Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sự phát triển của công nghệ máy tính và vai trò của nó trong việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 12 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 19, 2003

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ MÁY TÍNH
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÝ
 Lê Công Triêm, Vương Đình Thắng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

1. Sự phát triển có tính bùng nổ của công nghệ thông tin:
Kỹ  thuật điện tử, công nghệ  vi mạch, vi xử lý càng phát triển thì vai trò chức  
năng của máy vi tính với tư cách là một phương tiện dạy học càng phong phú và đa  
dạng. Các thành tựu đạt được trong sự phát triển của công nghệ phần cứng và phần 
mềm đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin. Người ta ước tính, cứ 3 năm 
lại có một sự thay đổi cơ  bản về phầm cứng, 2 năm lại có một sự thay đổi cơ  bản  
về phầm mềm, và tốc độ thay đổi đó lại càng tăng vào những năm gần đây. Mọi sự 
nỗ  lực trong sự  phát triển của phần cứng lẫn phần mềm đều nhằm mục đích giải 
quyết những yêu cầu của nhiều bài toán trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có  
giáo dục.
Chúng ta nhận thấy rất rõ kết quả  của sự  phát triển  ấy trên máy tính và các  
thiết bị ngoại vi khi tham khảo các tham số cấu hình của một hệ thống máy tính đang 
bán trên thị  trường hiện nay: Tốc độ  xử  lý của CPU đã tăng hàng trăm lần (hơn 1  
GHz) so với trước đây 5 năm (vài trăm MHz). Dung lượng bộ  nhớ  trong (RAM)  
không còn là vài chục MB mà đã tăng lên đến hàng trăm MB. Dung lượng của  ổ đĩa 
cứng (Hard disk) cũng phải tính từ  hàng chục đến hàng trăm GB, cùng với sự  cải  
thiện một cách đáng kể  tốc độ  truy cập thông tin trên  ổ  đĩa. Đã bắt đầu xuất hiện  
những bộ nhớ ngoài RAM Disk (khác ổ đĩa cứng và mềm) dung lượng hàng trăm MB  
với kích thước rất bé, khi được nối vào cổng USB nó được hiểu như một đĩa cứng,  
rất tiện cho việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.
Điều đáng lưu ý là trong cấu hình của các máy tính gia đình hiện nay, đầu đọc  
CD­ROM đã là một bộ phận không thể thiếu được để phục vụ cho các nhu cầu sinh  
hoạt như học ngoại ngữ, xem phim, nghe nhạc... và người ta cũng đã bắt đầu trang bị 


37


cả   ổ  đĩa CD đọc/ghi (CD Read/Write). Sự  ra đời và nhanh chóng phổ  cập thiết bị 
Multimedia như vậy đã mở rộng một cách đáng kể các ứng dụng của máy tính. Theo 
thống kê sơ bộ của Tổng cục Bưu chính viễn thông thì có đến 70% trong số các máy  
tính gia đình đã được nối mạng Internet và tham gia truy cập (khoảng 1 triệu người).  
Sự trở ngại về khoảng cách không gian địa lý đã dần bị xoá bỏ và là điều kiện thuận  
lợi để hội nhập và giao lưu trên nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt gần đây, những thế hệ máy tính mới ra đời với màn hình phẳng, kích 
thước hàng trăm inches; máy chiếu tường (Projector) đã xuất hiện  ở  các lớp học,  
giảng đường, phòng hội nghị, những nơi công cộng như  bến tàu, sân bay... đã cho  
phép khuyếch đại các tín hiệu trình diễn ở mức đủ lớn với màu sắc và độ  nét mong  
muốn.
Giao tiếp người­máy không chỉ  ràng buộc trên bàn phím và con chuột mà còn 
thông qua các phương thức khác hết sức thân thiện và tiện lợi như nhập dữ liệu trực  
tiếp trên màn hình bằng bút, ngón tay hay bằng tiếng nói...
Hàng loạt các thiết bị  ngoại vi khác nhau ngày càng được cải thiện về  chất  
lượng và giá cả như máy quét ảnh (Scaner); máy in Laser đen trắng (Black and White 
Printer) hay màu (Color Printer) có mật độ phân giải cao; các máy quay phim và chụp 
ảnh kỹ  thuật số (Digistal Camera) đa chức năng và tiện sử  dụng; máy cắt chữ; máy  
vẽ... cùng nhiều thiết bị chuyên dụng khác đã mở rộng phạm vi và nhiều triển vọng  
ứng dụng mới.
2. Một số  giải pháp kỹ  thuật và triển vọng  ứng dụng chúng trong giáo  
dục:
Nắm bắt được những khó khăn của người dùng về  mặt đầu tư  kinh phí, các  
nhược điểm cơ  bản của việc sử  dụng máy tính vào quá trình dạy học, nhiều hãng  
máy tính lớn đã đưa ra những giải pháp có tính cách mạng trong cả hai lĩnh vực phần 
cứng và phần mềm nhằm chiếm lĩnh thị  trường rộng lớn của ngành giáo dục. Cũng 
nhờ đó, đã làm tăng khả năng hiện thực hoá và đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ 

thông tin vào quá trình dạy học nói riêng, và vào các lĩnh vực khác nói chung ở nhiều 
quốc gia trên thế  giới. Có thể  nêu ra đây một vài giải pháp mà chúng tôi đã và đang 
tiếp cận dưới góc độ  của người nghiên cứu  ứng dụng công nghệ  vào giáo dục với 
những mức độ khác nhau.
Có thể  nói đến các giải pháp như  HiShare, một giải pháp khá hoàn hảo, đạt 
tiêu chuẩn ISO9001 do hãng IKONNET thiết kế. Tư tưởng chính của giải pháp này là  
phát huy đến mức cao nhất tài nguyên của hệ thống máy tính: một CPU cho 04 người  
sử  dụng (One PC­Multi User System), nhằm giảm thiểu kinh phí đầu tư  (đến 45%),  
kinh phí bảo hành, bảo trì, cài đặt và nâng cấp về  sau (chỉ  còn 1/4). HiShare có thể 
38


được sử  dụng thành nhóm đơn (1 CPU­4User), tích hợp thành mạng LAN hoặc kết 
hợp với hệ  thống mạng giáo dục đa phương tiện (Multimedia Educational Network 
System) và nối kết với mạng Internet.

39


Sơ đồ của giải pháp
HiShare

Mạng LAN với giải pháp HiShare

HiShare nối mạng Internet và các thiết bị ngoại vi
CD Ghost và Net CD là các giải pháp phần mềm cho phép tạo các đĩa CD  ảo  
trên đĩa cứng của máy tính (có thể có đến 23 đầu đọc CD ảo). Lợi ích của giải pháp  
là đã kéo dài tuổi thọ của các đĩa CD khi nén chúng và ghi lên đĩa cứng dưới dạng CD  
ảo, nhờ đó tốc độ truy cập thông tin trên chúng cũng nhanh chóng hơn (lên đến 200x). 
Ứng dụng giải pháp này sẽ  cho phép tạo nên một thư  viện  ảo khá đồ  sộ  trên máy 

tính, một kho thông tin dùng chung và có thể tìm kiếm nhanh trên một mạng cục bộ.

40


HiConverter là một thiết bị chuyển đổi và kết nối đa phương tiện. Nó kết nối  
với   hầu   hết   các   thiết   bị   đa   phương   tiện   như:   máy   Cassette   Recorder,   Camera, 
Camcorder,   các   đầu   VCR,   DVD,   VCD,   máy   tính   để   bàn­PC,   máy   tính   xách   tay­
Notebook PC và chuyển đổi tin hiệu của chúng và đưa ra màn hình máy tính­Monitor,  
máy truyền hình­Tivi hay máy chiếu tường Projecter. Đây là một thiết bị cốt yếu cho  
bất kỳ một loại hình phòng nghe nhìn nào.

41


LanStar 21st  (giải pháp phần mềm) và  HiClass  (giải pháp phần cứng) là các 
giải pháp hoàn hảo, có tính cách mạng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
dạy học. Nó cho phép thiết lập hệ  thống giáo dục trên mạng hay những hệ  thống 
mạng giáo dục đa chức năng để  tạo một môi trường dạy và học khá lý tưởng. Các 
giải pháp này cung cấp cho giáo viên nhiều công cụ  giảng dạy với các thiết bị  đa 
phương tiện, các phương tiện giám sát, theo dõi, giúp đỡ, định hướng hoạt động học 
tập của học sinh nhờ  khả  năng tương tác mạnh của hệ  thống. Đây là những giải  
pháp có khả  năng đáp  ứng được hầu hết những yêu cầu của các xu hướng đổi mới  
phương pháp dạy học hiện nay. Nó không chỉ  đã khắc phục được một cách cơ  bản  
những nhược điểm trước đây của việc sử dụng máy tính trong dạy học mà hơn thế 
nữa nó đã cho phép thực hiện được nhiều chức năng  ưu việt như: trợ  giảng, chức  
năng đảm bảo  ở  mức cao nhất các luồng thông tin thuận, nghịch giữa giáo viên và  
học sinh... Đặc biệt nó rất hiệu quả khi vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại  
vào quá trình dạy học như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học 
chương trình hoá, phương pháp dạy học bằng hoạt động và thông qua hoạt động...

3. Sự biến đổi của giáo dục trong thời đại công nghệ thông tin:
Sự  phát triển có tính bùng nổ  của tin học, sự  ra đời của thế  hệ  máy tính mới  
với hệ thống đa phương tiện cùng mạng máy tính toàn cầu WWW đã dẫn tới những 
thay đổi sâu sắc về  phương pháp giảng dạy, về  phương thức đào tạo, tổ  chức và  
quản lý giáo dục, thậm chí có thể làm thay đổi cả mục tiêu giáo dục. Những sự thay 
đổi đó là cơ sở cho việc hình thành “nền giáo dục điện tử” trong thời đại công nghệ 
thông tin. Đó là một nền giáo dục được đặt trên nền tảng áp dụng ICT ở mức độ cao  
cả về phương diện tổ chức các phương tiện vật chất cho quá trình dạy học lẫn việc  
bố trí các nội dung kiến thức cần thiết phải tiếp thu trong quá trình học tập.
Các khái niệm về “lớp học” giờ đây không còn là một không gian địa lý cụ thể,  
cố định nữa, cũng không phải là nơi bắt buộc phải đến khi học sinh muốn học, bục 
giảng bây giờ không còn là nơi làm việc duy nhất của thầy giáo­“ lớp học ảo”, người 
ta đã có thể dạy và học ở bất kỳ đâu. Người học được tự do đăng ký một ngành học 
nào đó, một khóa học nào đó mà họ  thích, được học với bất kỳ một giáo viên (giỏi) 
nào mà họ muốn. Hơn nữa người học có thể  tiếp thu tri thức về một lĩnh vực khoa 
học không chỉ từ một thầy mà còn từ kho tàng thông tin bất tận của nhân loại thông  
qua mạng Internet.
Trong nền giáo dục truyền thống, nếu như  ở trường tiểu học, giáo viên giảng 
dạy cho học sinh tất cả các môn học, thì bắt đầu từ trung học cơ sở trở đi, do chuyên 
môn hoá mà mỗi giáo viên chỉ  được phân công phụ  trách một phân môn. Trong nền  
42


giáo dục điện tử, sự  liên kết vô hạn giữa các thành phần kiến thức khác nhau (trên  
mạng Internet) đã làm cho học sinh trong mỗi thời điểm học tập có thể  dễ  dàng và 
nhanh chóng chuyển từ việc nghiên cứu kiến thức của lĩnh vực này sang nghiên cứu  
kiến thức của lĩnh vực khác. Sự  liên kết mạnh, nhanh và dễ  như  thế  giữa các phân  
môn cũng đòi hỏi người giáo viên phải có một kiến thức bao quát rộng hơn so với  
trước, phải theo dõi được tất cả  các liên kết có ích cũng như  các liên kết làm lệch  
trọng tâm kiến thức.

Mối quan hệ thầy­trò trong nền giáo dục điện tử đã có sự thay đổi một cách cơ 
bản. Đi từ  mối quan hệ  1 thầy­1 trò trong nền giáo dục cổ  đại phong kiến, đến 1 
thầy­1 lớp trong nền giáo dục của cách mạng công nghiệp và tiến đến quan hệ nhiều  
thầy (có chung một chuyên ngành) với 1 trò (một người thực­một đối tượng ảo trên  
mạng). Sự tương tác giữa người và chương trình máy tính đang chạy thường dễ dẫn  
người học xa rời định hướng của bài giảng mà giáo viên đang cố  tình áp đặt, họ  sẽ 
được học tập theo nhu cầu và năng lực cá nhân. Những rẽ nhánh khác nhau hầu như 
vô tận của các phần mềm ứng dụng làm cho giáo viên rất khó thực hiện một giáo án 
cố định như trước đây đối với toàn lớp học truyền thống. Các phương tiện ICT dùng 
trong dạy học đồng thời giúp cho người dạy dễ nắm bắt tình trạng học tập của từng 
cá thể  học sinh nhưng cũng làm cho mối quan hệ  người dạy­người học thay đổi.  
Mặc dù vai trò của giáo viên vẫn luôn là cần thiết trong một nền giáo dục như  thế,  
nhưng người ta vẫn có thể học mà không cần một giáo viên cụ thể ­ “Giáo viên ảo”.
Cùng nảy sinh và tồn tại trong một nhà nước điện tử, một nền hành chính điện 
tử, sẽ phải cần thiết đưa ra những thể chế mới cho sự cân bằng và một trật tự trong  
nền giáo dục điện tử. Nền giáo dục điện tử đã dẫn đến hệ quả: một sự dân chủ hóa  
cao độ  trong hưởng thụ  quyền được giáo dục. Người học được quyền lựa chọn  
người dạy, chọn môn học mà mình thích. Mọi người, từ các cấp lãnh đạo giáo dục,  
đến người học và gia đình của họ cũng có thể  theo dõi hầu như tức thời hoạt động  
giảng dạy và học tập, những chủ trương, những quy chế, những chính sách, đánh giá  
kết quả học tập... vào bất kỳ lúc nào họ muốn. Nó đã dần xoá bỏ ranh giới giữa các  
vùng, giữa các quốc gia, giữa các tầng lớp trong xã hội. Những tri thức khoa học,  
những thành tựu trên mọi lĩnh vực mà mỗi một quốc gia đã đạt được và cả  truyền  
thông, văn hóa... trở  thành tài sản chung của mọi người. Những đặc điểm như  vậy  
của nền giáo dục chỉ có thể có trong một “xã hội học tập”, trong đó mọi người đều  
có quyền bình đẳng như  nhau: Ai cũng được học hành (Open learning), học  ở  mọi  
nơi   (anywhere),   học   ở   mọi   lúc   (anytime),   học   mọi   thứ   (anythings)   học   suốt   đời 
(lifelong learning) và học  ở  mọi người (any one). Hàng loạt các khai niệm mới về 
phương tiện điện tử hỗ trợ cho hoạt động dạy và học cũng đã lần lượt ra đời.
43



4. HiClass­ giải pháp kỹ thuật để đổi mới phương pháp dạy học
Gần đây, ở một số cơ sở giáo dục của nước ta đã bước đầu ứng dụng các giải  
pháp công nghệ như: Hệ thống mạng đào tạo đa phương tiện (HiClass). Vì hệ thống 
này đã cho phép tạo nên một môi trường dạy­học tương tác mạnh, cung cấp đầy đủ 
các phương tiện cho tất cả các kịch bản đào tạo đa phương tiện khác nhau cho toàn 
lớp học. Nhờ kết hợp sự tinh tế và tính nhân bản trong công nghệ đã đem đến cho hệ 
thống các chức năng cao cấp chỉ cần thông qua các thao tác đơn giản.
Phòng học đa chức năng sử  dụng mạng máy tính như  HiClass đánh dấu một  
cuộc cách mạng mới trong công nghệ dạy học bằng việc tạo ra một môi trường siêu 
hiệu quả với tính năng giao tiếp hai chiều, khả năng truyền thông đa phương tiện và 
sự hấp dẫn của âm thanh, hình ảnh tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Với HiClass, lớp học như được thổi một luồng sinh khí mới, học sinh sẽ không  
phải vây quanh thầy giáo để xem và nghe các bài giảng. Các kịch bản đào tạo trên cơ 
sở  Multimedia, việc chia nhóm dạy và thảo luận, khả  năng giao tiếp tương tác hai  
chiều dễ  dàng được thực hiện thông qua bảng điều khiển hệ  thống bên cạnh giáo 
viên. Hiệu suất học tập của học sinh sẽ được tăng cường trong môi trường học tập 
Multimedia nhờ  việc sử  dụng các công cụ  minh hoạ  trên đĩa CD, băng Video, máy 
ảnh số, các chương trình hỗ trợ  trên máy tính được truyền trực tiếp từ máy tính của  
giáo viên tới từng máy tính của học viên với tốc độ thời gian thực. Bảng điều khiển  
hệ thống bên cạnh giáo viên đem đến một tập hợp đầy đủ các chức cao cấp nhất.
Bộ khuyếch đại tín 
hiệu

Cáp truyền tín hiệu

HiClass
           
II


Máy tính
Giáo viên

Bộ điều 
khiển 
trung tâm

Các máy tính của học sinh

Sơ đồ hệ thống mạng giáo dục đa phương tiện HiClass
Cấu trúc của một HiClass gồm có: khoảng 60 chiếc máy tính của học sinh, một  
máy tính của giáo viên (có 2 màn hình­một để  thực hiện các chương trình, một để 
trao đổi và giám sát hoạt động của các máy học sinh), được liên kết với nhau qua bộ 
điều khiển của giáo viên. Ngoài ra cũng có thể trang bị thêm đèn chiếu Projecter, thiết 
44


bị kết nối và chuyển đổi tín hiệu đa phương tiện HiConverter. Các chức năng hỗ trợ 
dạy ­ học đều được thực hiện (bấm nút) thông qua bộ  điều khiển của giáo viên. 
HiClass có thể được điều khiển nhờ bộ điều khiển từ xa không dây.
­ Mọi hoạt động của giáo viên trên màn hình (S­Screen) máy tính cùng âm thanh  
(A­Audio) và lời nói (M­Micro) có thể  chuyển tới máy tính của một học sinh, một 
nhóm học sinh hay tất cả học sinh theo thời gian thực và cũng có thể đưa S của giáo 
viên lên màn  ảnh qua máy chiếu Projecter. Sử dụng chức năng này giáo viên có thể 
thuyết trình theo bài giảng điện tử  của mình trên máy tính, trình bày tranh  ảnh, biểu 
bảng, biểu đồ, mô hình, thực hiện các thí nghiệm mô phỏng trên không gian ba chiều, 
trên các “vi thế giới”, các video clip thí nghiệm; thậm chí giáo viên có thể tiến hành  
các thí nghiệm thực được kết nối với máy tính của mình hoặc đưa hình ảnh của các  
thí nghiệm thực đó lên màn ảnh nhờ một Camera. Trong khi gửi S, A, M của mình tới  

nhiều học sinh thì giáo viên vẫn có thể  đối thoại với một, một nhóm các học sinh  
khác.
­ Do yêu cầu của nội dung hay cách thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể chia 
lớp học thành các nhóm (trên máy tính, không nhất thiết là ngồi cạnh nhau) để  cùng  
giải quyết một nhiệm vụ  hay nhận được cùng một thông tin gửi tới như  nhau. Các  
học viên trong nhóm có thể  giao tiếp với nhau thông qua Micro và Headphone. Như 
vậy, hệ  thống đã giúp thực hiện việc cá biệt hoá cao độ  học sinh đồng thời không 
làm mất đi mà còn tạo điều kiện tốt để học sinh phát huy tính tập thể, hợp tác trong  
hoạt động nhận thức của mình.
­ Giáo viên có thể quan sát nhanh để kiểm tra kết quả hoạt động trên máy tính  
của bất kỳ một (hay một nhóm) học sinh nào mà không ảnh hưởng đến họ (khoảng  
thời gian quan sát có thể  được thiết lập tự  động từ  2­99 giây). Hơn thế  nữa, bảng 
điều khiển sẽ giúp giáo viên trợ giúp học sinh ngay lập tức tại bàn của mình khi học  
sinh gặp khó khăn trong hoạt động nhờ kỹ thuật “chiếm quyền điều khiển máy tính” 
của học sinh. Lúc này, học sinh không thể điều khiển máy tính của mình được nữa,  
chỉ  nghe (qua headphone) và xem giáo viên hướng dẫn thao tác (trên S). Khi chiếm  
quyền điều khiển, giáo viên có thể  thực hiện cả  việc khởi động lại máy của học  
sinh nếu thấy cần thiết (như khi máy học sinh bị lỗi) và cũng có thể gửi S, A, M của  
học sinh này đến một nhóm hay tất cả  các học sinh. Trong khi đó, giáo viên vẫn có  
thể đối thoại với một, một nhóm học sinh khác. Khả năng tương tác mạnh này giữa  
giáo viên ­ học sinh đã không thể có được trong khuôn khổ và cách thức tổ chức dạy  
học truyền thống.
­ Khi quan sát, kiểm tra kết quả hoạt động của các học sinh trên S, giáo viên có  
thể  lựa chọn một học sinh ­ được gọi là “học sinh mẫu”, có kết quả hoạt động tốt, 
45


chiếm (hoặc không chiếm) quyền điều khiển máy tính của học sinh này và gửi S, A, 
M của học sinh này đến một nhóm hay tất cả các học sinh, trong khi đó giáo viên vẫn  
có thể đối thoại với một hay một nhóm học sinh khác. Trong cách thức tổ chức dạy  

học truyền thống, xác định được một học sinh mẫu là một việc làm khó, thường các 
học sinh khá, giỏi hay được chỉ định. Tuy vậy, trong thực tế thì học sinh mẫu không 
nhất thiết là học sinh khá giỏi mà là học sinh thực hiện tốt một nhiệm vụ nào đó, tại  
một thời điểm nào đó do giáo viên yêu cầu.
­ Hệ thống cũng cho phép giáo viên chọn một học sinh làm “ trợ giáo” cho mình, 
trao quyền điều khiển máy tính của giáo viên hay máy tính của học sinh mẫu cho học 
sinh này và gửi S, A của học sinh mẫu hay S, A, M của giáo viên, M của học sinh trợ 
giáo đến một nhóm hay mọi học sinh. Trong khi đó, giáo viên vẫn có thể  đối thoại  
với một, một nhóm hay tất cả học sinh. 
­ Giáo viên có thể khoá bàn phím, chuột của máy của một, một nhóm hay tất cả 
các học sinh hoặc cũng có thể  làm đen màn hình của tất cả  học sinh khi muốn tập 
trung sự chú ý của học sinh vào một vấn đề  nào đó hoặc tạm thời dừng hoạt động  
của học viên với máy tính. Mỗi một học sinh có một hộp gọi giáo viên để thực hiện  
việc “giơ tay điện tử”, nghĩa là để báo hiệu muốn đối thoại với giáo viên qua Micro  
và Headphone. Giáo viên có thể  tổ  chức và cùng tham gia hội thoại với một nhóm  
học sinh bất kỳ được chọn. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng “trả lời nhanh” (giơ 
tay điện tử  nhanh nhất), nghĩa là chỉ  có học sinh đầu tiên gọi giáo viên là được đối  
thoại với giáo viên mà thôi.
5. Phần kết luận:
Tóm lại, sự phát triển mạnh mẽ  của công nghệ  tin học, một mặt đã cho phép 
giải quyết hầu hết và cơ  bản những nhược điểm của việc sử  dụng máy tính trước  
đây, mặt khác luôn đặt ra cho người sử  dụng những triển vọng và khả  năng  ứng  
dụng mới. Rõ ràng là máy tính không thể  và không bao giờ  có thể  thay thế  hết mọi  
thiết bị  dạy học từ  trước đến nay và càng không thể  thay thế  được vai trò người 
thầy giáo trong quá trình dạy học. Song, công nghệ tin học càng phát triển thì những 
khả năng khác nhau được tích hợp vào trong máy tính càng nhiều, cũng chính vì vậy  
nó có thể hỗ trợ được càng nhiều mặt, nhiều phương diện hơn trong hoạt động dạy  
và học của thầy ­ trò. Có thể nói rằng, mọi nhược điểm của việc sử dụng máy tính là 
do sự phát triển của công nghệ máy tính chưa đáp ứng đầy đủ và tốt những yêu cầu  
đặt ra của quá trình dạy học.

Tuy vậy, cho đến nay những thành tựu trong công nghệ  phần cứng và phần 
mềm mà đặc biệt là các giải pháp kỹ  thuật trong những năm gần đây đã đưa máy  
tính, mạng các máy tính lên một tầm ứng dụng mới đầy triển vọng. Sự ra đời của hệ 
46


thống mạng giáo dục đa phương tiện HiClass đã chứng tỏ  tính ưu việt của máy tính  
với tư  cách là một phương tiện dạy học hiện đại. Nó đã đáp  ứng được những yêu  
cầu cơ bản của quá trình dạy ­ học, tạo ra một môi trường dạy học khá lý tưởng với  
đặc tính tương tác mạnh, nó là phương tiện phù hợp với việc triển khai lý thuyết về 
các phương pháp dạy học hiện đại.
Sự  ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng máy tính toàn cầu ­ Internet đã có  
những  ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, trong  
đó có giáo dục. Các khái niệm, các phạm trù, nguyên lý... có thể sẽ nảy sinh hay biến  
đổi để  mô tả  được đầy đủ  và chính xác sự  phát triển của thế  giới. Tính chất toàn  
cầu hoá, nền kinh tế  tri thức, một xã hội học tập, một nền giáo dục điện tử, một  
chính phủ điện tử... là những kết quả trực tiếp của sự phát triển công nghệ  tin học. 
Để có thể hội nhập trong trào lưu phát triển chung đó, Đảng, Chính phủ và Bộ  giáo  
dục đã ra nhiều chỉ thị, nghị định về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và 
viễn thông vào giáo dục. Những chỉ  thị  và nghị  định đó, cùng với các kết quả  của  
nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về   ứng dụng công nghệ 
thông tin và viễn thông vào giáo dục sẽ là những cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc  
triển khai trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Bộ GD&ĐT. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục  
phổ thông ­ công nghệ giáo dục. Kỷ yếu hội thảo khoa học ­ công nghệ. Hà nội  
(11/2001).
2. Ban chấp hành Trung  ương. Chỉ  thị  về  đẩy mạnh  ứng dụng và phát triển công  
nghệ   thông   tin   phục   vụ   sự   nghiệp   công   nghiệp   hoá,   hiện   đại   hoá.   Số   58­

CT/TW, Hà nội, (17/10/2000).
3. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh. Một số vấn đề hiện nay của  
phương pháp dạy học đại học. NXBGD (7/2002).
4. Vương Đức Bình. Suy nghĩ về các nguyên lý của một nền giáo dục điện tử. Kỷ 
yếu hội thảo khoa học  ứng dụng CNTT và Truyền thông trong giáo dục phổ 
thông­Công nghệ giáo dục. Hà nội (12/2001).
5. Ikon techlonoges Corporation. HiClass II Multimedia Educational Network System 
En Series ­ Installation and User’s Manual. Printed in Taiwan (August 2001).
6. Vương Đình Thắng. Dạy học ­ một quá trình truyền thông đa phương tiện.  Tạp 
chí giáo dục 26 (3/2002).

TÓM TẮT
47


 Sự  phát triển của tin học nói chung, công nghệ  máy tính nói riêng có tính bùng nổ.  
Cùng với sự phát triển đó phạm vi ứng dụng của máy tính vào dạy học ngày càng được mở  
rộng. Đứng trên góc độ của người nghiên cứu giáo dục, bài viết đề cập đến các chức năng,  
những đặc điểm  ưu việt của thế  hệ  máy vi tính hiện nay, đặc biệt là hệ  thống mạng giáo  
dục đa chức năng (Multimedia Educational network system)  đã cho phép tạo ra một môi  
trường giáo dục có tính tương tác mạnh­tiền đề cho sự phát triển một nền giáo dục điện tử  
ngày nay.

THE DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY 
AND ITS ROLE IN THE RENEWAL OF PHYSICS TEACHING METHOD
          Le Cong Triem­Vuong Dinh Thang
        College of Pedagogy, Hue University

SUMMARY
The development of informatics in general and information technology in particular  

will be premise for important application in many fields. The solutions written in the article  
have created an ideal environment of education as well as the trend of applied progression in  
future education of communication and information technology.

48



×