Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu thấp bằng phẫu thuật cuộn ống tại chỗ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.64 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU THẤP BẰNG PHẪU THUẬT
CUỘN ỐNG TẠI CHỖ Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA
Lê Thương*, Nguyễn Thanh Tồn*, Phan Hữu Nhân*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu thấp bằng phương pháp Duplay và Snodgrass tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Khánh Hòa.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 38 bệnh nhi lỗ tiểu thấp được điều trị
trong khoảng thời gian 3/2010 đến tháng 5/2011 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả: Trong 38 trường hợp điều trị lỗ tiểu thấp có 24 trường hợp phẫu thuật theo Duplay, 14 trường
hợp theo Snodgrass. Tỉ lệ thành công là 65,7%, biến chứng nhiễm trùng bung vết mổ 3 trường hợp chiếm 7,8%,
dò niệu đạo 10 trường hợp chiếm 26,3%
Kết luận: Phẫu thuật cuốn ống tại chỗ theo Duplay và Snodgrass đơn giản, dễ thực hiện. Kỹ thuật này có
thể sử dụng cho những trung tâm không chuyên khoa.
Từ khóa: Lỗ tiểu thấp, duplay, snodgrass.

ABSTRACT
THE AUTHOR PRESENTS THE INITIAL RESULT OF THE HYPOSPADIAS REPAIR
AT A PROVINCE GENERAL HOSPITAL
Le Thuong, Nguyen Thanh Ton, Phan Huu Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 138 - 141
Objectives: To evaluate the results of Snodgrass and Duplay technique at Khanh Hoa general hospital.
Methods: One retrospective study was performed at Khanh Hoa general hospital from 3/2010 to 5/ 2011.
Results: There were 38 patients underwent hypospadias repair. Good outcome rate was 65.7%. The
complication of fistula rate was 26.3% and dehiscence was 7.8%.
Conclusion: Duplay’s or Snodgrass’s techniques provide a good result for hypospadias repair, moreover
these techniques are easy so they could be performed in a provincial hospital


Key words: Hypospadias, duplay, snodgrass.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lỗ tiểu thấp là dị tật bẩm sinh dương vật
thường gặp, với tần suất 1/300 trẻ nam sinh
sống(2,12). Bệnh lý này ảnh hưởng tâm lý rất lớn
cho chính bản thân trẻ và là mối quan tâm lo
lắng của gia đình. Việc điều trị sớm sẽ có kết quả
tốt và giúp trẻ sớm ổn định tâm lý yên tâm học
hành(4).
Điều trị bệnh lý lỗ tiểu thấp đòi hỏi phẫu

thuật viên chuyên về ngoại nhi, gây mê hồi sức
nhi và trang bị kim chỉ phẫu thuật nhỏ 6,0, 7,0,
dụng cụ vi phẫu(11). Hiện nay tại Bệnh viện Đa
Khoa tỉnh Khánh Hòa chúng tôi cũng đã triển
khai phẫu thuật tạo hình niệu đạo để điều trị
bệnh lý này.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả
bước đầu điều trị lỗ tiểu thấp theo phương pháp
Duplay và Snodgrass tại Bệnh viện Đa Khoa

* Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thanh Tồn

138

ĐT: 0905656940,

Email:


Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

tỉnh Khánh Hòa.

SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Những trường hợp được chẩn đoán lỗ tiểu
thấp nhập viện mổ trong khoảng thời gian từ
tháng 3/2010 đến tháng 5/2011 tại Bệnh viện Đa
Khoa tỉnh Khánh Hòa.

Kỹ thuật
Chúng tôi áp dụng chủ yếu theo 2 phương
pháp Duplay và Snodgrass. Duplay cho những
trường hợp quy đầu dẹt, rộng. Snodgrass cho
quy đầu nhỏ, sàn niệu đạo hẹp(3,10).
Đường rạch quanh thân dương vật, cách
khấc quy đầu 5 mm.
Rạch 2 đường song song 2 bên sàn niệu đạo
từ đỉnh quy đầu vòng qua lỗ sáo.

Hình 2: Tạo ống niệu đạo mới
Phẫu thuật lấy Dartos từ da thân dương vật
chuyển xuống phủ niệu đạo mới.

Trường hợp mổ lại lấy dartos bìu phủ lên
niệu đạo mới. Dartos bìu được lấy từ đường
rạch dọc giữa bìu.

Phẫu tích tách dartos và da dương vật ra
khỏi thân dương vật.
Nếu quy đầu nhỏ, niệu đạo hẹp sẽ tiếp tục
rạch đường dọc giữa từ lỗ sáo đến gần đỉnh
quy đầu.

Hình 3: Phẫu thuât lấy Dartos bìu
- Khâu da.
- Băng ép và cố định thông tiểu.

Hình 1: Đường rạch giữa niệu đạo trong kỹ thuật
Snodgrass
- Tạo hình niệu đạo mới: Tách mép vạt da ở
hai bên rãnh niệu đạo khỏi tổ chức dưới da và
khâu lại với nhau trên nòng thông tiểu để tạo
ống niệu đạo.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Hình 4: Băng ép và cố định thông tiểu

139


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Điều trị sau mổ
- Kháng sinh Cefuroxim 100 mg/kg 3 ngày
đầu tiên sau đó chuyển sang uống.
- Giảm đau Acetaminophen 50 mg/kg uống.
- Thay băng sau 2 - 4 ngày tùy theo tình
trạng băng ướt, thấm máu hay không.
- Rút thông tiểu sau 7- 12 ngày.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau mổ(6,10). Có 2
mức độ:
Tốt:
Dương vật thẳng khi cương, không đau.
Vị trí lỗ tiểu ở đỉnh qui đầu.
Niệu đạo mới không hẹp: trẻ tiểu mạnh, tia
tiểu lớn.
Dương vật có hình dáng bình thường, da
phân phối đều, sẹo không co rút
Xấu:
Dò niệu đạo, hẹp niệu đạo, vết mổ hở hoàn
toàn cần phải xử lý băng phẫu thuật.

KẾT QUẢ
Có 38 trường hợp lỗ tiểu thấp đã được phẫu
thuật. Trong đó 20 trường hợp lỗ tiểu thấp thể
giữa, 18 lỗ tiểu thấp thể sau. Có 24 trường hợp
phẫu thuật theo Duplay và 14 trường hợp phẫu
thuật theo Snodgrass.
Gồm có 26 trường hợp phẫu thuật lần đầu,
05 trường hợp phẫu thuật lại, 04 trường hợp

phẫu thuật thì I và 03 trường phẫu thuật thì II.
Tuổi từ 9 tháng tuổi đến 27 tuổi.

Biến chứng sau mổ
Nhiễm trùng
Trong số 38 bệnh nhi chúng tôi có 3 trường
hợp bị nhiễm khuẩn bung vết mổ, chiếm tỉ lệ
7,8%, trong đó 1 trường hợp là phẫu thuật thì II
và 2 trường hợp phẫu thuật lại.
Nguyên nhân có thể là: Các tổ chức bầm
dập, máu tụ dưới da, dò nước tiểu, tổ chức mô
sẹo xơ nuôi dưỡng kém ở những trường hợp
mổ lại, nguyên tắc vô trùng trong mổ không
được đảm bảo…

140

Tắc thông tiểu
Có 2 trường hợp nghẹt thông tiểu, do máu
chảy ngược vào niệu đạo lúc phẫu thuật gây tắc
thông tiểu, chúng tôi phát hiện kịp thời và xử trí
đơn giản bằng cách bơm rửa thông tiểu bằng
nước muối sinh lý.
Chúng tôi không có trường hợp nào chảy
máu sau mổ, hay tụ máu bìu.

Dò niệu đạo
Tỉ lệ dò niệu đạo chung của chúng tôi 10/38
trường hợp, chiếm 26,3%. Trong đó có 7/26
trường hợp phẫu thuật lần đầu (chiếm 26,9%),

phẫu thuật lại là 2/5 trường hợp (chiếm 40%),
phẫu thuật thì II có 1/3 trường hợp (chiếm
33,3%). Trong 10 trường hợp này có 5 trường
hợp dò niệu đạo kèm hẹp niệu đạo sau mổ nên
đã hẹn tái khám và nong niệu đạo sau đó tự
lành, còn lại 5 trường hợp phải mổ vá dò.

BÀN LUẬN
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tạo hình
niệu đạo, việc lựa chọn phương pháp nào tùy
thuộc vào vị trí lỗ tiểu ban đầu, hình dáng qui
đầu, và sở trường của phẫu thuật viên. Riêng tại
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi
áp dụng chủ yếu 2 phương pháp đó là Duplay
và Snodgrass. Phương pháp này ưu điểm: Kỹ
thuật tương đối đơn giản và do sử dụng sàn
niệu đạo để cuộn ống nên hạn chế xoay dương
vật sau mổ.
Baskin và cộng sự cho rằng: Ở sàn niệu đạo
lỗ tiểu thấp có hệ thống mạch máu phong phú
và sự phân bố này lan rộng đến qui đầu và niệu
đạo dương vật xa(11).
Trong 38 trường hợp của chúng tôi (ngoại
trừ 3 trường hợp mổ thì I có cong dương vật
nặng), còn lại không có trường hợp nào sửa
cong dương vật mà phải cắt sàn niệu đạo nên
chúng tôi mới có thể áp dụng được kỹ thuật
Duplay và Snodgrass. Kết quả bước đầu tỉ lệ
thành công của chúng tôi là 25/38 trường hợp
chiếm 65,7%, so với các báo cáo khác đây là kết

quả tương đối khả quan ở một bệnh viện không
chuyên khoa. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Văn Quang – Bệnh viện Nhi Đồng 2 tỉ lệ thành
công 71%.
Tỉ lệ dò niệu đạo trên bệnh nhân phẫu thuật
lần đầu trong nghiên của của chúng tôi chiếm
26,9% so tác giả Dương Thị Kim Cúc – Bệnh viện
An Giang là 24,2%.
Theo Garrick R. Simmons và cộng sự trong
113 trường hợp mổ lần đầu tỉ lệ dò niệu đạo là
26 trường hợp (chiếm 23%), trên những bệnh
nhân mổ lại tỉ lệ này chiếm tới 35% so với
chúng tôi là 40%(8).
Để được kết quả này là nhờ bệnh viện chúng
tôi có phẫu thuật viên được đào tạo chuyên
khoa ngoại nhi, trang thiết bị thích hợp và đặc
biệt là chúng tôi nhận được sự hỗ trợ đào tạo từ
các chuyên gia về lĩnh vực này. Nhưng do số
liệu còn ít nên chúng tôi cần phải tiến hành
nghiên cứu thêm.

KẾT LUẬN
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã áp
dụng phẫu thuật cuộn ống tại chỗ để điều trị 38
bệnh nhi lỗ tiểu thấp và cho kết quả tương đối

khả quan.
Phẫu thuật cuốn ống tại chỗ theo Duplay và
Snodgrass đơn giản, dễ thực hiện. Kỹ thuật này
có thể sử dụng cho những trung tâm không
chuyên khoa. Tuy nhiên việc sử dụng những
dụng cụ thích hợp cho phẫu thuật lỗ tiểu thấp là

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

cần thiết để đạt được kết quả tương đối tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

6.

7.

8.

9.

10.


11.

12.

Baskin LS, Erol A, Li YW and Cunha GR (1998). "Anatomical
studies of hypospadias". J Urol, 160, p.1108 – 1115.
Franchella A (1997). The treatment of hypospadias. Medicina.
Chirurgia Pediatrica, p. 1-10.
Gonzales ET, Bauer SB (1999). “Pediatric Urology Practice”, p.
487- 492
Lê Tấn Sơn (2001). “Lỗ tiểu thấp”. Bệnh học và điều trị học
ngoại nhi. Trường Đại học Y Dược TpHCM, trang 197-204.
Lê Tấn Sơn (2009). “Điều trị lỗ tiểu thấp những trường hợp
mổ lại và mổ thì hai theo kỹ thuật Snodgrass”. Y Học TP Hồ
Chí Minh, chuyên đề Tập 13, Phụ bản số 1, 2009, Tr 218-221.
Lê Thị Hoàng Yến (2008). “Điều trị lỗ tiểu thấp theo kỹ thuật
Snodgrass”. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh
Palmer LS et al (2002). "The "long Snodgrass": Applying the
tubularized incised plate urethroplasty to penoscrotal
hypospadias in 1-stage or 2- stage repairs". J Urol, 168, pp.
1748 – 1750.
Simmons GR, Cain MP, Casale AJ., Keating MA., Adams
MC., and Rink RC. (1999). “Repair of hypospadias
complications using the previously utilized urethral plate”,
Urology, p. 724 -726.
Snodgrass W and Yucel S (2007). "Tubularized incised plate
for midshaft and proximal hypospadias repair". J Urol, 177,
pp. 698 – 702.
Snodgrass WT. (1999). “Tubularized incised plate

hypospadias
repair:
indications,
technique,
and
complication”. Urology 54, p. 6-11.
Snyder CL., Evangelidis A, Hansen G, Ostlie DJ., Gatti JM.,.
Gittes GK, Sharp RJ, Murphy JP (2005). “Management of
complications after hypospadias repair”, Urology, p. 783 – 5.
Sunay M, Dadalı M, Karabulut A, Emir L, and Erol D (2007).
“Our 23-Year Experience in Urethrocutaneous Fistulas
Developing After Hypospadias Surgery”, Urology, pp. 366368.

141



×