BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
LÊ THỊ THU
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
HÀ NỘI – 2015
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
LÊ THỊ THU
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn:
1. TS.Nguyễn Thị Thanh Hương
2. DSCKI.Trần Thị Hòe
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược
2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Phó trƣởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dƣợc TS.Nguyễn Thị Thanh Hƣơng,
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội là ngƣời trực tiếp dìu dắt và hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới DSCKI.Trần Thị Hòe, Trƣởng khoa
Dƣợc bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi
thu thập số liệu trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các dƣợc sỹ, nhân viên khoa Dƣợc bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã
nhiệt tình dạy dỗ và truyền tải rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá
trình học tập tại Trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè, những ngƣời
luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong cuộc sống cũng nhƣ trong học tập.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Thu
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc 3
1.1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam 7
1.2. Kê đơn thuốc và các tiêu chí đánh giá 14
1.2.1. Kê đơn thuốc 14
1.2.2. Nội dung của một đơn thuốc 16
1.2.3. Quy định về ghi đơn thuốc 16
1.2.4. Các chỉ số đo lƣờng sử dụng thuốc 17
1.2.4.1. Các chỉ số kê đơn 17
1.2.4.2. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện 17
1.3. Vài nét về cơ sở nghiên cứu 18
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện 18
1.3.2. Quy mô, cơ cấu nhân lực 18
1.3.3. Khoa Dƣợc bệnh viện 19
.CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 20
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách lấy mẫu 20
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 20
2.4.2. Cách lấy mẫu 20
2.5. Phƣơng pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu 21
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu 21
2.6.1. Thực trạng thực hiện quy chế kê đơn về thủ tục hành chính cho bệnh
nhân ngoại trú tại BVĐK tỉnh Bắc Giang 21
2.6.2. So sánh các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú BHYT và
KBHYT 23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 26
3.1. Thực trạng thực hiện quy chế kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bắc Giang 26
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, ngày kê đơn 26
3.1.2. Hƣớng dẫn sử dụng thuốc 27
3.1.3. Quy định về ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên bác sỹ 28
3.2. So sánh các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú BHYT và KBHYT . 29
3.2.1. Số thuốc trung bình trong một đơn 29
3.2.2. Tỷ lệ thuốc đƣợc kê theo tên gốc 31
3.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh trong đơn thuốc 32
3.2.3.1. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh 32
3.2.3.2. Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn có kê kháng sinh 33
3.2.3.3. Tình hình kháng sinh đƣợc kê theo họ kháng sinh 34
3.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm 35
3.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin 35
3.2.6. Tỷ lệ đơn thuốc có kê TPCN 36
3.2.7. Tỷ lệ TTY đƣợc kê 37
3.2.8. Tỷ lệ TCY đƣợc kê 37
3.2.9. Tƣơng tác thuốc có trong đơn 38
3.2.9.1. Tỷ lệ đơn thuốc có tƣơng tác 38
3.2.9.2. Tỷ lệ số tƣơng tác có trong một đơn 38
3.2.9.3. Mức độ tƣơng tác thuốc có trong đơn 40
3.2.10. Chi phí trung bình cho một đơn thuốc 41
3.2.11. Thời gian trung bình cho một đợt điều trị kê trong đơn 43
BÀN LUẬN 44
KẾT LUẬN 53
KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADR
Adverse Drug Reaction
Phản ứng có hại của thuốc
BHYT
Bảo hiểm Y tế
BV
Bệnh viện
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
BYT
Bộ Y tế
CXK
Cơ xƣơng khớp
CT
Công thức
DLS
Dƣợc lâm sàng
DMT
Danh mục thuốc
DMTCY
Danh mục Thuốc chủ yếu
DMTTY
Danh mục Thuốc thiết yếu
KBHYT
Không bảo hiểm Y tế
KS
Kháng sinh
KST
Kí sinh trùng
GN, HTT
Gây nghiện, hƣớng tâm thần
TCY
Thuốc chủ yếu
TB
Trung bình
TPCN
Thực phẩm chức năng
TTY
Thuốc thiết yếu
VNĐ
Việt Nam đồng
WHO
World Health
Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1
Ghi thông tin bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, ngày kê đơn
26
3.2
Tỷ lệ đơn thuốc ghi đầy đủ số lƣợng, hàm lƣợng, liều
dùng, cách dùng, thời điểm dùng
27
3.3
Tỷ lệ đơn có đầy đủ họ tên và chữ ký của bác sỹ
29
3.4
Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc
29
3.5
Cơ cấu số thuốc trong một đơn
30
3.6
Tỷ lệ thuốc đƣợc kê theo tên gốc
31
3.7
Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh
33
3.8
Số KS trung bình trong đơn thuốc có sử dụng KS
33
3.9
Tình hình kháng sinh đƣợc kê theo họ kháng sinh
34
3.10
Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm
35
3.11
Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin
36
3.12
Tỷ lệ đơn thuốc có kê TPCN
36
3.13
Tỷ lệ TTY đƣợc kê
37
3.14
Tỷ lệ TCY đƣợc kê
38
3.15
Tỷ lệ đơn thuốc có tƣơng tác
38
3.16
Tỷ lệ số tƣơng tác có trong một đơn
39
3.17
Mức độ tƣơng tác thuốc có trong đơn
40
3.18
Chi phí trung bình cho một đơn thuốc
41
3.19
Chi phí thuốc kháng sinh trung bình mỗi đơn thuốc
43
3.20
Thời gian trung bình cho một đợt điều trị kê trong đơn
43
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
18
1.2
Sơ đồ tổ chức khoa Dƣợc bệnh viện
19
3.1
Tỷ lệ đơn ghi và không ghi thời điểm dùng ở đơn
BHYT và đơn KBHYT
28
3.2
Cơ cấu số thuốc trong 1 đơn BHYT
30
3.3
Cơ cấu số thuốc trong 1 đơn KBHYT
30
3.4
Tỷ lệ thuốc đƣợc kê theo tên gốc
31
3.5
Tình hình kháng sinh đƣợc kê theo họ
34
3.6
Tỷ lệ số tƣơng tác có trong 1 đơn BHYT
39
3.7
Tỷ lệ số tƣơng tác có trong 1 đơn KBHYT
39
3.8
Chi phí trung bình cho một đơn thuốc KBHYT
41
3.9
Chi phí trung bình cho một đơn thuốc BHYT
42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân
là bổn phận của mỗi ngƣời dân, gia đình, xã hội là trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, cơ quan mặt trận Tổ quốc, mang tính cấp thiết của mỗi quốc gia trong đó
ngành y tế đóng vai trò chủ chốt. Thuốc đóng vai trò quan trọng và thiết yếu
trong công tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe ngƣời dân.
“Chính sách quốc gia về thuốc ở Việt Nam” đề ra hai mục tiêu là: Đảm bảo
cung ứng thƣờng xuyên và đủ thuốc có chất lƣợng đến tận ngƣời dân và đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trƣờng, thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam đã và đang không ngừng biến đổi,
sản xuất đƣợc ngày càng nhiều thuốc mới, việc cung ứng thuốc và các dịch vụ y
tế dần đƣợc cải thiện. Ngƣời dân đƣợc đáp ứng nhu cầu về thuốc và tiếp cận với
các dịch vụ y tế cơ bản có chất lƣợng. Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời tăng
nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt đƣợc vẫn còn những tồn tại
đáng chú ý, đặc biệt việc kê đơn sử dụng thuốc không hợp lý diễn ra phổ biến ở
nhiều bệnh viện. Việc kê đơn thuốc không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc
trong một đơn, kê đơn với nhiều biệt dƣợc, lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc
tiêm, kê đơn không phải thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thƣơng mại cao đang
có nguy có phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị Việc kê đơn
không đúng dẫn đến việc điều trị không hiệu quả và không an toàn, bệnh không
khỏi hoặc kéo dài, làm cho bệnh nhân lo lắng, chƣa kể đến chi phí điều trị cao
[28].
Năm 2006, WHO vẫn khuyến cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn
cầu: khoảng 30-60% bệnh nhân tại các cơ sở y tế có kê kháng sinh, tỷ lệ này cao
gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng, khoảng 60-90% bệnh nhân đã sử dụng kháng
sinh không phù hợp, khoảng 50% bệnh nhân đƣợc kê đơn dùng thuốc tiêm tại
2
các cơ sở y tế và có tới 90% số ca là không cần thiết. Thực trạng đó đã tạo ra
khoảng 20-80% thuốc sử dụng không hợp lý [35]. Tại Việt Nam, nhiều bất cập
về sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế đƣợc phát hiện. Bộ Y tế ra quyết định số
2917/QĐ – BYT ngày 25/8/2004 về việc thành lập 3 đoàn kiểm tra điều trị tại
các bệnh viện trong toàn quốc để tăng cƣờng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [3].
Để quản lý việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bộ y tế đã ban hành Quy chế kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT
ngày 01/02/2008 [5].
Theo báo cáo của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết
tháng 10/2014 độ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 70,3%. Tuy nhiên mới chỉ có 50%
lao động phi chính thức, 70% ngƣời cận nghèo và 30% hộ gia đình tham gia bảo
hiểm [48]. Vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ ngƣời dân không tham gia bảo hiểm.
Vấn đề đặt ra là với ngƣời có thẻ bảo hiểm và ngƣời không có thẻ bảo hiểm khi
đi khám chữa bệnh thì có sự khác biệt gì trong việc kê đơn không? Và việc kê
đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú hiện nay đã thực hiện đúng theo Quy chế kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú chƣa? Để trả lời hai câu hỏi trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Giang” với 2 mục tiêu nhƣ sau:
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn về thủ tục hành chính cho bệnh
nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 3/2015 đến tháng
4/2015.
2. So sánh các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân bảo hiểm
y tế và bệnh nhân không bảo hiểm y tế.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc
1.1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trƣờng thế giới có sự gia tăng
mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ, nhu cầu
dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao nên thƣờng đắt.
Trong việc sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là sự tiêu thụ thuốc chƣa
đồng đều giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển [26]. Theo báo cáo của tập
đoàn IMS Health, thị trƣờng Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các khu vực
khác (khoảng 40% doanh số dƣợc phẩm bán ra trên thế giới hàng năm), trong
khi toàn bộ châu Á (trừ Nhật Bản), châu Phi, châu Úc chỉ chiếm 15% [34] và
vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn bệnh nhân
thì không tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê đơn thiếu thông
tin khá phổ biến, lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đủ liều
lƣợng, dạng thuốc. Tình trạng kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng
kháng sinh, thuốc tiêm, kê đơn kháng sinh cho bệnh không nhiễm trùng vẫn còn
diễn ra [47].
Tại các nƣớc đang phát triển, mặc dù chiếm 75% dân số thế giới nhƣng chỉ
tiêu thụ 21% sản lƣợng thuốc của thế giới, song sử dụng thuốc không đúng,
không hợp lý, không an toàn lại rất phổ biến. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới
khuyến cáo “các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, cần dùng thuốc hợp
lý hơn để sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả và cung cấp đƣợc nhiều
thuốc hơn cho nhân dân” [2]. Ở nhiều nƣớc đang phát triển, ngƣời ta đã thống
kê số thuốc đƣợc bán ra cao hơn nhiều so với số lƣợng bệnh tật cần điều trị.
Thực trạng kê đơn của thầy thuốc ở các nƣớc đang phát triển cũng có xu hƣớng
chung nhƣ sử dụng nhiều loại thuốc.
4
Tổ chức Y tế thế giới ƣớc tính rằng có đến hơn một nửa các loại thuốc đƣợc kê
hay bán cho ngƣời bệnh là không thích hợp, và trên thế giới có gần 50% bệnh
nhân đang phải sử dụng thuốc không hợp lý [46]. Hơn 1/3 dân số thế giới thiếu
tiếp cận với những thuốc thiết yếu [44]. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, chỉ có
không tới 40% bệnh nhân điều trị tại cơ sở công và 30% bệnh nhân tại cơ sở tƣ
nhân đƣợc điều trị theo đúng hƣớng dẫn điều trị chuẩn [45].
Tại Goa (Ấn Độ) khi tiến hành nghiên cứu ngƣời ta nhận thấy: Với 990 đơn
thuốc khảo sát thì có tới hơn một phần ba trong tổng số đơn thuốc thông tin xác
định bác sỹ điều trị là không rõ ràng, hơn một nửa các đơn thuốc không ghi đầy
đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi…). Phần lớn
các đơn thuốc chữ viết và hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ
ràng. Hơn 90% đơn thuốc chỉ kê biệt dƣợc. Bên cạnh đó tình trạng lạm dụng kê
đơn kháng sinh và thuốc tiêm, kê quá nhiều thuốc trong một đơn cũng khá phổ
biến và hậu quả của việc này thì không phải ai cũng lƣờng hết đƣợc [39].
Theo một nghiên cứu đánh giá việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessie Referral
ở Dessie, Ethiopia: Với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một
đơn thuốc là 1,8 phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6-1,8). Tỷ lệ % thuốc nằm
trong Danh mục thuốc thiết yếu của quốc gia (DEL) là 91,7% thấp hơn so với
giá trị lý tƣởng của WHO là 100%. Tỷ lệ % thuốc đƣợc kê theo tên generic là
93,9%, thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn của WHO là 100%. Tỷ lệ % đơn có kê
kháng sinh là 52,8% cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (20,0% –
26,8%). Tỷ lệ % đơn có kê vitamin là 31% cao hơn so với giá trị khuyến cáo
của WHO (13,4% – 24,1%). Các kháng sinh đƣợc kê đơn nhiều nhất là
Amoxicillin (22,2%) và Ampicillin (21,3%). Qua các chỉ số nghiên cứu cho
thấy độ lệch giữa thực hành với khuyến cáo của WHO. Vì vậy cần thiết có một
chƣơng trình giáo dục y tế để hợp lý việc kê đơn [30].
5
Thị trƣờng dƣợc phẩm các nƣớc khối ASEAN có một số đặc điểm chung là
thuốc generic chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó Singapore thấp
nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá của IMS. Có thể thấy rằng
trong các nƣớc ASEAN, thuốc generic chiếm một tỷ trọng đáng kể. Thuốc
generic là một thị trƣờng tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để
ngƣời dân các nƣớc đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu
theo chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới [25].
Tại một số quốc gia nhƣ Pakistan, Ghana, Uzbekistan, có trên 60% bệnh nhân
đƣợc sử dụng thuốc tiêm trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới chỉ là 23%.
WHO đang cảnh báo về tác hại của việc tiêm thuốc: Khoảng 50% bệnh nhân
đang đƣợc kê đơn thuốc tiêm tại các cơ sở y tế trên toàn cầu và có tới 90% số ca
là không cần thiết. Thực trạng đó đã tạo ra 15 tỷ lƣợt tiêm hàng năm trên toàn
cầu và 50% số đó đƣợc tiêm bằng kim chƣa tiệt trùng. WHO cũng ƣớc tính rằng
mỗi năm có khoảng 4,7 triệu ca nhiễm virus viêm gan B hoặc C và 160000 ca
nhiễm HIV có liên quan đến kê đơn sử dụng thuốc tiêm [35].
Ở nhiều nƣớc đang phát triển, ngƣời ta đã thống kê số thuốc đƣợc bán ra cao
hơn rất nhiều so với số lƣợng bệnh tật cần điều trị. Kết quả khảo sát cho thấy có
khoảng 45% bệnh nhân trên toàn cầu có sử dụng kháng sinh khi ốm đau, đặc
biệt tỷ lệ này lên tới trên 70% ở một số nƣớc nhƣ Indonesia, Ấn Độ, Pakistan.
Nghiên cứu về việc kê đơn tại một bệnh viện thực hành ở Thái Lan
Udomthavomsuk thấy có tới 52,3% dùng kháng sinh không đúng và không cần
thiết. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng ngoại khoa cũng có tỷ lệ không hợp lý
cao (79,7%) [29]. Tình trạng kê đơn quá nhiều thuốc, lạm dụng kháng sinh,
thuốc tiêm, vitamin đƣợc nhắc đến ở rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Để khắc
phục tình trạng này, nhiều nƣớc đã thực thi một danh mục thuốc hạn chế và xây
dựng phác đồ chuẩn để hƣớng dẫn việc sử dụng thuốc hợp lý. Nhƣng những cố
6
gắng này chỉ làm giảm đƣợc việc tiêu thụ thuốc mà không cải thiện đƣợc đáng
kể chất lƣợng của việc kê đơn [32].
Nghiên cứu về việc điều trị các chứng bệnh thông thƣờng nhƣ ho, cảm lạnh, ỉa
chảy cho trẻ em ở Philippine cho thấy tới 80% các trƣờng hợp đƣợc cha mẹ tự
điều trị và hầu hết các trƣờng hợp là không đúng và không cần. Nhóm thuốc hạ
sốt, giảm đau đƣợc dùng nhiều nhất và đặc biệt là các thuốc cầm ỉa chảy, các
kháng sinh đƣợc dùng rộng rãi, lãng phí và nguy hiểm. Một nghiên cứu khác
cho thấy ngay tại thủ đô Manila (Philippine), việc mua kháng sinh không có đơn
của thầy thuốc chiếm tới 66%, trong đó có cả những trƣờng hợp mua kháng sinh
để “dự phòng” [29].
Ngay tại Mỹ, tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều loại bệnh,
trên nhiều đối tƣợng bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với bệnh nhân viêm
họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60%
số lần thăm khám.Trong khi đó, tác giả cũng nhận định, đối với các trƣờng hợp
bệnh nhân viêm họng này có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều
nƣớc [36].
Một nghiên cứu tại cộng đồng Mexico thì có 64,4% bệnh nhân sử dụng kháng
sinh sai liều và 53,1% bệnh nhân chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì ngừng (có
sự giám sát của bác sỹ). Tỷ lệ này còn cao hơn là 82,6% và 95,6% khi không có
sự giám sát của bác sỹ. Về thời gian sử dụng kháng sinh thì có tới 22% số ngƣời
sử dụng kháng sinh 1 ngày, 19% sử dụng 2 ngày, 21% sử dụng 3 ngày, 11% sử
dụng 4 ngày, 14% sử dụng 5 ngày và còn lại là sử dụng trên 5 ngày [31].
Vấn đề vi sinh vật kháng kháng sinh đang là một hiện tƣợng phổ biến và trở
thành một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Biện pháp can thiệp quan trọng và
khả thi hàng đầu mà các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn để thực
hiện chiến lƣợc toàn cầu ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh là “Đào tạo ngƣời
7
kê đơn, ngƣời cung ứng và hƣớng dẫn sử dụng”. Điều này chứng tỏ việc đào tạo
và hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh cho các bác sỹ và dƣợc sỹ là cần thiết và cấp
bách cho tất cả các nƣớc trên thế giới [43].
Thuốc là “con dao hai lƣỡi” vì có thể gây ra những phản ứng có hại ở nhiều
mức độ, thậm chí tử vong kể cả dùng đúng liều, đúng quy định, các phản ứng
nhƣ vậy gọi là phản ứng bất lợi. Điều trị nhiều thuốc thì tần suất ADR tăng lên
theo cấp số nhân với số lƣợng thuốc có trong 1 lần điều trị. Tại Mỹ, một đánh
giá trên nghiên cứu của Lazarou cho thấy năm 2004 có 2,2 triệu phản ứng có hại
của thuốc đã xảy ra ở những ngƣời đang điều trị trong bệnh viện (6,7%) và gây
ra 106000 ca tử vong [27].
Tình hình quảng cáo thuốc cũng rất đáng lo ngại. Tìm hiểu 183 quảng cáo
thuốc ở 11 nƣớc khu vực châu Âu, với các thuốc không phải kê đơn, ngƣời ta
chỉ thấy có 3 quảng cáo đảm bảo đủ các yêu cầu theo quy định của liên minh
châu Âu và các tiêu chuẩn về đạo đức của Tổ chức Y tế Thế giới, 91 quảng cáo
không chỉ dẫn cụ thể cách dùng, 53 quảng cáo mang tính y tế cho các sản phẩm
không đƣợc đăng ký là thuốc, 53 quảng cáo không ghi tên gốc (chỉ ghi biệt
dƣợc)…Đặc biệt, khoảng không gian dành cho tranh hay các bức minh họa
thƣờng lớn hơn nhiều so với lời ghi hƣớng dẫn [29].
1.1.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam
Kinh tế phát triển, chất lƣợng của ngƣời dân đang ngày càng đƣợc cải thiện
làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kéo theo làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc.
Theo báo cáo của Cục Quản lý dƣợc, tiền thuốc bình quân đầu ngƣời tại Việt
Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm gần đây. Năm 2007, tiền thuốc bình
quân đầu ngƣời là 13,39 USD/năm, đến năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu
ngƣời đã tăng lên mức 33 USD/năm. Chi phí thuốc khám chữa bệnh ở nƣớc ta
chiếm tới 60%, thậm chí ở một số bệnh viện chiếm tới 70-80%, con số này quá
8
cao so với khuyến cáo của WHO từ 25-30% [11]. Nhu cầu tiêu dùng thuốc bình
quân đầu ngƣời tăng lên giúp cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời
dân và thúc đẩy ngành Dƣợc phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó,
tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh
hƣớng chung của thế giới, đó là tình trạng: kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn, lạm
dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, lạm dụng thuốc biệt dƣợc…Những bất
cập này đã và đang tồn tại trong ngành Dƣợc cần có những biện pháp khắc phục
để đạt đƣợc mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Mô hình bệnh tật của nƣớc ta hiện nay đang thay đổi với gánh nặng bệnh tật
kép của các bệnh nhiễm trùng và các bệnh của một nƣớc công nghiệp hóa nhƣ
tim mạch, béo phì, tiểu đƣờng, ung thƣ…Khi ngành công nghiệp dƣợc càng
phát triển, bệnh tật nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều thì càng đòi hỏi thầy
thuốc có đủ trình độ chuyên môn và y đức để đảm bảo lựa chọn, kê đơn, hƣớng
dẫn sử dụng thuốc một cách hợp lý. Đặc biệt phải có sự tƣơng tác phối hợp giữa
bác sỹ - dƣợc sỹ - bệnh nhân. Việc bệnh nhân có tuân thủ điều trị hay không
quyết định rất lớn đến sự thành công của liệu trình điều trị.
Sự gia tăng của bệnh tật kéo theo một loạt các vấn đề về sử dụng thuốc. Đã có
một số điều tra về tình hình sử dụng KS ở một số địa phƣơng do Ban tƣ vấn
kháng sinh – Bộ Y tế tiến hành. Tỷ lệ đơn ngoại trú có kê KS của BVĐK tỉnh
Vĩnh Phúc là 59,5%, nội trú là 61,8% [22]. Tại Hà Nội, điều tra ở 37 điểm bán
thuốc của 4 quận và 5 huyện thấy số ngƣời đi mua KS chiếm 27% tổng số ngƣời
đi mua thuốc. Số ngƣời tự quyết định mua thuốc chiếm tỷ lệ cao, ngay cả với các
KS cũng chỉ có 19% là có đơn của y bác sỹ. Một điều tra tại các hộ gia đình ở Hà
Nội thấy 16% thƣờng tự dùng KS chữa bệnh trong đó có tới 85% là dùng kháng
sinh không hợp lý [29]. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là thời gian sử dụng KS.
Nghiên cứu của Trần Kim Tấn tại cộng đồng cho thấy 86,21% ngƣời sử dụng KS
9
dùng thuốc KS dƣới 5 ngày. Thời gian sử dụng KS trung bình là 3,95 ngày/đợt.
Phần lớn ngƣời dân sử dụng KS khi mắc bệnh và ngừng sử dụng khi các triệu
chứng thuyên giảm chứ không tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị của thầy thuốc
[19]. Nhƣ vậy, rất khó đảm bảo việc bệnh nhân nhiễm trùng ra viện sẽ tiếp tục
dùng KS theo y lệnh của bác sỹ. Điều này đòi hỏi các bác sỹ khi kê đơn thuốc về
nhà cho bệnh nhân nhiễm trùng phải hƣớng dẫn và giải thích cụ thể để bệnh nhân
hiểu và tiếp tục điều trị theo đơn [29].
Thuốc kháng sinh đang đƣợc lựa chọn nhƣ một giải pháp phổ biến. WHO vẫn
khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên toàn cầu, tới mức
trung bình 30-60% bệnh nhân đƣợc kê thuốc kháng sinh và tỉ lệ này cao gấp đôi
so với nhu cầu lâm sàng. Tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ sử dụng kết hợp KS
trong điều trị ngoại trú tƣơng đối phổ biến (45,9% đối với đơn KBHYT và
37,67% đối với đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2 KS. Kết quả nghiên cứu tại
BV Đà Nẵng có 36,5% đơn ngoại trú có kê KS, tại BVĐK Vĩnh Phúc là 59,5%
[12]. Việc kê đơn KS không dựa vào KS đồ đã tạo ra thói quen kê thuốc KS phổ
rộng, phối hợp nhiều KS cho 1 bệnh nhân. Thực tế cho thấy có đến 34,5% bệnh
nhân nhiễm trùng sử dụng nhiều hơn 1 loại KS trong 1 đợt điều trị [12].
Trong kê đơn, việc lạm dụng vitamin và thuốc bổ còn xảy ra phổ biến. Theo
nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội, số đơn có kê vitamin chiếm tỷ lệ 35%
tổng số đơn [12]. Qua nghiên cứu của Phạm Trí Dũng tại 10 tỉnh/Thành phố
nhận thấy nhu cầu sử dụng vitamin ở cộng đồng là rất lớn dao động từ 45,9%
đến 74,9% số ngƣời đang dùng thuốc đƣợc chọn ngẫu nhiên hiện có sử dụng
vitamin và 50,9% những ngƣời mua thuốc đƣợc chọn ngẫu nhiên đã mua
vitamin. Các vitamin đƣợc kê đơn nhiều nhất là vitamin C (46,6%), B1 (18,7%),
vitamin kết hợp (17,3%). Vitamin luôn có sẵn tại các điểm bán lẻ thuốc: Tại một
điểm bán lẻ thuốc trung bình chế phẩm vitamin chiếm 13,4% tổng danh mục
10
thuốc bán lẻ. Thầy thuốc luôn kê đơn thuốc có vitamin nhƣ là một thuốc bổ trợ.
Nghiên cứu tại 10 tỉnh/Thành phố này cho thấy có tới 66,1% số đơn thuốc đƣợc
khảo sát có chế phẩm vitamin. Nhƣ vậy, cả 3 yếu tố: ngƣời tiêu dùng, ngƣời
cung ứng, ngƣời kê đơn đang làm cho nhu cầu sử dụng vitamin ngày càng tăng.
Cần thiết phải truyền thông cho cộng đồng hiểu về vai trò quan trọng của việc sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả nói chung, vitamin nói riêng, góp phần
làm giảm xu hƣớng lạm dụng vitamin hiện nay [8].
Về sử dụng thuốc tiêm, kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy:
Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm trong điều trị ngoại trú là 10,7% thấp hơn nhiều so với
tỷ lệ điều trị nội trú (84%). Một số viện và khoa lâm sàng trong bệnh viện còn sử
dụng thuốc tiêm với tỷ lệ khá cao (Khoa CXK: 27,7%, Khoa TYC: 17,6%).Cần
lƣu ý, việc sử dụng thuốc tiêm luôn đi kèm những rủi ro nghiêm trọng [20].
Theo nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ở một số phòng khám chữa bệnh tƣ
ở 4 quận Hà Nội, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc có 4,38, số đơn thuốc
có kháng sinh 71,72% trong đó đơn thuốc có 1 loại kháng sinh là 50,7% và có
41,42% số thuốc đƣợc kê trong danh mục thuốc thiết yếu [1]. Theo nghiên cứu
hoạt động bảo đảm cung ứng thuốc chữa bệnh tại Phòng quân y - Bộ tổng tham
mƣu - Cơ quan Bộ quốc phòng, số thuốc trung bình trong một đơn ở khu vực
ngoại trú là 3,9, khu vực nội trú là 5,3, số đơn thuốc kê chƣa đúng thuốc là
21,3%, số đơn thuốc kê chƣa đúng liều là 7%, thuốc an thần chiếm 35% [10].
Thầy thuốc không phải đứng ngoài lề trong việc sử dụng thuốc hợp lý. Nhiều
đơn thuốc kê dài tới 9-10 thuốc. Có thuốc hoạt chất trùng nhau nhƣng tên biệt
dƣợc khác nhau cũng kê cùng. Thuốc kháng sinh mới, tác dụng mạnh kê cả cho
trẻ em và nhiều ngƣời bệnh khác mà không cần phải thử kháng sinh đồ [14].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ƣơng có
tới 34% số đơn có tƣơng tác thuốc. Kết quả này cho thấy cứ khoảng 3 đơn khảo
11
sát thì có 1 đơn có tƣơng tác thuốc, trong đó chiếm chủ yếu là các tƣơng tác
thuốc ở mức độ trung bình (82,6%). Có 6,8% tƣơng tác thuốc là tƣơng tác ở mức
độ nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng ngƣời bệnh nếu sử dụng các thuốc
này cùng nhau. Thực trạng này cho thấy công tác kiểm tra tƣơng tác thuốc trong
đơn ít đƣợc thực hiện tại hầu hết các bệnh viện do yếu kém của công tác DLS và
bác sỹ, dƣợc sỹ không đƣợc cập nhật các thông tin mới về sử dụng thuốc và
không đủ thời gian để kiểm tra tƣơng tác thuốc qua phần mềm đƣợc trang bị tại
bệnh viện [22].
Thông tin của bệnh nhân dù không tác động trực tiếp đến việc sử dụng thuốc
trong đơn nhƣng là một thành phần quan trọng khi cần thông tin đến bệnh nhân
các thông tin về thuốc và điều trị sau kê đơn (chẳng hạn hƣớng dẫn bệnh nhân
tuân thủ điều trị tại nhà, thông báo thu hồi thuốc có vấn đề về chất lƣợng). Các
kết quả nghiên cứu tại bệnh viện nhân dân 115 cho thấy: các đơn thuốc có sai sót
thông tin bệnh nhân (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ) là 98%, các đơn có sai sót về
cách ghi tên thuốc là 40,4%, các đơn thiếu thời điểm dùng thuốc chiếm tỷ lệ
54%, trong đó nhiều nhóm thuốc thiếu thời điểm dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao:
nhóm ức chế bơm proton (90,9%), rối loạn lipid (86,1%), nhóm ức chế tiểu
đƣờng (58,7%), chống viêm không steroid (46,1%). Việc kê đơn thuốc tại khoa
khám bệnh Bệnh viện nhân dân 115 còn nhiều bất cập. Để cải thiện bất cập này,
quy trình kê đơn điện tử đang dần đƣợc ứng dụng [24].
Bên cạnh đó là hiện tƣợng các bác sỹ kê đơn thuốc theo tên biệt dƣợc đang diễn
ra phổ biến. Tỷ lệ thuốc đƣợc kê theo tên gốc thấp, ở BV Phụ Sản Trung Ƣơng là
4,42% [12], ở BV Xanh Pôn là 12,5% [9]. Kê thuốc KS bằng tên gốc
Cefuroxime thì loại của nội chỉ có giá 4.500 đồng/viên. Còn nếu kê bằng biệt
dƣợc Zinnat của ngoại, loại cùng hàm lƣợng, giá của nó lên đến 13.000
đồng/viên [21]. Tình hình lạm dụng tên thuốc biệt dƣợc theo quảng cáo trong các
12
đơn thuốc kê cho bệnh nhân hiện nay đang là vấn nạn không chỉ riêng ở nƣớc ta
[16].
Trong khi thị trƣờng thuốc phát triển nhanh chóng, mang tính “đột biến” khó
kiểm soát, khó cho sự theo kịp về nhận thức của cả thầy thuốc, ngƣời bán thuốc,
ngƣời bệnh phải dùng thuốc thì việc quảng cáo thuốc lại chƣa đƣợc quản lý tốt.
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Văn Phan và cộng sự, hầu hết (90%) các trình
dƣợc viên không hề đƣợc biết đến tiêu chuẩn đạo đức trong quảng cáo, thông tin
giúp thầy thuốc kê đơn các thuốc mới chủ yếu do các trình dƣợc viên hoặc quảng
cáo trên các tạp chí, tờ rơi cung cấp. Các thông tin đƣợc quảng cáo này còn
nhiều thiếu sót nhƣng thầy thuốc hầu nhƣ không đƣợc tiếp nhận thêm các thông
tin khác chính thống hơn nhƣ từ Bộ Y tế, các trƣờng đại học [17]. Việc thực hiện
quy chế về thông tin quảng cáo thuốc chữa bệnh cho ngƣời còn nhiều bất cập
nhƣ ngƣời giới thiệu thuốc không đăng ký với cơ quan quản lý, trình dƣợc viên
ký gửi hàng hóa và dùng các lợi ích vật chất tác động vào thầy thuốc nên đã ảnh
hƣởng đến việc kê đơn thuốc. Chƣa quản lý đƣợc đội ngũ trình dƣợc viên vì chủ
yếu hoạt động ngoài giờ và phần lớn hoạt động trong các bệnh viện và các cơ sở
chƣa chấp hành tốt quy chế thông tin quảng cáo [18]. Hiện tƣợng bác sỹ kê toa
thuốc để hƣởng hoa hồng của các công ty dƣợc phẩm đã dẫn tới tình trạng lạm
dụng thuốc chủ yếu là thuốc kháng sinh, vitamin.
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện nội tiết trung ƣơng cho thấy xu hƣớng kê đơn
trong đơn bảo hiểm ngoại trú và không bảo hiểm ngoại trú khá khác nhau. Trong
kê đơn thuốc bảo hiểm, tỷ lệ kê thuốc ngoại (47,5%) thấp hơn kê thuốc nội
(52,5%). Ngƣợc lại trong đơn không bảo hiểm, tỷ lệ thuốc ngoại đƣợc kê
(62,3%) lại cao hơn nhiều so với thuốc nội (37,7%). Khi tỷ lệ thuốc ngoại đƣợc
kê trong đơn cao đồng nghĩa với việc chi phí trong đơn thuốc đó tăng lên [22].
Điều này có thể lý giải mặc dù tốc độ tăng trƣởng ngành dƣợc khá cao, trung
13
bình 18,8%/ năm trong giai đoạn 5 năm 2009-2013 nhƣng một sự thật mà ngành
dƣợc Việt Nam không thể phủ nhận là tỉ lệ nhập khẩu dƣợc phẩm đang còn quá
cao, chiếm đến hơn 60% tổng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nội địa. Trong khi đó,
dù cung cấp đƣợc 50% nhu cầu nhƣng thị trƣờng nội địa chỉ đáp lại 38%, các
doanh nghiệp trong nƣớc chuyển sang hƣớng xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch
xuất khẩu còn quá thấp, do sản phẩm của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những
công thức thuốc thông thƣờng mà nguồn cung trên thị trƣờng quốc tế vẫn đang
rất dồi dào, cộng với việc 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, khiến mặt hàng của
Việt Nam thiếu tính cạnh tranh [7]. Và một nguyên nhân nữa là do tâm lý của
ngƣời Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dƣợc sĩ vẫn ƣa chuộng hàng ngoại. Thống
kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20%-30% thuốc nội trên tổng số
thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của ngƣời Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà
hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn
đang bị lép vế ở thị trƣờng nội địa do những quan niệm sai lầm này.
Một điểm đáng ngạc nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu tại BV Nội
Tiết Trung Ƣơng là nếu trong kê đơn bảo hiểm không có thuốc nào nằm ngoài
DMT của bệnh viện thì trong kê đơn thuốc không bảo hiểm, tỷ lệ thuốc nằm
ngoài DMTBV lại khá cao (35,9%) [22]. Hiện nay, các BV đều xây dựng quy
trình lựa chọn thuốc và danh mục thuốc riêng cho từng bệnh viện. Tuy nhiên,
qua một số nghiên cứu cho thấy công tác lựa chọn thuốc chủ yếu vẫn dựa trên
kinh nghiệm, số liệu sử dụng thuốc năm trƣớc, kinh phí thuốc của năm hiện tại
và dự báo nhu cầu thuốc do các khoa phòng lâm sàng đề nghị. Yếu tố về mô hình
bệnh tật và xây dựng thuốc phải dựa trên phác đồ điều trị chuẩn vẫn chƣa đƣợc
chú trọng. Nghiên cứu của Phạm Thị Mận và cộng sự tại BV Da Liễu Trung
Ƣơng, DMT của BV chỉ mới áp dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú
14
có thẻ BHYT mà chƣa quan tâm tới DMT kê đơn đƣợc bán tại nhà thuốc BV
[15].
Việc áp dụng quy trình kê đơn điện tử chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi mà mới chỉ
phổ cập ở một vài bệnh viện lớn. Đa số các bệnh viện trên cả nƣớc vẫn kê đơn
viết tay. Một nghiên cứu của Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội cho thấy, kê đơn
điện tử đƣợc xem nhƣ một biện pháp can thiệp có hiệu quả để làm giảm có ý
nghĩa số lƣợng kê đơn có sai sót hoặc tiềm ẩn gây hại cho ngƣời bệnh bằng cách
tạo ra mẫu đơn thuốc có sẵn trong phần mềm máy tính và cung cấp hỗ trợ quyết
định ở thời điểm kê đơn sử dụng cảnh báo và lời nhắc. Tại các bệnh viện công
lập Việt Nam, khu vực điều trị ngoại trú luôn gặp áp lực bệnh nhân đông, thời
gian khám, kê đơn và tƣ vấn dùng thuốc của bác sỹ bị rút ngắn làm gia tăng khả
năng xảy ra sai sót kê đơn, nhất là khi đơn thuốc đƣợc ghi bằng tay [26].
1.2. Kê đơn thuốc và các tiêu chí đánh giá
1.2.1. Kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động của bác sỹ xác định xem ngƣời bệnh cần dùng những
thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Luật khám chữa bệnh có
hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc, ngƣời thầy thuốc phải
ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm lƣợng, liều dùng,
cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn
đoán bệnh, tình trạng bệnh của ngƣời bệnh. Kê đơn tốt phải đảm bảo sự cân
bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế và tôn trọng sự lựa chọn
của bệnh nhân [33]. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các nƣớc đã ban hành
và áp dụng “Hƣớng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, ngƣời thầy
thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bƣớc:
Bƣớc 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
Bƣớc 2: Xác định mục tiêu điều trị: Muốn đạt đƣợc gì sau điều trị?
15
Bƣớc 3: Xác định tính phù hợp của phƣơng pháp điều trị riêng cho bệnh
nhân: Kiểm tra tính hiệu quả và an toàn
Bƣớc 4: Bắt đầu điều trị
Bƣớc 5: Cung cấp thông tin, hƣớng dẫn và cảnh báo
Bƣớc 6: Theo dõi (và dừng) điều trị [41].
Kê đơn hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an toàn cho bệnh nhân
không những giúp cải thiện chất lƣợng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại các cơ
sở y tế mà còn góp phần giảm chi phí điều trị.
Trái lại, nếu kê đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Kê
đơn không hợp lý là việc kê đơn và dùng thuốc không đúng với chỉ định của
bệnh hay trong những tình huống không cần thiết. Một ví dụ cho trƣờng hợp này
là việc bệnh nhân đƣợc sử dụng thuốc tiêm hay các thuốc mới đắt tiền trong khi
các dạng thuốc đƣờng uống hoặc các loại thuốc thông thƣờng vẫn còn hiệu quả.
Việc kê đơn không tuân thủ các phác đồ hƣớng dẫn lâm sàng. Điển hình cho
tình huống này là việc kê đơn sử dụng kháng sinh với liều thấp, không đủ liệu
trình hay sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm
khuẩn. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Kê đơn thuốc không hợp lý dẫn đến hậu quả không mong muốn cả về kinh tế
lẫn sức khỏe:
Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, tăng
tỷ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong.
Khó kiểm soát các tác dụng không mong muốn, các phản ứng phụ và khả
năng tƣơng tác giữa các thuốc dẫn đến mất an toàn trong quá trình sử dụng,
ảnh hƣởng đến sức khỏe và tính mạng của ngƣời bệnh.
Sử dụng thuốc không hợp lý làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, nhất là đối
với thuốc kháng sinh.
16
Tất cả các hậu quả trên, ngoài ảnh hƣởng về mặt sức khỏe đều dẫn đến việc
lãng phí nguồn lực vốn đã hạn hẹp dành cho công tác chăm sóc sức khỏe [29].
1.2.2. Nội dung của một đơn thuốc
Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
Tên, địa chỉ, số điện thoại của ngƣời kê đơn
Ngày tháng
Tên gốc của thuốc, hàm lƣợng
Dạng thuốc, tổng số thuốc
Nhãn bao thuốc: hƣớng dẫn, cảnh báo
Tên, địa chỉ, tuổi bệnh nhân
Chữ ký của ngƣời kê đơn [41].
1.2.3. Quy định về ghi đơn thuốc
Để tăng cƣờng sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê đơn tại các
bệnh viện trên cả nƣớc, Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú kèm” theo Quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01 tháng 02
năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Y tế. Điều 7 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú quy định:
(1) Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này
(2) Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác
(3) Địa chỉ ngƣời bệnh phải ghi chính xác số nhà, đƣờng phố hoặc thôn, xã
(4) Với trẻ dƣới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ
(5) Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên
biệt dƣợc phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trƣờng hợp thuốc có
nhiều hoạt chất)
(6) Ghi tên thuốc, hàm lƣợng, số lƣợng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc
(7) Số lƣợng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa