Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính có dị hình cuốn mũi dưới bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Quân y 103 từ 8-2010 đến 8-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.96 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
CÓ DỊ HÌNH CUỐN MŨI DƢỚI BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TỪ 8 - 2010 ĐẾN 8 - 2013
Vũ Văn Minh*; Ngô Thị Thu Hoa*
TÓM TẮT
Dị hình hốc mũi là một trong những nguyên nhân viêm mũi xoang (VMX). Trong phẫu thuật
nội soi (PTNS) mũi xoang, nếu không xử trí đúng sẽ dẫn tới tỷ lệ tái phát cao. Nghiên cứu 53
bệnh nhân (BN) VMX mạn tính có cuốn dưới quá phát nhằm đánh giá kết quả điều trị bằng
phương pháp chỉnh hình cuốn dưới qua nội soi tại Bệnh viện 103 từ 8 - 2010 đến 8 - 2013,
chúng tôi nhận thấy: ngạt tắc mũi: 96,23%, chảy dịch mũi: 90,57%, đau đầu: 69,81%. Kết quả
điều trị sau phẫu thuật: 93,34% ngạt tắc mũi giảm hoặc hết.
* Từ khóa: Viêm mũi xoang; Dị hình; Phẫu thuật nội soi.

Evaluation of treatment results of chronic
sinusitis WITH MALFORation rhinitis BY endoscopic
sinus surgery AT 103 HOSPITAL FROM 8 - 2010 TO 8 - 2013
Summary
Malformation of structures in nasal cavity is one of causes of sinusitis. If the treatment is in a
wrong way during functional endoscopic sinus surgery, this may increase the post-operative
recurrent rate. Research on 53 patients with hypertropic rhinitis aimed at evaluating the result of
treatment of hypertropic rhinitis by submucous resection of inferior turbinal bone method
through endoscopic at 103 Hospital from 8 - 2010 to 8 - 2013, the results showed that nasal
blockage: 96.23%, nasal discharge: 90.57, headache: 69.81%. Treatment result after operation:
93.34% of patients had no nasal blockage.
* Key words: Sinusitis; Malformation; Endoscopic surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh VMX mạn tính ở Việt Nam chiếm
5% dân số [2], do nhiều nguyên nhân gây


ra. Dị hình hốc mũi là một trong những
nguyên nhân gây bệnh, ảnh hưởng tới chức
năng thông khí và dẫn lưu của mũi
xoang, trong đó, dị hình cuốn mũi
dưới chiếm

22,02% [2]. Vì vậy, việc điều trị bệnh VMX
mạn tính cần kết hợp với xử trí dị hình
hốc mũi. Ngày nay, với sự phát triển của
PTNS mũi xoang, phương pháp chỉnh
hình cuốn mũi dưới qua nội soi được áp
dụng rộng rãi và mang lại kết quả khả
quan. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này
nhằm:

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Minh ()
Ngày nhận bài: 15/11/2013: Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/02/2014

159


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng bệnh VMX mạn tính có dị hình cuốn
mũi dưới.
- Kết quả điều trị bệnh VMX mạn tính có
dị hình cuốn mũi dưới bằng PTNS mũi
xoang.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
53 BN chẩn đoán VMX mạn tính, có dị
hình cuốn mũi dưới được PTNS mũi
xoang tại Bệnh viện Quân y 103 từ 8 2010 đến 8 - 2013.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN được chẩn đoán VMX mạn tính
có dị hình cuốn mũi dưới.
- Khám nội soi có viêm xoang và dị
hình cuốn mũi dưới.
- BN được PTNS mũi xoang, chụp
phim Blondeaux, Hirtz hoặc chụp cắt lớp
vi tính (CLVT).
- BN được theo dõi khám định kỳ bằng
nội soi và đồng ý nghiên cứu.

+ Cắt bán phần cuốn dưới: áp dụng
cho BN quá phát toàn bộ cuốn dưới.
+ Cắt đầu hoặc đuôi cuốn: áp dụng cho
BN quá phát ở đầu hoặc đuôi cuốn dưới.
+ Bẻ cuốn dưới ra ngoài: áp dụng cho
BN cuốn dưới cong ngược vào trong.
- Khám nội soi đánh giá kết quả sau
mổ, hẹn BN khám lại sau 1 - 3 tháng.
+ Tốt: hố mổ sạch, niêm mạc hồng
đều, ngách mũi và các lỗ thông xoang
thông thoáng, dẫn lưu tốt.
+ Khá: hố mổ có ít dịch nhày, niêm
mạc hồng nhạt, có ít mạch máu, ngách

mũi thông thoáng, không bị dính.
+ Trung bình: hố mổ có dịch nhày mủ,
niêm mạc viêm nề, không gây bít tắc lỗ
thông mũi xoang.
+ Kém: hốc mũi có nhiều mủ, niêm
mạc thoái hóa, viêm dính hoặc gây bít tắc
lỗ thông mũi xoang.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN

* Tiêu chuẩn loại trừ:
BN VMX không có dị hình cuốn mũi
dưới hoặc không đồng ý nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng.
* Các bước tiến hành:
- Khám nội soi hốc mũi trước mổ có
viêm xoang và dị hình cuốn dưới.
- Chụp phim Blondeaux, Hirtz hoặc
chụp CLVT có hình ảnh viêm xoang.
- PTNS mũi xoang: lấy bệnh tích, dẫn
lưu xoang.
- Xử trí dị hình cuốn dưới:

1. Ph©n bè BN theo tuæi vµ giíi.
B¶ng 1:
GIỚI


NAM (%)

NỮ (%)

TỔNG (%)

≤ 20

5 (9,43)

3 (5,66)

8 (15,09)

21 - 60

18 (33,96)

15 (28,31)

33 (62,27)

> 60

7 (13,21)

5 (9,43)

12 (22,64)


Tæng

30 (56,60)

23 (43,40)

53 (100)

TUỔI

Trong nghiên cứu chúng tôi, tuổi nhỏ
nhất 14, lớn nhất 68, tuổi thường gặp từ
21 - 60 (62,27%). Đây là độ tuổi lao động,
vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
161


TP CH Y - DC HC QUN S S 3-2014
sống và năng suất lao động, t-ơng tự với
các nghiên cứu tr-ớc đó [3, 5].

3. Triệu chứng cơ năng.
Ngạt mũi là triệu chứng phổ biến của
bệnh viêm xoang có dị hình cuốn mũi d-ới
(51 BN = 96,23%). Triệu chứng chảy dịch
mũi: 48 BN (90,57%). Triệu chứng đau
đầu (37 BN = 69,81%), th-ờng đau điểm
xuất chiếu của hệ thống xoang. Triệu
chứng giảm hoặc mất ngửi: 25 BN
(47,17%), t-ơng tự với nghiên cứu tr-ớc

đó [1, 2].

2. Tiền sử bệnh.
Tiền sử cơ địa dị ứng gặp nhiều nhất
(18 BN = 33,96%), bệnh nghề nghiệp
(tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất) (22,64%),
BN nhỏ mũi dòng thuốc co mạch kéo
dài gặp 28,31% (15 BN), 8 BN (15,9%)
nghiện thuốc lá. Nh- vậy, có thể thấy nếu
đ-ợc khám, t- vấn và điều trị kịp thời có
thể giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi quá
phát.
4. Triệu chứng nội soi mũi xoang.
Bảng 2:
D HèNH
CUN
DI

D HèNH
CUN
GIA

POLíP

D HèNH
MM MểC

S BN

53


22

15

21

17

11

27

T l %

100

41,51

28,30

39,62

32,07

20,75

50,94

TRIU CHNG

S LNG

D HèNH
D HèNH
BểNG SNG VCH NGN

M KHE
GIA

Dị hình cuốn d-ới gặp 100% BN, đây chính là tiêu chuẩn lựa chọn của đề tài nghiên
cứu, các dị hình cuốn d-ới th-ờng gặp là: quá phát cuốn d-ới, cong ng-ợc vào trong.
Ngoài ra, các dị hình khác của hốc mũi trong viêm xoang cần phải xử trí trong phẫu thuật.
5. Hình ảnh X quang.
Bảng 3:
MC
X QUANG

BèNH THNG (%)

M NH (%)

M TON B (%)

TNG (%)

X quang hm

5 (9,43)

15 (28,30)


33 (62,27)

53 (100)

Sng trc

3 (5,66)

22 (41,51)

28 (52,83)

53 (100)

Sng sau

12 (22,64)

26 (49,06)

15 (28,30)

53 (100)

Xoang bm

33 (62,27)

15 (28,30)


5 (9,43)

53 (100)

Xoang trỏn

31 (58,49)

18 (33,96)

4 (7,55)

53 (100)

162


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
Tất cả BN đều được chụp X quang với
2 tư thế Blondeaux và Hirtz hoặc chụp
CLVT. Trong nghiên cứu chúng tôi, tất cả
BN VMX mạn tính đều có tổn thương trên
phim X quang, trong đó, tổn thương nhiều
nhất là nhóm xoang hàm và xoang sàng
trước. Điều này chứng tỏ dị hình hốc mũi
gây bít tắc phức hệ lỗ - ngách gây viêm
xoang.
6. Phƣơng pháp phẫu thuật.
Mở hàm sàng trước: 26 BN (49,06%);

mở sàng hàm toàn bộ: 22 BN (41,51%);
mở sàng hàm trán bướm: 5 BN (9,43%).
Trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, tùy
vào tổn thương mà chọn phương pháp
mổ phù hợp, với nguyên tắc bảo tồn tối đa
tổ chức lành, chỉ lấy bỏ niêm mạc thoái
hóa, polýp và các dị hình hốc mũi, đảm
bảo chức năng thông khí và dẫn lưu của
mũi xoang. Kết quả này tương tự nghiên
cứu của Nguyễn Tấn Phong [2].
7. Phƣơng pháp chỉnh hình cuốn
dƣới.
Cắt bán phần: 17 BN (32,07%); cắt đầu
cuốn: 11 BN (20,75%); cắt đuôi cuốn: 12
BN (22,64%); bẻ cuốn ra ngoài: 13 BN
(24,53%).
Tùy theo mức độ dị hình cuốn mũi dưới
mà sử dụng phương pháp cắt bán phần
từ trước ra sau hoặc chỉ cần cắt đầu hoặc
đuôi cuốn. Chúng tôi sử dụng phương
pháp bẻ toàn bộ cuốn dưới ngoài áp dụng
cho BN cuốn dưới cong ngược vào trong.
8. Kết quả phẫu thuật.
Tốt: 20 BN (33,96%); khá: 18 BN
(37,74%); trung bình: 12 BN (22,64%);
kém: 3 BN (5,66 %).
Việc kết hợp PTNS mũi xoang với chỉnh
hình cuốn dưới trong điều trị VMX mạn
tính có dị hình cuốn mũi dưới đã mang lại
kết quả khả quan. Tỷ lệ tốt và khá sau mổ

đạt 71,70%. Với những BN này, chỉ cần
rửa nước muối sinh lý hàng ngày. Các BN
có kết quả trung bình, điều trị tích cực nội
khoa sẽ ổn định. BN kết quả kém cần

phẫu thuật lại. Như vậy, tỷ lệ BN giảm
hoặc hết ngạt tắc mũi là 94,34%, tương tự
với những nghiên cứu trước đó [1, 5].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 53 BN VMX mạn tính
có dị hình cuốn mũi dưới bằng PTNS mũi
xoang tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng
8 - 2010 đến 8 - 2013, chúng tôi rút ra một
số kết luận:
- Tuổi hay gặp từ 21 - 60 (62,27%).
- Tiền sử: bệnh dị ứng, dùng thuốc co
mạch kéo dài, bệnh nghề nghiệp, hút
thuốc lá.
- Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi,
chảy dịch mũi.
- Triệu chứng nội soi: dị hình cuốn
dưới, dị hình cuốn giữa, dị hình vách
ngăn, polýp, mủ khe giữa.
- X quang: mờ xoang hàm, xoang sàng
trước chiếm tỷ lệ cao.
- Phương pháp chỉnh hình cuốn mũi
dưới: cắt bán phần, cắt đầu cuốn, cắt đuôi
cuốn, bẻ cuốn ra ngoài,
- Kết quả phẫu thuật: tốt 33,96%, khá
37,74%, trung bình 22,64%, kém 5,66%.

- Đề xuất: trong PTNS mũi xoang xử lý
tốt dị hình hốc mũi sẽ giảm được tỷ lệ tái
phát sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Anh Hòa. Phẫu thuật nội soi
chỉnh hình cuốn dưới. Luận văn Chuyên
khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội. 2006.

2. Nguyễn Tấn Phong. Nội soi chỉnh
hình cuốn dưới. Kỷ yếu các đề tài khoa
học. Hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc.
1999.
3. Nguyễn Thêm và CS. Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả
điều trị viêm mũi quá phát bằng phẫu
thuật cắt xương cuốn dưới dưới niêm mạc
qua nội soi. Nội san Hội nghị Khoa học
toàn quốc. 2012.
4. Jenny Montgomery, Hafiz Sadiq et
al. Long-term follow-up of children after
69


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
submucosal diathemy to the inferior
turbinate for rhinitis. International Journal
of Pediatric Otorhinolaryngology. 2011.
5. Jhon Mathai. Inferior turnbinectomy
for nasal obstruction review of 75 cases.
Indian Journal of Otolaryngology and

Head and Neck Surgery. 2008.

70



×