Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.92 KB, 5 trang )

Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

83(07): 109 - 112

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC MƯỜNG XÃ QUẢNG LẠC, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
Lê Thị Thanh Hương1, Đinh Thị Lan Hương1,
Nguyễn Thị Phượng1, Nguyễn Nghĩa Thìn2
2

1
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

TÓM TẮT
Đồng bào dân tộc Mƣờng có tri thức về y học dân gian rất đa dạng, từ lâu họ đã biết sử dụng cây
cỏ tự nhiên, các bộ phận nhƣ: thân, rễ, lá, hoa, quả… để chữa bệnh. Trải qua nhiều thế hệ, những
kinh nghiệm ấy đang dần bị mai một và nguồn gen cây thuốc đang đứng trƣớc nhiều nguy cơ bị
suy giảm. Để góp phần gìn giữ tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của ngƣời Mƣờng ở
xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu đƣợc
151 loài thuộc 126 chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Equisetophyta,
Polypodiophyta, Magnoliophyta) đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, ngành
Mộc lan (Magnoliophyta) chiếm số lƣợng lớn nhất với 147 loài thuộc 122 chi, 56 họ; ngành
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1
loài thuộc 1 chi, 1 họ.
Từ khóa: dân tộc Mường, Ninh Bình, đa dạng, nguồn tài nguyên cây thuốc

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Xã Quảng Lạc là một xã miền núi, nằm ở phía


Nam của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
với tổng diện tích tự nhiên 1.403 ha, địa hình
chủ yếu là đồi, núi đá vôi thuận lợi cho việc
phát triển của cây thuốc. Với 70% dân số là
dân tộc Mƣờng đã làm nên sự đa dạng trong
nền văn hóa nói chung và đa dạng trong tri
thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc nói
riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng nguồn
gen cây thuốc của ngƣời dân tộc Mƣờng nơi
đây nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và
phát triển bền vững là việc làm cần thiết.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phát phiếu
điều tra và phỏng vấn các ông lang bà mế
ngƣời dân tộc Mƣờng và những ngƣời dân có
kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc ở khu vực
nghiên cứu.
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Kết
quả thu thập đƣợc gần 200 mẫu theo danh lục
đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy
thuốc bản địa. Xử lý mẫu thu đƣợc và xác
định tên khoa học của 151 mẫu tại Phòng thí
nghiệm Khoa Khoa học Sự sống – Trƣờng
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:
Phân loại mẫu dựa trên phƣơng pháp hình thái
truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của
*

các chuyên gia và các bộ Thực vật chí chuyên

ngành nhƣ: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng
Hộ,
1999-2000);
Iconographia
Cormophytorum Sinicorum (ICS, 19721976); Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi,
1996); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
(Đỗ Tất Lợi, 2005); Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam (Viện Dƣợc liệu, 2006);
Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 –
2005)… Tiến hành xác định tên khoa học và lập
danh lục cây thuốc theo Brummit (1992).
Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn
gen cây thuốc: Đánh giá dựa trên phƣơng
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Các
phƣơng pháp nghiên cứu thực vật” (2007).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả điều tra, chúng tôi đã xác định đƣợc
151 loài cây thuốc đƣợc đồng bào dân tộc
Mƣờng ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình sử dụng chữa bệnh.
Đa dạng về bậc phân loại ngành
Sự đa dạng của thực vật làm thuốc đƣợc thể
hiện qua số lƣợng các họ, các chi và các loài.
Từ đó đã xây dựng danh lục cây thuốc với
151 loài đƣợc làm thuốc chữa bệnh thuộc 126
chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có
mạch và đƣợc phân bố trong các bậc taxon
nhƣ sau: Ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta:
1 họ, 1 chi, 1 loài; ngành Dƣơng xỉ –
Polypodiophyta: 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ và


Tel: 0988478975; Email:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

109




Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

ngành Mộc lan – Magnoliophyta: có 147 loài
thuộc 122 chi và 56 họ thực vật.
Tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc cao có
mạch làm thuốc của cả nƣớc để đánh giá tính
đa dạng họ, chi, loài cây thuốc ở Quảng Lạc.
Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy, số họ thực vật làm
thuốc chiếm 22,06%; số chi chiếm 8,26% và
số loài chiếm 3,90% so với tổng số loài thực
vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhƣ vậy có thể
thấy hệ thực vật ở Quảng Lạc khá đa dạng,
chúng đƣợc phân bố tập trung chủ yếu ở đồi,
vƣờn và núi đá vôi. Chính địa hình đồi núi đá
vôi đã tạo cho xã Quảng Lạc có nguồn gen
cây thuốc khá phong phú về các bậc taxon.
Tính đa dạng phân loại đƣợc thể hiện qua sự

phân bố của các taxon trong các ngành ở bảng
2 dƣới đây.
Từ số liệu ở bảng 2 cho thấy, các taxon tập
trung chủ yếu trong ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) với 56 họ, 122 chi và 147
loài chiếm số lƣợng tƣơng ứng là 93,33%;

83(07): 109 - 112

96,83%; 97,35% tổng số họ, chi, loài thực
vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu.
Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1
họ với 1 loài, chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,67%.
Ngành Mộc lan bao gồm lớp Hai lá mầm
(Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm
(Monocotyledoneae) có sự đa dạng nhất trong
ba ngành tại khu vực nghiên cứu, kết quả đó
đƣợc thể hiện qua bảng 3.
Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) chiếm
tỉ lệ nhỏ hơn với 14 họ chiếm 25%; 20 chi
chiếm 16,39%; 24 loài chiếm 16,33% so với
tổng số họ, chi, loài trong ngành Mộc lan,
nhƣng có nhiều loài có giá trị sử dụng cao
nhƣ: Phục linh dây đỏ (Smilax glabra Wall.
ex. Roxb.) dùng làm thuốc bổ máu; Dây tì
giải (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth)
Maxim) để giải nhiệt cho cơ thể hay Dây hoài
sơn (Dioscorea persimilis Prain & Burk.) làm
thuốc lợi sữa cho bà đẻ. Lớp Hai lá mầm
(Dicotyledoneae) có 42 họ, 102 chi, 123 loài

chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 75%; 83,61%; 83,67%
trong tổng số họ, chi, loài của ngành Mộc lan.

Bảng 1. So sánh thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu với hệ cây thuốc Việt Nam
Các chỉ tiêu so sánh
Số họ
Số chi
Số loài

Khu vực nghiên cứu1
60
126
151

Việt Nam2
272
1525
3870

Tỷ lệ so sánh (%)
22,06%
8,26%
3,90%

1

Khu cực nghiên cứu tại các thôn Đồng Bài, Đồng Trung, Hưng Long thuộc xã Quảng Lạc – Nho Quan –
Ninh Bình.
2
Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.
Bảng 2. Đánh giá tỷ lệ taxon từng ngành so với cả hệ cây thuốc ở khu vực nghiên cứu
Ngành
Equisetophyta
Polypodiophyta
Magnoliophyta
Tổng cộng

Họ
Số lượng
1
3
56
60

Tỷ lệ (%)
1,67
5,00
93,33
100

Chi
Số lượng Tỷ lệ (%)
1
0,79
3
2,38
122
96,83
126

100

Loài
Số lượng Tỷ lệ (%)
1
0,66
3
1,99
147
97,35
151
100

Bảng 3. Số lƣợng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành Mộc lan
Lớp/Ngành
- Monocotyledoneae
- Dicotyledoneae
Magnoliophyta

Họ

Chi
Tỷ lệ (%)
16,39

Loài
Số lượng
Tỷ lệ (%)
24
16,33


Số lượng
14

Tỷ lệ (%)
25

Số lượng
20

42

75

102

83,61

123

83,67

56

100

122

100


147

100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

110




Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Có nhiều loài cây đƣợc ngƣời dân sử dụng
làm thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt nhƣ:
cây Quặt quẹ (Solanum nigrum L.), Ba chạc
(Euodia lepta (Spreng.) Merr.); chữa sa dạ
con nhƣ cây Đốm nƣớc (Tournefotia
sarmetosa Lamk.). Trong quá trình điều tra,
chúng tôi nhận thấy ở khu vực nghiên cứu có
rất nhiều loài dƣợc liệu quý nhƣ: Ba kích
(Morinda offcinalis How), Thổ nhân sâm
(Talinum paniculatum (Jacq.) Gaetn.), Hà thủ
ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson)...
Chính vì vậy, cần phải có biện pháp bảo tồn
nguồn gen cây thuốc của ngƣời Mƣờng ở
Quảng Lạc, Nho Quan, Ninh Bình nhằm phục
vụ cho sự phát triển trong tƣơng lai.

Sự đa dạng ở bậc họ:
Với 151 loài cây thuốc phân bố trong 60 họ
đã tạo nên sự đa dạng về bậc họ, kết quả đƣợc
thể hiện ở bảng 4.
Các cây thuốc đƣợc đồng bào dân tộc Mƣờng
xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình tƣơng đối đa dạng so với hệ thực vật
Việt Nam, thể hiện ở những họ nhiều loài
nhƣ: Euphorbiaceae (11 loài) chiếm 2,59 %;
Rubiaceae (9 loài) chiếm 2,25%; Fabaceae (8

83(07): 109 - 112

loài) chiếm 1,7%; Asteraceae (7 loài) chiếm
2,08%; Rutaceae (7 loài) chiếm 6,48% so với
số loài trong từng họ của hệ thực vật Việt
Nam. Những loài trong các họ này nhƣ Rau
má chuột chạy (Geophila repens (L.) Johnton),
Đạo chạo (Psychotria montana Blume), Cúc
(Sapilanthes oleracea L.)… đƣợc ngƣời dân sử
dụng để chữa các bệnh thƣờng gặp nhƣ đau
răng, nhức đầu, đau bụng.
Sự đa dạng ở bậc chi
Thống kê chi có nhiều loài để thấy đƣợc sự đa
dạng trong bậc phân loại chi của nguồn gen
cây thuốc của ngƣời Mƣờng ở Quảng Lạc, kết
quả thống kê ở bảng 6 cho thấy có 7 chi có số
lƣợng từ 4 loài trở lên. Chi có nhiều loài nhất
là chi Phyllanthus thuộc họ Euphorbiaceae có
4 loài, các chi Lonicera, Hedyotis,

Clerodendrum, Smilax, Solanum đều có 3
loài. Trong đó, các loài Kim ngân thuộc chi
Lonicera chủ yếu đƣợc dùng để chữa mẩn
ngứa, mụn nhọt; cây Ngọon (Solanum
erianthum La D. Don) trong chi Solanum
dùng để chữa cảm cúm, đau bụng.

Bảng 4. Sự phân bố số lƣợng loài cây thuốc trong các họ
Ngành và lớp
Equisetophyta
Polypodiophyta
Magnoliophyta
Monocotyledoneae
Dicotyledoneae
Tổng số họ
Tỷ lệ số họ/tổng số họ (%)
Số loài
Tỷ lệ số loài/tổng số loài (%)

1
loài
1
3
26
8
18
30
50
30
19,87


2
loài

3
loài

4
loài

7
loài

8
loài

9
3
6
9
15
18
11,92

6
2
4
6
10
18

11,92

9
1
8
9
15
36
23,84

3

1

9
Trên 10 loài và
loài dưới 15 loài

1

3
1
1
3
1
1
5
1,67 1,67
21
8

9
13,91 5,3 5,96

1
1
1
1,67
11
7,28

Bảng 5. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1)
với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)
STT
1
2
3
4
5

Họ có nhiều loài
Euphorbiaceae
Rubiaceae
Fabaceae
Asteraceae
Rutaceae

(1)
11
9
8

7
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

(2)
425
400
470
336
108

111

Tỷ lệ (%) giữa (1) và (2)
2,59
2,25
1,70
2,08
6,48




Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

83(07): 109 - 112


(2) Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) trong “Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật”
Bảng 6. Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ở khu vực nghiên cứu
STT
1
2
3
4
5
6

Tên chi
Phyllanthus
Lonicera
Hedyotis
Clerodendrum
Smilax
Solanum

KẾT LUẬN
1. Qua điều tra chúng tôi đã xác định đƣợc 151 loài
thực vật bậc cao có mạch, thuộc 126 chi, 60 họ thực
vật của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch đƣợc
đồng bào dân tộc Mƣờng ở xã Quảng Lạc, huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dùng làm thuốc chữa
bệnh.
2. Ngành Mộc lan là đa dạng nhất với 56 họ, 122
chi và 147 loài; tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ có 3 họ,
3 chi, 3 loài và ngành Cỏ tháp bút có 1 họ, 1 chi, 1
loài.
3. Số họ thực vật làm thuốc là 60 họ chiếm 22,06%

tổng số họ. Các họ có số loài cây thuốc nhiều nhất
tạị khu vực nghiên cứu là: Euphorbiaceae (11 loài),
Rubiaceae (9 loài), Fabaceae (8 loài), Asteraceae và
Rutaceae đều có 7 loài.
4. Chi Phyllanthus thuộc họ Euphorbiaceae có số
loài nhiều nhất là 4 loài, còn 5 chi Lonicera,
Hedyotis, Clerodendrum, Smilax, Solanum đều có 3
loài.

Thuộc họ
Số loài
Euphorbiaceae
4
Caprifloliaceae
3
Rubiaceae
3
Verbenaceae
3
Smilacaceae
3
Solanaceae
3
Quốc gia (2001 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, tập 1– 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài
nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
[9]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp
nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia HN.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anon. (1972 –1976), Iconographia Cormophytorum
Sinicorum – ICS, Tomus I – V, Science Publisher,
Beijing.
[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân
Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàn, Phạm
Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim
Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn – Viện
Dƣợc liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam, Tập I-II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[3]. Brummitt R. K. (1992), Vascular plant Families and
Genera, Royal Botanic Gardens, Kew.
[4]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam,
Nxb Y học, Hà Nội.
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam,
tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội.
[7]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật – Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

112




Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

83(07): 109 - 112

SUMMARY
INVESTIGATING THE DIVERSITY OF MEDICAL PLANT GENETIC RESOURCE OF
MUONG ETHNIC AT QUANG LAC COMMUNE,
NHO QUAN DISTRICT, NINH BINH PROVINCE
Le Thi Thanh Huong1*, Dinh Thi Lan Huong1,Nguyen Thi Phuong1, Nguyen Nghia Thin2
1
College of Sciences - Thai Nguyen University,
2
Hanoi University of Science - Vietnam National University
Muong ethnic have knowledge of diverse folk medicine, for long they used the natural plant, parts such as: stem, root,
leaf, flower, fruit ... to heal. Over many generations, that experience has gradually been eroded, and genetic resources of
medicinal plants are at increased risk for decline. To help preserve indigenous knowledge about medicinal uses of plants
of Muong people at Quang Lac commune, Nho Quan district, Ninh Binh province, we have conducted research and
collected 151 species belonging to 126 genera, 60 families of three vascular plants (Equisetophyta, Polypodiophyta,
Magnoliophyta) the people are used as medicines. In particular Magnoliophyta account for the largest number with 147
species belonging to 122 genera, 56 families; Polypodiophyta has 3 species in 3 genera, 3 families and Equisetophyta
only 1 species of 1 genera, 1 families.
Key words: Muong ethnic, Ninh Binh, diversity, medical plant resource

*

Tel: 0988478975; Email:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


113





×