Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề Thi Ngữ Văn 8 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.55 KB, 1 trang )

TRƯỜNG THCS VĨNH HOÀ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian: 45 phút
GV ra đề: Bùi Tiến Lên

I. TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hòi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời
đúng nhất (1đ)
“Nhưng, ô kìa? Sau trận mưa vùi dập và nhưng cơn gió phù phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng
chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá
cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm
màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Hai cây phong B. Cô bé bán diêm
C. Đánh nhau với cối xay gió D. Chiếc lá cuối cùng
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. An-đec-xen B. O. Hen-ri
C. Xec-van-tex D. Ai-ma-tôp
3. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ
4. Đoạn văn trên được diễn đạt theo phương thức nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm và tự sự
Câu 2. Điền các cụm từ sau: văn bản, đặc điểm, tri thức, sự vật, xã hội, trình bày vào chỗ trống thích
hợp (1đ)
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp
tri thức , tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng cách
trình bày giới thiệu, giải thích được gọi chung là đặc điểm của thể loại văn bản này.
II. TỰ LUẬN (2 điểm)
Câu 1. (2đ) Chép thuộc lòng bài thơ Muốn làm thằng Cuội và cho biết tác giả của bài thơ trên là ai?
Đêm thu buốn lắm chị hằng ơi


Trần thế em nay chán nữa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm Tháng Tám
Cùng nhau trông xuống thế gian cười
(Tản Đà)
Câu 2 (6đ) Hãy dùng những kiến thức hiểu biết của em để giúp cho mọi người cùng hiểu vì sao dân
tộc ta lại có đạo lý truyền thống qua câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
1. Mở bài:
- Đặt vấn đề: giới thiệu thêm được một số các đạo lý truyền thống qua các câu văn, câu thơ,
tục ngữ, ca dao ... có nội dung tương tự Uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
- Đi sâu vào thuyết minh tại sao dân tộc ta lại có quan điểm đạo lý truyền thống đó.
- Tác dụng của đạo lý đó ra sao...
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nhân đạo hoặc nhân văn qua những câu ca dao hoặc tục ngữ có nội
dung tương tự như Uống nước nhớ nguồn.
HẾT

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×