Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị của tenofovir ở bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính điều trị tại Bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.35 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TENOFOVIR Ở BỆNH NHÂN
VIÊM GAN VIRUT B MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 103
Đỗ Tuấn Anh*; Đỗ Thị Lệ Quyên*
Lê Lương Tĩnh*; Hoàng Tiến Tuyên*
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 41 bệnh nhân (BN) viêm gan B (VGB) mạn tính hoạt động điều trị bằng tenofovir
tại Bệnh viện 103 từ tháng 8 - 2011 đến 12 - 2012 cho thấy: tenofovir có tác dụng làm giảm và hết
một số triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa,vàng da, vàng mắt.
Thuốc cũng có tác dụng ổn định hoạt độ AST, ALT, bilirubin huyết thanh trong thời gian điều trị. Tỷ lệ
chuyển đảo huyết thanh HBeAg sau 12 tháng là 62,1%. 80,4% BN có tải lượng virut dưới ngưỡng
phát hiện sau 12 tháng. Tác dụng không mong muốn của tenofovir không đáng kể
* Từ khóa: Viêm gan B mạn tính hoạt động; Virut viêm gan B; Tenofovir; Hiệu quả ®iÒu trÞ.

EVALUATION OF EFFICACY OF TENOFOVIR ON TREATMENT OF PATIENTS
WITH CHRONIC HEPATITIS B VIRUS
AT 103 HOSPITAL
SUMMARY
Study of 41 patients with chronic active hepatitis B treated at 103 Hospital from August, 2011 to
December, 2012 by tenofovir, the results showed that: tenofovir reduced and made some clinical
symptoms disappear; the concentration of AST, ALT, bilirubin got stable during the treatment. The
rate of seroconversation was 62.1%; the under detective showed concentration of HBV-DNA was
80.4% after 48 weeks treatment. Tenofovir was safe and did not have many side effects.
* Keys words: Chronic active hepatitis B; HBV; Tenofovir; Efficacy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, theo số liệu của Tổ chức Y tế
Thế giới (TCYTTG) có khoảng trên 2 tỷ
người nhiễm HBV, trong đó 350 - 400 triệu
người bị VGB mạn tính cần được điều rị


bằng thuốc đặc hiệu [3].
Đã có nhiều thuốc kháng virut được sử
dụng rộng rãi, nhưng tỷ lệ kháng những
thuốc này ngày càng tăng. Tại Việt Nam,
tenofovir là một thuốc kháng virut được sử

dụng để điều trị viêm gan virut B mạn tính
bước đầu cho kết quả tương đối khả quan.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
trong nước đánh giá toàn diện về loại thuốc
này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này nhằm:
- Đánh giá hiệu quả điều trị của tenofovir
ở BN viêm gan virut B mạn tính.
- Xác định tác dụng không mong muốn
của tenofovir.

* Bệnh viên 103
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Thị Lệ Quyên ()
Ngày nhận bài: 25/10/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 5/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 17/12/2013

99


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
41 BN viêm gan virut B mạn tính được

khám, theo dõi điều trị bằng cùng một loại
thuốc tenofovir tại Khoa Truyền nhiễm,
Bệnh viện 103 từ tháng 8 - 2011 đến 12 - 2012.
BN được lựa chọn điều trị theo khuyến
cáo của Hiệp hội Nghiên cứu các bệnh về
gan của Hoa Kỳ (2009) [1]:
- Viêm gan virut B mạn tính có HBeAg (+).
+ Với ALT > 2 lần bình thường và HBVADN > 105 copies/ml, nếu có tổn thương
viêm gan trên sinh thiết vừa hoặc nặng
hoặc có vàng da, vàng mắt, hoặc mất bù
trên lâm sàng.
+ Với ALT 2 ≤ bình thường và HBV-ADN
> 105 copies/ml, nếu có tổn thương viêm
gan trên sinh thiết vừa hoặc nặng hoặc có
dấu hiệu xơ gan.
- Viêm gan virut B mạn tính có HBeAg (-).
Với ALT bình thường hoặc lớn hơn bình
thường và HBV-ADN ≥ 104 copies/ml, nếu
có tổn thương viêm gan trên sinh thiết vừa
hoặc nặng.
Loại khỏi nghiên cứu BN là phụ nữ có
thai, < 18 tuổi, đồng nhiễm viêm gan khác
hoặc HIV, không tuân thủ điều trị.
Tenofovir disoproxil fumarate là một chất
tương tự nucleoside được cho phép trong
điều trị viêm gan virut B năm 2008.
Tenofovir disoproxil fumarate hấp thu
nhanh chóng và chuyển thành tenofovir sau
khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương
đạt được sau 1 - 2 giờ. Tác dụng của

tenofovir disoproxil fumarate tăng lên khi
dùng với bữa ăn giàu chất béo.
Cách dùng: với người trưởng thành dùng
300 mg (1 viên)/ngày, dùng trong bữa ăn [6].
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu BN viêm gan virut B
mạn tính, điều trị bằng tenofovir tại Khoa
Truyền nhiễm, Bệnh viện 103. BN được

theo dõi điều trị: khám, xét nghiệm định kỳ
các chỉ số: sinh hóa, công thức máu,
markers, xét nghiệm tải lượng virut trước
điều trị và định kỳ sau 3, 6, 9, 12 tháng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hiệu quả của tenofovir sau điều trị.
* Thay đổi về lâm sàng:
Bảng 1: Biến đổi về lâm sàng sau điều trị
tenofovir 3, 6, 12 tháng.
T0

T3

T6

T12

Mệt

95,1%


36,6%

29,3%

7,3%

Sốt

17,1%

0%

0%

0%

Vàng da

41,5%

36,6%

24,4%

0%

Rối loạn tiêu hóa

53,7%


34,1%

14,6%

0%

Tiểu vàng

73,2%

48,8%

39%

0%

Đau hạ sườn phải

17,1%

14,6%

7,3%

0%

Gan to

36,6%


36,6%

36,6% 31,7%

Xuất huyết

4,9%

0%

0%

0%

Phù

4,9%

2,4%

0%

0%

Không triệu chứng

2,4%

14,6%


24,4% 63,4%

Các biểu hiện lâm sàng trước điều trị
hay gặp là: mệt mỏi, tiểu vàng, rối loạn tiêu
hóa, vàng da, vàng mắt, gan to. Kết quả
này phù hợp với những nghiên cứu trước đây
của Nguyễn Văn Mùi và Hoàng Vũ Hùng [4].
Hầu hết các triệu chứng của viêm gan
đều giảm dần theo thời gian điều trị như:
mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và đau hạ sườn
phải. Dấu hiệu vàng da, biểu hiện mệt mỏi
của 95,12% BN trong nhóm nghiên cứu đã
dần được cải thiện sau 1 năm điều trị, phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi
và Hoàng Vũ Hùng (4,76%) [4].
* Thay đổi về cận lâm sàng:

102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
Bảng 2: Biến đổi về sinh hóa sau điều trị.
T0

T3

T6

T12


n

%

n

%

n

%

n

%

Bình thường

22

43,7

33

80,5

37

90,2


41

100

Tăng

19

46,3

8

19,5

4

9,8

0

0

Bình thường

26

63,4

37


90,2

39

95,1

41

100

Tăng

15

36,6

4

9,8

2

4,9

0

0

AST
(U/l)


Bình thường

9

22

35

85,4

36

87,8

37

90,2

Tăng

32

78

6

14,6

5


12,2

4

9,8

ALT
(U/l)

Bình thường

7

17,1

17

41,5

23

56,1

25

61

Tăng


34

82,9

24

58,5

18

45,9

16

39

Bilirubin toàn
phần (µmol/l)
Bilirubin trực tiếp
(µmol/l)

82,9% BN có enzym ALT cao hơn giới
hạn bình thường. 17,1% BN xét nghiệm
không thấy enzym ALT tăng, phù hợp với
nhận xét của Bùi Đại [2]. Trong nghiên cứu
của Hiệp hội Nghiên cứu các bệnh gan của
Hoa Kỳ và Brian J.McMahon, chỉ khoảng
60% BN có enzym ALT tăng ở thời điểm
bắt đầu nghiên cứu [6].
Sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ bình thường

hóa của ALT và AST là 61% và 90,2%.

Bilirubin toàn phần và trực tiếp ở 100% BN
trở về giới hạn bình thường sau 12 tháng
điều trị. Nghiên cứu của Yun-Fan Liaw, IShyan Sheen, Gilead và CS cũng cho thấy
tenofovir có hiệu quả tương đối tốt trong
bình thường hóa enzym ALT với tỷ lệ 64%
và 76% sau khi sử dụng thuốc 48 tuần [8].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn
Văn Mùi, tỷ lệ bình thường hóa ALT cao
hơn so với nghiên cứu của chúng tôi
(95,24%) [2].

Bảng 3: Biến đổi về HbsAg sau điều trị.
T0

HBsAg (+)

T12

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

41


100%

41

100%

100% BN vẫn phát hiện HBsAg (+) sau điều trị bằng tenofovir 12 tháng. Với 41 BN
nghiên cứu, không có BN nào mất HbsAg. Trong khi đó, theo báo cáo của Atif Zaman trên
những BN viêm gan virut B mạn tính có HBeAg (+), tỷ lệ mất HBsAg là 3,2%. Theo Laura
Reynaud và CS, tỷ lệ mất HBsAg là 3,2% [10], của Hiệp hội Nghiên cứu về gan của châu
Âu thì tenofovir làm mất HBsAg 3% [7].
Bảng 4: Biến đổi về tải lượng virut viêm gan B sau điều trị.
HBV-ADN (copies/ml)

T0

T3

T6

T12

n

%

n

%


n

%

n

%

4

41

100

1

2,4%

0

0%

0

0%

4

0


0

11

26,8%

9

22%

8

19,6%

Dưới ngưỡng phát hiện

0

0

29

70,8%

32

78%

33


80.4%

Tổng

41

100%

41

100%

41

100%

41

100%

≥ 10

< 10

102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
Tải lượng virut trung bình 6,8 ± 1,5 log10 copies/ml. Sau điều trị, số BN có tải lượng virut
dưới ngưỡng phát hiện tăng dần theo thời gian điều trị ở các thời điểm 3, 6 và 12 tháng lần

lượt là 70,8%, 78% và 80,4%. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với nghiên cứu
của Gloria Woo và CS, Trịnh Thị Ngọc [5].
Bảng 5: Biến đổi về HBeAg (+) thành HBeAg (-) theo thời gian điều trị.
T0

T3

T6

T12

n

%

n

%

n

%

n

%

HbeAg (+)

29


100%

19

65,5%

14

48,3%

11

37,9%

HbeAg (-)

0

0%

10

34,5%

15

51,7%

18


62,1%

- Tỷ lệ BN có HBeAg (+) giảm dần theo thời gian điều trị từ 29 BN (100%) ở thời điểm
T0 đã giảm xuống còn 11 BN (37,9%) ở T12.
- 62,1% BN chuyển từ HBeAg (+) sang thành HBeAg (-) sau 12 tháng điều trị.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của tenofovir.
Bảng 6: Tác dụng không mong muốn của tenofovir trên lâm sàng.
T3

T6

T12

n

(%)

n

(%)

n

(%)

Rối loạn tiêu hóa

1


2,4%

0

0%

0

0%

Nổi sẩn ngứa

0

0%

0

0%

0

0%

Đau đầu

3

7,3%


0

0%

0

0%

Mất ngủ

5

12,2%

0

0%

0

0%

Tổng số

9

21,9%

0


0%

0

0%

Các tác dụng không mong muốn của tenofovir trên lâm sàng rất hiếm gặp, chỉ có mất
ngủ, đau đầu và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng không mong muốn này thường nhẹ và
mất nhanh theo thời gian, phù hợp với nhận xét của Trịnh Thị Ngọc [5].
Bảng 7: Biến đổi ure và creatinin trước và sau điều trị.
T0

T12

p

Creatinin (µmol/l)

95,1 ± 57,87

93,49 ± 9,93

> 0,05

Ure (mmol/l)

5,58 ± 4,32

5,05 ± 1,27


> 0,05

Các chỉ số trung bình ure và creatinine của BN trước, trong và sau điều trị đều trong
giới hạn bình thường, không có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 8: Biến đổi chỉ số trung bình về huyết học trước và sau điều trị (n = 41).
T0

T3

T6

T12

Hồng cầu (T/l)

4,93 ± 0.49

5,1 ± 0,5

5,03 ± 0,04

4,96 ± 0,5

Hb (g/l)

141 ± 11,86

149,1 ± 13,55

155,9 ± 17,2


155,3 ± 12,73

Bạch cầu G/l)

6,68 ± 3,1

6,76 ± 1,69

6,8 ± 1,3

6,8 ± 1,12

103


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

L (%)

32,86 ± 9,31


32,1 ± 10,6

30,5 ± 7,3

31,69 ± 8,55

N (%)

53,58 ± 10,15

55,98 ± 14,1

60,4 ± 7,1

60,2 ± 9,2

Tiểu cầu (G/l)

183 ± 52,48

172,6 ± 46,6

173,2 ± 53,8

160,2 ± 32

p

Tất cả BN đều có công thức máu ngoại

vi trong giới hạn bình thường, không có BN
nào có hiện tượng bùng phát ALT và các
chỉ số chức năng thận như creatine và ure
máu nằm trong giới hạn bình thường. Kết
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Trịnh Thị Ngọc [5] và Brian J. McMahon [6].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều
trị của tenofovir ở 41 BN viêm gan virut B
mạn tính, điều trị tại Khoa Truyền nhiễm,
Bệnh viện 103 từ tháng 8 - 2011 đến tháng
12 - 2012, chúng tôi rút ra kết luận sau:
* Hiệu quả của tenofovir:
- Làm giảm và hết các triệu chứng lâm
sàng theo thời gian điều trị. Hầu hết đã hết
hẳn các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa,
đau vùng hạ sườn phải, vàng da vàng mắt.
Mệt mỏi giảm chỉ còn 7,3% và duy nhất chỉ
có triệu chứng gan to chắc giảm với tỷ lệ
không cao, từ 36,6% còn 31,7%.
- 61% BN có đáp ứng về sinh hóa (tỷ lệ
BN có giá trị ALT trở về giới hạn bình
thường sau 12 tháng 61%).
- Đáp ứng về virut:
+ Làm giảm tải lượng HBV-ADN trong
huyết thanh. Sau điều trị, số BN có tải
lượng virut dưới ngưỡng phát hiện tăng
dần theo thời gian điều trị ở các thời điểm
3, 6 và 12 tháng lần lượt là 70,8%, 78% và
80,4%.

+ Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh HBeAg
tăng dần theo thời gian 3, 6 tháng lần lượt
là 34,5%, 51,7% và sau 12 tháng là 62,1%.
- Không có BN nào có đáp ứng toàn diện
(100% BN không mất HBsAg sau 12 tháng
điều trị)

> 0,05

* Tenofovir tương đối an toàn, ít có tác
dụng không mong muốn: một số tác dụng
không mong muốn: mất ngủ, đau đầu và rối
loạn tiêu hóa với tỷ lệ thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi. Bệnh học
truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học. 2009.
2. Bùi Đại. Bệnh viêm gan virut B và D. Nhà
xuất bản Y học. 2002.
3. Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế. Bệnh viêm
gan virut. />4. Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Vũ Hùng. Bước
đầu đánh giá hiệu quả điều trị của toflovir
(tenofovir) ở BN VGB mạn tính hoạt động. Tạp
chí Y - Dược học Quân sự. Học viện Quân y.
2010, số 5.
5. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng. Hiệu
quả của tenofovir trong điều trị bệnh viêm gan
virut B mạn tính. Hội nghị Khoa học Chuyên
ngành Truyền nhiễm 2011. 2011.
6. AASLD (2012). Tenofovir safe and effective
for long-term hepatitis B treatment with little bone

loss.
/>7. EASL. Clinical practice guidelines: Management
of chronic hepatitis B. Journal of Hepatology.
2009, Vol 50, pp.3-12.
8. Gilead Sciences. Tenofovir (Viread®) for
the treatment of chronic hepatitis B. Gilead
Sciences. 2008, pp.1-210.
9. Kuntz. Hepatology, Textbook and Atlas.
Wetzlar, the 3rd English edition. 2008.
10. Reynaud Laura, Maria Aurora Carleo,
Maria Talamo, and Guglielmo Borgia. Risk Manag.
Vol
5,
pp.177-185.

104


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

103



×