Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả điều trị của Tenofovir ở bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (06-2013 đến 06-2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.09 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TENOFOVIR
Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUT B MẠN TÍNH TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA (06 - 2013 ĐẾN 06 - 2015)
Trịnh Thị Xuân Hoà*; Hoàng Tiến Tuyên*; Nguyễn Thái Minh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị của tenofovir ở bệnh nhân (BN) viêm gan virut B (VGVB)
mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa sau 12 tháng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu
hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 50 BN VGVB mạn tính điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện
Đa khoa Đống Đa từ 06 - 2013 đến 06 - 2015. Kết quả: tuổi trung bình trong nghiên cứu
46,2 ± 15,6. Nam chiếm 70%. 20% BN có HBeAg (+). Triệu chứng lâm sàng giảm dần, không c n
BN nào có ALT > 80 UI/l và BN có đáp ứng virut hoàn toàn đạt tỷ lệ 50% sau 12 tháng điều trị.
Kết luận: tenofovir có hiệu quả cao trong cải thiện về lâm sàng, sinh hoá và virut học sau 12 tháng
điều trị.
* Từ khóa: Viêm gan virut B mạn tính; Tenofovir.

Results of Treatment by Tenofovir in Patients with Chronic
Hepatitis B Virus in Dongda Hospital
Summary
Objectives: To assess efficacy of tenofovir after 12 months’ treatment. Subjects and methods:
The prospective combined with retrospective study was conducted on 50 patients with chronic
hepatitis B in Department of Infectious Disease, Dongda Hospital from June, 2013 to June, 2015.
Results: Mean age: 46.2 ± 15.6; male: 70%. 20% of the patients infected with HBeAg (+). The clinical
symptoms decreased, no patients with ALT > 80 UI/l were found and 50% of the patients with
HBV-DNA had complete viral response after 12 months’ treatment. Conclusions: Tenofovir obtained
high efficacy in clinical, biochemical and viral response after 12 months’ treatment.
* Key words: Chronic hepatitis B virus; Tenofovir.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới,


3/4 dân số trên thế giới sống ở trong vùng
có tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV)
trên 2%, ước tính hơn 2 tỷ người nhiễm

HBV và khoảng 350 triệu người đang
nhiễm HBV mạn tính, trong đó, riêng vùng
châu Á - Thái Bình Dương chiếm 75% số
trường hợp. Nhiễm HBV mạn tính có thể
dẫn tới viêm gan mạn tính tiến triển, xơ gan
và ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC).

* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Thị Xuân Hòa ()
Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 28/12/2015

21


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016

Hàng năm, ước tính có hàng triệu người
tử vong do các bệnh gan liên quan với
HBV. Tenofovir disoproxil fumarate là một
chất tương tự nucleosid lần đầu được FDA
cho phép điều trị HIV từ năm 2001 và
điều trị VGVB mạn tính từ tháng 11 - 2008.
Hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu Gan
châu Âu (EASL), Hiệp hội Gan mật châu

Á (APASL) năm 2012 và Hiệp hội Nghiên
cứu Bệnh Gan Hoa Kỳ (AASLD) năm 2009
đã chọn tenofovir là một trong những thuốc
đơn trị liệu hàng đầu trong điều trị VGVB
mạn tính [7]. Từ năm 2009, tenofovir được
đưa vào Việt Nam điều trị VGVB mạn tính
và qua kết quả nghiên cứu của một số tác
giả trong và ngoài nước cho thấy thuốc
dung nạp tốt và hầu như không có tác
dụng không mong muốn, cũng như chưa
phát hiện được tình trạng HBV kháng
với loại thuốc này [1, 4, 5, 6]. Bệnh viện
Đa khoa Đống Đa hiện đã quản lý điều trị
cho gần 500 BN VGVB mạn tính. Hiện nay
chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện
đánh giá hiệu quả điều trị ở nhóm BN
trên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này nhằm: Đánh giá kết quả
điều trị của tenofovir ở BN VGVB mạn
tính tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa từ
06 - 2013 đến 06 - 2015.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
50 BN được chẩn đoán xác định VGVB
mạn tính và có chỉ định điều trị thuốc
kháng virut. Địa điểm: Khoa Truyền nhiễm,
Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Thời gian
nghiên cứu: từ tháng 06 - 2013 đến tháng
6 - 2015.

22

* Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn
đoán VGVB mạn tính, có chỉ định điều trị
theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Gan mật Mỹ
(2009):
- HBsAg (+) > 6 tháng.
- HBV-ADN trong huyết thanh ≥ 10 5
copies/ml nếu HBeAg (+) và ≥ 104 copies/ml
nếu HBeAg (-).
- ALT > 2 lần bình thường (> 80 UI/l)
từng đợt hay kéo dài.
- Lứa tuổi > 18, chưa từng được dùng
thuốc kháng virut viêm gan B nào.
- Được tư vấn và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: phụ nữ có thai
hoặc đang cho con bú, đồng nhiễm với
virut viêm gan C, đồng nhiễm HIV; BN bị
các bệnh kèm theo (sỏi thận, tổn thương
gan do các nguyên nhân khác, xơ gan mất
bù, suy thận trước điều trị….). BN không
tuân thủ hoặc không hợp tác trong quá
trình điều trị hoặc đã điều trị bằng thuốc
kháng virut trước đó.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu trên hồ
sơ bệnh án và tiến cứu trên BN được
điều trị bằng tenofovir tại Khoa Truyền
nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Cách chọn mẫu: thuận tiện, tất cả BN đạt
tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được chọn vào
nghiên cứu này.
Quy trình theo dõi đánh giá: BN VGVB
mạn tính đến khám được hỏi tiền sử
bệnh, thăm khám lâm sàng, làm các xét
nghiệm theo quy định, nếu đủ tiêu chuẩn
sẽ được tư vấn điều trị và chọn vào
nghiên cứu. BN đủ tiêu chuẩn được điều
trị thuốc tenofovir 300 mg đường uống,


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016

1 viên/ngày, uống liên tục hàng ngày, trong
v ng 12 tháng. BN được theo dõi về lâm
sàng và xét nghiệm enzym gan; HBeAg
và siêu âm ổ bụng trước điều trị và sau
3 tháng/lần; tải lượng virut HBV-AND trước
điều trị và sau 6 tháng/lần.

Thu thập và xử lý số liệu: thu thập số
liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng
các thuật toán thống kê và theo chương
trình phần mềm: Exel 2008, Epi.info và
Epicalc.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Tuổi trung bình trong nghiên cứu 46,2 ± 15,6. Cao nhất 83 tuổi; thấp nhất 19 tuổi.

Lứa tuổi 41 - 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (24,0%). Tỷ lệ mắc bệnh của nam (70,0%) cao
hơn nữ (30,0%). Trong nghiên cứu, nhóm BN VGVB mạn có HBeAg (+) chiếm 20%,
thấp hơn so với nhóm BN HBeAg (-) (80%).
Bảng 1: Đáp ứng lâm sàng trước và sau điều trị.
T0

T3

T6

T12

Triệu chứng
n

%

n

%

n

%

n

%

Mệt mỏi


41

82,0

18

36,0

2

4,0

0

0,0

Sốt

0

0,0

0

0,0

0

0,0


0

0,0

Rối loạn tiêu hóa

3

6,0

0

0,0

1

2,0

0

0,0

Vàng da, vàng mắt

22

44,0

10


20,0

0

0,0

0

0,0

Nước tiểu vàng

25

50,0

10

20,0

2

4,0

0

0,0

Đau tức vùng gan


3

6,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Gan to

3

6,0

0

0,0

0

0,0


0

0,0

Phù

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Xuất huyết tự nhiên

0

0,0

0


0,0

0

0,0

0

0,0

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 56% BN không có biểu hiện lâm sàng khi phát hiện
bệnh. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trước điều trị là mệt mỏi (82%), vàng da vàng
mắt (44%), nước tiểu vàng (50%). Các triệu chứng này giảm nhanh sau 3 tháng
điều trị, gần như hết ở thời điểm sau 6 tháng và hết sau 12 tháng. Không có BN
nào xuất hiện biến chứng của bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Đình Văn Huy [2], Nguyễn Văn Mùi khi sử dụng topflovir (tenofovir) điều trị cho 42 BN
VGVB mạn tính thấy thuốc có tác dụng làm giảm nhanh và hết một số triệu chứng lâm
sàng như: mệt mỏi, đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hoá và vàng da, vàng mắt [4].
Nguyễn Thị Bạch Liễu cũng có kết quả tương tự [5].
23


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016

Bảng 2: Diễn biến ALT của BN trước và sau điều trị.
T0

Hoạt độ ALT (UI/l)


T3

T6

T12

n

%

n

%

n

%

n

%

≤ 40

8

16,0

33


66,0

37

74,0

46

92,0

> 40 - 80

11

22,0

15

30,0

10

20,0

4

8,0

> 80 - 200


26

52,0

2

4,0

3

6,0

0

0,0

> 200

5

10,0

0

0,0

0

0,0


0

0,0

Tổng

50

100,0

50

100,0

50

100,0

50

100,0

p3-0 < 0,001
p

p6-0 < 0,001

(so sánh đáp ứng sinh hóa
hoàn toàn ALT ≤ 40 UI/l)


p12-0 < 0,001
p12 - 6 < 0,05

Trong đáp ứng sinh hoá, enzym ALT biến đổi theo chiều hướng giảm dần và trở về
giới hạn bình thường (≤ 40 UI/l) là chỉ tiêu quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đáp ứng sinh hoá (ALT trở về bình thường
≤ 40 UI/l) tăng lên rõ rệt sau thời điểm 3, 6 và 12 tháng điều trị, lần lượt 66%, 74% và
92%. Sau 12 tháng điều trị, không c n BN nào có ALT > 80 UI/l, chỉ 4 BN (8%) c n ALT ở
trên mức độ bình thường, tuy nhiên không tăng gấp quá 2 lần giá trị bình thường.
So với thời điểm bắt đầu điều trị, hàm lượng ALT ≤ 40 UI/l ở các thời điểm sau 3, 6,
12 tháng điều trị đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Đặc biệt, mức độ bình
thường hoá enzym ALT ở thời điểm sau 12 tháng cao hơn thời điểm sau 6 tháng có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của
Trịnh Thị Ngọc về hiệu quả điều trị của TDF trên 99 BN VGVB mạn sau 12 tháng là
95,6% [4], của Nguyễn Văn Mùi là 95,2% [3] và của Đình Văn Huy là 94% [2].
Bảng 3: Diễn biến tải lượng HBV-ADN của BN sau điều trị.
T0

Tải ƣợng HBV-ADN

T6

T12

n

%

n


%

n

%

Dưới ngưỡng phát hiện
< 20 copies/ml

0

0,0

2

4,0

25

50,0

Trên ngưỡng phát hiện
≥ 20 copies/ml

50

100,0

48


96,0

25

50,0

p (tỷ lệ BN có tải lượng < 20 copies/ml)

p12 - 6 < 0,001

Để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc kháng virut ở BN VGVB mạn tính, đáp ứng
virut hoàn toàn (tải lượng HBV-ADN dưới ngưỡng phát hiện ≤ 20 copies/ml) là tiêu
chuẩn quan trọng nhất.
24


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016

Trong nghiên cứu này, 50 BN VGVB
mạn tính, tải lượng HBV-ADN trước điều
trị thấp nhất là 104 copies/ml và cao nhất
là 109 copies/ml. Sau điều trị, số BN có tải
lượng HBV-ADN dưới ngưỡng phát hiện
tăng dần theo thời gian điều trị, ở thời
điểm 6 tháng, chỉ có 2 BN (4%) có tải
lượng HBV-ADN giảm đến dưới ngưỡng
phát hiện, nhưng đến thời điểm sau 12 tháng,
có tới 25 BN (50%), khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001).
So với kết quả của Nguyễn Văn Mùi

về hiệu quả của topflovir (tenofovir) sau
12 tháng điều trị, 6/42 BN (14,3%) có tải
lượng HBV-ADN dưới ngưỡng phát hiện [3],
nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc là 85,1% [4]
và của Nguyễn Đức Mạnh là 80,4% [6].
Bảng 4: Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh
ở BN có HBeAg (+).
Sau 6
tháng

Thời gian
Chuyển đảo huyết
thanh ở BN có
HBeAg (+)

Sau 12
tháng

n

%

n

%

0

0,0


3

30,0

Chuyển đảo huyết thanh HBeAg là một
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
điều trị của thuốc kháng virut. Hiện nay,
các hướng dẫn điều trị VGVB mạn tính
của AASLD, EASL và APASL đều thống
nhất quan điểm điều trị cho nhóm BN có
HBeAg (+) có chuyển đảo huyết thanh ít
nhất 1 năm mới nên dừng điều trị để đảm
bảo đáp ứng virut lâu dài, hạn chế sự bùng
phát virut.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở thời
điểm sau 12 tháng điều trị, 3/10 BN (30%)
có chuyển đảo huyết thanh từ HBeAg (+)
sang HBeAg (-). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Đình Văn Huy là 30,8%
[2], của Trịnh Thị Ngọc là 29% [3].
Sau 12 tháng điều trị, chúng tôi không
gặp BN nào có chuyển đảo huyết thanh
với HBsAg, đây là chỉ tiêu quan trọng
nhất đánh giá mức độ khỏi bệnh. Theo
báo cáo của EASL, TDF làm mất HBsAg
với tỷ lệ 3%, của AASLD tỷ lệ mất HBsAg
trên BN có HBeAg (+) là 3%, ngược lại,
không có BN nào mất HBsAg trong số BN
VGVB mạn tính có HBeAg (-) [7].

KẾT LUẬN
Tenofovir có hiệu quả cao trong cải thiện
về lâm sàng, sinh hoá và virut học sau
12 tháng điều trị:
- Làm giảm và hết các triệu chứng lâm
sàng theo thời gian điều trị
- Đáp ứng sinh hoá hoàn toàn sau
12 tháng: 92%. Tỷ lệ enzym ALT ≤ 40 UI/l
sau 3, 6 và 12 tháng (66,0%, 74,0% và
92%) so với thời điểm bắt đầu điều trị có
ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
- Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh HBeAg
sau 12 tháng là 30%.
- Đáp ứng về virut:
+ Tỷ lệ đáp ứng virut hoàn toàn (tải
lượng HBV-ADN dưới ngưỡng phát hiện)
sau 12 tháng điều trị 50%.
+ Không có BN nào có đáp ứng toàn
diện (100% BN không mất HBsAg sau
12 tháng điều trị).
25


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đ nh Văn Huy. Đánh giá kết quả điều trị
của thuốc tenofovir trên BN VGVB mạn tính
tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Luận văn Thạc sỹ Y khoa. Đại học Y Hà Nội.

2012.
2. Nguyễn Thị Bạch Liễu. Kết quả điều trị
VGVB mạn tính bằng adefovir dipivoxil. Tạp chí
Y - Dược Quân sự. Học viện Quân y. 2011,
số 3.
3. Nguyễn Đức Mạnh. Đánh giá hiệu quả
điều trị bằng tenofovir trên BN viêm gan B
mạn được điều trị tại Bệnh viện Quân y 103
từ tháng 8 - 2011 đến 12 - 2012. Luận văn
Bác sỹ Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y.
Hà Nội. 2012.

26

4. Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Vũ Hùng.
Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của
toflovir (tenofovir) ở BN viêm gan B mạn tính
hoạt động. Tạp chí Y - Dược học Quân sự.
Học viện Quân y. 2010, số 5.
5. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng. Hiệu
quả của tenofovir trong điều trị bệnh VGVB
mạn tính. Hội nghị Khoa học Chuyên ngành
Truyền nhiễm. 2011.
6. EASL. Clinical Practice Guidelines:
Management of chronic hepatitis B. Journal of
Hepatology. 2009, Vol 50, pp.3-12.
7. Lok Anna S F and Brian J McMahon.
Chronic Hepatitis B: Update 2009 (AASLD
PRACTICE GUIDELINE UPDATE). Hepatology.
2009, 50 (3) pp.1-36.




×