Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.82 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH TRƢỚC VÀ
SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH
Lê Thị Ngọc Hân*; Nguyễn Oanh Oanh*
TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng phương pháp Holter điện tim ở 60 bệnh nhân
(BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT) trước và sau can thiệp động mạch
vành (ĐMV) thấy: trước can thiệp ĐMV, rối loạn nhịp thất chiếm 90,0%, nhanh thất thoáng qua
8,3% BN. Sau can thiệp ĐMV, rối loạn nhịp thất 91,7%, nhanh thất thoáng qua gặp 16,7%. Sau
can thiệp, ngoại tâm thu thất (NTTT) chùm đôi, NTTT dày phức tạp xuất hiện với tỷ lệ nhiều
hơn so với thời điểm trước can thiệp. NTTT chùm đôi, nhanh thất thoáng qua ở nhóm BN tổn
thương ĐMV phải nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm BN tổn thương động mạch liên thất trước
ở thời điểm sau can thiệp ĐMV.
* Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Rối loạn nhịp thất; Can thiệp động mạch
vành qua da.

Investigation of Incidence of Ventricular Arrthythmias in Patients
with Stable Angina before and after Primary Percutaneous Coronary
Intervention
Summary
We investigated the incidence of ventricular arrhythmias in 60 patients with stable angina
before and after primary percutaneous coronary intervention (PCI). The results were as follows:
before PCI, 90.0% of patients had ventricular arrhythmias, 8.3% had nonsustained ventricular
tachycardia (VT). After PCI, 91.7% had ventricular arrhythmias, 16.7% had nonsustained
ventricular tachycardia. After PCI, the incidences of pair and complex premature ventricular
contractions (PVC) were higher than before PCI. The rates of pair PVC and nonsustained VT
after PCI were significantly higher in patients with right coronary artery stenosis than in patients
with left anterior descending artery stenosis.
* Key words: Coronary artery disease; Ventricular arrhythmias; Percutaneous coronary intervention.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là bệnh khá
thường gặp ở các nước phát triển và có
xu hướng gia tăng ở các nước đang phát
triển. Ở Việt Nam, trong những năm gần

đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế
và mức sống của người dân, BTTMCBMT
đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng,
cho đến nay đã đứng hàng thứ năm trong
các bệnh tim mạch.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Ngọc Hân ()
Ngày nhận bài: 10/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 02/12/2014

126


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

Can thiệp ĐMV qua da là kỹ thuật tái
tưới máu cơ tim bằng ống thông đưa qua
da. Nhờ các tiến bộ về kỹ thuật can thiệp
cùng với nhiều phương tiện hiện đại hỗ
trợ cho can thiệp, đặc biệt là sự ra đời của
thế hệ stent phủ thuốc đã đem lại hiệu
quả lớn trong điều trị BN bệnh ĐMV. Kỹ

thuật này đã được áp dụng ở nhiều nước
và trở thành kỹ thuật quan trọng nhất của
can thiệp tim mạch trong điều trị bệnh mạch
vành nói chung và BTTMCBMT nói riêng.
Cùng những lợi ích rõ ràng của can
thiệp ĐMV qua da đối với BN bệnh ĐMV,
còn có những rủi ro nhất định như rối
loạn nhịp và dẫn truyền có thể xảy ra
trong quá trình can thiệp ĐMV qua da [7].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm:
- Khảo sát đặc điểm rối loạn nhịp thất
bằng phương pháp Holter điện tim ở BN
BTTMCBMT trước và 24 giờ đầu sau can
thiệp ĐMV.
- Đánh giá mối liên quan của rối loạn
nhịp thất sau can thiệp ĐMV với đặc điểm
tổn thương ĐMV (vị trí ĐMV tổn thương,
số nhánh tổn thương, số lượng stent
được đặt).
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
60 BN được chẩn đoán BTTMCBMT,
điều trị tại Khoa A2 - Bệnh viện Quân y
103 từ tháng 3 - 2013 đến 7 - 2014.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
BN được chẩn đoán BTTMCBMT theo
Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học
Việt Nam về xử trí BTTMCBMT [3]. Được

chụp ĐMV và đặt stent ĐMV thành công.
127

Đánh giá can thiệp ĐMV qua da thành
công theo Khuyến cáo 2008 của Hội Tim
mạch học Việt Nam về can thiệp ĐMV
qua da [2].
* Tiêu chuẩn loại trừ:
BN có biến chứng nặng sau can thiệp
đặt stent ĐMV, phải dùng thuốc ảnh
hưởng đến nhịp tim, có rối loạn điện giải,
đang điều trị các bệnh nội khoa khác
nặng, rối loạn nhịp nguy hiểm cần điều trị
cấp cứu ngay, không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm
những bước sau:
- Hỏi bệnh và khám lâm sàng theo
mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Tiến hành làm các xét nghiệm thường
quy: xét nghiệm máu, nước tiểu, X quang
tim phổi, siêu âm tim, điện tim 12 đạo trình.
- Điều trị nội khoa trước can thiệp và
ghi Holter điện tim lần 1 trước can thiệp ĐMV.
- Chụp và can thiệp đặt stent ĐMV.
- Ghi Holter điện tim lần 2 trong vòng
24 giờ đầu sau can thiệp đặt stent ĐMV.
* Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng
trong nghiên cứu:

- Tiêu chuẩn chẩn đoán BTTMCBMT
theo Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch
học Việt Nam về xử trí BTTMCBMT.
- Tiêu chuẩn đánh giá can thiệp ĐMV
qua da thành công theo Khuyến cáo 2008
của Hội Tim mạch học Việt Nam về can
thiệp ĐMV qua da.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán Holter điện tim
theo Minnesota (1982):
- Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhịp:


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

+ Ngoại tâm thu: nhát bóp đến sớm
> 40%.
+ Nhịp nhanh thất: có > 3 NTT thất liên
tiếp và tần số tim > 100 lần/phút:
. Cơn nhịp nhanh thất thoáng qua: có
thời gian < 30 giây.
. Cơn nhịp nhanh thất bền bỉ: có thời
gian kéo dài > 30 giây.
* Chẩn đoán mức độ NTTT theo phân
loại của Lown:
- Độ 0: không có NTTT thất.
- Độ I: NTTT đơn dạng < 30 NTTT/giờ.
- Độ II: NTTT đơn dạng ≥ 30 NTTT/giờ.
- Độ III: NTTT đa dạng.

Mức

độ
(theo
CCS)

Tổng

60 (100%)

Độ I

4 (8,3%)

Độ II

26 (54,1%)

Độ III

9 (18,8%)

Độ IV

9 (18,8%)

Tổng

48 (100%)

Đau thắt ngực là triệu chứng thường
gặp nhất của thiếu máu cơ tim. Theo Bùi

Thùy Dương (2010) [1], tỷ lệ BN
BTTMCBMT có đau ngực là 64%, cơn
đau thắt ngực điển hình chỉ có 16%, đau
thắt ngực độ I: 48,6%, độ I: 42,8%.

- Độ IVa: 2 NTTT liên tiếp .
- Độ IVb: ≥ 3 NTTT liên tiếp.
- Độ V: NTTT dạng R/T.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu cơ tim:
ST chênh lên ≥ 2 mm hoặc chênh
xuống ≥ 1 mm, kéo dài 0,08 giây sau
điểm J và thời gian ST chênh phải > 1 phút.
* Xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lý theo
thuật toán thống kê trên máy vi tính bằng
chương trình phần mềm SPSS 16.0,
Excel 2010, EpiCalc 2000.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng
nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm cơn đau thắt ngực
của BN BTTMCBMT.
BN, n (%)
Đặc
điểm

Điển hình

39 (65,0%)


Không điển hình

9 (15,0%)

Không đau

128

48
(80,0%)

12 (20,0%)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN theo vị trí ĐMV bị tổn
thương.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ
lệ BN tổn thương động mạch liên thất
trước (LAD) cao nhất (70,0%), tiếp theo là
ĐMV phải (RCA) 50,0%, động mạch mũ
(LCx) 31,7%, thân chung ĐMV trái (LM)
có tỷ lệ thấp nhất (3,3%). Kết quả này phù
hợp với nhiều tác giả trong và ngoài
nước: theo Bùi Thùy Dương (2010), tỷ lệ
BN tổn thương LAD, RCA, LCx, LM lần
lượt là 51,7%; 28,1%; 18%, 2,2%; tỷ lệ
BN tổn thương LAD, RCA, LCx theo
Giglioli.C và CS (2005) lần lượt là 47%;
35%; 18%.



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

Biểu đồ 2. Đặc điểm số nhánh ĐMV bị tổn
thương của BN BTTMCBMT.
Kết quả chụp ĐMV của chúng tôi cho
thấy, số BN tổn thương một nhánh ĐMV
chiếm tỷ lệ cao nhất (60,0%), đứng thứ 2
là tổn thương hai nhánh ĐMV (26,7%),
cuối cùng là tổn thương ba nhánh ĐMV
(13,3%). Kết quả nghiên cứu này tương
tự một số tác giả: tỷ lệ BN tổn thương 1
nhánh, 2 nhánh, 3 nhánh ĐMV theo Bùi
Thùy Dương (2010) lần lượt là 58,7%;
27,0%; 14,3%; theo Giglioli.C và CS
(2005) lần lượt là 43%; 32%; 25% [1, 6].
Bảng 2: Đặc điểm thủ thuật can thiệp
ĐMV của BN BTTMCBMT.
n = 60
® Æ c

Số
nhánh
đặt stent

ĐM V

n

%


Thân chung

1

1,7%

Một nhánh

53

88,3%

Hai nhánh

7

11,7%

1 stent

50

83.3%

2 stent

10

16.7%


Số stent

Ở BN BTTMCBMT, can thiệp ĐMV qua
da được thực hiện khi các nhánh ĐMV
bị tổn thương có ý nghĩa. Do 1 BN có thể
bị tổn thương ở một hoặc nhiều nhánh
ĐMV, nên trong một lần làm thủ thuật
129

có thể tiến hành can thiệp tại một hoặc
nhiều nhánh cùng một lúc. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, 7 BN (11,7%) được
đặt stent tại 2 nhánh ĐMV khác nhau
và 53 BN (88,3%) được đặt stent tại
1 nhánh ĐMV, trong đó, 1 BN (1,7%)
được đặt stent tại thân chung ĐMV trái.
50 BN (83,3%) được đặt 1 stent ĐMV
và 10 BN (16,7%) đặt 2 stent ĐMV cùng
một lúc.
2. Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở BN
BTTMCBMT trƣớc và sau can thiệp ĐMV.

Biểu đồ 3: Đặc điểm chung về rối loạn
nhịp thất của điện tim thường quy và
Holter điện tim trước đặt stent ĐMV.
So sánh khả năng phát hiện rối loạn
nhịp thất giữa Holter điện tim và điện tim
thường quy trên 60 BN BTTMCBMT
trước can thiệp ĐMV, chúng tôi nhận
thấy, tỷ lệ phát hiện NTTT (90,0%), nhanh

thất (8,3%) của Holter điện tim cao hơn
có ý nghĩa so với nhóm điện tim thường
quy. Trong đó, 5 BN nhanh thất thoáng
qua được phát hiện trên Holter điện tim,
còn điện tim thường quy không bắt được.
Điều này một lần nữa khẳng định ưu
điểm của Holter điện tim so với điện tim
thường quy trong chẩn đoán rối loạn nhịp,
đặc biệt là rối loạn nhịp tim thoáng qua
mà điện tim thường quy không phát hiện
được.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

Bảng 3. Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở BN BTTMCB trước và sau đặt stent ĐMV.
G i¸
® Æ c

r è i

Số lượng NTTT/24 giờ
Rối loạn nhịp thất:
NTTT
Chùm đôi
R/T
Cơn nhanh thất thoáng qua
Cơn nhanh thất bền bỉ
Mức độ nặng của rối loạn nhịp thất:
Không có NTTT (Lown 0)

NTTT thưa (Lown I)
NTTT dày, phức tạp
(Lown III, IV, V)

p

Trước đặt stent ĐMV
(n = 60)

Sau đặt stent ĐMV (n
= 60)

1359,0 ± 6301,1

1121,0 ± 5306,4

> 0,05

54 (90,0%)
5 (8,3%)
9 (15,0%)
5 (8,3%)
0 (0%)

55 (91,7%)
17 (28,3%)
9 (15,0%)
10 (16,7%)
0 (0%)


> 0,05
< 0,05
> 0,05
-

6 (10,0%)
26 (44,3%)
28 (46,7%)

5 (8,3%)
16 (26,7%)
39 (65,0%)

>0,05
< 0,05
< 0,05

Ở thời điểm 24 giờ sau can thiệp, số
lượng NTTT ít hơn trước can thiệp, tỷ lệ
NTTT nhiều hơn so với thời điểm trước
can thiệp, tuy nhiên sự khác biệt chưa có
ý nghĩa (p > 0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ
NTTT chùm đôi, NTTT dày phức tạp cao
hơn có ý nghĩa so với thời điểm trước
can thiệp. Nhiều tác giả công nhận việc
tái thông ĐMV hẹp/tắc cho phép làm giảm
tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, giảm
tình trạng mất ổn định điện học của tế
bào cơ tim thiếu máu, từ đó giảm số
lượng và mức độ các rối loạn nhịp tim ở

BN bệnh ĐMV. Nhưng liệu điều trị tái tưới
máu có đủ để ngăn chặn tái phát rối loạn
nhịp tim ở BN bệnh ĐMV hay không, khi
mà chính việc tái tưới máu lại gây ra tình
trạng mất ổn định về điện của vùng cơ tim
đang bị đông miên về điện, do đó tạo
thành vòng vào lại mới là nguồn gốc của
rối loạn nhịp [5]. Loạn nhịp thất nguy
hiểm, bao gồm nhanh thất (VT) và rung
thất (VF) đã được báo cáo ở 5,7% BN trải
qua can thiệp mạch vành [10]. NTTT
phức tạp và nhanh thất thoáng qua gặp ở
2 - 3% thủ thuật nong ĐMV, những rối
130

(X ± SD) h o Æn(%)
c

loạn nhịp thường giảm đi sau 12 - 36 giờ,
đây có thể là kết quả của thao tác ống
thông quá nhiều, do thuốc cản quang tiêm
vào lòng ĐMV, do thiếu máu cục bộ mới,
hoặc tổn thương tái tưới máu (reperfusion
injury) [7]. Rối loạn nhịp tái tưới máu
(reperfusion arrhythmias) có thể là một
trong những biểu hiện của tổn thương tái
tưới máu. Rối loạn nhịp tái tưới máu có
vai trò quan trọng như một dấu hiệu của
tái tưới máu thành công, bao gồm rối loạn
nhịp chậm, NTTT (VPC), nhịp tự thất tăng

tốc (AIVR), nhanh thất (VT) và rung thất
(VF) [9]. Ngoài ra, tái tưới máu cho mô
cơ tim thiếu máu cục bộ giải phóng các
gốc oxy tự do, điều này ảnh hưởng xấu
đến chức năng thất trái và có thể là căn
nguyên của loạn nhịp tim tái tưới máu.
Vấn đề đặt ra là ngay sau can thiệp ĐMV,
tình trạng rối loạn nhịp tim ở BN bệnh
ĐMV có được cải thiện (tức là có giảm
đi) ngay không hay cần phải có thời gian
mới cải thiện, hoặc thậm chí ngay sau
can thiệp, các rối loạn nhịp tim có thể
tăng lên do tác động về mặt cơ học, hóa
học cũng như điện học của việc tái tưới


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

máu đối với cơ tim. Trần Thái Hà (2012)
[4] theo dõi Holter điện tim 24 giờ ở 86
BN sau nhồi máu cơ tim và sau nhồi
máu cơ tim 1 năm thấy: sau 1 năm,

NTTT xuất hiện với tỷ lệ và số lượng
nhiều hơn (89,5% và 440,1 ± 513,3 so
với 82,5% và 372,0 ± 432,8), tuy sự
khác biệt không có ý nghĩa.

3. Mối liên quan của rối loạn nhịp thất sau can thiệp ĐMV với đặc điểm tổn
thƣơng ĐMV.

Bảng 4: Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở BN BTTMCBMT sau đặt stent ĐMV theo vị trí
ĐMV tổn thương.
G i¸
® Æ c

r è i
t h Ê t

(trung bình ± SD) h o Æn (%)
c

p

LAD
(n = 42)

LCx
(n = 19)

RCA
(n = 30)

NTTT

38
(90,5%)

18
(94,7%)


28 (93,3%)

p1-2 > 0,05
p1-3 > 0,05
p2-3 > 0,05

Chùm đôi

8
(19,0%)

7
(36,8%)

13 (43,3%)

p1-2 > 0,05
p1-3 < 0,05
p2-3 > 0,05

R/T

4 (9,5%)

4 (21,1%)

6 (20,0%)

p1-2 > 0,05
p1-3 > 0,05

p2-3 > 0,05

Cơn nhanh thất thoáng qua

3 (7,1%)

3 (15,8%)

8 (26,7%)

p1-2 > 0,05
p1-3 < 0,05
p2-3 > 0,05

4 (9,5%)
14 (33,3%)
24 (57,1%)

1 (5,3%)
7 (36,8%)
11 (57,9%)

2 (6,7%)
7 (23,3%)
21 (70%)

p1-2 > 0,05
p1-3 > 0,05
p2-3 > 0,05


Mức độ của rối loạn nhịp
thất:
Không có NTTT (Lown 0)
NTTT thưa (Lown I)
NTTT dày, phức tạp
(Lown III, IV, V)

Sau can thiệp ĐMV, tỷ lệ NTTT chùm

nhóm tổn thương ĐMV phải là 4,6% so

đôi, nhanh thất ở nhóm BN tổn thương

với 0,5% ở nhóm tổn thương động mạch

ĐMV phải cao hơn có ý nghĩa so với

liên thất trước).

nhóm BN tổn thương động mạch liên thất

Chúng tôi chưa thấy sự khác biệt về

trước (p < 0,05). Huang IL và CS (2002)

rối loạn nhịp thất ở BN BTTMCBMT sau

[8] cũng thấy tỷ lệ rối loạn nhịp thất sau

can thiệp ĐMV theo số nhánh ĐMV tổn


nong rối loạn nhịp thất bằng bóng qua da

thương và theo số lượng stent được đặt.

ở nhóm tổn thương ĐMV phải cao hơn

Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi

đáng kể so với nhóm tổn thương động

còn nhỏ.

mạch liên thất trước (tỷ lệ rung thất ở
131


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp
thất bằng Holter điện tim 24 giờ ở 60 BN
BTTMCBMT trước và 24 giờ đầu sau can
thiệp ĐMV, chúng tôi nhận thấy:
1. Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở BN
BTTMCBMT trƣớc và 24 giờ đầu sau
can thiệp ĐMV.
- Trước can thiệp ĐMV, rối loạn nhịp
thất 90,0%, nhanh thất thoáng 8,3%. Sau
can thiệp, rối loạn nhịp thất 91,7%, nhanh

thất thoáng 16,7%.
- Sau can thiệp ĐMV, NTTT chùm đôi,
NTTT dày phức tạp xuất hiện với tỷ lệ
nhiều hơn so với thời điểm trước can thiệp.
2. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp
thất sau can thiệp ĐMV với đặc điểm
tổn thƣơng ĐMV.
Ngoại tâm thu thất chùm đôi, nhanh
thất thoáng qua ở nhóm BN tổn thương
ĐMV phải nhiều hơn có ý nghĩa so với
nhóm BN tổn thương động mạch liên thất
trước ở thời điểm sau can thiệp ĐMV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thùy Dương. Nghiên cứu biến đổi
đoạn ST và rối loạn nhịp tim trên Holter điện
tim 24 giờ ở bBN BTTMCBMT. Luận văn
Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2010.
2. Hội Tim mạch học Việt Nam. Khuyến
cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về
can thiệp ĐMV qua da. Khuyến cáo 2008 về
các bệnh tim mạch và chuyển hóa. Nhà xuất
bản Y học. 2008, tr.503-555.
3. Hội Tim mạch học Việt Nam. Khuyến
cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về
xử trí BTTMCBMT (đau thắt ngực ổn định).
Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và

132

chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. 2008,

e329-e350.
4. Trần Thái Hà. Nghiên cứu biến thiên
nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở BN sau
nhồi máu cơ tim cấp và sau theo dõi một năm.
Luận án Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 2012.
5. De Sutter J. Prevention of recurrences
of ventricular arrhythmias in patients with
coronary artery disease and defibrillator
implants. 2nd Virtual Congress of Cardiology,
Argentine Federation of Cardiology. 2001.
6. Giglioli C, Margheri M, Valente S,
Comeglio M, Lazzeri C, Romano SM et al.
The incidence and timing of major arrhythmias
following successful primary angioplasty for
acute myocardial infarction. Italian Heart jJurnal:
Official Journal of the Italian Federation of
Cardiology. 2005, 6, pp.28-34.
7. Gorenek B. Management of cardiac
arrhythmias in post-PCI patients. Emerging
Pathologies in Cardiology. Springer Publishing.
2005, pp.231-239.
8. Huang JL, Ting CT, Chen YT, Chen SA.
Mechanisms of ventricular fibrillation during
coronary angioplasty: increased incidence for
the small orifice caliber of the right coronary
artery. International Journal of Cardiology.
2002, 82, pp.221-228.
9. Majidi M, Kosinski AS, Al-Khatib SM,
Lemmert ME, Smolders L, van Weert A et al.
Reperfusion ventricular arrhythmia 'bursts' in

TIMI 3 flow restoration with primary angioplasty
for anterior ST-elevation myocardial infarction:
a more precise definition of reperfusion arrhythmias.
Europace: European pacing, arrhythmias, and
cardiac electrophysiology: journal of the working
groups on cardiac pacing, arrhythmias, and
cardiac cellular electrophysiology of the European
Society of Cardiology. 2008, 10, pp.988-997.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014
10. Mehta RH, Starr AZ, Lopes RD,
Hochman JS, Widimsky P, Pieper KS et al.
Incidence of outcomes associated with ventricular
tachycardia or fibrillation in patients undergoing
primary percutaneous coronary intervention.
JAMA: the Journal of the American Medical
Association. 2009, 301, pp.1779-1789.

133


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

134



×