Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc ở một số phòng làm việc của bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.44 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM MỐC Ở MỘT SỐ PHÒNG LÀM VIỆC
CỦA BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đoàn Thị Hồng Mai*, Lê Thị Ngọc Huệ*

TÓM TẮT
Mở đầu: Tình hình hiện nay môi trường không khí khá ô nhiễm, bệnh do nấm mốc càng gia tăng đặc biệt ở
người suy giảm miễn dịch. Nấm mốc là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện ở những ca
bệnh nặng.
Mục tiêu: Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc và định danh nấm nhằm phát hiện các loại nấm mốc gây bệnh ở
người có trong phòng làm việc của bệnh viện.
Phương pháp: Lấy mẫu bằng máy Mas 100, định danh nấm dùng phương pháp cổ điển dựa theo màu sắc
khúm nấm và cấu trúc nấm ở kính hiển vi.
Kết quả: Mức độ nhiễm nấm ở 11 phòng của 5 bệnh viện là 16–176 CFU/m3 không khí. Trong đó có 3
phòng với mức độ nhiễm cùng loại nấm > 50 CFU/m3 không khí. Đa số nấm mốc được phát hiện đều là nấm độc
hại.
Kết luận: Cần có biện pháp kiểm soát nấm mốc ở các phòng khảo sát đặc biệt 3 phòng có mức độ nhiễm cùng
loại nấm cao.
Từ khoá: Mức độ nhiễm nấm mốc, CFU, m3 không khí, nấm mốc độc.

ABSTRACT
RESEARCH ON THE MOULDS POLLUTED LEVEL IN SEVERAL OFFICES OF THE HOSPITALS IN
HO CHI MINH CITY
Doan Thi Hong Mai, Le Thi Ngoc Hue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 222 - 225
Background: Nowadays, indoor air environment is rather polluted, diseases caused by the moulds are
increasing, especially on the acquired immune deficiency patients. The moulds are one of the reasons which cause
serious illness of hospital-acquired infection cases.


Objectives: research on the polluted level in the hospitals’offices and identify the moulds to discover toxic
moulds that harm to human health.
Method: Air samples were taken by using Mas 100, the moulds were identified by the classical method
which is based primarily on colony color and mould morphology.
Results: The moulds polluted level in the 11 offices of the 5 hospitals were about 16–176 CFU/m3 Among
them, there are the 3 offices having the same mould polluted level is more than 50 CFU/m3. The majority of
moulds identified are harmful.
Conclusions: Moulds contamination in all of the offices need to be controlled, especially on 3 offices having
the polluted level of the same mould is high.
Keywords: The polluted moulds level, CFU (Colony Forming Unit), air cubic metre, toxic mould.
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Ngọc Huệ
ĐT: 0906394895

222

Email:

Chuyên Đề Dược Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

Lấy mẫu buổi sáng, trong 3 ngày liên tiếp.

ĐẶT VẤNĐỀ
Qua nhiều báo cáo trên thế giới cho biết
tình hình ô nhiễm không khí bên trong nhà ở

ngày càng trầm trọng, dẫn theo các bệnh
đường hô hấp ngày càng gia tăng. Tại VN, các
công trình khảo sát cũng cho thấy mức độ ô
nhiễm nấm mốc trong không khí phòng làm
việc của các trường học tại Tp.HCM khá cao(9).
Điều này giải thích khí hậu nóng ẩm của VN là
điều kiện thích hợp cho nấm mốc phát triển.
Vậy môi trường bệnh viện ắt hẳn mức độ
nhiễm vi sinh sẽ cao, vì do đây là nơi tiếp xúc
trực tiếp với nguồn vi sinh vật lây nhiễm.
Thực tế đã chứng minh qua nhiều ca nhiễm
trùng bệnh viện. Vì thế những nhân viên làm
việc trong môi trường này sẽ có nguy cơ bị
nhiễm cao nếu thời gian phơi nhiễm lâu dài.
Do đó, đề tài được thực hiện khảo sát mức độ
nhiễm nấm mốc ở 11 phòng làm việc của 5
bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu
xác định mức độ nhiễm nấm mốc (CFU/m3
không khí) và phát hiện nấm mốc gây nguy
hại cho con người.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
11 phòng làm việc có máy lạnh của 5 bệnh
viện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc điểm là phòng hành chánh nơi giao ban,
bàn giao công việc.

Phương pháp lấy mẫu(8)


Vận hành máy với tốc độ 250 L/2,5 phút, tại 5
vị trí: 4 góc phòng và chính giữa phòng.
Đem đĩa thạch ủ ở nhiệt độ 25 0C trong 7
ngày.
Đếm tổng số khúm nấm trong đĩa thạch.

Cách tính kết quả CFU/m3
B = A/15
A: tổng số khúm nấm của 5 góc phòng trong
3 ngày.
B: trung bình số khúm nấm trong 1 đĩa của 1
phòng.
D = C x 4 (CFU/m3 không khí)
C: tổng số khúm nấm /phòng được tra từ B
theo bảng quy định của tài liệu máy Mas 100
(tương ứng CFU/250 L không khí).

Phương pháp định danh(6,3,4)
Định danh theo phương pháp cổ điển dựa
vào hình dạng, màu sắc của khúm nấm và đặc
điểm hình thái cấu trúc nấm mốc xem ở kính
hiển vi.
Định danh sơ bộ để xác định chi nấm. Nếu
nấm chưa định danh được hay nấm không có
bào tử, cấy vào môi trường chuyên biệt như
PDA, MEA, CYA, CZ, PCA, ….hay làm thêm
một số phản ứng sinh hoá …
Sau đó cấy 3 điểm (màu sắc khúm nấm) và
cấy trên lam (đặc điểm hình thái cấu trúc nấm)
để đo đạc kích thước và so sánh với tài liệu.


Dùng máy Mas 100, đĩa thạch Sabouraud.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc ở 11 phòng của 5 bệnh viện (Bv)
3

STT

Tên nấm
P1

Bv A
P2

P3

CFU/m không khí
Bv B
Bv C
P4
P5
P6
P7

P8

Bv D
P9


P10

Bv E
P11

1

A. flavus

0

40

0

0

0

4

8

0

0

0

0


2

A. nidulans

0

0

0

9

0

0

0

0

0

0

0

3

A. fumigatus


0

0

0

9

0

0

0

0

0

0

0

4

A. niger

53

0


0

0

0

20

26

16

4

0

0

5

Aspergillus sp.

0

16

8

9


12

0

0

0

0

0

0

6

Botrytis sp.

14

0

0

28

0

0


0

0

0

0

0

Chuyên Đề Dược Học

223


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
3

STT

Tên nấm
P1

Bv A
P2

P3


CFU/m không khí
Bv B
Bv C
P4
P5
P6
P7

P8

Bv D
P9

P10

Bv E
P11

7

Chrysonilia sp.

0

0

0

0


0

4

0

0

4

0

0

8

Curvularia sp.

35

0

0

10

0

0


0

0

0

0

0

9

Geotrichum sp.

0

0

0

31

0

0

0

0


0

0

0

10

Mucor sp.

0

0

0

0

0

0

0

4

0

0


0

11

Paecilomyces sp.

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

23

12


Penicillium sp.

74

4

0

23

0

8

17

0

8

0

141

13

0

0


0

0

0

0

0

0

4

0

0

0

37

12

0

0

0


0

16

4

0
60

8

0

0

16

156

24

52

32
48

0
20


0

16

21
72

16

Rhodotorula sp.

0

14

Nấm men

0

15

Nấm sợi

0

Tổng cộng

176

36


168

Hình 1: Tỉ lệ các chủng nấm đã định danh được ở 11 phòng khảo sát
bên trong nhà của các nước như sau:
Bảng 2: Quy định độ nhiễm nấm bên trong nhà của
các nước
TT

Giới hạn nấm mốc
3
(CFU/m không khí)
< 100

1

Nguồn gốc
( )

ACGIH 1989 7
US Public Health Service
< 200
( )
1993 7
( ,12)
< 300
Robetson (Mỹ) 1997 5
(10)
< 500
Singapore

(12)
3
WHO
< 50 CFU/m không khí cho
từng chủng loại nấm (trừ
Robertson (Mỹ) 1997;
Cladosporium spp.)
Canada 1993

2
3
4
5

BÀN LUẬN
Qua kết quả định danh cho thấy các chi nấm
có tỉ lệ xuất hiện cao là chi Aspergillus,
Penicillium. Điều này cũng phù hợp với một số
công trình nghiên cứu đã công bố(1,2).
Một số quy định giới hạn mức độ nấm mốc

224

Qua kết quả khảo sát của 11 phòng cho thấy
mức độ nhiễm không cao, chỉ có 3/11 phòng
khảo sát của 5 bệnh viện có mức độ nhiễm >150
CFU/m3 không khí. Mặc dù nước ta chưa có quy
định mức độ nhiễm nấm mốc trong không khí
nhà ở, tuy nhiên theo WHO(12) quy định mức độ
nhiễm của từng loại nấm riêng biệt không được

quá 50 CFU/m3 không khí, vì nếu nấm mốc vượt
quá mức giới hạn này sẽ gây nguy hại đến sức
khoẻ con người. Như vậy 2 phòng vi phạm quy
định này là phòng 1 (nhiễm A. niger 53 CFU/m3
không khí), phòng 11 (nhiễm Penicillium sp. 141
CFU/m3 không khí). Ngoài ra, theo tài liệu(11) nếu
nhiễm Aspergillus > 50 CFU/m3 không khí có thể
gây kích ứng mắt, da, ho. Ở phòng 2 nhiễm A.
flavus 40 CFU/m3 không khí và 16 CFU/m3

Chuyên Đề Dược Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Aspergillus spp., tổng chi Aspergillus > 50 CFU/m3
không khí. Hơn nữa, A. flavus là nấm độc hại,
sinh độc tố aflatoxin gây ung thư gan và là nấm
quy định không được có trong nhà ở. Vậy 3
phòng trên thuộc bệnh viện A, E nhiễm nấm có
nguy cơ gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

KẾT LUẬN
Các nấm mốc được định danh ở 11 phòng đa
số đều là nấm mốc độc hại cho sức khỏe con
người. Nếu thời gian con người phơi nhiễm ở
trong môi trường này khá nhiều giờ, các nấm
mốc này có thể gây hại đến sức khỏe. Hai trong
5 bệnh viện khảo sát, 3 trong 11 phòng khảo sát
có vấn đề ô nhiễm nấm, cần có biện pháp khắc
phục như vệ sinh phòng thường xuyên, định kỳ

rửa máy lạnh và làm giảm độ ẩm của phòng.

5.
6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

Nghiên cứu Y học

laboratory handbook.
IAQA (Indoor Air Quality Association), Recommended
guidelines for indoor environments, 2000
Đặng Vũ Hồng Miên (1976). Bảng phân loại các loài nấm mốc
thường gặp, Nxb Minh Sang, Hà Nội, 371 – 375..
Giardino NJ (2004). Summary of currently available
guidelines for fungal levels in indoor. Pure air control
services.
Dixion R (1999). Indoor air quality and airborne microorganisms. Current Issues in occupational and environmental
health. UK and Canada.
Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Ngọc Huệ (2010). Khảo sát mức
độ nhiễm nấm mốc ở phòng làm việc có máy lạnh tại Tp.

HCM. Tạp chí Dược học, 10 (414): 45 – 48.
Bakhda S (2007). Indoor air quality audit based on Singapore
national environment agency (NEA) guidelines. PRlog.OrgGlobal Press Release Distribution.
Kowalski WJ (2000). Indoor mold growth- Health hazards
and remediation, HPAC Engineering (Heating/Piping/Air
Conditioning Engineering).
WHO (2000). Ambient air quality monitoring and assessment.
Guidelines for Air quality. Geneva, 82-104.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

Buczyńska A, Cyprowski M (2007). Indoor moulds: results of
the environmental study in office rooms. Med Pr, 58(6): 521525.
Cetinkaya Z, Fidan F (2005). Assessment of indoor air fungi in
Western-Anatolia, Turkey. Asian Pacific Journal of Allergy
and Immunology, 23(2-3): 87-92.
Dettoog GS (2000). Atlas of clinical fungi. 2nd ed.
Centraalbureau Voor Schimmel cultures, Spain.
Germain GS (1996). Identifying filamentous fungi. A clinical

Chuyên Đề Dược Học

Ngày nhận bài báo:


14.12.2012

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22.12.2012
Ngày bài báo được đăng:

10.03.2014

225



×