Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phẫu thuật cắt đốt lấy u xơ vòm qua nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.63 KB, 6 trang )

nh ghi nhận trên bệnh nhân
trước và sau khi mổ:
- Bệnh nhân nam 17 tuổi được mổ đường
cạnh mũi lấy u xơ vòm (T) độ IIC.

96

Chuyên Đề Nhi khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014

Nghiên cứu Y học

đường ngoài vì thì lấy u cần thao tác nhanh,
giảm mất máu và xoay trở lấy u bằng 2 tay dễ
dàng hơn.

Hình 4: CT scan trước mổ

Hình 6: Khối u xơ vòm lấy được sau mổ

Hình 5: Nội soi sau mổ

BÀN LUẬN
Phân loại u và chuẩn bị trước mổ
Chúng tôi ghi nhận trong nghiên cứu này,
toàn bộ bệnh nhân có phân nhóm u xơ độ II.
U xơ càng lớn thì nguy cơ mất máu lúc mổ
càng cao và khả năng lấy u qua nội soi càng khó.
Đối với những u lớn, xâm lấn cấu trúc xung


quanh nhiều thì không nên mổ nội soi mà nên đi

Chuyên Đề Nhi khoa

Chụp DSA và làm tắc mạch 48 giờ trước mổ
là bước rất quan trọng. Chúng tôi ghi nhận bệnh
nhân được tắc mạch trước mổ có tỉ lệ mất máu
và truyền máu ít hơn so với nhóm không được
tắc mạch. Cụ thể ở Nhóm mổ nội soi: bệnh nhân
được tắc mạch có lượng máu mất trung bình là
330ml và chỉ có 1 bệnh nhân phải truyền 2 đơn
vị máu, bệnh nhân không được tắc mạch có
lượng máu mất trung bình là 670ml và có 1 bệnh
nhân phải truyền 2 đơn vị + 1 bệnh nhân truyền
3 đơn vị máu. Nhóm mổ đường cạnh mũi thì
100% bệnh nhân được tắc mạch và lượng máu
mất trung bình là 412,5 ml, có 2 bệnh nhân phải
truyền 2 đơn vị máu.
Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cũng rất quan
trọng, kiểm tra công thức máu, truyền máu đối
với những bệnh nhân mất máu lâu ngày trước
mổ. Chúng tôi có 2 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân
phải truyền 2 đơn vị máu trước mổ.

Phương pháp mổ
Đường mổ được lựa chọn dựa vào kích
thước khối u và tuổi bệnh nhân. Với những u
lớn, độ IIC trở lên thì không nên mổ nội soi.
Chúng tôi chỉ áp dụng mổ nội soi với những u
độ I tới độ IIB. Với những u lớn, sau khi bóc

tách chân khối u, sẽ lấy u qua đường miệng.
Riêng với u xơ độ IIB, độ tuổi cũng là yếu tố
nên cân nhắc trong việc lựa chọn đường mổ.
Bệnh nhân nhỏ tuổi chúng tôi cố gắng mổ nội
soi để đảm bảo thẩm mỹ và không ảnh hưởng
đến sự phát triển tự nhiên của xương hàm mặt
sau này. Với sự chuẩn bị trước mổ và chọn lựa
đường mổ tương đối đúng, chúng tôi chưa
gặp ca nào phải thay đổi đường mổ từ nội soi
sang mổ đường ngoài.
Nhóm bệnh nhân mổ đường cạnh mũi có cắt
xương hàm, chúng tôi nhận thấy đường mổ này
đủ rộng để lấy được những khối u có kích thước
rất lớn. Chúng tôi có 1 bệnh nhân 17 tuổi, ghi
nhận triệu chứng chảy máu mũi 3 năm, khối u

97


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014

xơ vòm mũi trái lớn đầy lệch vách ngăn chiếm
trọn hốc mũi phải và ra phía sau vào xoang
bướm hai bên. Trường hợp này chúng tôi cũng
lấy được trọn khối u có kích thước 5x6x12cm.
Sau giai đoạn lấy u xơ, chúng tôi dùng optique
để kiểm tra kỹ hố mổ, lấy sạch những phần u
còn sót, tránh tái phát.

Thời gian mổ trung bình trong nhóm mổ nội
soi là 29 phút, nhóm mổ đường ngoài là 70 phút.
Khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy mổ
nội soi nếu chọn chỉ định đúng sẽ giúp giảm thời
gian phẫu thuật.
Nhóm bệnh nhân mổ nội soi, đông điện khối
u xơ trong lúc mổ là rất hữu ích, giúp làm giảm
lượng máu mất và thuận lợi trong việc kiểm tra
kỹ hố mổ sau lấy u, tránh tái phát. Chúng tôi
không làm nhóm chứng nhưng ghi nhận lượng
máu mất trung bình ở nhóm mổ cắt đốt lấy u
qua nội soi là 415ml/bệnh nhân, chỉ có 3/20 bệnh
nhân phải truyền máu mà trong đó có 2 bệnh
nhân phải truyền do mất máu trước mổ. Bên
cạnh đó đường mổ này đảm bảo tính thẩm mỹ
cho bệnh nhân và số ngày nằm viện được rút
ngắn. Trung bình chúng tôi rút meche mũi sau 3
ngày và sau 5 ngày cho bệnh nhân xuất viện.

chứng và dễ tái phát sau mổ. Trong chẩn đoán
nếu nghi ngờ u xơ vòm thì tuyệt đối không nên
sinh thiết mà phải làm ngay các xét nghiệm như:
CT scan, MRI hay DSA.
Làm DSA và tắc mạch trước mổ 48 giờ giúp
giảm đáng kể lượng máu mất khi mổ. Chọn lựa
đường mổ tùy thuộc phân loại u xơ và độ tuổi
bệnh nhân. Mổ nội soi khi u có phân độ từ I đến
IIB. Riêng với u xơ độ IIB, độ tuổi cũng là yếu tố
nên cân nhắc trong việc lựa chọn đường mổ. Các
trường hợp u lớn, diễn tiến lâu ngày nên mổ

đường ngoài. Bệnh nhân nhỏ tuổi nên cân nhắc
mổ nội soi để tránh ảnh hưởng sự phát triển
xương hàm mặt sau này. Bệnh nhân được mổ
đường ngoài cũng nên được kiểm tra kỹ hố mổ
dưới nội soi, tránh bỏ sót u, dễ tái phát.
Cắt đốt nội soi lấy u xơ vòm là phương pháp
an toàn nếu chọn bệnh đúng, lượng máu mất
chấp nhận được, thời gian mổ giảm đáng kể so
với mổ đường ngoài, kiểm soát được hố mổ tốt
sau lấy u tránh tái phát, số ngày nằm viện ngắn
và bảo đảm tính thẩm mỹ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Theo dõi sau mổ
Không ghi nhận những biến chứng sau mổ ở
cả hai nhóm như: chảy máu, nhiễm trùng, sẹo
hẹp hốc mũi.
Chúng tôi có lịch theo dõi sau mổ định kỳ:
nội soi kiểm tra 1 tuần sau mổ, mỗi 2 tuần trong
1 tháng đầu, mỗi tháng trong 3 tháng tiếp theo
và sau đó là mỗi 6 tháng. Chỉ có một trường hợp
tái phát, được phát hiện sớm, mổ lại nội soi lấy u
và sau đó không ghi nhận tái phát.

KẾT LUẬN
U xơ vòm mũi họng gặp ở BV Tai Mũi Họng
trung bình khoảng 10 ca/năm nhưng là bệnh cần
lưu ý đặc biệt trong chẩn đoán & điều trị vì nguy

cơ mất máu cao, có thể tử vong do các biến

98

2.
3.

4.

5.

Beham A, Beham-Schmid C, Regauer S, Auböck L,
Stammberger H: Nasopharyngeal angiofibroma: true
neoplasm or vascular malformation? Adv Anat Pathol 2000,
7:36-46.
Liang J, Yi Z, Lianq P: The nature of juvenile nasopharyngeal
angiofibroma. Otolaryngol Head Neck Surg 2000, 123:475-481.
Mira Krstulja, Milodar Kujundžić, Adelaida Halaj3, Tamara
Braut,
Niko
Cvjetković:
Radiofrequency-induced
thermotherapy of nasopharyngeal angiofibroma and
immunohistochemical analysis of vessel proliferation: a case
report. Journal of Medical Case Reports 2008, 2:278
Radkowsky D. Angiofibroma: Changes in staging and
treatment. Arch Otolaryngol Head and neck Surg, Feb 1996:
p122-129.
Scholtz AW. Appenroth E, Kammen-Jolly K, et al. Juvenile
nasopharyngeal angiofibroma: Management and therapy.

Laryngoscope 2001:111:681-7.

Ngày nhận bài báo:

20/6/2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/6/2014

Ngày bài báo được đăng:

20/08/2014

Chuyên Đề Nhi khoa



×