Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

9 đặc điểm hình thái vùng răng khôn hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh lứa tuổi 17 đến 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.16 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

9 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI  
TRÊN HÌNH ẢNH TOÀN CẢNH LỨA TUỔI 17 ĐẾN 25 
Nguyễn Thị Bảo Ngọc*, Lê Đức Lánh** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu. Xác định các đặc điểm hình thái tại vùng răng khôn hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh từ 17 đến 
25 tuổi: kích thước gần xa răng khôn hàm dưới và khoảng hậu hàm, góc trục răng khôn hàm dưới, mức độ mọc, 
hình thành chân răng và liên quan chân răng khôn hàm dưới với ống hàm dưới.  
Phương pháp. Hình ảnh toàn cảnh của 337 cá thể tuổi từ 17 đến 25 (153 nam và 184 nữvới 674 răng khôn 
hàm dưới). Các đặc điểm hình thái được ghi nhận và các biến số (góc và khoảng cách) được đo trên hình ảnh toàn 
cảnh xác định các giá trị và phân theo tuổi, giới tính, vị trí.  
Kết  quả.  Tuổi  trung  bình  của  mẫu  nghiên  cứu  là  21,6±2,2.  MDW  (kích  thước  gần  xa  thân  răng)  là 
14,9±1,3 mm, 92% chân răng đã đóng chóp. Góc β là 30,3±33,40; góc α là 60,5±31,70; góc γ là 90,7±14,70. LES‐R 
là 10,7±3,3 mm với tỉ số R1 0,7±0,2. LES‐Xi là 30,3±3,7 mm, tỉ số R2 2,1±0,3. Mức độ mọc A là 29,2%, 55,8% 
mức độ B, 15% mức độ C. 50,4% nghiêng gần, 13,4% nghiêng xa, 15,4% ngang, and 20,8% thẳng. 26,6% răng 
có dấu hiệu liên quan với ống hàm dưới; 2.1% răng có từ hai dấu hiệu liên quan. Không có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê khi so sánh các đặc điểm răng khôn bên trái và bên phải. 
Kết  luận. Xquang toàn cảnh hữu ích trong việc đánh giá răng khôn hàm dưới, giúp ích trong việc chẩn 
đoán vị trí của răng khôn để đề ra kế hoạch điều trị thích hợp, cân nhắc giữa việc bảo tồn hoặc nhổ răng khôn này. 
Từ khóa: răng khôn, răng cối lớn thứ ba, phim toàn cảnh, độ rộng thân răng, kích thước gần xa của thân 
răng khôn, ống thần kinh hàm dưới chồng trên chân răng khôn, thấu quang ở chóp chân răng khôn, gián đoạn bờ 
viền ống hàm dưới, sự chệch hướng ống hàm dưới, sự thu hẹp ống hàm dưới. 

ABSTRACT 
EVALUATION OF MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF MANDIBULAR THIRDMOLARS 
AREA BY PANORAMIC RADIOGRAPHY OF 17 TO 25 YEARS OLD 
Nguyen Thi Bao Ngoc, Le Duc Lanh  


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 316 ‐ 324 
Objective. The study was to evaluate of various measurements of mandibular third molar (MTM) area on 
conventionalpanoramic  radiograph  (PR):  mesiodistal  width  of  the  lower  third  molar  and  retromolar  space, 
angulations of the lower third molar, level of eruption, root formation and relation of inferior alveolar canal.  
Methods. Standardized PR were taken for 337 subjects of ages 17 to 25 (153 males and 184 females with 
674  third  molars).  The  morphological  characteristics  were  noted  and  the  variables  (linear  measurements  and 
angles) were measured in PR to determine the minimal and maximal values of each variable and these variables 
were correlated to age, sex, location using Pearson’s correlation equation.  
Result. The average age for the total sample was 21.6±2.2 years. MDW (mesiodistal wisdom) is 14.9±1.3 
mm, 92% root formation complete. angle β is 30.3±33.4; angle α is 60.5±31.7; angle γ is 90.7±14.7. LES‐R is 

* Bộ môn PTM – Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Tp.HCM 
** Bộ môn Cấy ghép nha khoa Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Tp.HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Bảo Ngọc  ĐT: 0903748292 

316

Email:  

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

10.7±3.3 mm with ratio R1 0.7±0.2. LES‐Xi is 30.3±3.7 mm, ratio R2 2.1±0.3. MTM were found 29.2%at level 
A, 55.8% at level B, 15% at level C. A total of 50.4% MTM were mesioangular, 13.4% distoangular, 15.4% 
horizontal, and 20.8% vertical. There are 26.6% teeth have marker relation of inferior alveolar canal; 2.1% teeth 
have two or more markers were recognizable. No significant difference when right and left sides were compared. 

Conclusion.  PR  should  be  used  as  reliable  device  for  evaluation  of  MTM,  it  is  possible  to  predict  MTM 
position in the dental arch and make an early decision concerning its removal or retention. 
Keywords: third molar, wisdom tooth, panoramic radioghaph, crown width, MDW (mesiodistal width of 
lowerthird  Molar  at  its  greater  diameter),  superimposition  of  the  tooth  on  the  canal,  increased  radiolucency, 
interruption of the radiopaque border of the canal, diversion of the canal, narrowing of the canal 
mong  muốn  góp  phần  tìm  hiểu  về  hình  thái 
MỞ ĐẦU 
vùng  răng  khôn  của  người  Việt  Nam,  nghiên 
R  khôn  HD  là  R  có  tỉ  lệ  mọc  lệch,  ngầm 
cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm 
nhiều nhất trên cung hàm(6,9). Khi mọc lệch, răng 
hình  thái  vùng  răng  khôn  hàm  dưới  trên  hình 
khôn thường gây ra các biến chứng ảnh hưởng 
ảnh toàn cảnh lứa tuổi từ 17 đến 25  
nhiều  đến  sức  khỏe  cũng  như  chất  lượng  cuộc 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
sống  của  bệnh  nhân.  Vì  thế,  việc  dự  đoán  sớm 
được  hướng  mọc  đúng  của  R  khôn  rất  quan 
Mẫu  nghiên  cứu  gồm  337  hình  ảnh  toàn 
trọng để có thể đưa ra những quyết định đúng 
cảnh của các cá thể từ 17 đến 25 tuổi (153 nam và 
đắn  trong  việc  chọn  lựa  cách  điều  trị.  Trên  thế 
184  nữ),  được  thu  thập  trong  khoảng  thời  gian 
giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát các yếu tố 
từ 6/2011 đến 12/2012 tại Khoa Răng Hàm Mặt, 
giúp cho việc tiên đoán sự mọc răng khôn trên 
Đại học Y Dược, TPHCM. 
cung hàm như của Gupta S. 2011(11), Abu Alhaija 
Xác định đặc điểm răng khôn hàm dưới và 
2010(1),  Uthman  2007(31),  Hattab  1999(13),  Chu 

các liên quan với các cấu trúc xung quanh 
2003(6), Eduardo 2011(8); phần lớn các yếu tố tiên 
*  MDW:  Kích  thước  gần  xa  của  răng  khôn 
đoán có giá trị đều liên quan đến những yếu tố 
hàm dưới ở đường kính lớn nhất. 
hình  thái  ở  vùng  răng  khôn  như  khoảng  cách 
*  Sự  hình  thành  chân  răng:  đánh  giá  theo 
mọc răng khôn hàm dưới, kích thước gần xa của 
phân loại Demirjian A. 1973(7):Chưa đóng chóp: 
răng  khôn  hàm  dưới,  số  đo  góc  giữa  trục  răng 
hình ảnh các thành ống tủy chân răng song song 
khôn và răng cối lớn thứ hai  kế  bên,  số  đo  góc 
nhưng phần chóp còn mở rộng. Đã đóng chóp: 
giữa  trục  răng  khôn  hàm  dưới  với  bờ  dưới 
hình  ảnh  phần  chóp  đóng  kín  hoàn  toàn,  kích 
xương hàm dưới, mức độ mọc của răng khôn so 
thước  màng  nha  chu  chung  quanh  chân  răng 
với  răng  cối  lớn  thứ  hai  kế  bên,  sự  hình  thành 
đồng nhất suốt chiều dài chân răng.  
chân răng khôn, liên quan giữa chân răng khôn 
và  ống  hàm  dưới  v.v…  và  được  khảo  sát  chủ 
Liên quan với răng cối lớn thứ hai 
yếu  trên  phim  toàn  cảnh.  Phim  toàn  cảnh  là 
* Góc α: là góc tạo thành bởi đường thẳng 
phương  tiện  chẩn  đoán  gợi  ý  đầu  tiên  và  được 
kéo dài qua trục của răng khôn hàm dưới với 
xem  như  là  yêu  cầu  thường  qui  trong  điều  trị 
đường  thẳng  tiếp  tuyến  bờ  dưới  xương  hàm 
răng  hàm  mặt  trên  thế  giới  và  tại  Việt  Nam, 
dưới. 

phim  có  ưu  điểm  là  hiển  thị  cả  hàm  dưới  lẫn 
*  Góc  β:  là  góc  giữa  trục  răng  khôn  so  với 
hàm  trên  cùng  một  phim  và  vùng  thích  hợp 
trục răng cối lớn thứ hai kế bên. Hướng thẳng: ‐
nhất  để  đánh  giá  trên  phim  này  là  vùng  răng 
sau hàm dưới.  
100≤  góc  β≤+100.  Hướng  nghiêng  gần:  +100Tại  Việt  nam,  chưa  có  nghiên  cứu  khảo  sát 
đặc điểm tương quan của răng khôn hàm dưới 
với  các  cấu  trúc  giải  phẫu  xung  quanh.  Với 

Răng Hàm Mặt 

β≤  +700.  Hướng  nghiêng  xa:  ‐700≤góc  β<‐100. 
Hướng ngang: ‐700<góc β hoặc góc β > +700. 

317


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

* Góc γ: là góc được tạo bởi trục răng cối lớn 

đường song song với mặt phẳng nhai. Tỉ số R1 

thứ  hai  hàm  dưới  và  đường  tiếp  tuyến  của  bờ 

là  tỉ  số  giữa  khoảng  cách  này  và  kích  thước 


dưới thân xương hàm dưới.  

gần xa thân răng khôn. 

*  Mức  độ  mọc  của  răng  khôn  trong  tương 

*  LES‐Xi:  khoảng  mọc  răng  khôn  hàm  dưới 

quan với răng cối lớn thứ hai kế bên:  được  xác 

được  xác  định  từ  mặt  xa  răng  cối  lớn  thứ  hai 

định  theo  phân  loại  Pell‐Gregory(23).  Mức  độ  A: 

hàm  dưới  đến  điểm  Xi  của  Ricketts  (điểm  giữa 

điểm  cao  nhất  của  răng  khôn  nằm  ngang  hay 

xương hàm). Tỉ số R2 là tỉ số giữa khoảng cách 

trên so với mặt nhai của răng cối lớn thứ hai kế 

này và kích thước gần xa thân răng khôn. 

bên.  Mức  độ  B:  điểm  cao  nhất  của  răng  khôn 

Liên quan với ống hàm dưới 

nằm giữa  mặt  nhai  và  đường  cổ  răng  của  răng 

cối lớn thứ hai kế bên. Mức độ C: điểm cao nhất 
của  răng  khôn  nằm  dưới  đường  cổ  răng  của 
răng cối lớn thứ hai kế bên. 

Liên quan với cành lên xương hàm dưới 
* LES‐R: khoảng mọc răng khôn hàm dưới 
được tính từ mặt xa răng cối lớn thứ hai hàm 

Được xác định theo tiêu chuẩn của Monaco 
2004(18). 
1. Ống hàm dưới chồng trên chân răng khôn. 
2.  Tăng  thấu  quang  ở  chóp  răng  khôn.  3.  Gián 
đoạn  bờ  viền  của  ống  hàm  dưới.  4.  Sự  chệch 
hướng của ống hàm dưới. 5. Sự thu hẹp của ống 
hàm dưới. 

dưới  đến  bờ  trước  xương  hàm  dưới,  trên 

 

Hình 2: Các dấu chứng liên quan của chân răng khôn và ống hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh theo Monaco 
2004(Nguồn: Monaco và cs., 2004(18))

Phương pháp xử lý số liệu 
Dữ  liệu  sẽ  được  phân  tích  bởi  phần  mềm 
thống  kê  Stata  phiên  bản  12,  phép  kiểm  có  ý 
nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. 

Đặc  điểm  răng  khôn  HD  và  liên  quan 
răng khôn với các cấu trúc giải phẫu 

Đặc điểm răng khôn hàm dưới 
Kích  thước  gần‐xa  của  răng  khôn  (MDW) 
là  14,9±1,3  mm.  Trong  đó  92%  chân  răng  đã 

KẾT QUẢ 
Mẫu  nghiên  cứu  gồm  có  hình  ảnh  toàn 
cảnh  của  337  cá  thể  với  sự  hiện  diện  của  674 
răng  khôn  (153  nam  và  184  nữ),  tuổi  trung 

đóng chóp, 8% chân răng chưa đóng chóp.  

Liên quan răng khôn HD với răng cối lớn thứ 
hai hàm dưới 

bình  của  đối  tượng  nghiên  cứu  là  21,6±2,2, 

Trung  bình  góc  α,  β,  γ  lần  lượt  là 

trong đó tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi, lớn nhất là 25 

60,5±31,70,  30,3±33,40,  90,7±14,70.  (bảng  3). 

tuổi. 

Trong đó, theo thứ tự tỉ lệ thấp nhất là hướng 
nghiêng  xa  13,4%,  hướng  ngang  là  15,4%, 
hướng  thẳng  là  20,8%,  và  tỉ  lệ  cao  nhất  ở 
hướng nghiêng gần chiếm tỉ lệ 50,4% (bảng 1). 

318


Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Mức độ mọc B là 55,8% chiếm tỉ lệ cao, mức độ 

Nghiên cứu Y học

A là 29,2%, mức độ C là 15% (bảng 2). 

Bảng 1: Phân bố tỉ lệ các hướng của trục răng khôn so với trục răng cối lớn thứ hai hàm dưới theo giới và vị trí. 

Thẳng
Nghiêng gần
Nghiêng xa
Ngang
Tổng

Tổng
n (%)
140 (20,8)
340 (50,4)
90 (13,4)
104 (15,4)
674 (100)

Trái
n (%)
79 (23,4)

166 (49,3)
41 (12,2)
51(15,1)
337 (100)

Phải
n (%)
61 (18,1)
174 (51,6)
49 (14,5)
53 (15,7)
337 (100)

p1
(ss trái và phải)

0,354

Nam
n (%)
50 (16,3)
156 (51,0)
31 (10,1)
69 (22,5)
306 (100)

Nữ
n (%)
90 (24,5)
184 (50,0)

59 (16,0)
35 (9,5)
368 (100)

p2
(ss nam và nữ)

***

p1, p2: phép kiểm Chi bình phương.***: sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,001 

Bảng 2: Phân bố mức độ mọc theo giới và vị trí 
Mức độ mọc
A
B
C

Tổng
n (%)
197 (29,2)
376 (55,8)
101 (15,0)

Trái
n (%)
91 (27,0)
200 (59,3)
46 (13,6)

Phải

n (%)
106 (31,5)
176 (52,2)
55 (16,3)

p1
(ss trái và phải)
0,176

Nam
n (%)
99 (32,4)
168 (54,9)
39 (12,7)

Nữ
p2
n (%)
(ss nam và nữ)
98 (26,6)
208 (56,5)
0,148
62 (16,9)

p1,p2: phép kiểm Chi bình phương. 

Bảng 3: TB các số đo góc tại vùng răng khôn hàm dưới theo giới tính và vị trí. 

Góc α
Góc β

Góc γ

Chung
TB±ĐLC
60,5±31,7
30,3±33,4
90,7±14,7

Trái
TB±ĐLC
60,0±29,5
30,1±33,3
90,1±9,8

Phải
p1
TB±ĐLC (ss trái và phải)
61,0±33,8
0,686
30,5±33,5
0,877
91,4±18,3
0,221

Nam
TB±ĐLC
55,1±34,2
38,4±33,6
93,5±19,6


Nữ
TB±ĐLC
65,0±28,7
23,5±31,7
88,4±8,1

p2
(ss nam và nữ)
***
***
***

p1: phép kiểm t bắt cặp, p2: phép kiểm t cho hai mẫu độc lập, ***: sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,001 

Liên  quan  răng  khôn  HD  với  cành  lên  xương 
hàm dưới 
Khoảng cách LES‐R và LES‐Xi trung bình lần 

bình  là  0,7±0,2  với  tỉ  lệ  nhóm  R1≥1  là  14,5%, 
R1<1  là  85,5%.  Tỉ  số  R2  trung  bình  là  2,1±0,3 
(bảng 4). 

lượt là 10,7±3,3 mm, 30,3±3,7 mm. Tỉ số R1 trung 
Bảng 4: Trung bình các số đo về khoảng cách và tỉ số khoảng mọc răng tại vùng răng khôn theo giới tính và vị trí  

MDW
LES-R
LES-Xi
R1
R2


Chung
TB±ĐLC
14,9±1,3
10,7±3,3
30,3±3,7
0,7±0,2
2,1±0,3

Trái
TB±ĐLC
14,9± 1,1
10,7± 3,4
30,5± 3,8
0,7± 0,2
2,1±0,3

Phải
TB±ĐLC
14,8±1,5
10,8±3,1
30,1±3,6
0,7±0,2
2,1±0,3

p1
(ss trái và phải)
0,731
0,666
0,105

0,277
0,877

Nam
TB±ĐLC
14,6±1,2
11,0±3,2
31,0±3,7
0,8±0,2
2,1±0,3

Nữ
TB±ĐLC
15,1±1,4
10,5±3,3
29,7±3,5
0,7±0,2
2,1±0,3

p2
(ss nam và nữ)
0,350
0,074
***
0,108
***

p1: phép kiểm t bắt cặp   p2: phép kiểm t cho hai mẫu độc lập   ***: sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,001 

Liên quan răng khôn HD với ống hàm dưới 

Tỉ lệ các răng có dấu hiệu liên quan là 26,6%. 
Trong  đó,  dấu  hiệu  ống  gián  đoạn  thường  gặp 
nhất  46,6%,  dấu  hiệu  tăng  thấu  quang  quanh 
chóp  21,2%,  dấu  hiệu  ống  chập  trên  chân  răng 
17,6%, còn lại dấu hiệu ống thu hẹp và ống gián 
đoạn  chiếm  tỉ  lệ  thấp  12,4%  và  2,1%.  Mức  độ 
mọc, hướng trục răng khôn hàm dưới so với trục 

Răng Hàm Mặt 

răng  cối  lớn  thứ  hai  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa 
với liên quan ống hàm dưới (p>0,05). 

Sự khác biệt các đặc điểm theo giới, vị trí, 
độ tuổi 
Đặc điểm răng khôn hàm dưới 
Kích thước gần xa răng khôn, sự hình thành 
chân răng khôn HD không có sự khác biệt có ý 

319


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

nghĩa ở theo giới, vị trí (p>0,05). Tuy nhiên có sự 
khác biệt có ý nghĩa về tuổi trung bình nhóm đã 
đóng  chóp  21,8±2,0,  nhóm  chưa  đóng  chóp 
18,4±1,5 (p<0,001).  


Với răng cối lớn thứ hai 
Góc α, góc γ, góc β, hướng nghiêng (gần, xa, 
thẳng, ngang) không có sự khác biệt có ý nghĩa 
theo  vị  trí  (p>0,05),  nhưng  có  sự  khác  biệt  có  ý 
nghĩa  theo  giới  (p<0,05)  (bảng  3);  khi  tuổi  tăng 
thì  góc  α  ở  nữ  tăng.  Mức  độ  mọc  không  có  sự 
khác biệt có ý nghĩa theo giới và vị trí (p>0,05), 
nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi trung 
bình ở các nhóm mức độ mọc khác nhau ở mẫu 
toàn bộ, tại từng vị trí cung hàm và riêng biệt ở 
từng giới (p<0,05).  
Với cành lên 
Giá  trị  LES‐R,  R1  không  có  sự  khác  biệt  có  ý 
nghĩa theo giới, vị trí. LES‐Xi, R2 có sự khác biệt có ý 
nghĩa giữa nam nữ (p<0,05) (bảng 4), khi tuổi tăng thì 
LES‐R, LES‐Xi, R1, R2 theo giới, vị trí tăng với tương 
quan yếu (0,1
Với ống hàm dưới 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê có 
dấu hiệu liên quan và không liên quan với ống 
hàm dưới theo giới, vị trí và theo tuổi (p>0,05). 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm răng khôn hàm dưới 

tuổi  trung  bình  là  18,4±1,5  và  không  có  sự  khác 
biệt  về  độ  tuổi  này  theo  giới  tính  và  vị  trí  trên 
cung  hàm.  Độ  tuổi  này  cũng  phù  hợp  với  1 

nghiên  cứu  mới  đây  trên  mẫu  người  Việt  của 
Nguyễn  T.B.L(21).  Trung  bình  kích  thước  gần  xa 
của răng khôn dưới trong nghiên cứu của chúng 
tôi là 14,9±1,3 mm, không có sự khác biệt về có ý 
nghĩa về kích thước răng khôn hai bên hàm kích 
thước  răng  khôn  bên  trái  có  kích  thước  gần‐xa 
trung  bình  là  14,9±1,1  mm  và  răng  khôn  bên 
phải có kích thước gần‐xa trung bình là 14,8±1,5 
mm.  So  với  các  nghiên  cứu  khác  trên  thế  giới, 
giá trị đo được trong nghiên cứu của chúng tôi 
tương  tự  với  kết  quả  trong  nghiên  cứu  của 
Hattab(13),  Nedeljkovic(20),  Uthman(31).  Ngoài  ra, 
các nghiên cứu khác cũng không thấy có sự khác 
biệt  về  giá  trị  này  theo  giới  và  theo  vị  trí.  Về 
phương diện lâm sàng, kích thước thân răng rất 
có ý nghĩa vì nó là yếu tố quan trọng  giúp  cho 
các  phẫu  thuật  viên  trong  việc  chỉ  định  nhổ  và 
chọn lựa kỹ thuật nhổ cho phù hợp. 

Liên  quan  giữa  răng  khôn  hàm  dưới  với 
răng cối lớn thứ hai 
So với các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ các 
nhóm lệch rất thay đổi và không theo thứ tự cố 
định (bảng 2). Trong các loại hướng lệch, hướng 
ngang  đặc  biệt  được  quan  tâm  hơn  cả  vì  làm 
tăng  độ  khó  trong  phẫu  thuật  răng  khôn  có  ý 
nghĩa thống kê hơn những hướng lệch khác. 

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở độ tuổi từ 
17 đến 25 thì có 8% răng khôn chưa đóng chóp với độ 

Bảng 5: So sánh các tỉ lệ hướng lệch của răng khôn trong một số nghiên cứu 
Tác giả
Gupta S

(13)

Monaco(20)
(16)

n
988

Nghiêng gần
35,93%

Nghiêng xa
15,28%

Thẳng
39,37%

Ngang
9,41%

17-60

73

34%


3%

25%

38%

22-50

251

64,6%

35,4%

0

20,7%

(26)

16-63

354

37%

22%

28%


13%

(18)

18-26

1278

62,9%

11,9%

1,4%

1%

26

195

37,8%

0

61,6%

0,6%

17-25


674

50,4%

13,4%

20,8%

15,4%

Kahl

Renton
Kruger

Tuổi
Trên 18

(10)

Eduardo

Nguyen T.B.N

Giá trị trung bình góc β trong nghiên cứu là 
30,3±33,40, cao hơn so với nghiên cứu của Abu‐
Alhaija 2010 là 14,72±16,190, Haavikko(12) là 23,50, 
Bohm B. 2000(4) 20,5 (3‐39,50). Sự khác biệt trên có 

320


thể  được  giải  thích  do  sự  khác  biệt  về  độ  tuổi 
trong  các  nghiên  cứu;  khi  mới  hình  thành  răng 
khôn thường có xu hướng nghiêng gần nhiều về 
răng cối lớn thứ hai hàm dưới do có cùng thừng 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

liên bào với răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm 
dưới, khi 2 răng này mọc lên trước sẽ kéo thân 
răng khôn hàm dưới nghiêng về phía mình, lúc 
này góc β thường có giá trị lớn, trong quá trình 
phát triển răng khôn xoay dần lên trên lên góc β 
càng  giảm  dần.  Do  đó,  nếu  khảo  sát  ở  các 
khoảng  tuổi  khác  nhau,  thì  giá  trị  của  góc  này 
cũng sẽ thay đổi.  

Alhaija,  Gupta,  Hattab,  Uthman  cũng  ghi  nhận 
được  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê 
này(1,11,13,31),  tuy  nhiên  sự  khác  biệt  giữa  2  giới 
không theo 1 quy luật nhất định nào cả mà xảy 
ra  một  cách  ngẫu  nhiên  tùy  theo  từng  nghiên 
cứu,  do  đó  khó  có  thể  so  sánh  giữa  các  nghiên 
cứu với nhau.  


Giá trị trung bình của góc α là 60,5±31,70; góc 
γ  là  90,7±14,70.  So  với  nghiên  cứu  của  Abu‐
Alhaija 2010(1) có giá trị góc α là 73,77±19,080, góc 
γ là 90,05±7,20. Sự khác biệt này có thể do khác 
biệt về chủng tộc. 

Khi  khảo  sát  tương  quan  của  các  số  đo  góc 
tại vùng răng khôn theo tuổi, chúng tôi chỉ nhận 
thấy  chỉ  có  góc  α  là  có  tương  quan  thuận  theo 
tuổi  còn  góc  β,  γ  tương  quan  lại  diễn  ra  theo 
hướng  nghịch,  tuy  nhiên  mức  độ  tương  quan 
này tương đối yếu (0,1
Khi so sánh mức độ mọc của răng khôn hàm 
dưới so với răng cối lớn thứ hai kế bên, kết quả 
cho  thấy  nhóm  A  chiếm  tỉ  lệ  29,2%,  nhóm  B 
55,8% và nhóm C là 15%. Đa số các nghiên cứu 
có tỉ lệ nhóm mức độ B cao nhất, và thấp nhất là 
mức độ C, giống với, kết quả của Monaco(18) và 
Sanhu(28), Hattab(13). Còn nghiên cứu của Gupta(11) 
thì  tỉ  lệ  nhóm  có  mức  độ  A  cao  hơn  nhóm  có 
mức độ B, C sự khác biệt này có thể do độ tuổi 
trong mẫu trong mẫu nghiên cứu, yếu tố chủng 
tộc khác nhau. 

Sự khác biệt theo vị trí 
Hướng  lệch  của  răng  khôn  so  với  răng  cối 
lớn thứ hai ở hai bên hàm trái phải không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này 
cũng  được  các  tác  giả  Chu(6)  và  Kruger(16)  công 

nhận.  Ngoài  ra  kết  quả  nghiên  cứu  cũng  cho 
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa của các số 
đo  góc  α,  β,  γ  trái  và  phải  (bảng  3).  Điều  này 
cũng  tương  tự  như  kết  quả  trong  nghiên  cứu 
Nedeljkovic  2006(20).  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
cũng  giống  như  nghiên  cứu  của  Gupta  2011(11) 
đều không tìm thấy sự khác biệt giữa 2 bên phải 
và trái về mức độ mọc của răng khôn so với răng 
cối lớn thứ hai hàm dưới. 

Sự khác biệt theo giới tính 
Chúng  tôi  nhận  thấy  có  sự  khác  biệt  có  ý 
nghĩa  thống  kê  về  hướng  lệch  của  răng  khôn, 
cũng như giá trị trung bình các góc α, góc β, góc 
γ  giữa  nam  và  nữ.  Các  nghiên  cứu  của  Abu‐

Răng Hàm Mặt 

Sự khác biệt theo độ tuổi 

 Liên  quan  giữa  răng  khôn  hàm  dưới  với 
cành lên xương hàm dưới 
Khoảng  cách  LES‐R  là  10,7±3,3mm,  kết  quả 
này cũng giống với khoảng kết quả trong nghiên 
cứu của Kahl B là 9‐16 mm(14), tỉ số R1 có giá trị 
trung  bình  là  0,7±0,2,  điều  này  cho  thấy  các  cá 
thể trong mẫu nghiên cứu ở độ tuổi từ 17 đến 25 
tuổi này thường thiếu chỗ mọc, đây cũng là yếu 
tố quan trọng giúp xác định tình trạng mọc của 
răng khôn hàm dưới và là một tiêu chí hàng đầu 

để  xem  xét  và  đánh  giá  việc  bảo  tồn  hay  nhổ 
răng  khôn  hàm  dưới  nhất  là  khi  nó  bị  che  phủ 
bởi nướu. 
Tỉ  lệ  nhóm  đối  tượng  có  tỉ  số  R1<1  trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 85,5%, kết quả này 
gần với kết quả của Kahl B là 97,4%. Dựa trên 
giá  trị  của  tỉ  số  R1  này,  các  tác  giả  Olive  và 
Basford(21),  Ganss(9),  Kahl(14)  đã  kết  luận  rằng 
nếu  R1≥1  thì  khả  năng  răng  khôn  hàm  dưới 
mọc  lên  rất  cao,  còn  nếu  R1<1  thì  nhiều  khả 
năng răng khôn không mọc lên được dẫn đến 
trường  hợp  mọc  ngầm  hay  mọc  kẹt.  Sự  thiếu 
khoảng trống cho răng khôn mọc có liên quan 
đến nhiều yếu tố trong sự phát triển của XHD. 
Sự  tăng  trưởng  chiều  dài  XHD:  sự  phát  triển 
của  xương  hàm  kém  cũng  dẫn  đến  sự  thiếu 
khoảng  trống.  Chiều  hướng  của  sự  mọc  răng: 
sự  mọc  răng  đầy  đủ  ở  hàm  dưới  có  thể  mọc 
hướng  ra  trước  hoặc  ra  sau,  xu  hướng  hướng 

321


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

ra sau của sự mọc răng sẽ làm giảm chiều dài 
của cung hàm và gây ra sự giảm khoảng trống 
cho răng khôn hàm dưới mọc. Sự tiêu xương ít 

ở  bờ  trước  cành  lên  XHD  cũng  làm  giảm  đi 
khoảng trống cho răng khôn mọc. 
Giá trị LES‐Xi cũng quan trọng để đánh giá 
khả năng mọc của răng khôn; trong nghiên cứu 
này,  khoảng  cách  LES‐Xi  trung  bình  là 
30,3±3,7mm và tỉ số R2 là 2,1±0,3. So với nghiên 
cứu  gần  đây  của  Uthman  2007(31),  khoảng  cách 
LES‐Xi  thay  đổi  từ  27,5‐46,8mm;  nếu  LES‐Xi  = 
34,81±3,57  mm  và  R2  =  2,53±0,35:  nhiều  khả 
năng răng khôn mọc lên được, còn với LES‐Xi = 
29,28±2,96  mm  và  R2=  2,03±0,2  thì  nhiều  khả 
năng răng khôn sẽ mọc kẹt(31). Như vậy, dù đánh 
giá  khoảng  LES‐R  hay  LES‐Xi,  thì  đa  số  cá  thể 
trong nghiên cứu của chúng tôi đều thuộc nhóm 
thiếu chỗ mọc cho răng khôn và khả năng răng 
này  bị  mọc  kẹt  là  đáng  kể.  Do  đó,  về  phương 
diện chẩn đoán; có thể sử dụng 1 trong 2 yếu tố 
trên vì cả 2 đều giúp đánh giá khả năng mọc lên 
của răng khôn hàm dưới(1,8,11,25). 

Về sự khác biệt theo vị trí, giới, tuổi 
Khoảng cách từ mặt xa răng cối lớn thứ hai 
hàm  dưới  đến  bờ  trước  cành  lên  LES‐R;  đến 
điểm  giữa  cành  lên  LES‐Xi  cũng  không  có  sự 
khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  theo  vị  trí  như 
Nedeljkovic  2006(20).  Nghiên  cứu  của  này  cho 
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới 
tính về các khoảng cách LES‐Xi với giá trị ở nam 
cao hơn nữ (nam 31,0±3,7 mm, nữ 29,7±3,5 mm), 
điều này cũng tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa của 


tỉ  số  khoảng  mọc  R2=LES‐Xi/MDW  theo  giới, 
điều này có thể giải thích do cấu trúc xương hàm 
ở  nam  lớn  hơn  ở  nữ.  Khi  xét  về  yếu  tố  tuổi  thì 
theo kết quả thống kê, tuổi tăng khi LES‐R, LES‐
Xi tăng ở trái, phải, nam, nữ. Tuy nhiên, tương 
quan này yếu (0,1nghiên cứu của Sebbar 2011(28).  Điều  này  có  thể 
được giải thích do trong thời kỳ răng khôn phát 
triển,  xương  hàm  cũng  đồng  thời  tăng  trưởng 
bằng cách tiêu xương mặt trong (bờ trước cành 
lên XHD) và đắp xương mặt ngoài (bờ sau cành 
lên XHD), kết quả xương hàm phát triển xuống 
dưới  và  ra  trước.  Sự  phát  triển  này  cũng  làm 
tăng  khoảng  mọc  răng  khôn  hàm  dưới.  Giai 
đoạn từ 17 đến 25 tuổi, sự phát triển đã chậm lại 
nên khoảng trống này tăng ít.  

Liên  quan  giữa  răng  khôn  hàm  dưới  với 
ống hàm dưới 
Trong  674  răng  khôn,  có  179  răng  có  dấu 
hiệu  liên  quan  với  ống  hàm  dưới  chiếm  tỉ  lệ 
26,6%,  tỉ  lệ  này  gần  giống  với  nghiên  cứu  của 
Bell  2004(3)  là  29,67%  và  Nakamori  2008(19)  là 
23,3%,  Phan  H.  A.  2013(24)  là  25%.  Kết  quả  này 
thấp  hơn  hẳn  nghiên  cứu  của  Gomes  2008(10)  là 
61,2% và Szalma 2010(31) là 52,8%, nhưng lại cao 
hơn  nghiên  cứu  của  Andrew  1997(2)  là  12,73%, 
Rood và Shehab 1990(27) là 16,4%. Sự khác biệt về 
tỉ  lệ  phần  trăm  các  răng  có  dấu  hiệu  liên  quan 

với ống hàm dưới có thể do sự khác nhau về cỡ 
mẫu,  tiêu  chí  chọn  mẫu,  cũng  như  thiết  kế 
nghiên cứu.  

Bảng 6: So sánh tỉ lệ các dấu chứng biểu hiện sự liên quan giữa răng khôn hàm dưới với ống hàm dưới trong 
một số nghiên cứu 
Monaco(20)
Koong

(17)

(1)

Phan

Nguyen T.B.N

Ống chồng trên chân
răng

Tăng thấu quang chân
răng

Ống gián đoạn

Ống thu hẹp

Ống chệch hướng

17,8%


50,7%

19,2%

19,2%

9,6%

5%

23%

32%

57%

39%

10,2%

8,16%

52,04%

12,25%

1,02%

17,6%


21,2%

46,6%

12,4%

2,1%

Về  tần  suất  của  từng  dấu  hiệu  trong  số  các 
răng  có  liên  quan  với  ống  hàm  dưới,  trong 
nghiên cứu này dấu hiệu ống gián đoạn chiếm tỉ 
lệ  cao  46,6%,  thấp  nhất  là  dấu  hiệu  ống  chệch 

322

hướng  2,1%.  Điều  này  giống  với  Phan  H.  A. 
2013(24),  Nakamori  2008(19)  nhưng  khác  với 
Monaco  2004(18)  là  dấu  hiệu  tăng  thấu  quang 
chân  răng  khôn  cao  nhất  50,7%,  còn  Koong 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
2006(15) thì lại cho rằng dấu hiệu có tỉ lệ cao nhất 
là ống thu hẹp 57%.  
Khi so sánh các dấu hiệu liên quan ống hàm 
dưới  với  mức  độ  mọc,  hướng  lệch,  và  khoảng 
mọc răng khôn hàm dưới: nghiên cứu này nhận 

thấy  các  răng  khôn  nằm  càng  thấp  so  với  răng 
cối lớn thứ hai hàm dưới, nhất là mức độ C thì có 
chân răng liên quan với ống hàm  dưới  nhiều  hơn  ở 
mức độ A, B, kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. 
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu(18,31). 
Tương tự, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với 
nhiều nghiên cứu khi kết luận rằng răng ngang, 
nghiêng gần có tỉ lệ liên quan chân răng và ống 
hàm  dưới  cao  hơn  nhiều  so  với  nhóm  răng 
thẳng, nghiêng xa(17,18). 
Tóm  lại,  từ  những  kết  quả  trên,  chúng  tôi 
nhận  thấy  tình  trạng  mọc,  hướng  lệch,  khoảng 
mọc  răng  là  những  đặc  điểm  có  tính  chất  hỗ 
tương với nhau, nghĩa là nếu răng mọc ở mức B, 
C; thiếu khoảng trống thì thường không mọc lên 
được(5).  Về  mặt  lý  luận,  răng  khôn  nằm  càng 
thấp thì sẽ càng gần ống hàm dưới. Vì nếu xét về 
mặt giải phẫu học, ống hàm dưới là một cấu trúc 
chạy  ở  trung  tâm  vùng  cành  đứng  và  cành 
ngang  xương  hàm  dưới,  hơi  uốn  ở  vùng  góc 
hàm vì vậy mức độ mọc càng thấp thì khả năng 
tiếp  xúc  với  ống  hàm  dưới  này  càng  cao.  Theo 
Loescher  2003,  những  răng  có  hướng  nằm 
ngang, lệch gần và răng ngầm hoàn toàn có khả 
năng tiếp xúc với ống hàm dưới nhiều hơn(17). 

Sự khác biệt theo vị trí, giới tính 
Khi khảo sát các dấu hiệu biểu  hiện  sự  liên 
quan  giữa  răng  khôn  và  ống  hàm  dưới  theo  vị 
trí, kết quả cho thấy: không có sự khác biệt có ý 

nghĩa về dấu hiệu này với tỉ lệ có dấu hiệu liên 
quan  ở  bên  trái  là  24%  và  bên  phải  là  29,1%. 
Tương  tự,  nếu  xét  theo  giới,  thì  cũng  không  có 
sự khác biệt có ý nghĩa với tỉ lệ dấu hiệu có liên 
quan ở nam là 23,2% và ở nữ là 29,3%. Kết quả 
trên  tương  tự  với  nghiên  cứu  của  Koong(15), 
Monaco(18).  Khi  xét  mối  liên  quan  thực  sự  giữa 
răng  khôn  hàm  dưới  và  ống  hàm  dưới  cũng 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo 
giới và theo vị trí (p>0,05). 

Răng Hàm Mặt 

Nghiên cứu Y học

Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài 
Về  mặt  lý  luận,  đây  là  nghiên  cứu  về  liên 
quan răng khôn hàm dưới với cấu trúc giải phẫu 
quan trọng xung quanh trên hình ảnh toàn cảnh 
nhằm đưa ra những số liệu cơ bản về răng khôn 
và cấu trúc liên quan ở nhóm tuổi 17 đến 25 cho 
việc chẩn đoán điều trị, là số liệu đầu tiên về mối 
liên  quan  của  răng  khôn  với  các  cấu  trúc  giải 
phẫu xung quanh của người Việt. 
Về  phương  diện  điều  trị,  các  số  đo  góc, 
khoảng  cách  quanh  răng  khôn  hàm  dưới  là  dữ 
liệu  tham  khảo  cho  các  nhà  lâm  sàng  đánh  giá 
mức độ khó nhổ của răng khôn hàm dưới để đề 
ra  kế  hoạch  điều  trị  thích  hợp,  cân  nhắc  giữa 
việc bảo tồn hoặc nhổ răng khôn này. Các mô tả 

về đặc điểm vùng răng khôn này gợi ý và vạch 
đường  cho  những  nghiên  cứu  bổ  sung  nhằm 
ứng  dụng  trong  thực  tiễn  lâm  sàng,  đồng  thời 
làm phong phú thêm các kho tàng hình thái học 
trong nha khoa. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.
8.

9.

Abu Alhaija ESJ,  Albhairan  HM,  and  al  (2010).  ʺMandibular 
third  molar  space  in  different  antero‐posterior  skeletal 
patterns.ʺ, European Journal of Orthodontic, pp.1‐7. 
Andrew CS (1997). ʺInferior alveolar nerve damage following 
removal ofmandibular third molar teeth. A prospective study 
using  panoramic  radiography.ʺ,  Aust  Dent  J,  42  (3),  pp.149‐

152. 
Bell  GW  (2004).  ʺUse  of  dental  panoramic  tomographs  to 
predict  the  relation  between  mandibular  third  molar  teeth 
and  the  inferior  alveolar  nerve.  Radiological  and  surgical 
findings,  and  clinical  outcome.ʺ,  Br  J  Oral  Maxillofac  Surg., 
42(1) (21‐27). 
Böhm  B  and  Hirschfelder  U  (2000).  ʺLocalization  of  Lower 
Right  Molars  in  a  Panoramic  Radiograph,  Lateral 
Cephalogram  and  Dental  CTʺ,  J  Orofac  Orthop/Fortschr 
Kieferorthop, 61, pp.237‐45. 
Costa  FWG,  Fontenele  EHL,  Bezerra  TPB,  et  al  (2013). 
ʺCorrelation  between  radiographic  signs  of  third  molar 
proximity  with  inferior  alveolar  nerve  and  postoperative 
occurrence of neurosensory disorders. A prospective, double‐
blind study.ʺ, Acta Cirúrgica Brasileira, 28 (3), pp.221‐227. 
Chu  FCS,  Li  TKL,  Lui  VKB,  et  al  (2003.ʺPrevalence  of 
impacted  teeth  and  associated  pathologies—a  radiographic 
study of the Hong Kong Chinese populationʺ, Hong Kong Med 
J, 9, pp.158‐63. 
Demirjian  A,  Goldstein  H,  and  Tanner  JM  (1973).  ʺA  new 
system of dental age assessmentʺ, Hum Biol, 45(2), pp.211‐227. 
Eduardo  MV  and  Paula  AV  (2011.ʺStudy  of  position  and 
eruption  of  lower  third  molars  in  adolescents.ʺ,  RSBO,  8(4), 
pp.390‐7. 
Ganss C, Hochban W, Kielbassa AM, and Umstadt HE (1993). 

323


Nghiên cứu Y học 


10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

324

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

ʺPrognosis of third molar eruption.ʺ, Oral Surg Oral Med Oral 

Pathol Oral Radiol Endod 1993, 76, pp.688‐93. 
Gomes  ACA  (2008).  ʺSensitivity  and  Specificity  of 
Pantomography  to  Predict  Inferior  Alveolar  Nerve  Damage 
During  Extraction  of  Impacted  Lower  Third  Molars.ʺ,  J Oral 
Maxillofac Surg, 66, pp.256‐259. 
Gupta  S,  Bhowate  RR,  Nigam  N,  and  Saxena  S  (2011). 
ʺEvaluation  of  Impacted  Mandibular  Third  Molars  by 
Panoramic Radiographyʺ, ISRN Dentistry, 2011, pp.1‐8. 
Haavikko  K,  Altonen  M,  and  Mattila  K  (1978).  ʺPredicting 
angulation  development  and  eruption  of  the  lower  third 
molar.ʺ, 48(1), pp.39‐48. 
Hattab FN, Abu Alhaija ESJ, and Irbid (1999). ʺRadiographic 
evaluation of manbular third molar eruption.ʺ, Oral Surg Oral 
Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 1999, 88, pp.285‐91. 
Kahl  B,  Gerlach  KL,  and  Hilgers  RD  (1994).  ʺA  long‐term, 
follow‐up,  radioghaphic  evaluation  of  asymptomatic 
impacted  third  molars  in  orthodontically  treated  patients.ʺ, 
Int. J. Oral Maxillofac. Surg., 23, pp.279‐285. 
Koong  B,  Pharoah  MJ,  Bulsara  M,  and  Tennant  M  (2006). 
ʺMethods of determining the  relationship  of  the  mandibular 
canal  and  third  molars:  a  survey  of  Australian  oral  and 
maxillofacial  surgeons.ʺ,  Australian  Dental  Journal 
2006;51:(1):64‐68, 51 (1), pp.64‐68. 
Kruger  E,  Thomson  WM,  Comdent  M,  and  Konthasighe  P 
(2001).  ʺThird  molar  outcomes  from  age  18  to  26:  Findings 
from  a  population‐based  New  Zealand  longitudinal  study.ʺ, 
Oral Surg Oral Med Oral Pathol 92, pp.150‐5. 
Loescher  AR,  Smith  KG,  and  Robinson  PP  (2003).  ʺNerve 
damage  and  third  molar  removal.ʺ,  Dent  Update  30,  pp.375‐
382. 

Monaco  G,  Montevecchi  M,  Bonetti  GA,  et  al  (2004). 
ʺReliability  of  panoramic  radiography  in  evaluating  the 
topographic  relationship  between  the  mandibular  canal  and 
impacted third molars.ʺ, JADA, 135, pp.312‐318. 
Nakamori K (2008). ʺClinical Assessment of the Relationship 
Between  the  Third  Molar  and  the  Inferior  Alveolar  Canal 
Using  Panoramic  Images  ang  Computed  Tomography.ʺ,  J 
Oral Maxillofac Surg, 66, pp.2308‐2313. 
Nedeljković  N,  Stamenković  Z,  Tatić  Z,  and  Racic  A  (2006). 
ʺPossibilty  of  the  lower  third  molar  eruption‐‐radiographic 
analysis.ʺ, Vojnosanit Pregl. 2006 Feb, 63(2), pp.159‐62. 
Nguyễn Thị Bích Lý (2011). ʺXác định tuổi sinh học của người 
Việt qua nghiên cứu sự hình thành mô cứng của bộ răng vĩnh 
 

viễn  trong  giai  đoạn  từ  7‐24  tuổi.ʺ, Luận văn tiến sĩ khoa học, 
Khoa  Răng  Hàm  Mặt,  Đại  học  y  dược  Thành  phố  Hồ  Chí 
Minh.  
Olive  R  and  Basford  K  (1981).  ʺReliability  and  validity  of 
lower  third  molar  space‐assessment  techniques.ʺ,  Am.  J. 
Orthod., 79(1), pp.45‐53. 
Pell  GJ  and  Gregory  BT  (1933).  ʺImpacted  mandibular  third 
molars:  classification  and  modified  techniques  for  removalʺ, 
Dent Digest, 39, pp.330 ‐ 338. 
Phan  Huỳnh  An  (2013).  ʺXác  định  mối  liên  quan  giữa  chân 
răng  khôn  và  ống  thần  kinh  răng  dưới  đối  chiếu  trên  phim 
toàn cảnh và phim cone beam CTʺ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ 
nội trú, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học y dược Thành phố Hồ 
Chí Minh.  
Qamruddin  I,  Qayyum  W,  Haider  SM,  et  al.  (2012). 

ʺDifferences  in  various  measurements  on  panoramic 
radiograph among erupted and impacted lower third  molar 
groupsʺ, JPMA, 62(9), pp.883‐887.  
Renton  T,  Smeeton  N,  and  McGurk  M  (2001).  ʺFactors 
predictive  of  difficulty  of  mandibular  third  molar  surgeryʺ, 
British Dental Journal 190, pp.607‐610.  
Rood JP and Shehab B (1990). ʺThe radiological prediction of 
inferior alveolar nerve injury during third molar surgery.ʺ, Br 
J Oral Maxillofac Surg., 28, pp.20‐25.  
Sandhu S and Kaur T (2005), ʺRadiographic evaluation of the 
status  of  third  molars  in  the  Asian‐Indian  studentsʺ,  J  Oral 
Maxillofac Surg, 63 (5), pp.640‐5. 
Sebbar M and Bourzgui F (2011). ʺPredictive factors of third 
molar eruption.ʺ, Rev Stomatol Chir Maxillofac. 2011 Jul 11.  
Szalma  J  (2010).  ʺThe  prognostic  value  of  panoramic 
radiography  of  inferior  alveolar  nerve  damage  after 
mandibular  third  molar  removal:  retrospective  study  of  400 
cases.ʺ, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 109, 
pp.294‐302.  
Uthman AT (2007). ʺRetromolar space analysis in relation to 
selected  linear  and  angular  measurements  for  an  Iraqi 
sample.ʺ,  Oral  Surg  Oral  Med  Oral  Pathol  Oral  Radiol  Endod 
2007, 104, pp.e76‐e82. 

22.

23.

24.


25.

26.

27.

28.

29.
30.

31.

 

Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/12/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 



×