Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân một trường hợp pheochromocytoma bàng quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.24 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP PHEOCHROMOCYTOMA BÀNG QUANG 
Nguyễn Đình Xướng* 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu  nghiên  cứu: Giới thiệu 1 ca lâm sàng Pheochromocytoma lạc chỗ trong bàng quang hiếm gặp. 
Tổng quan tài liệu những ca lâm sàng tương tự trên thế giới đã công bố. Từ đó rút ra những kinh nghiệm về 
chẩn đoán và điều trị Pheochromocytoma trong bàng quang. 
Phương  pháp:  Giới  thiệu  bệnh  án  1  bệnh  nhân  tình  cờ  phát  hiện  Pheochromocytoma  ở  niêm  mạc  bàng 
quang không có triệu chứng báo hiệu. 
Kết  quả: Một bệnh nhân nam 53 tuổi khám bệnh vì lý do tiểu lắt nhắt. Chụp cộng hưởng từ (MRI) phát 
hiện 1 khối u ở thành sau phải bàng quang. Sau khi được cắt đốt nội sỏi hết bướu, kết quả chẩn đoán giải phẫu 
bệnh lý: Bướu sắc bào bàng quang (Pheochoromocytoma of Urinary Bladder). 
Kết luận: Bướu sắc bào bàng quang là bệnh hiếm gặp, bướu sắc bào bàng quang không có triệu chứng điển 
hình càng hiếm gặp. Việc chẩn đoán thường dựa vào chẩn đoán hình ảnh học, nội sỏi bàng quang và chẩn đoán 
giải phẫu bệnh lý sau đó. Tuy nhiên tiên lượng bệnh rất khả quan. 
Từ khóa: Bướu sắc bào bàng quang. 

ABSTRACT 
CLINICAL CASE REPORT: PHEOCHROMOCYTOMA OF URINARY BLADDER 
Nguyen Dinh Xuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 55 – 58 
Objective:  To  present  one  rare  case  of  pheochromocytoma  of  urinary  bladder.  Review  the  contemporary 
literature on pheochoromocytomas of the urinary bladder in order to further illustrate the presentation, treatment 
options and outcomes of patients diagnosed with these tumors. 
Methods:  Present  the  papers  of  one  patient  accidentally  discovered  pheochromocytoma  of  the  urinary 
bladder without symptoms alerted. 


Results: A 53 years old man met the medical consultant with the micturition trouble. His MRI showed an 
tumor in the right – posterior of the bladder wall. Pathological diagnosis after doing endoscopic resection of the 
tumor showed a pheochromocytoma of the urinary bladder. 
Conclusions:  Pheochromocytoma  of  the  urinary  bladder  is  very  rare,  particularly  pheochromocytoma  of 
urinary  bladder  without  symptoms  alerted.  Diaglosis  of  this  condition  based  mainly  on  the  imaging  studies, 
cystoscopy and thereafter pathological diaglosis. However prognosis of this conditions are hopeful. 
Keywords: Pheochromocytoma of the urinary bladder. 

MỞ ĐẦU 
Bướu sắc bào bàng quang chỉ chiếm khoảng 
0,05%  của  tất  cả  các  loại  bướu  bàng  quang  và 
chiếm  ít  hơn  1%  của  tất  cả  các  loại  bướu  sắc 
bào(6). Thông thường những bệnh nhân bị bướu 
sắc bào có biểu hiện: cao huyết áp kháng trị, hạ 

huyết  áp  thế  đứng,  đau  đầu,  trống  ngực.  Nếu 
bướu sắc bào trong bàng quang thì thường kèm 
theo triệu chứng rối loạn đi tiểu(2). Bướu sắc bào 
bàng  quang  không  có  triệu  chứng  lâm  sàng  thì 
việc  chẩn  đoán  chủ  yếu  dựa  vào  hình  ảnh  CT 
scan  với  hình  ảnh  tăng  sinh  mạch  máu. 

* Khoa Ngoại thận ‐ Tiết niệu BV Nguyễn Tri Phương 
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Đình Xướng,  

ĐT: 0908315754,  

Email:   

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 


55


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Metaiodobenxylguanidine  (MIBG)  scan  được 
cho là đặc hiệu trong chẩn đoán nhưng vì lý do 
giá thành cao và không phải nơi nào cũng được 
trang bị máy nên việc sử dụng bị hạn chế. 

TRÌNH BÀY CA LÂM SÀNG 
Bệnh nhân: Trần Minh X, nam, sinh năm 1961 
Nghề nghiệp: Thủy thủ tầu viễn dương 
Địa chỉ: TP. Hồ Chí Minh 
Bệnh  nhân  đi  khám  bệnh  vì  lý  do  tiểu  lắt 
nhắt  uống  nhiều  loại  thuốc  bệnh  không  giảm. 
Bệnh nhân được chụp MRI kết quả: Tổn thương 
khu trú thành sau – phải bàng quang, không di 
động  (vị  trí  7  giờ)  nghi  tổn  thương  U  (Polype). 
Không thấy hạch chậu. 
Nhập  viện  ngày  18/1  năm  2014.  Lúc  nhập 
viện: mạch 80 lần/phút, huyết áp: 110/60.  
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác: 
Hồng cầu: 5,350,000. 
Bạch cầu: 6,440. 
Tiểu cầu: 180,000. 

Glucose:  7,86mmol/l;  Creatinin:  79,1mmol/l; 
ALT/SGPT: 18,5 (0 – 34). 
Ion đồ: Na: 143; K: 4,41; Clo: 105; Ca: 1,13. 
Chức  năng  đông  máu:  TQ:  12,4;  PT:  110% 
(INR 0,94 T. 13.0) (TCK 27, T 32). 
ECG: nhịp xoang chậm 47 lần/phút. 
Bệnh  nhân  được  mổ  ngày  20  tháng  1  năm 
2014. Phương pháp mổ: Cắt đốt nội sỏi, lấy bệnh 
phẩm làm giải phẫu bệnh lý. Kết quả giải phẫu 
bệnh lý:  
Đại thể: Bệnh phẩm là những mẫu mô mầu 
trắng 

56

Vi thể: Mẩu mô cắt niệu mạch cho thấy tăng 
sản sắc bào, nhân tăng sắc kiềm, có hạt nhân rõ, 
bào tương có hạt bắt mầu kiềm. Tế bào tăng sản 
xếp  thành  bè,  ổ  vùi  vào  trong  lớp  mô  cơ.  Mô 
đệm giầu mạch máu. 
Hóa  mô  miễn  dịch:  Ki67  (âm  vùng  bướu), 
CK7  (âm  trong  vùng  bướu),  CK0  (âm  trong 
vùng mô bướu) NSE (+++), Chromogranin (+++), 
Synaphtophylin (‐). 
Chẩn  đoán  giải  phẫu  bệnh:  Bướu  sắc  bào 
bàng quang hay còn gọi là bướu phó hạch thần 
kinh  (pheochromocytoma  of  urinary bladder so 
called bladder paraganglioma). 
Bàn  luận:  Ki67  âm  tính  trong  mô  bướu  nên 
độ ác tính rất thấp. 


BÀN LUẬN 
Pheochromocytoma  lạc  chỗ  phát  triển 
trong  những  tế  bào  paraganglion  chromaffin 
của  hệ  thống  thần  kinh  giao  cảm  chiếm 
khoảng  10  ‐  15%  pheochromocytoma  ở  người 
lớn  và  30 ‐ 40%  ở  trẻ  em(6). 85%  các  bướu  này 
nằm dưới cơ hoành cạch động mạch chủ bụng. 
Số còn lại có thể ở túi mật, bàng quang, tuyến 
tiền liệt, thừng tinh, tử cung và tá tràng. Tỉ lệ 
ác  tính  ở  người  lớn  là  30  ‐  40%  trong  khi  tỉ  lệ 
này ở trẻ em là dưới 2%(6). 
Pheochromocytoma  bàng  quang  cũng  giống 
như  Pheochromocytoma  tuyến  thượng  thận, 
phần lớn chúng sẽ tiết Cathecholamine do vậy các 
Pheochromocytoma  bàng  quang  sẽ  biểu  hiện  2 
hội chứng: hội chứng của pheochromocytoma và 
hội chứng của bướu bàng quang. Các triệu chứng 
này tăng từ từ hoặc bộc phát và kèm theo rối loạn 
đi tiểu và tiểu máu (Walsh và cộng sự 1998).  

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Lược đồ chẩn đoán Pheochromocytoma như sau: 

‐ Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng 
‐ HA 3 lần > 140/90 
‐ Làm các xét nghiệm cơ bản 

Nghi ngờ 
Pheochromacytoma 

XN: Norepinephrine 
Epinephrine 
Dopamine 
Tăng

Catecholamine nước tiểu

Chẩn đoán 
Pheochromacytoma 

Bình 
thường 

Định vị tổn thương 

CT 
MIBG 
(MetaIodoBenzylGuanidine) 
MRI 

XN máu tĩnh mạch 




tuyến thượng thận

+



Tìm nguyên 
nhân khác

+

Điều trị bằng ức chế  sau đó phẫu thuật 
Như vậy nếu dựa trên lược đồ này thì trong 
những  trường  hợp  Pheochromocytoma  lạc  chỗ 
mà  không  tiết  ra  Catecholamine  thì  việc  chẩn 
đoán  thường  là  tình  cờ  và  phải  dựa  vào  chẩn 
đoán giải phẫu bệnh sau mổ.  
Theo Yihchou Chen và Hann‐Chorng Kuo(3) 
Pheochromocytoma  xuất  hiện  ở  mọi  lứa  tuổi 

nhưng tỉ lệ gặp nhiều nhất là từ 30 đến 60 tuổi. 
Bệnh nhân này 53 tuổi cũng phù hợp với tỉ xuất 
thống  kê.  Đa  số  các  trường  hợp 
Pheochromocytoma  đã  được  báo  cáo  đều  là 
những  khối  u  có  triệu  chứng  tăng  huyết  áp  và 
huyết áp hạ ngay trong quá trình mổ cắt bướu. 
Bệnh  nhân  của  chúng  tôi  không  hề  có  tiền  căn 
tăng  huyết  áp  cũng  như  có  những  cơn  mạch 


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 

57


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
nhanh.  Trong  quá  trình  mổ  nội  soi  cắt  bướu 
không hề có ghi nhận nào về sự giao động của 
huyết  áp.  Điều  này  là  cho  việc  chẩn  đoán  khó 
khăn và chẩn đoán chỉ được xác định sau khi có 
kết quả giải phẫu bệnh. Một số báo cáo cho rằng 
Pheochromocytoma bàng quang có thể là ác tính 
do  vậy  cần  phải  được  điều  trị  tích  cực  và  theo 
dõi lâu dài. Bệnh nhân này khi làm hóa mô miễn 
dịch thì Ki67 âm tính trong vùng bướu nên khả 
năng  ác  tính  rất  thấp.  Tuy  nhiên  bệnh  nhân  vẫn 
được lên kế hoạch theo dõi tích cực và lâu dài. CT 
là  phương  tiện  hàng  đầu  để  theo  dõi  bệnh.  T2 
Weighted  hoặc  gado  linium‐enhanced  magnetic 
resonance imaging (MRI) có giá trị cao hơn vì dấu 
hiệu  tăng  sáng  của  Pheochromocytoma  cao  hơn 
tuyến  thượng  thận  bình  thường.  Iodine‐131‐
metaiodobenzylguanidine  (MIBG)  rất  có  giá  trị 
cho  những  Pheochoromocytoma  ngoài  tuyến 
thượng thật có kích thước nhỏ nhưng giá thành 
cao  và  có  ít  cơ  sở  trang  bị  được  máy  này  (độ 

chuyên 77% ‐ 90%; độ đặc hiệu 88% ‐ 99%(3)). 
Trong một thống kê của Jonathan A Beilan và 
cộng sự(1) thì Pheochromocytoma bàng quang gặp 
chủ  yếu  ở  những  người  còn  trẻ  tuổi  vùng  Địa 
Trung Hải (tuổi trung bình là 43,3). Trong 80 báo 
cáo có 106 bệnh nhân trong đó 77 bệnh nhân có 
triệu  chứng  tăng  tiết  Catecholamine,  65  bệnh 
nhân bướu có biểu hiện rối loạn chức năng. 20% 
bệnh nhân được điều trị bằng cắt đốt nội soi đơn 
thuần, 70% được điều trị bằng cắt bán phần bàng 
quang,  10%  cắt  bàng  quang  toàn  phần.  Sau  thời 
gian  theo  dõi  trung  bình  35  tháng  thấy  15  bệnh 
nhân (14,2%) bệnh tái phát, 10 bệnh nhân (9,4%) 
có di căn, và 65 bệnh nhân (61,3%) còn sống. 
Hướng dẫn điều trị Pheochromocytoma của 
các  hội  có  uy  tín  như:  EAU,  NCCN,  AUA  còn 
chưa đầu đủ đôi khi làm các bác sĩ lúng túng khi 
gặp những bệnh nhân này. Jonathan A Beilan và 
cộng sự(1) khuyên rằng: Những bệnh nhân bướu 
lành tính và khu trú thì không cần theo dõi sau 
mổ,  Những  bệnh  nhân  có  bướu  chức  năng  bất 
kể  giai  đoạn  nào  nên  theo  dõi  VMA 
(Vanilylmandelic  Acid),  Methanephrine  và 

Catecholamine  1  tháng  sau  mổ  và  sau  đó  theo 
dõi  mỗi  6  tháng  trong  2  năm.  Ở  những  bệnh 
nhân có tái phát tại chỗ hoặc di căn thì cần tầm 
soát bằng chẩn đoán hình ảnh vùng bụng chậu 
mỗ  3  tháng  trong  vòng  1  năm  sau  đó  mỗi  6 
tháng  trong  năm  tiếp  theo  sau  đó  là  theo  dõi 

hàng năm trong 3 năm.  

KẾT LUẬN 
Pheochromocytoma bàng quang là một bệnh 
hiếm gặp. Phần lớn các bướu là bướu chức năng 
do  vậy  triệu  chứng  ban  đầu  thường  là  tăng 
huyết  áp  và  tiểu  máu.  Những  bướu  không  có 
biểu hiện rối loạn chức năng sẽ khó khăn trong 
chẩn đoán và thường là được phát hiện tình cờ. 
CT, MRI và đặc biệt là MIBG là những phương 
tiện chủ yếu giúp chẩn đoán. Nếu phát hiện sớm 
khi bướu còn khu trú thì tiên lượng rất tốt. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Beilan  JA,  Lawton  A,  Hajdenberg  J  and  Rosser  CJ  (2013). 
“Pheochromocytoma  of  the  Urinary  Bladder:  a  Systematic 
Review  of  the  Contemporary  Literature”.  BMC  Urology 
10.1186/1471‐2490‐13‐22. 

2.

Chen Y, Kuo HC (2006). “A Small Pheochromocytoma of the 
Urinary Bladder with Atypical Symtoms”. Tzu Chi Med J, 18, 
pp.295‐298. 

3.

Liu Y, Dong SG, and Shi XY (2007). “Diagnosis and Treatment 

of Pheochromocytoma in Urynary Bladder”. J Zhejiang Univ 
Sci B June; 8(6) pp.435‐438. 

4.

Moazezi Z, Modarres SR, Siadati S, Abedi SH, Shokri J. (2010). 
“Extra  –  Adrenal  Pheochromocytoma  Arising  from  an 
Accessory  Adrenal”.  International  Journal  of  Endocrinology 
and Metabolism, 1 pp.46‐ 50. 

5.

Tsai C, Wu WJ, Chueh KS, Li WM, Hsung CH, Wu CC, Lee 
MH,  Chen  SM.  (2011).  “Paraganglioma  of  the  Urinary 
Bladder First Presented by Bladder Bloody Tamponade: Two 
Case  Reports  and  Review  of  the  Literatures”.  Kaohsung 
Jounal of Medical Sciences. March Volume 27, Issue 3, pp.108‐
113.  

6.

Vyas S, Kalra N, Singh SK, Agarwal MM, Mandal AK, and 
Khandelwal  N  (2011).  ”Pheochromocytoma  of  Urinary 
Bladder”. Indian J Nephrol. Jul‐Sep; 21(3). pp.198‐200. 

 
Ngày nhận bài báo:    

 


20/10/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 

22/11/2014 

Ngày bài báo được đăng:  

05/12/2014 

 

 

58

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 



×