Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tế bào gan (HCC) tại khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.64 KB, 3 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ
TẾ BÀO GAN (HCC) TẠI KHOA NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Lê Hữu Phước*, Bành Vũ Điền*

TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư gan nguyên phát (HCC) là một loại ung thư phổ biến hàng thứ 5 trên thế giới. Tỉ lệ bệnh
nhân HCC đặc biệt cao ở vùng đông nam Á. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ 2 ở nam giới. Viêm gan
siêu vi B,C… được xem là những yếu tố nguy cơ chính của HCC
Mục tiêu: Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong những bệnh nhân HCC tại BVCR
Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân HCC nhập tại khoa Viêm Gan từ 5/2009-5/2010 được ghi
nhận triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng. Ung thư gan được chẩn đoán dựa vào kết quả mô học hoặc kết
hợp siêu âm bụng, CT bụng có cản quang và AFP
Kết quả: Tổng cộng có 30 bệnh nhân, 28 nam (93,3%). Hầu hết bệnh nhân ở độ tuổi 40-60(80%). Đau
vùng hạ sườn (P) và nôn-buồn nôn là triệu chứng thường gặp nhất (53,3%),vàng da gặp trong 10% các trường
hợp. 16 bệnh nhân (53,3) có HBsAg (+), 07 bệnh nhân (23,3%) có Anti HCV (+), 01 bệnh nhân (3,3%) có cả
HBsAg (+) và Anti HCV (+),
Kết luận: Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, Ung thư gan nguyên phát thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40-60. Đau
hạ sườn (P) và nôn-buồn nôn là triệu chứng thường gặp nhất. Tỉ lệ bệnh nhân có HBsAg (+) là 53,3%, Anti
HCV (+) là 23,3%, và có cả hai marker trên là 3,3%.
Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, virus Viêm gan B, virus Viên gan C.

SUMMARY
CLINICAL & SEROLOGICAL CHARACTERISTIC HCC PATIENTS IN RESEARCH & TREATMENT OF
VIRAL HEPATITIS DEPARTMENT
Le Huu Phuoc, Banh Vu Dien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 570 - 572
Introduction: Hepatocellular (HCC) is currently the fifth most common cancer worldwide.The incidence is


significantly higher in Southeast Asia. In Viet Nam, HCC is the second common cancer in men. Viral hepatitis B,
C are considered as the risk factor of HCC.
Aims of study: To study the clinical and serological characteristics of patients with hepatocellular
carcinoma at Cho Ray hospital.
Objects and methods: The database of hepatocellular carcinoma patients who were examined completely
for clinical and serological examinations on may 2009-may 2010 were reviewed. There were 30 patients.
Diagnosis of HCC is based on histopathological criteria or combination of imaging studies and serum of alpha
fetoprotein level.
Results: There were 30 patients identified as primary HCC, 93.3% were male. Most of patients (80%)
were between 40-60 years old. Abdominal pain and vomiting were the most common symtoms (53.3%),
* Khoa Nghiên cứu & Điều trị Viêm gan Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Lê Hữu Phước,

570

ĐT: 0913.792.220

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

jaundice was 10%. Hepatitis B surface antigen (HBsAg) positive in serum was detected in 16 of the 30
(53.3%) cases, antibody to hepatitis C virus was detected in 07 of the 30 (23.3%), hepatitis B and C coinfection was seen only 1 case (3.3%).
Conclusion: In our hospital, HCC is predominantly male, most of patients were between age 40-60 years
old. Pain and vomiting were the main symptoms. 53.3% were HBsAg (+) and 23.3% antiHCV(+), hepatitis B

and C co-infection was seen only 01 case (3.3%).
Key word: HCC, HBV, HCV.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát (HCC) là loại ung
thư đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Tỉ lệ bệnh
nhân HCC đặc biệt cao ở vùng Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, ung thư gan nguyên phát đứng
hàng thứ 2 ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến HCC như: độc tố (aflatoxin), rượu, virút
viêm gan B, C. Hiện nay virút viêm gan B, C
được xem như là yếu tố nguy cơ hàng đầu đưa
đến xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Diễn tiến của bệnh viên gan siêu vi B,C
thường âm thầm, không triệu chứng cho đến khi
biến chứng xơ gan, ung thư gan. Triệu chứng
lâm sàng của HCC rất mơ hồ, dễ lầm lẫn với
một số bệnh ly đường tiêu hoá khác. Do đó bệnh
nhân thường đến bệnh viện giai đoạn trể, rất
khó khăn trong việc điều trị. Tỉ lệ bệnh nhân
viêm gan B, C biến chứng HCC cũng khác nhau.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Ung thư gan được xác định:
- Qua giải phẫu bệnh, hoặc:
- AFP > 400ng/ml (hoặcAFP>100ng/ml
HBsAg(+), Anti HCV(+) với hình ảnh ung thư
gan điển hình trên siêu âm, CT bụng có
cản quang.


Tiêu chuẩn loại trừ
-Bệnh nhân câm điếc, bệnh tâm thần.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và
giới tính
Đặc điểm

N(%)

Giới tính
Nam

28(93,3%)

Nữ

02(6,7%)

Tuổi

Nam

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục tiêu

30-39
40-49

1/ Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận

lâm sàng thường gặp của HCC.
2/ Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân HCC có dấu ấn
virút viêm gan B,C.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 5/2009 đến 5/2010, tại Khoa Nghiên Cứu
và Điều Trị Viêm Gan –Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đối tượng nghiên cứu
30 bệnh nhân được chẩn đoán HCC, điều trị
tại khoa Viêm Gan –Bệnh viện Chợ Rẫy.

Phương pháp nghiên cứu
Theo nghiên cứu mô tả, cắt ngang.

Nữ

Cộng

05(16,6%)

00(0%)

05(16,6%)

13(43,3%)

02(6,7%)


15(50%)

50-59

06(20%)

00(0%)

06(20%)

60-69

03(10%)

00(0%)

03(10%)

>70

01(3,3)

00(0%)

01(3,3)

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ,
tuổi thường gặp 40-49 tuổi (chiếm 50%).
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng nhóm Bn nghiên cứu
Triệu chứng cơ

năng
Đau HSP
Buồn nôn,khó tiêu
Sốt
Ttriệu chứng khác

Triệu chứng
N(%)
thực thể
16(53,3%)
Sut cân
02(6,7%)
06(20%) Vàng da,mắt 03(10%)
02(6,7%)
Gan to
01(3,3%)
02(6,7%)
Lách to
01(3,3%)
N(%)

Nhận xét: Đau HSP (53,3%), buồn nôn-khó
tiêu (20%), vàng da-mắt (10%) là những triệu
chứng hay gặp trong ung thư gan nguyên phát.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011

571



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Bảng3: Đặc điểm Marker viêm gan
Marker viêm gan
HBsAg
Anti HCV
Cả 2 marker trên

Số lượng
16
07
01

Tỉ lệ(%)
53,3
23,3
3,3

Nhận xét: Đa số bệnh nhân ung thư gan có
kèm theo viêm gan B, C. Trong đó số bệnh
nhân HBsAg(+) tương đối cao (53,3%), kế đến
Anti HCV(+) chiếm 23,3% và có cả hai marker
trên là 3,3%.

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu có kiểm chứng lớn nhất
nguy cơ ung thư gan nguyên phát ở nam giới
mang mầm bệnh viêm gan B có tỷ lệ ung thư

gan nguyên phát hàng năm là 0,5%, tỷ lệ này
tăng theo tuổi và ở lứa tuổi 70 là 1%, ung thư
gan trên bệnh nhân đã có xơ gan là 2,5%, trong
những đối tượng có mang mầm bệnh viêm gan
B tỷ lệ này vượt quá 0,2% ở lứa tuổi trên 40. Do
vậy, ở Châu Á lứa tuổi 40 được chọn là lứa tuổi
bắt đầu tầm soát ung thư gan ở nam giới. Trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận tuổi
mắc bệnh ung thư gan nguyên phát thường gặp
là 40-60 tuổi (80%), cao nhất 72 tuổi và thấp nhất
là 32 tuổi. Nam nhiều hơn nữ (93,3% và 6,7%.
Nguyên nhân sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa
nam và nữ phải chăng do sự lạm dụng rượu, bia
của nam giới, là yếu tố thúc đẩy đưa đến xơ gan
và ung thư gan. Trong số các bệnh nhân có
marker B, C-hầu hết họ không biết mình mang

572

mầm bệnh trước đây. Như vậy một lượng lớn
bệnh nhân trong nghiên cứu này bị nhiễm virus
B, C nhưng không được quan tâm theo dõi. Phải
chăng đây là lý do khiến tỉ lệ ung thư gan tại
Việt Nam được phát hiện nhiều trong những
năm gần đây?
-Trong nghiên cứu, 6 bệnh nhân (53,3%) có
HBsAg(+); 07 bệnh nhân (23,3%) AntiHCV(+), 01
bệnh nhân (3,3%) có cả hai dấu ấn trên.

KẾT LUẬN

Ung thư gan nguyên phát thường gặp ở
nam giới, tuổi từ 40-60 (80%). Đau HSP hay
thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất
(53,3%). Vàng da gặp trong 10% các trường hợp.
Tỉ lệ bệnh nhân có HBsAg (+) là 53,3%, Anti
HCV(+) 23,3%, có cả hai dấu ấn trên là 3,3%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

5.
6.

Blonski W, Rajender KR (2008) Hepatitis C virus infection and
hepatocellular carcinoma. Clinics in liver disease 2008, Vol.12,
No 3,P 661-671.
Bruix J., Sherman M. Management of hepatocellua carcinoma.
Hepatology 2005;42:1208-1236
Hà Văn Mạo (2007): Những điều cần biết hiện nay về ung thư
gan nguyên phát.Tạp chí gan mật việt nam số 1, , trang 11-13.
Llovet JM, Bruix J (2008). Novel advancements in the
management of hepatocellular carcinoma in. Journal of
Hepatology, Vol.48, No. 1, P 20-33
Llovet JM, Burroughs A, Bruix J.Hepatocellular
carcinoma.Lancet 2003; 362: 1907-1917.
Sherman M (2004). Pathogenesis and screening for

hepatocellular carcinoma.Clinics in liver disease 2004, Vol.8,
No.2, 419-438.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011



×