (2009). Chẩn đoán và điều trị hẹp niệu đạo. Hội nghị tiết
niệu thận học miền Trung - Tây Nguyên, Kỷ yếu toàn văn: 7-10.
Wedster GD and Ramon J. (1991). "Repair of pelvic fracture
posterior urethral defects using an elaborated perineal approach:
experience with 74 cases." J Urol.145:744-748.
Zou ZS Song B, Jin XY, Xiong EQ, Zang JH, (2007). Operative
Techniques Of Anastomotic Posterior Urethroplasty For
Traumatic Posterior Urethral Strictures. J Urol.; 153(1):63-6.


Chuyên Đề Thận Niệu



×