Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phẫu thuật nội soi cắt thận trong điều trị u thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.28 KB, 9 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THẬN TRONG ĐIỀU TRỊ U THẬN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA
Trương Thanh Tùng*; Trần Văn Hinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả và đưa ra một số nhận xét về phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt thận
trong điều trị u thận tại một bệnh viện tuyến tỉnh. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân
(BN) được chẩn đoán u thận và PTNS cắt thận tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hóa. Kết quả: tuổi trung bình 53,23 năm, tỷ lệ u được phát hiện tình cờ 26,67%.
Kích thước khối u trung bình 5,33 cm. U mỡ cơ mạch 20%; ung thư biểu mô tế bào thận
66,67%; ung thư tế bào chuyển tiếp đường bài xuất 13,33%. Đường vào qua ổ bụng 43,33%.
70% BN có 1 động mạch (ĐM) và 1 tĩnh mạch (TM). Thời gian mổ trung bình 116 phút, lượng
máu mất trung bình 161 ml, thời gian rút dẫn lưu 5 ngày và thời gian nằm viện 6 ngày. Tai biến
trong mổ: chảy máu nhỏ 6,67%; chảy máu lớn 3,33%. Biến chứng sau mổ 10%. Chuyển mổ
mở 3,33%. Kiểm tra sau mổ 6 tháng được 18 BN (60%), 1 BN bị di căn gan. Kết luận: PTNS cắt
thận trong điều trị u thận là một phương pháp an toàn, hiệu quả và có thể thực hiện được tại
các bệnh viện tuyến tỉnh. Tuy nhiên, để có một kết luận chính xác hơn cần có những nghiên
cứu quy mô với thời gian theo dõi xa đủ lớn.
* Từ khóa: U thận; Phẫu thuật nội soi.

Laparoscopic Nephrectomy im Treatment of Renal Tumor at
Thanhhoa General Hospital
Summary
Objectives: To evaluate the results and to provide some remarks on laparoscopic
nephrectomy in the treatment of renal tumors in a provincial hospital. Subjects and methods: 30
patients were diagnosed with renal tumors and underwent laparoscopic nephrectomy at the
Department of Urology of Thanhhoa General Hospital. Results: The mean age was 53.23 years,
the rate of incidental detection of tumors 26.67%. Average tumor size 5.33 cm. Angiomyolipoma
20%, renal cell carcinoma 66.67%, and transitional cell cancer 13.33%. The transperitoneal
approach 43.33%. 70% of patients had 1 renal artery and 1 renal vein. The mean operative time


116 minutes, the average blood loss 161 mL, the drainage time 5 days and the hospital stay
was 6 days. Operative complications: minor haemorrhage 6.67%; major haemorrhage 3.33%.
Postoperative complications: 10%. Conversion to open surgery 3.33%. Examination after 6
months for 18 patients (60%), 1 case had liver metastasis. Conclusions: Laparoscopic
nephrectomy in the treatment of renal tumors is a safe, effective method and can be done in
provincial hospitals. However, in order to make a more accurate conclusion, there is a need for
large studies with far enough follow-up time.
* Keywords: Renal tumors; Laparoscopy.
* Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trương Thanh Tùng ()
Ngày nhận bài: 18/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/12/2017

120


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thận chiếm 85 - 90% các
trường hợp u thận và khoảng 2 - 3% ung
thư ở người lớn. Nhờ sự phát triển của
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện
đại như siêu âm, CT, cộng hưởng từ nên
tỷ lệ phát hiện tình cờ các khối u thận ở
giai đoạn sớm ngày gia tăng, tỷ lệ này ở
Việt Nam từ 14 - 25%, và ở Mỹ từ 48 66% [2, 4, 6, 11].
Các khối u thận ở giai đoạn sớm đang
còn khu trú thường được lựa chọn điều trị
bằng cắt thận bán phần hoặc cắt thận

triệt căn. PTNS cắt thận triệt căn
(laparoscopic radical nephrectomy - LRN)
được Clayman và CS thực hiện lần đầu
tiên năm 1992, đây là phẫu thuật ít xâm
lấn và đem lại hiệu quả điều trị về mặt
ung thư học, tương đương với mổ mở cắt
thận
triệt
căn
(opened
radical
nephrectomy - ORN). Cho đến nay, PTNS
cắt thận triệt căn đang được thực hiện
ngày một nhiều hơn, ước tính trong 10
năm qua có khoảng hơn 10.000 trường
hợp được PTNS cắt thận triệt căn trên
toàn thế giới với cải thiện đáng kể khả
năng sống thêm sau mổ cho khoảng 65%
BN ung thư thận khu trú [3, 8, 9, 10].
Tại Việt Nam, PTNS cắt thận được
ứng dụng từ những năm 2002 - 2003 tại
Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình
Dân. Cho đến nay, phẫu thuật này đã ứng
dụng tại nhiều cơ sở y tế tuyến trung
ương. Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, phẫu
thuật này mới chỉ được thực hiện ở một
số nơi. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh
Hóa đã ứng dụng phẫu thuật này từ năm
2014. Qua những trường hợp đã thực

hiện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này

nhằm: Đánh giá kết quả và đưa ra một số
nhận xét về PTNS cắt thận trong điều trị u
thận tại một bệnh viện tuyến tỉnh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
30 BN được chẩn đoán u thận và
PTNS cắt thận tại Khoa Ngoại Tiết niệu,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ lựa chọn chỉ định cắt thận là
những khối u thận lành tính và ác tính
được chẩn đoán ở giai đoạn pT1, pT2,
chưa di căn hạch vùng và chưa di căn xa
(xác định u thận lành tính hay ác tính dựa
vào kết quả giải phẫu bệnh sau mổ). Tất
cả các trường hợp đều có thận bên đối
diện bình thường. Loại trừ những khối u
có thể cắt bán phần thận (u có kích thước
≤ 4 cm, u ở phần ngoại vi và lồi lên bề
mặt thận).
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả
tiến cứu và hồi cứu số liệu. BN được
chẩn đoán và thực hiện phẫu thuật theo
một quy trình thống nhất, trên dàn máy
nội soi Full HD (Hãng Karl Storz) do cùng
một kíp phẫu thuật viên. Sử dụng dao mổ
siêu âm Hamonic scalpel Gen 11 (Hãng

Ethicon Endo-Surgery). Sử dụng Hem-olock kích thước 5 và 10 mm. Thu thập số
liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu chung.
* Chuẩn bị BN: BN được gây mê nội
khí quản, đặt sonde dạ dày, sonde niệu
đạo và làm sạch ruột trước mổ.
* Quy trình phẫu thuật: BN đều PTNS
cắt thận triệt căn bằng đường qua ổ bụng
hoặc sau phúc mạc.
121


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
- Đường qua ổ bụng: tư thế BN
nghiêng đối diện 700 có độn vùng thắt
lưng. Đặt trocar đầu tiên theo phương
pháp mở, các trocar còn lại đặt dưới sự

a
Qua ổ bụng

quan sát của ống kính soi, vị trí các trocar
như hình 1a. Bơm khí CO2 với áp lực
≤ 12 mmHg, tốc độ bơm ban đầu 2 3 l/phút.

b
Sau phúc mạc

Hình 1: Vị trí đặt các trocar qua ổ bụng và sau phúc mạc.
- Đối với phẫu thuật bên thận phải:
phẫu tích hạ đại tràng góc gan và đại

tràng lên, bộc lộ mặt trước thận phải,
phẫu tích tiếp vào cuống thận, tìm ĐM và
TM thận để khống chế và kẹp cắt bằng
clip hay Hem-o-lock. Giải phóng quanh
thận. Kẹp và cắt niệu quản ở mức đoạn
1/3 trên bằng Hem-o-lock (trường hợp cắt
thận do u đường bài xuất, phải phẫu tích
xuống dưới cắt hết cả niệu quản và một
phần thành bàng quang). Lấy nguyên
bệnh phẩm bằng túi nilon qua đường rạch
ở vùng chậu cùng bên. Kiểm tra cầm máu
diện cắt và khâu cầm máu bổ sung. Đặt
dẫn lưu hố thận, đóng chân trocar 2 lớp.
- Đối với phẫu thuật bên thận trái:
tương tự như phẫu thuật bên thận phải,
nhưng mới vào phải hạ đại tràng góc lách
và đại tràng xuống.
- Đường sau phúc mạc: tư thế BN
nghiêng đối diện 900 có độn vùng thắt
lưng. Đặt trocar đầu tiên theo phương
122

pháp mở, các trocar còn lại đặt dưới sự
quan sát của ống kính soi, vị trí các trocar
như hình 1b. Bơm khí CO2 với áp lực
≤ 12 mmHg, tốc độ bơm ban đầu 2 3 l/phút.
- Đối với phẫu thuật bên thận phải:
phẫu tích vào cuống thận, bộc lộ ĐM và
TM thận để khống chế và kẹp cắt bằng
clip hay Hem-o-lock. Giải phóng quanh

thận. Kẹp và cắt niệu quản ở mức đoạn
1/3 trên bằng Hem-o-lock. Lấy nguyên
bệnh phẩm bằng túi nilon qua đường rạch
da vùng chậu cùng bên. Kiểm tra cầm
máu diện cắt và khâu cầm máu bổ sung.
Đặt dẫn lưu hố thận, đóng chân trocar
2 lớp.
- Đối với phẫu thuật bên trái: tương tự
như phẫu thuật bên thận phải.
* Chăm sóc và các chỉ số theo dõi:
BN được theo dõi mạch, huyết áp ĐM,
nhịp thở, nhiệt độ và tình trạng dẫn lưu


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
sau mổ. Kháng sinh dùng nhóm
β-lactamine kết hợp với nhóm quinolon.
Giảm đau non-steroid và morphin. Các
chỉ số được ghi chép: thời gian mổ, kỹ
thuật khống chế và kẹp cắt mạch máu,

lượng máu mất, số lượng trocar, thời
gian rút ống dẫn lưu, thời gian nằm
viện, tai biến - biến chứng. Kiểm tra lại
sau 3, 6 tháng (lâm sàng, siêu âm, xét
nghiệm).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số đặc điểm bệnh lý.
Bảng 1:

Đặc điểm bệnh lý
Tuổi (năm)

Trung bình (khoảng) hoặc số lượng (%) hoặc tỷ lệ
53,23 (28 - 80)

Giới (nam/nữ)

16/14

Bên thận u (phải/trái)

17/13

Kích thước khối u (cm)

5,33 (4 - 7)

Vị trí khối u
Cực trên
Phần giữa
Cực dưới

9 (30%)
14 (46,67%)
7 (23,33%)

Biểu hiện triệu chứng*

Không


22 (73,33%)
8 (26,67%)

Giai đoạn bệnh**
pT1a
pT1b
pT2
≥ pT3

5 (16,67%)
15 (50%)
4 (33,33%)
0

Kết quả mô bệnh học
U thận lành tính
U mỡ cơ mạch
Ung thư thận (RCC)
Ung thư tế bào sáng
Ung thư nhú
Ung thư kỵ màu
U đường bài xuất
Ung thư tế bào chuyển tiếp

6 (20%)
15 (50%)
3 (10%)
2 (6,67%)
4 (13,33%)


(*: Các triệu chứng biểu hiện gồm: đau thắt lưng, đái ra máu, khối u vùng thắt lưng,
sốt và gày sút cân. Các trường hợp không có biểu hiện triệu chứng đều được phát hiện
tình cờ bằng siêu âm; **: 6 BN u thận lành tính không xếp giai đoạn, các trường hợp
này và trường hợp pT1a không có chỉ định cắt bán phần thận do khối u nằm ở phần
giữa thận và nằm sâu vào nhu mô thận, ngay sát với hệ thống đài bể thận; 4 BN giai
đoạn pT2 đều là u đường bài xuất)
123


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
2. Một số đặc điểm phẫu thuật và kết quả.
Bảng 2:
Đặc điểm phẫu thuật

Trung bình (khoảng) hoặc số lượng (%)

Đường vào
Qua ổ bụng

13 (43,33%)

Sau phúc mạc

17 (56,67%)

Số lượng trocar
3

13 (43,33%)


4

14 (46,67%)

5

3 (10%)

Thời gian mổ (phút)*

116,17 (80 - 255)

Số lượng mạch cuống thận
1 ĐM và 1 TM

21 (70%)

> 1 ĐM hoặc > 1 TM

9 (30%)

Kẹp cắt mạch cuống thận
Kẹp cắt chung**
Kẹp cắt riêng các mạch
Lượng máu mất (ml)

1 (3,33%)
29 (96,67%)
161,67 (80 - 260)


Thời gian rút dẫn lưu (ngày)

5 (4 - 6)

Thời gian nằm viện (ngày)

6 (5 - 7)

Tai biến trong mổ
Chảy máu diện phẫu tích

2 (6,67%)

Chảy máu mạch cuống thận***

1 (3,33%)

Biến chứng sau mổ
Đau thần kinh cơ

3 (10%)

Kiểm tra lại sau mổ****
03 tháng

21 (70%)

06 tháng


18 (60%)

(*: Thời gian mổ trung bình cho 4 trường hợp u đường bài xuất 216 phút; ** & ***:
Đây là trường hợp chảy máu trong quá trình xử lý mạch cuống thận, phải chuyển mổ
mở để cắt thận, buộc chung các mạch cuống thận bằng chỉ vicryl và line; ****: BN được
kiểm tra sau mổ 3 và 6 tháng bằng siêu âm, chụp X quang tim phổi, xét nghiệm máu
và khám tại chỗ. Sau mổ 3 tháng, không có BN nào biểu hiện thoát vị, nhiễm trùng
chân trocar hay tái phát tại chỗ. Sau 6 tháng, 1 BN u đường bài xuất có di căn gan)
124


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

Hình 2: Mạch máu cuống thận được kẹp cắt bằng Hem-o-lock và clip titanium.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN.
BN trong nghiên cứu này có tuổi trung
bình 53,23 năm, tỷ lệ nam/nữ = 16/14, u
ở thận bên phải 17 BN, tỷ lệ u được phát
hiện tình cờ (không có biểu hiện triệu
chứng) 26,67%. Các triệu chứng biểu
hiện chính là đau tức âm ỉ vùng thắt lưng,
đái ra máu, đôi lúc có sốt và gày sút cân,
cả 4 BN u đường bài xuất đều có đái ra
máu đại thể, đây là biểu hiện đặc trưng
của bệnh lý này. Theo Nguyễn Bửu Triều,
u thận thường gặp ở người lớn trung niên
với tỷ lệ nam nhiều gấp đôi nữ, tỷ lệ gặp
bên phải tương đương với bên trái, u ở
hai bên thường gặp trong bệnh lý von

Hippel-Lindau [1]. Vũ Nguyễn Khải Ca và
Trương Thanh Tùng qua nghiên cứu về
ung thư thận tại Bệnh viện Việt Đức và
Bệnh viện TWQĐ 108 cho thấy tỷ lệ phát
hiện tình cờ u thận vào khoảng 14 - 25%
[2, 4].
2. Chỉ định phẫu thuật.
Chỉ định điều trị phẫu thuật cho các
trường hợp u thận nói chung thường căn
cứ vào các đặc điểm cũng như giai đoạn
bệnh của khối u, theo hướng dẫn của Hội
Ung thư Canada (2014) về điều trị ung

thư biểu mô tế bào thận: với những khối u
còn ở giai đoạn pT1, chỉ định cắt bán
phần thận; còn với những khối u ở giai
đoạn pT2 và pT3a, ưu tiên lựa chọn cắt
thận triệt căn. Các phẫu thuật cắt bán
phần thận hay cắt thận triệt căn đều có thể
thực hiện được bằng PTNS. Tuy nhiên, phần
lớn tác giả thống nhất: PTNS cắt bán phần
thận thường chỉ định cho những khối u
thận ở giai đoạn dưới pT1a, u nằm không
quá sâu vào nhu mô thận, có khoảng
cách vừa đủ với hệ thống đài bể thận và
không nằm gần các mạch máu lớn của
thận; còn PTNS cắt thận triệt căn, thường
chỉ định cho các khối u thận từ pT1b pT3a, với các khối u thận từ pT3b trở lên,
rất ít khi cắt thận bằng PTNS, do khối u
thận lúc này đã xâm lấn tạng xung quanh

hay xâm lấn TM chủ, TM thận [10, 11].
BN trong nghiên cứu của chúng tôi đều
có khối u ở giai đoạn pT2 trở xuống, kích
thước khối u trung bình 5,33 cm, trong đó
khối u ở giai đoạn pT1b chiếm chủ yếu
(15/30 BN = 50%). 6 BN u thận lành tính
và 5 BN u thận ở giai đoạn pT1a, nhưng
không được chỉ định cắt bán phần thận
do khối u nằm ở phần giữa của thận, nằm
sâu vào nhu mô và sát với hệ thống đài
bể thận. 4 BN có u đường bài xuất đều ở
125


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
giai đoạn pT2, khi phẫu thuật chúng tôi
phải cắt hết niệu quản cùng một phần
thành bàng quang để phòng tránh tái phát
khối u lan theo đường bài xuất về sau.
3. Đường vào và số lượng trocar.
Đối với PTNS cắt thận triệt căn, thực
hiện theo đường qua ổ bụng hay đường
sau phúc mạc đều có tính khả thi. Đường
qua ổ bụng thường rộng, các mốc giải phẫu
rõ rang. Tuy nhiên, việc tiếp cận mạch
máu cuống thận không trực tiếp như
đường sau phúc mạc. Ono Y cho rằng
đường sau phúc mạc mặc dù có khoang
làm việc nhỏ hơn, nhưng thời gian mổ
ngắn hơn so với đường qua ổ bụng, đặc

biệt những trường hợp có mổ cũ trong ổ
bụng, đường sau phúc mạc sẽ là lựa
chọn tối ưu. Đường qua ổ bụng rất phù
hợp cho những trường hợp có chỉ định
cắt toàn bộ thận, niệu quản và một phần
thành bàng quang do u đường bài xuất, vì
sau khi cắt thận và niệu quản trên, phẫu
thuật viên chỉ cần quay xuống cắt niệu
quản dưới và phần thành bàng quang mà
không phải bóc tách tạo khoang như
đường sau phúc mạc [10, 12].
Trong nghiên cứu này, việc lựa chọn
đường vào thường căn cứ theo một số
tiêu chí như: có tiền sử phẫu thuật
1/2 bụng trên, chọn đường sau phúc mạc;
kích thước khối u to, vị trí khối u ở cực
trên hay các trường hợp u đường bài
xuất nên chọn đường qua ổ bụng. Kết
quả cho thấy, 13/30 BN (43,33%) vào
theo đường qua ổ bụng và 17/30 BN
(56,67%) vào đường sau phúc mạc. Qua
các trường hợp đã thực hiện, chúng tôi
thấy đường sau phúc mạc thường có
nhiều ưu điểm hơn đường qua ổ bụng
nếu phẫu tích được khoang làm việc đủ
rộng để khống chế các mạch cuống thận,
126

tuy nhiên với trường hợp u đường bài
xuất, chỉ nên lựa chọn đường qua ổ bụng.

Số lượng trocar chúng tôi sử dụng cho tất
cả các trường hợp là 3 - 5 trocar, với
trường hợp vào đường sau phúc mạc, chỉ
cần 3 trocar là đủ, với đường qua ổ bụng
có thể sử dụng thêm 1 trocar vén tạng,
thậm chí thêm cả 1 trocar làm việc trong
trường hợp cắt thận, niệu quản và một
phần thành bàng quang.
4. Xử lý mạch máu cuống thận.
Xử lý mạch cuống thận là một bước
then chốt trong PTNS cắt thận triệt căn.
Nguyên tắc chung là phải phẫu tích và
khống chế sớm các mạch cuống thận,
khống chế ĐM trước, TM sau. Yêu cầu
phẫu tích trong những khu vực này là nên
sử dụng dụng cụ đầu tù, cuống thận phải
luôn được kéo căng để nhận biết mạch
thận và các nhánh phụ của nó. Khi phẫu
tích, phải bóc tách hết các tổ chức xung
quanh để giải phóng riêng rẽ từng mạch
rồi mới kẹp cắt bằng clip, Hem-o-lock hay
Endo-GIA [6, 8]. Với các tác giả nước
ngoài, việc sử dụng Endo-GIA để kẹp cắt
TM thận hay cả khối mạch thận được áp
dụng rộng rãi. Tuy nhiên, giá thành để sử
dụng Endo-GIA tương đối cao. Vũ Lê
Chuyên nghiên cứu về PTNS cắt thận
nhận thấy việc sử dụng phối hợp clip,
Hem-o-lock và buộc chỉ để kẹp cắt các
mạch thận là an toàn và phù hợp với điều

kiện của Việt Nam, tuy nhiên tác giả vẫn
cảnh báo không nên tin tưởng tuyệt đối
vào Hem-o-lock [3].
Quan sát BN trong nghiên cứu thấy tất
cả đều nhận rõ mạch cuống thận, 1 ĐM
và 1 TM (70%), > 1 ĐM hoặc > 1 TM
chiếm 30%. Các trường hợp vào theo
đường sau phúc mạc thường vào thẳng
cuống thận, thuận lợi cho việc xử lý mạch


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
máu. Trường hợp vào theo đường qua ổ
bụng, phải phẫu tích lên phía bờ trên sau
cuống thận để tìm và xử lý mạch thận, đôi
khi phải đi vào bờ dưới sau cuống thận
kết hợp với làm căng đoạn bể thận và
niệu quản trên để tìm và xử lý mạch thận.
Chúng tôi tiến hành kẹp cắt ĐM và TM
thận bằng clip, Hem-o-lock, và buộc chỉ.
Với mỗi mạch, chúng tôi thường kẹp xen
bằng cả clip và Hem-o-lock theo nguyên
tắc Hem-o-lock và clip phải ôm hết được
chu vi của mạch, trong trường hợp chu vi
mạch quá to so với kích cỡ của Hem-olock và clip, phải buộc mạch lại bằng chỉ
cho nhỏ khẩu kính rồi mới kẹp lại bằng
Hem-o-lock và clip. Chúng tôi gặp 1 BN
bị chảy máu trong quá trình xử lý mạch
cuống thận (phạm vào nhánh ĐM phụ
chia sớm), phải chuyển mổ mở và kẹp cắt

chung các mạch cuống thận thành một
khối bằng chỉ vicryl và line.
5. Giải phóng quanh thận và cắt
niệu quản.
Quá trình phẫu tích giải phóng quanh
thận chúng tôi luôn lấy tối đa hết lớp mỡ
quanh thận cùng cân Gerota, không có
trường hợp nào phải cắt cả tuyến thượng
thận cùng bên hay nạo vét hạch vùng.
Niệu quản cắt ở ngang mức đoạn 1/3 trên.
4 BN u đường bài xuất, khi phẫu tích
cuống thận và gần bể thận có hiện tượng
dính, phải dùng dao siêu âm, niệu quản
và một phần thành bàng quang được cắt
tạo nên một khối liên tục với thận.
Theo kinh điển, cắt thận triệt căn bao
gồm cắt toàn bộ thận, lớp mỡ quanh
thận, cân Gerota, tuyến thượng thận cùng
bên và nạo vét hạch vùng. Tuy nhiên, có
một số quan điểm thay đổi: Gabr A.H đề
xuất chỉ nên cắt tuyến thượng thận cùng

bên khi có nghi ngờ xâm lấn tuyến
thượng thận trên hình ảnh chụp trước mổ
hoặc phát hiện thấy trong quá trình mổ
[6]; Ono Y cho rằng việc nạo vét hạch
vùng cũng không đem lại lợi ích về mặt
hiệu quả điều trị so với không nạo vét
hạch vùng [10].
6. Kết quả và tỷ lệ tai biến.

Kết quả phẫu thuật cho thấy thời gian
mổ trung bình 116 phút, với 4 BN cắt toàn
bộ thận, niệu quản và một phần thành
bàng quang có thời gian mổ trung bình
216 phút. Lượng máu mất trung bình 161 ml,
thời gian rút dẫn lưu và thời gian nằm
viện lần lượt 5 ngày và 6 ngày.
Tai biến trong mổ: chảy máu diện phẫu
tích 6,67%; chảy máu mạch cuống thận
3,33%. Biến chứng sau mổ 10%, các
trường hợp này đều là đau thần kinh cơ
và tự khỏi sau vài ngày điều trị. Chuyển
mổ mở 3,33%, đây là trường hợp bị chảy
máu trong quá trình xử lý mạch cuống
thận do phạm vào nhánh ĐM phụ chia
sớm, về sau phải chuyển mổ mở cắt thận.
Zhang Z.L qua nghiên cứu về tai biến,
biến chứng của cắt thận triệt căn bằng
PTNS nhận thấy tỷ lệ tai biến biến chứng
chung 18,8%, cụ thể: tai biến biến chứng:
chảy máu; tổn thương ruột; sốt; tụ dịch và
đau thần kinh cơ. Qua đó ông cũng cảnh
báo những yếu tố như tuổi cao và chảy
máu nhiều trong mổ là nguy cơ tiềm tàng
có thể gia tăng tỷ lệ biến chứng sau mổ
[12].
7. Kiểm tra sau 3 tháng và 6 tháng.
Sau 3 tháng, chúng tôi kiểm tra được
21 BN (70%). Các BN không có biểu hiện
thoát vị chân trocar, tái phát tại chỗ hay di

căn xa.
127


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Sau 6 tháng, kiểm tra được 18 BN
(60%). 1 BN bị di căn gan, đây là trường
hợp u đường bài xuất, thời gian sống
thêm sau mổ 9 tháng.

đoán ung thư thận ở người lớn. Luận văn
Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2005.

KẾT LUẬN

4. Vũ Nguyễn Khải Ca và CS. Nhận xét
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả
điều trị phẫu thuật ung thư thận tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức từ năm 2012 - 2014. Y học
TP. HCM. 2015, 19 (4), tr.264-269.

Qua nghiên cứu 30 trường hợp PTNS
cắt thận điều trị u thận tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi nhận thấy:
- Tuổi trung bình BN 53,23 năm, tỷ lệ
nam/nữ = 16/14, tỷ lệ u được phát hiện
tình cờ 26,67%. Kích thước khối u trung
bình 5,33 cm. U mỡ cơ mạch 20%; ung
thư biểu mô tế bào thận 66,67%; ung thư
tế bào chuyển tiếp đường bài xuất 13,33%.

- Đường vào qua ổ bụng 43,33%,
đường vào sau phúc mạc 56,67%. 70%
BN có 1 ĐM và 1 TM, có > 1 ĐM hoặc
hơn 1 TM 30%. Xử lý kẹp mạch máu
cuống thận bằng Hem-o-lock, clip titanium
và buộc chỉ. Thời gian mổ trung bình
116 phút, lượng máu mất trung bình
161 ml, thời gian rút dẫn lưu 5 ngày và
thời gian nằm viện 6 ngày. Tai biến trong
mổ: chảy máu diện phẫu tích 6,67%; chảy
máu mạch cuống thận 3,33%. Biến chứng
sau mổ: đau thần kinh cơ 10%. Chuyển
mổ mở 3,33%.
- Kiểm tra sau mổ 3 tháng được 21 BN
(70%), không có biểu hiện thoát vị chân
trocar, tái phát tại chỗ hay di căn xa. Kiểm
tra sau mổ 6 tháng được 18 BN (60%),
1 BN bị di căn gan, đây là trường hợp u
đường bài xuất, thời gian sống thêm sau
mổ 9 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bửu Triều. Bệnh học tiết niệu.
NXB Y học. Hà Nội. 2003.
2. Trương Thanh Tùng. Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và chẩn

128

3. Vũ Lê Chuyên. Áp dụng kỹ thuật cắt bỏ
thận qua nội soi. Đề tài nghiên cứu cấp Thành

phố năm 2007. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh.

5. Gabr A.H, Steinberg Z, Eggener S.E,
Wolf Jr J.S. Indications for adrenalectomy
during radical nephrectomy for renal cance.
Arab Journal of Urology. 2014. 12, pp.304-308.
6. Gill I.S, Aron M, Gervais D.A, Jewett
M.A. Clinical practice. Small renal mass. N
Engl J Med. 2010, 362 (7), pp.624–634.
7. Janicic A et al. Partial versus radical
nephrectomy for pT1a renal cancer in Serbia.
J BUON. 2016, 21 (6), pp.1449-1453.
8. Krabbe et al. Surgical management of
renal cell carcinoma. Semin Intervent Radiol.
2014, 31, pp.27-32.
9. Liu G, Yulei Ma, Shouhua Wang,
Xiancheng Han, Dianjun Gao. Laparoscopic
versus open radical nephrectomy for renal cell
carcinoma: a systematic review and metaanalysis. Translational Oncology. 2017,
August, 10 (4), pp.501-510.
10. Ono Y et al. Laparoscopic radical
rephrectomy for renal cell carcinoma.
/>11. Rendon R.A, Kapoor A, Breau R,
Leveridge M, Feifer A, Black P.C, So A.
Surgical management of renal cell carcinoma:
Canadian Kidney Cancer Forum Consensus.
Can Urol Assoc J. 2014, 8 (5-6), pp.E398-E412.
12. Zhang Z.L et al. Complications of
radical nephrectomy for renal cell carcinoma:
a retrospective study comparing transperitoneal

and retroperitoneal approaches using a
standardized reporting methodology in two
Chinese centers. Chin J Cancer. 2013, 32 (8),
pp.461-468.



×