Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 2 2014 đến tháng 10 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.38 KB, 5 trang )

Lương Thị Kiều Diễm và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 149 - 153

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
TỪ THÁNG 2/2014 ĐẾN THÁNG 10/2014
Lương Thị Kiều Diễm*, Trần Văn Học
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi
(TDMP). 2. Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với siêu âm màng phổi. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh
viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 2/2014 đến tháng 10/2014 theo phương pháp mô
tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình là 57,9 ±16,5. Tỷ lệ nam/nữ: 3/1. Triệu chứng:
ho khan 52,9%, khạc đờm 29,4%, đau ngực 25,4%, khó thở 66,7%, sốt, vã mồ hôi đêm 52,9%, gầy
sút cân 19,6%, hội chứng (HC) 3 giảm 88,2%. X quang phổi TDMP trung bình và nhiều là 58,8%,
ít 41,2%. Tổn thương nhu mô, dày màng phổi: 31,4%. Siêu âm TDMP tự do: 92,2%, khu trú, vách
ngăn: 7,8%, dày màng phổi: 27,5%. CT Scanner lồng ngực TDMP tự do: 80,9%, khu trú, vách
ngăn: 19,1%, dày màng phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ: 66,7%.
Từ khóa: Tràn dịch, màng phổi, lao, ung thư, siêu âm màng phổi

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bình thường mỗi bên khoang màng phổi chứa
khoảng 10 ml dịch. Số lượng dịch này là kết
quả của sự cân bằng giữa quá trình hình thành
và quá trình hấp thu dịch. Khi sự cân bằng


này mất đi (tăng hình thành hay giảm hấp thu
hay cả hai), hiện tượng tràn dịch màng phổi
(TDMP) xảy ra.
Tại Mỹ hàng năm có hơn 1 triệu bệnh nhân
tràn dịch màng phổi. Nguyên nhân hay gặp là:
suy thất trái (500.000 bệnh nhân (BN) /năm);
viêm phổi (300.000 BN/năm); ung thư
(200.000 BN/năm) [6]. Tại Việt Nam nguyên
nhân gây TDMP hàng đầu do lao, thứ 2 do
ung thư, còn các nguyên nhân khác ít gặp hơn
[4], [5].
Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên, hàng năm có tỷ lệ không nhỏ BN
TDMP được điều trị. Việc nghiên cứu các
nguyên nhân gây TDMP cũng đã có nhiều
báo cáo, tuy nhiên tỷ lệ các nguyên nhân gây
TDMP cũng như đặc điểm về lâm sàng và
một số phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh
không phải lúc nào cũng hằng định. Bên cạnh
đó ngày nay đã có nhiều kỹ thuật cho phép
chẩn đoán mức độ TDMP và đánh giá các
*

Tel: 0945 401898, Email:

tổn thương phối hợp chính xác hơn. Xuất phát
từ những nhận định trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét
nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi.

Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với
siêu âm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi.
ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU

VÀ

PHƯƠNG

PHÁP

Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân (BN) TDMP được điều trị tại
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
từ tháng 02/2014 đến 10/2014. Tiêu chuẩn
chọn BN: Chọc dò màng phổi có dịch, có
hình ảnh TDMP trên X quang, siêu âm hoặc
chụp CT Scanner lồng ngực có TDMP.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, khai
thác các triệu chứng lâm sàng: Đau ngực, khó
thở, ho và triệu chứng toàn thân: Sốt, gầy sút
cân..., Hội chứng 3 giảm. Cận lâm sàng: X
quang phổi: Hình ảnh mờ đậm đồng đều, góc
sườn hoành; Siêu âm và CT scanner lồng
ngực: Đánh giá tình trạng màng phổi: Dày
dính, viêm màng phổi, ước tính khối lượng dịch
trong KMP. Các tổn thương phối hợp ở nhu mô.
149



Lương Thị Kiều Diễm và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Xét nghiệm dịch màng phổi (DMP): Phản ứng
Rivalta, PCR lao, định lượng Protein.
Xử lí số liệu: Số liệu thu thập được xử lí bằng
phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung

134(04): 149 - 153

Trong 51 BN TDMP tuổi thấp nhất là 18, cao
nhất là 87, độ tuổi trung bình là 57,9 ±16,5.
TDMP gặp ở nam cao hơn nữ với tỷ lệ là 3/1.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu và cộng sự
(2007) và Đặng Hùng Minh (2002) [4], [5].

Bảng 1. Nguyên nhân tràn dịch màng phổi
Nguyên nhân

n
13
4
8
5
12

2
7
51

Do lao
Suy tim
Xơ gan
Viêm phổi, áp xe phổi
Suy thận
Ung thư
Chưa rõ nguyên nhân
Tổng

%
25,5
7,8
15,7
9,8
23,6
3,9
13,7
100

Nguyên nhân gây TDMP có tỷ lệ cao nhất là do lao: 25,5%; suy thận 23,6%; do ung thư chỉ
chiếm 3,9%. Theo Light R.W và cộng sự (1991) TDMP do ung thư đứng hàng thứ 2 trong nhóm
TDMP dịch tiết và đứng hàng thứ 3 trong TDMP nói chung [9]. Theo đa số các tác giả thì có các
nguyên nhân chính đó là do lao, ung thư, bệnh lí tim mạch, TDMP không rõ nguyên nhân chiếm
khoảng 5 – 30% số BN TDMP [4], [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh, Trịnh Sơn Khôi (2014), Trương Duy Hưng (2004), Trịnh Thị
Hương, Ngô Quý Châu và cộng sự (2007) [1], [3], [4].

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2. Triệu chứng cơ năng, toàn thân
Triệu chứng
Khan
Khạc đờm
Ho máu

Ho
Cơ năng

Toàn thân

Đau ngực
Khó thở
Sốt, vã mô hôi đêm
Gày sút cân
Hạch ngoại vi

n
27
15
1
13
34
27
10
4

%

52,9
29,4
4,5
25,4
66,7
52,9
19,6
7,8

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Ho khan chiếm 52,9%, ho có đờm 29,9%, đau ngực 25,4%,
khó thở 66,7%, Sốt vã mồ hôi đêm 52,9%, gầy sút cân 19,6%. Đây là các triệu chứng thường gặp ở
các bệnh nhân TDMP mà đã được các y văn mô tả, đồng thời là các triệu chứng có giá trị gợi ý bệnh
lí ở phổi, màng phổi. Tuy nhiên các triệu chứng này không có sự khác biệt giữa các nguyên nhân.
Bảng 3. Triệu chứng thực thể

Hình dạng lồng ngực
Khoang liên sườn giãn
HC 3 giảm

150

Triệu chứng thực thể
Bình thường
Vồng
Xẹp

n
24
25
2

25
45

%
47,1
49,0
3,9
49,0
88,2


Lương Thị Kiều Diễm và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Triệu chứng thực thể: Khám và phát hiện HC
3 giảm là rất quan trọng và có ý nghĩa trong
chẩn đoán TDMP trên lâm sàng. Trong
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 88,2%
trường hợp có HC 3 giảm, và 11,8% không
phát hiện được hội chứng này có thể do
TDMP mức độ ít hoặc TDMP khu trú. Tỷ lệ
BN TDMP có HC 3 giảm thấp hơn so với một
số nghiên cứu khác có thể do số lượng BN
trong nghiên cứu của chúng tôi ít hơn. Theo
Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu (2007) chỉ
có 6,9% số BN không có HC 3 giảm [4].
Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm dịch màng phổi
Có 37 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng

tôi được làm phản ứng Rivalta kết quả cho
thấy: Phản ứng Rivalta dương tính là 31BN
trong đó 02 BN có Protein DMP < 30 g/l;
Phản ứng Rivalta âm tính là 6 BN và Protein
DMP >30 g/l là 01BN.
Xét nghiệm PCR DMP: Trong 32 BN được
làm phản ứng PCR tìm kháng nguyên của vi
khuẩn lao trong DMP không có trường hợp
nào cho kết quả dương tính. Trong đó tỷ lệ
BN TDMP do lao chiếm tới 13/51 BN.
X quang phổi
Chụp X quang phổi chuẩn có giá trị đánh giá
có hay không có TDMP, qua đó đánh giá
được mức độ TDMP, các tổn thương nhu mô,

134(04): 149 - 153

dày màng phổi kèm theo. Trong nghiên cứu
này trên phim X quang TDMP tự do là 100%
trong đó TDMP mức độ trung bình là 52,9%
và mức độ nhiều là 5,9%; Không có trường
hợp nào TDMP khu trú. Tổn thương nhu mô,
dày màng phổi phối hợp chiếm 31,4%. Kết
quả này cũng tương đương với các nghiên
cứu của tác giả khác Nguyễn Hải Anh, Trịnh
Sơn Khôi (2014), Đặng Hùng Minh (2002),
Gryminski J và CS (1994) [1], [5], [7].
Siêu âm màng phổi
Đây là một kỹ thuật có giá trị cao trong chẩn
đoán xác định TDMP, qua siêu âm cho phép

xác định được chính xác vị trí của ổ dịch để
từ đó tiến hành chọc hút DMP làm xét
nghiệm cũng như để sinh thiết màng phổi
dưới hướng dẫn của siêu âm [7], [8]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy TDMP tự do 92,2%,
TDMP khu trú, vách ngăn: 7,8%; Dày màng
phổi phối hợp: 23,5% trong số các BN
TDMP. Trong khi đó trên X quang không
phát hiện được trường hợp nào TDMP khu trú
và có vách. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Trương Duy
Hưng (2004) [5]. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Bản (1999) nếu tràn dịch khu
trú, chọc hút DMP dựa vào lâm sàng và X
quang thì độ nhạy là 28%, còn có sự hướng
dẫn của siêu âm thì độ nhạy lên tới 94,7% [2].

Bảng 4. Kết quả chụp X quang phổi
Hình ảnh tổn thương
mức độ ít
TDMP tự do
mức độ TB
mức độ nhiều
TDMP khu trú, vách ngăn
Ở nhu mô
Tổn thương phối
Dày màng phổi
hợp
Cả tổn thương nhu mô và dày màng phổi


n
21
27
3
0
8
4
4

%
41,2
52,9
5,9
0
31,4

Đối chiếu kết quả hình ảnh tổn thương trên X quang và siêu âm màng phổi
Bảng 5. Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang và siêu âm màng phổi
Hình ảnh tổn thương
TDMP tự do
TDMP khu trú, vách ngăn
Ở nhu mô
Tổn thương phối
Dày màng phổi
hợp
Cả 2

n
51
0

8
4
4

X quang phổi
%
100
0
31,4

n
47
4
0
12
0

Siêu âm màng phổi
%
92,2
7,8
23,5

151


Lương Thị Kiều Diễm và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


134(04): 149 - 153

Trên X quang phổi thẳng TDMP tự do 100%, tổn thương nhu mô, dày màng phổi phối hợp
31,4%. Còn trên siêu âm màng phổi TDMP tự do chiếm 92,2%. TDMP khu trú,vách ngăn 7,8%,
dày màng phổi 23,5%.
CT Scanner lồng ngực
Bảng 6. Hình ảnh trên CT Scanner lồng ngực (21 BN)
Hình ảnh tổn thương
n
TDMP tự do
17
TDMP khu trú, vách ngăn
4
Dày màng phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ
14

Đây là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh
kỹ thuật cao, có giá trị nhất trong chẩn đoán
TDMP, nó cho phép phát hiện những trường
hợp TDMP ít, khu trú hoặc vách ngăn mà trên
lâm sàng và X quang khó phát hiện. Trong
nghiên cứu này chúng tôi thực hiện chụp CT
Scanner lồng ngực trên 21 BN cho thấy:
TDMP tự do chiếm 80,9%, TDMP khu trú,
vách ngăn là 19,1%; Tổn thương dày màng
phổi, nhu mô, khoảng kẽ 66,7%. Kết quả này
cho tỷ lệ chẩn đoán TDMP tương đương với
kết quả siêu âm màng phổi nhưng chụp CT
Scanner lồng ngực còn cho thầy những tổn
thương mà trên siêu âm không phát hiện được

như tổn thương nhu mô, khoảng kẽ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân TDMP điều trị
tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái
Nguyên từ tháng 02/2014 đến 10/2014 chúng
tôi rút ra những kết luận sau:
Đặc điểm lâm sàng
Các triệu chứng cơ năng, toàn thân ho khan:
52,9%, khạc đờm: 29,4%, đau ngực: 25,4%,
khó thở: 66,7%, sốt, vã mồ hôi đêm: 52,9%,
gầy sút cân: 19,6%.
Triệu chứng thực thể: HC 3 giảm: 88,2%.
Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm DMP: Phản ứng Rivalta dương
tính: 31 BN trong đó 2 BN có Protein DMP
<30 g/l; Phản ứng Rivalta âm tính: 6 BN và
Protein DMP >30g/l:01 BN.
Xét nghiệm PCR lao: 32/32 BN âm tính.
X quang phổi TDMP tự do mức độ trung
bình và nhiều: 58,8%, mức độ ít: 41,2%. Tổn
thương nhu mô, khoảng kẽ phối hợp là
31,4%.
Siêu âm màng phổi: TDMP tự do: 92,2%, khu
trú, vách ngăn: 7,8%, dày màng phổi: 27,5%.
152

%
80,9
19,1
66,7


Chụp CT Scanner lồng ngực TDMP tự do:
80,9%, khu trú, vách ngăn: 19,1%, dày màng
phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ: 66,7%.
Nguồn bệnh nhân: Tất cả 51 BN chúng tôi thu thập
số liệu có bệnh án lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng
hợp Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Anh, Trịnh Sơn Khôi (2014),
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
typ mô bệnh học của tràn dịch màng phổi do ung
thư”. Tạp chí Y học lâm sàng số 78, tr. 115-117
2. Nguyễn Văn Bản (1999), “Nghiên cứu giá trị
siêu âm trong chẩn đoán và chọc hút dịch màng
phổi”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường
Đại học Y Hà Nội.
3. Trương Duy Hưng (2004) “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm màng phổi của
tràn dịch màng phổi”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại
học Y Hà Nội.
4. Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu và cộng sự
(2007), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị 768 bệnh nhân tràn dịch màng phổi
điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viên Bạch Mai”.
TCNCYH phụ trương 53 (5).
5. Đặng Hùng Minh (2002) “Hiệu quả của sinh
thiết màng phổi bằng kim Castelain dưới hướng
dẫn định vị của siêu âm trong chẩn đoán nguyên
nhân tràn dịch màng phổi”, Luận văn thạc sĩ y

học, Đại học Y Hà Nội.
6. Benaudin J.F et Fleury J (1986) “Histologie et
cytopathologie de la plevre” EMC (Pari) Poumon
– plevre (9) 6040.
7. Gryminski J, Drygalska A, Viallas JL, et al
(1994) “Ultrasonography a noninvasive method of
assesment of the character of pleural affussion”
Supplement
28th
word
Cofference
of
IUATLD/UICTMR Mainz Germany, Tubercle
and lung desease, churchill living stone, 75 (1),
pp. 142.
8. Heilo A (1996) “US guided transthoracic
biopsy” Euro J Ultrasound, 3, pp. 141 – 151.
9. Light
R.W 1991), “Management
of
parapneumonic effusions”, Chest 100,892 - 893.


Lương Thị Kiều Diễm và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 149 - 153

SUMMARY

CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS
PLEURAL EFFUSION IN THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL
Luong Thi Kieu Diem*, Tran Van Hoc
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: To evaluate the etiologies, clinical, paraclinical characteristics of patients with pleural
effusions. Method: This is a cross-sectional descriptive study on 51 patients with pleural effusion,
who were treated at the Central Hospital of Thai Nguyen. Results and conclusions: The average
age was 57.9 ±16,5. The common symptom: hacking cough: 52.9%, sputum: 29.4%, chest pain:
25.4%, dyspnea: 66.7%, fever or night sweats: 52.9%, weight loss: 19.6 %, pleural effusion
syndrome: 88.2% of cases. Chest Xray: freedom of effusion moderate and more 58.8%, the little
41.2%. Parenchymal lesions, interstitial is 31.4%. Pleural ultrasound demonstrated free pleural
effusion in 92.2%, loculated pleural effusion and pleural compartmentalization:7.8%, pleural
thickening: 27.5%. On chest CT Scanner, free pleural effusion is 80.9%, loculated pleural effusion
and pleural compartmentalization: 19.1%, pleural thickening, parenchymal lesions, interstitial:
66.7%.
Keywords: Pleural, effusions, Tuberculosis, Cancer, Pleural ultrasound

Ngày nhận bài:21/11/2014; Ngày phản biện:09/12/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015
Phản biện khoa học: TS. Phạm Kim Liên – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN
*

Tel: 0945 401898, Email:

153



×