Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.31 KB, 8 trang )

RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hà Thị Anh *

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng rối loạn lipid-lipoprotein máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ñược tiến hành trên 123 bệnh nhân nhồi máu não tại
Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang.
Kết quả: Trị số trung bình của cholesterol máu ở nhóm tham chiếu là 188 ± 30,250mg% và ở nhóm nhồi
máu não là: 221,84 ± 61,18mg%. Trị số trung bình của triglycerid máu ở nhóm tham chiếu là 137,96 ±
58,54mg% và ở nhóm nhồi máu não là 243,59 ± 157,18mg%. Trị số trung bình của LDL cholesterol ở nhóm tham
chiếu là 118,96 ± 36,54mg% và ở nhóm nhồi máu não là 128,42 ± 48,52mg%. Trị số trung bình của HDL
cholesterol ở nhóm tham chiếu là 48,15 ± 8,91mg% và ở nhóm nhồi máu não là 44,38 ± 12,22mg%. Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về trị số trung bình của cholesterol, triglycerid, HDL-C giữa nhóm nhồi máu não và
nhóm tham chiếu (p < 0,05). Có sự liên quan giữa rối loạn lipid máu và nhồi máu não. Sự tăng cholesterol,
triglycerid; LDL-C và sự giảm HDL-C ñều liên quan một cách có ý nghĩa thống kê với nhồi máu não.
Kết luận: Tình trạng rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng của nhồi máu não. Kiểm tra ñịnh
kỳ các chỉ số lipid máu rất cần thiết nhất là với người trên 40 tuổi ñể phòng tránh nhồi máu não.
Từ khóa: Cholesterol toàn phần (CT), Triglycerid (TG), Low density lipoprotein (LDL-C), lipoprotein (LP),
High density lipoprotein (HDL-C).

ABSTRACT
RESEARCH ON LIPIDEMIA DISORDER IN PATIENTS WITH CEREBRAL INFARCTION
Ha Thi Anh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 Supplement of No 2 - 2010: 220 - 227
Objective: Research on lipidemia disorder in patients with cerebral infarction.
Materials and method: A cross-sectional study was conducted on 123 patients with cerebral infarction in
Chợ Rẫy Hospital.
Result: The average value of cholesterol in control group: 188 ± 30,250mg% and in patients with cerebral
infarction: 221,84 ± 61,18mg%. The mean level of triglyceride in control group: 137,96 ± 58,54mg% and in
patients with cerebral infarction: 243,59 ± 157,18mg%. The mean level of LDL-C in control group: 118,96 ±
36,54mg% and in patients with cerebral infarction: 128,42 ± 48,52mg%. The mean level of LDL-C in control


group: 48,15 ± 8,91mg% and in patients with cerebral infarction: 44,38 ± 12,22mg%. There is the relationship
between lipidemia disorders and cerebral infarction. The increase of cholesterol, triglyceride, LDL-C and the
decrease of HDL-C statistically relate with cerebral infarction.
Conclusion: The lipidemia disorder is a risk factor of cerebral infarction. We must control the mean level
cholesterol, triglyceride, LDL-C and HDL-C constantly in patients over 40 years old to prevent cerebral
infarction.
Key words: Cholesterol total (CT), Triglyceride (TG), Low density lipoprotein (LDL-C), lipoprotein (LP),
High density lipoprotein (HDL-C).

*

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. HCM
Địa chỉ liên lạc: TS. BS. Hà Thị Anh ĐT: 0903.813 700 Email:
220


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ hàng thập kỷ nay, tai biến mạch máu não vẫn
là một vấn ñề thời sự cấp thiết. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế thế giới năm 1999, mỗi năm có khoảng 5
triệu người tử vong do tai biến mạch máu não và là
nguyên nhân gây tử vong ñứng hàng thứ ba trên toàn
thế giới. Tai biến mạch máu não ñể lại di chứng tàn
phá cao cho người bệnh. Theo Bonita, hàng năm có ít
nhất khoảng 15 triệu người bị tàn phế do tai biến
mạch máu não gây nên và ñứng thứ ba về tỷ lệ gây
tàn phế. Chi phí y tế hàng năm cho tai biến mạch máu
não cũng rất cao.
Tỷ lệ mới mắc tai biến mạch máu não thay ñổi từ
127 ñến 740 trên 100.000 dân trong một năm tùy ñất

nước. Tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não thay ñổi
từ 4 ñến 20 trường hợp trên 1.000 dân trong một năm
tùy nghiên cứu và tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu
não gây ra chiếm 10% ñến 12% tổng các nguyên nhân
gây tử vong khác. Sự tăng hay giảm của các yếu tố
trên tùy thuộc khả năng hiểu biết và khả năng khống
chế tốt các yếu tố nguy cơ.
Rối loạn lipid máu ñã ñược ñề cập từ lâu, và gần
ñây ñược xem như là một yếu tố nguy cơ quan trọng
có thể thay ñổi ñược của tai biến mạch máu não. Rối
loạn lipid máu dẫn ñến xơ vữa mạch rất thường gặp
nhất là ở hệ thần kinh trung ương. Theo dữ liệu thống
kê tại New York, trong 1.805 bệnh nhân tai biến mạch
máu não có 26% do nguyên nhân xơ vữa mạch. Để
xác ñịnh sự liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid
máu và nhồi máu não, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu trên bệnh
nhân nhồi máu não.
Mục tiêu cụ thể
Xác ñịnh trị số trung bình của cholesterol,
triglycerid, LDL-C, HDL-C ở nhóm tham chiếu và
nhóm nhồi máu não.
Khảo sát sự liên quan giữa CT, TG, LDL-C,
HDL-C và nhồi máu não.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân nhồi máu não
123 bệnh nhân nhồi máu não từ 40 tuổi ñến 60
tuổi gồm 76 nam, 47 nữ vào ñiều trị tại BV Chợ Rẫy
ñược lựa chọn theo tiêu chuẩn chọn bệnh và không vi
phạm các tiêu chuẩn loại trừ.
Nhóm tham chiếu

Gồm 52 người Việt Nam khỏe mạnh gồm 21 nữ,
31 nam, trong ñộ tuổi 40 – 60 tuổi, không bị bệnh
nhồi máu não, không bị bệnh gan, không bị rối loạn
ñông cầm máu.
Trước thời ñiểm nghiên cứu ít nhất 15 ngày
không sử dụng thuốc ảnh hưởng ñến ñông máu huyết
tương và lipid lipoprotein máu.
Công thức tính cỡ mẫu:

n = Z12−α ⋅
2

n = 1,96 2

P(1 − P )
d2

(0,029 )(1 − 0,029) = 120,19
(0,03)2

α = mức ý nghĩa (α = 0,05).
P = tỷ lệ ước lượng (P = 0,029).

d = sai số tối ña cho phép là 3%, vậy d = 0,03.
n = cỡ mẫu cần thiết là 120 bệnh nhân.

Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, cắt ngang.
Kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh.
Bệnh nhân nhịn ñói hơn 12 giờ. Máu ñược lấy lúc
6 giờ sáng và ñịnh lượng CT, TG, HDL trong buổi
sáng.
Chỉ 1 kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm sinh hóa
cho tất cả ñối tượng nghiên cứu.
Xét nghiệm ñược thực hiện trên máy sinh hóa tự
ñộng Hitachi 717 (hãng Hitachi Nhật) với thuốc thử
của hãng Human.
Phương pháp ñịnh lượng
CT bằng kỹ thuật enzym màu (cholesterol
enzymatic color).
TG bằng kỹ thuật enzym màu (TGe enzymatic
color).
HDL: ñịnh lượng HDL-cholesterol bằng phương
pháp enzym.
LDL: tính trị số LDL bằng công thức Friedewall.

Triglycerid 

LDL(mg%) = Cholesterol −  HDL +

5



Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu ñược thu thập ngay tại nơi nghiên cứu và
xử lý theo chương trình Epi-Info 6.0.

KẾT QUẢ
Đặc ñiểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố giới tính của nhóm nghiên cứu.
Nhóm
tuổi

Nhóm có NMN
Nam
Nữ
Cộng

Nhóm tham chiếu
Nam
Nữ
Cộng

221


27
16
43
28
18
46
(35,1%) (34,8%) (34,8%) (90,3% (85,7%) (88,4%)

50
30
80
03
03
06
50 – 60
(64,9%) (65,2%) (65,2%) (9,7%) (14,3%) (11,6%)
77
46
123
31
21
52
Tổng
(62,6%) (37,4%) (100%) (59,6%) (40,4%) (100%)

Nhóm tuổi
40 – 49
50 – 60
Cộng

40 – 49

Nhận xét: Tỉ lệ giữa nam và nữ ở các nhóm
không chênh lệch. Điều này có ý nghĩa thống kê (p <
0,05).
Bảng 2: Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu.

Nhóm có NMN

43 (34,8%)
80 (65,2%)
123 (100%)

Nhóm tham chiếu
46 (88,4%)
06 (11,6%)
52 (100%)

Nhận xét: Người trên 50 tuổi có nguy cơ nhồi
máu não gấp 14,4% so với người dưới 50 tuổi (OR =
14,4; p = 0,00001). Điều này có ý nghĩa thống kê (p <
0,05).

Các yếu tố nguy cơ nhồi máu não
Bảng 3: Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, ñái tháo ñường, hút thuốc lá và uống rượu.
Yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp
Đái tháo ñường
Hút thuốc lá
Uống rượu


Không

Không

Không

Không


Nhóm có NMN
(n = 123)
51 (41,2%)
72 (58,8%)
13 (10,9%)
110 (89,1%)
02 (1,6%
121 (98,4%)
02 (1,6%)
121 (98,4%)

Nhóm tham chiếu
(n = 52)
0 (0,2%)
52 (100%)
0 (0,2%)
52 (100%)
0 (0,2%)
52 (100%)
0 (0,2%)
52 (100%)

Tổng
(n = 175)
51
124
13
162
02

173
02
173

p
p = 0,0001
(p < 0,05)
p = 0,01
(p < 0,05)
p=1
p=1

cần ñược quan tâm. Điều này có ý nghĩa thống kê (p <
Nhận xét: So sánh kết quả giữa hai nhóm nhồi
0,05).
máu não và nhóm tham chiếu cho thấy tăng huyết áp
và ñái tháo ñường là hai yếu tố nguy cơ quan trọng
Kết quả của nhóm tham chiếu và nhóm nhồi máu não
Bảng 4: So sánh trị số trung bình của cholesterol, TG, LDL-C, HDL-C ở nhóm nhồi máu não và nhóm tham
chiếu.
CHOLES
TG
LDL-C
HDL-C

- NMN (n = 123)
- Tham chiếu (n = 52)
- NMN (n = 123)
- Tham chiếu (n = 52)
- NMN (n = 123)

- Tham chiếu (n = 52)
- NMN (n = 123)
- Tham chiếu (n = 52)

Số trung bình
221,84
188,00
243,59
137,96
128,42
118,96
44,38
48,15

Độ lệch chuẩn
61,18
30,25
157,18
58,54
48,52
36,54
12,22
8,91

Giá trị p
p = 0,00003
(p < 0,05)
p = 0,00001
(p < 0,05)
p = 0,10

p = 0,0059
(p < 0,05)

222


Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về trị số trung bình của cholesterol, TG,
HDL-C giữa nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu.
Sự liên quan giữa rối loạn lipid máu và nhồi máu não
Tiêu chuẩn rối loạn lipid máu: có ít nhất một trong các bất thường: tăng CT, tăng TG, tăng LDLC, giảm HDL-C.
Bảng 5: Sự liên quan giữa rối loạn lipid máu và nhồi máu não.
Lipid
Có rối loạn
Không rối loạn
Cộng

Nhóm có NMN
115 (93,5%)
08 (6,5%)
123 (100%)

Nhóm tham chiếu
34 (65,4%)
18 (34,6%)
52 (100%)

Nhận xét: Người bị rối loạn lipid có nguy cơ nhồi máu 7,6 lần so với người không có rối loạn
lipid (OR = 7,61; KTC 95%: 2,81-21,80; p = 0,000001). Điều này chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) về roái loaïn lipid máu và nhồi máu não.
Bảng 6: Sự liên quan giữa cholesterol và nhồi máu não.

Chỉ số cholesterol
(mg%)
> 200
≤ 200
Cộng

Nhóm có NMN

Nhóm tham chiếu

81 (65,9%)
42 (34,1%)
123 (100%)

22 (42,30%)
30 (57,7%)
52 (100%)

Nhận xét: Người có trị số cholesterol máu cao (> 200mg%) có nguy cơ nhồi máu 2,6 lần so
với người có cholesterol bình thường (OR = 2,63; KTC 95%: 1,28 – 5,40; p = 0,003). Điều này
chỉ ra ñược có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự tăng cholesterol máu và nhồi
máu não.
Bảng 7: Sự liên quan giữa TG và nhồi máu não.
Chỉ số TG (mg%)
> 165
≤ 165
Cộng

Nhóm có NMN
88 (71,5%)

35 (28,5%)
123 (100%)

Nhóm tham chiếu
14 (26,9%)
38 (73,1%)
52 (100%)

Nhận xét: Người có trị số TG máu cao (> 165mg%) có nguy cơ nhồi máu 6,8 lần so với người có
TG bình thường (OR = 6,82; KTC 95%: 3,13 – 15,24; p = 0,000001). Điều này chỉ ra ñược có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự tăng TG máu và nhồi máu não.
Bảng 8: Sự liên quan giữa LDL-C và nhồi máu não.
Chỉ số LDL-C (mg%)
≥ 130
< 130
Cộng

Nhóm có NMN
66 (53,7%)
57 (46,3%)
123 (100%)

Nhóm tham chiếu
35 (67,3%)
17 (32,7%)
52 (100%)

Nhận xét: Người có trị số LDL-C máu cao (≥ 130mg%) có nguy cơ nhồi máu 1,7 lần so với
người có LDL-C bình thường (OR = 1,78; KTC 95%: 0,86 – 3,75). Tuy nhiên sự liên quan này chưa
có ý nghĩa thống kê (p = 0,09).

Bảng 9: Sự liên quan giữa HDL-C và nhồi máu não.
Chỉ số HDL-C
(mg%)
< 40
≥ 40
Cộng

Nhóm có NMN

Nhóm tham chiếu

50 (40,7%)
73 (59,3%)
123 (100%)

08 (15,4%)
44 (84,6%)
52 (100%)

Nhận xét: Người có trị số HDL-C máu thấp (< 40mg%) có nguy cơ nhồi máu 3,7 lần so với
người có HDL-C bình thường (OR = 3,77; KTC 95%: 1,57 – 10,00; p = 0,001). Điều này chỉ ra ñược
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự giảm HDL-C và nhồi máu não.

223


BÀN LUẬN
Về ñặc ñiểm ñối tượng nghiên cứu
Đặc ñiểm về tuổi
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu gồm 123 bệnh nhân: 77 nam và 46 nữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy ñược

chẩn ñoán xác ñịnh là nhồi máu não dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng và hình ảnh học của TCYTTG.
Nhóm tham chiếu gồm 52 người khỏe mạnh không bị bệnh nhồi máu não gồm 31 nam, 21
nữ.
Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa nam và nữ trong nhóm nghiên cứu: tuổi trung bình
của nam là 49,315 ± 5,803, tuổi trung bình của nữ là 49,672 ± 6,006 (p = 0,719; p > 0,05).
Tuổi trung bình nhóm nhồi máu não là 51,439 ± 5,509, tuổi trung bình của nhóm tham chiếu là
44,750 ± 3,575 (p < 0,05).
Điều này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi xảy ra ở lứa
tuổi 50 – 60 (65,20%) nhiều hơn lứa tuổi dưới 50 tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên
cứu trong nước và trên thế giới. Tuổi càng cao càng làm gia tăng tỷ lệ mới mắc tai biến mạch máu
não. Giới nam hay gặp hơn giới nữ trong tai biến mạch máu não.
Theo thống kê tại Pháp (1993), Zuber M.(16) và Ý (2003), lứa tuổi 55 – 64 tỷ lệ ở nữ giới là 170 và
nam giới là 360/100.000 dân.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Mạnh Phúc và Hoàng Đức Kiệt cho thấy tỷ lệ nhồi
máu não ở tuổi trên 50 là 49,3%(9).
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Mai, “Ở tuổi trên 40, nam cũng như nữ, những biến ñộng xấu về
lipid, lipoprotein huyết thanh ñã biểu lộ rõ nét…”(10).
Theo Trương Quang Bình, ở tuổi 40 bắt ñầu có sự rối loạn lipid, lipoprotein máu. Sự rối loạn này
lên ñến ñỉnh cao ở lứa tuổi 50 – 59(12).
Giải thích hiện tượng này, nhiều tác giả cho rằng yếu tố tuổi kèm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
sẽ làm tăng hiện tượng xơ vữa ở lớp áo giữa của mạch và làm tăng nguy cơ nhồi máu não.

Đặc ñiểm về giới
Trong nghiên cứu này tỷ lệ giữa nam và nữ ở nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu không
khác biệt. Trong nhóm bệnh nhân nhồi máu não, tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ. Nam chiếm tỷ lệ
62,6% (77/123 trường hợp), gấp 1,6 lần so với nữ 37,4% (46/123 trường hợp).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
Nghiên cứu của Hoàng Đức Kiệt trên 476 trường hợp nhồi máu não cho thấy tỷ lệ nam/nữ là
2,7.
Nghiên cứu của Nguyễn Năng Tấn trên 120 bệnh nhân nhồi máu não cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 2,6

(16)
lần .
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng (1990) trên 210 trường hợp cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,4(9).
Nghiên cứu của tác giả Pháp Zuber và Mass (1993) tỷ lệ nam/nữ là 2,1(16).
Vậy, tỷ lệ nam/nữ theo nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài
nước.

Các yếu tố nguy cơ
Liên quan giữa tăng huyết áp và nhồi máu não
Nguy cơ tăng huyết áp ñược phát hiện với tỉ lệ 41,20 (51/123 trường hợp). Điều này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Năng Tấn cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp/nhồi máu não là 45,8% (45/120 trường
hợp).
Theo Lê Quang Cường (2002), tiền sử tăng huyết áp làm tăng tỷ lệ tai biến mạch máu não lên
4,46 lần.
Theo You (Melbourne), tăng huyết áp làm tăng gấp 6,8 lần bệnh nhồi máu não(15).

224


Tăng huyết áp kết hợp tăng cholesterol sẽ tăng tỷ lệ nhồi máu não.
Liên quan giữa ñái tháo ñường và nhồi máu não
Tỷ lệ ñái tháo ñường ñược phát hiện ở nhóm bệnh nhồi máu não với tỷ lệ 10,9% (13/123 trường
hợp). Có sự liên quan giữa ñái tháo ñường và nhồi máu não, sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p <
0,05).
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Năng Tấn và cũng phù hợp với
nghiên cứu ngoài nước như theo một công trình nghiên cứu ở Ảrập Xêút: tăng ñường huyết là yếu tố
nguy cơ gây tai biến mạch máu não, chiếm tỷ lệ 37% 52%.
Theo nghiên cứu của Framingham (1979) cho thấy ñái tháo ñường làm tăng gấp hai ñến ba lần
nguy cơ xơ vữa ñộng mạch.
Các yếu tố nguy cơ khác

Tình hình hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 1,6% và nghiện rượu cũng chiếm 1,6%. Sự liên quan giữa
nghiện rượu và nhồi máu não chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này cũng phù hợp với các
nghiên cứu trước ñây. Về mối liên quan giữa uống rượu và nguy cơ gây nhồi máu não các tác giả còn
tranh cãi. Nghiên cứu Camargo (1989) về dịch tễ học giữa nghiện rượu và tai biến mạch máu não cho
thấy uống rưọu hàng ngày 1 ñến 2 ñơn vị chuẩn có tác dụng phòng tai biến mạch máu não. Theo He
(1995), khi tăng 10% tỷ lệ hiện mắc tiêu thụ rượu sẽ kết hợp tăng 29% tỷ lệ mới mắc của tai biến
mạch máu não và tăng 16% tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não. Thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tới
các thể khác nhau của tai biến mạch máu não. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu não lên 1,9
lần, tỷ lệ này là 2,6 ở người trẻ hút thuốc lá(15).

Về rối loạn lipid máu và nhồi máu não
Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao 93,5% (115/123 bệnh nhân) (OR = 7,61, KTC 95%, p =
0,000001). Điều này chỉ ra có mối liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa rối loạn lipid
máu và nhồi máu não. Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ cao gây nhồi máu não(11,13).
Sự liên quan giữa cholesterol và nhồi máu não
Trị số trung bình của cholesterol ở nhóm tham chiếu: 188,00 ± 30,25mg%; trị số trung bình của
cholesterol ở nhóm nhồi máu não: 221,84 ± 61,18. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị số trung
bình giữa nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu.
Có sự liên quan giữa sự tăng cholesterol và nhồi máu não.
Người có nồng ñộ cholesterol máu cao có nguy cơ nhồi máu não 2,6 lần so với người có nồng ñộ
cholesterol máu bình thường (OR = 2,63, KTC 95%, p = 0,003). Điều này có ý nghĩa thống kê (p <
0,05) và phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nồng ñộ cholesterol máu càng cao thì ảnh hưởng càng lớn ñến bệnh lý mạch máu.
Theo Plehn (1999), White (2000), ñiều trị giảm cholesterol máu bằng nhóm statin sẽ giảm nguy
cơ nhồi máu não nhưng lại tăng nguy cơ chảy máu não(5).
Theo Qizilbash, nồng ñộ cholesterol máu trên 5,7mmol/l sẽ làm tăng tỷ lệ nhồi máu não lên từ
1,31 ñến 2,57 lần.
Theo BC. Bansal, AK. Sood và CB. Basan, tỷ lệ bệnh nhân tai biến mạch máu não có rối loạn
lipid máu khá cao (60%)(1).
Nhiều nghiên cứu ñã xác nhận nguy cơ bị nhồi máu não gia tăng với mức cholesterol cao

trong khi nguy cơ xuất huyết não gia tăng với mức cholesterol thấp. Theo Nguyễn Năng Tấn,
nhóm có nồng ñộ cholesterol cao lớn hơn hay bằng 5,2mmol/l, tỷ lệ tai biến mạch máu não chiếm
34,2%, trong ñó tỷ lệ nhồi máu não là 60,7%.
Nhóm có nồng ñộ cholesterol ≥ 5,2mmol/l thì tỷ lệ tai biến mạch máu não là 34,2%, trong ñó
60,7% là nhồi máu não. Sự thay ñổi nồng ñộ cholesterol và tỷ lệ nhồi máu não có mối liên quan với p
< 0,05 có ý nghĩa thống kê.
Sự liên quan giữa TG và nhồi máu não

225


Trị số trung bình của TG ở nhóm tham chiếu: 137,96 ± 58,54mg%; trị số trung bình của TG ở
nhóm nhồi máu não: 243,59 ± 157,18mg%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về trị số
trung bình của TG giữa nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu.
Sự liên quan giữa sự tăng TG và nhồi máu não
Sự tăng TG máu có liên quan chặt chẽ với bệnh nhồi máu não (OR = 6,82, KTC 95%, p =
0,00001). Theo nghiên cứu này, tỷ lệ sự tăng TG (p < 0,05) ở nhóm nhồi máu não là 71,5%. Kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Theo Nguyễn Năng Tấn, nhóm bệnh nhân có nồng ñộ TG lớn hơn 1,88, tỷ lệ tai biến mạch máu
não là 35,8%, trong ñó tỷ lệ nhồi máu não chiếm 69,8% và chảy máu não chiếm 30,2%. Mối liên quan
này có ý nghĩa thống kê(6).
Theo Ngô Xuân Thành và Hoàng Khánh thực hiện nghiên cứu trên 82 bệnh nhân tai biến mạch
máu não cho thấy tỷ lệ tăng TG là 23,5%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Hiệp hội xơ vữa ñộng mạch Châu Âu
cho rằng TG là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, là tác nhân gây xơ vữa. Theo Nguyễn Thị Ngọc
Dung, tăng TG máu là rối loạn mỡ máu hàng ñầu gây xơ vữa.
Sự liên quan giữa LDL-C và nhồi máu não
Trị số trung bình của LDL-C ở nhóm tham chiếu: 118,96 ± 36,54mg%; trị số trung bình của
LDL-C ở nhóm nhồi máu não: 128,42 ± 48,52mg%.Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị số
trung bình của LDL-C ở nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu.

Có sự liên quan giữa sự tăng LDL-C và nhồi máu não.
Có sự liên quan giữa sự tăng LDL-C và nhồi máu não. Sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (OR
= 1,78, KTC 95%, p = 0,09).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo những nghiên cứu
này, sự gia tăng LDL-C là nguy cơ cho bệnh mạch vành và nhồi máu não. Cũng theo Nguyễn Năng
Tấn, mối liên quan giữa thay ñổi nồng ñộ LDL-C và tỷ lệ tai biến mạch máu não có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05)(6).
Sự liên quan giữa HDL-C và nhồi máu não
Trị số trung bình của HDL-C ở nhóm tham chiếu: 48,15 ± 8,91mg%; Trị số trung bình của HDLC ở nhóm nhồi máu não: 44,38 ± 12,22mg%. Có sự khác biệt về trị số trung bình của HDL-C giữa
nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu.
Có sự liên quan giữa sự giảm HDL-C và nhồi máu não.
Người có trị số HDL-C máu thấp có nguy cơ nhồi máu 3,7 lần so với người có HDL-C bình
thường (OR = 3,77, KTC 95%, p = 0,001). Điều này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.
Theo Nguyễn Năng Tấn, sự giảm HDL-C làm gia tăng nguy cơ ñột quị. Mức HDL-C thấp có liên
quan ñến ñộ xơ vữa ñộng mạch cảnh và liên quan ñến diễn tiến sự dày lớp áo giữa và lớp áo trong của
ñộng mạch cảnh(2).
Theo Ngô Xuân Thành và Hoàng Khánh (2000), tỷ lệ giảm HDL-C là 21,5% trên nhóm bệnh tai
biến mạch máu não.
J. Woo, EV. Lam qua nghiên cứu ñã xác ñịnh có liên quan giữa rối loạn lipid máu và tai biến
mạch máu não. Các kiểu rối loạn lipid máu bao gồm tăng nồng ñộ cholesterol toàn phần, LDL-C, TG
và hạ thấp HDL-C(14).
Theo chúng tôi, rất cần thực hiện bộ xét nghiệm lipid máu như một xét nghiệm thường quy ở
bệnh nhân trên 40 tuổi có nguy cơ nhồi máu não nhằm mục ñích phát hiện sớm các rối loạn lipid và và
kiểm soát các trị số lipid máu ñể dự phòng huyết khối nói chung và nhồi máu não nói riêng.

KẾT LUẬN

226



Với mục tiêu nghiên cứu về tình trạng rối loạn lipid máu trên bệnh nhân nhồi máu não, chúng tôi
ñã thực hiện nghiên cứu trên 123 bệnh nhân nhồi máu não tại khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Chợ
Rẫy, 52 người khỏe mạnh không nhồi máu não, và ñã rút ra ñược những kết luận như sau:

Trị số trung bình của CT, TG, LDL-C và HDL-C ở nhóm tham chiếu và nhóm nhồi
máu não.
CT

Nhóm tham chiếu
188,00 ± 30,25mg%

Nhóm nhồi máu não
221,84 ± 61,18mg%

TG

137,96 ± 58,54mg%

243,59 ± 157,18mg%

LDL-C
HDL-C

118,96 ± 36,54mg%
48,15 ± 8,91mg%

128,42 ± 48,52mg%
44,38 ± 12,22mg%


Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về trị số trung bình của CT, TG và HDL-C giữa
nhóm nhồi máu não và nhóm tham chiếu.

Rối loạn lipid-lipoprotein máu là yếu tố nguy cơ quan trọng trong nhồi máu não
Trong nghiên cứu này 93,5% bệnh nhân nhồi máu não có rối loạn lipid máu (115/123 bệnh
nhân).
Nồng ñộ trung bình của CT, TG, LDL-C tăng cao và nồng ñộ trung bình HDL-C của nhóm nhồi
máu não thấp hơn so với nhóm tham chiếu. Sự tăng CT, TG, LDL-C và sự giảm HDL-C ñều liên
quan một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nhồi máu não.

Nghiên cứu này còn cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid-lipoprotein
máu và các yếu tố ñông máu huyết tương
Chúng tôi nhận thấy có sự liên quan giữa sự tăng TG và sự tăng yếu tố ñông máu số VII trong
nhóm nhồi máu não. Sự tăng nồng ñộ fibrinogen và sự giảm HDL-C trong nhóm nhồi máu não. Như
vậy, chúng ta nên thực hiện việc xác ñịnh nồng ñộ yếu tố ñông máu VII ở các bệnh nhân rối loạn lipid
máu dù chưa có biểu hiện tăng ñông.

KIẾN NGHỊ
Chúng tôi xin ñề nghị nên thực hiện ñịnh kỳ các xét nghiệm CT, TG, LDL-C, HDL-C ở bệnh
nhân trên 40 tuổi. Khi có biểu hiện rối loạn lipid máu nên kiểm tra fibrinogen và yếu tố ñông máu VII
ñể phát hiện sớm tình trạng tăng ñông và huyết khối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.
16.

Bansal BC., Sood AK., Bansal CB. (1998), "Familial hyperlipidemia in stroke in the young", Stroke, 17: 1142 – 1145.
Đỗ Đình Hồ và cs.(1992), “Một số dạng lipid trong máu người Việt Nam khỏe mạnh”, Tạp chí Y học, tr:10-11.
Dunbabin DW, Sandercock PAG (1990), “Prevention stroke by the modification of risk factors”, Stroke 21 (suppl IV): 36-9.
Kane JP., and Maloy MJ., “Disorder of lipoprotein metabolism”. Basic and clinical endocrinology: 680-710.
Labovitz DL, Sacco RL (2001), “Intracerebral haemorrhage: update” (Review), Current Opinion in Neurol. 14 (1):103-8
Nguyễn Năng Tấn (2003), “Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp với các thể của tai biến mạch máu não”, Luận văn
Thạc sĩ y học: 69-72.
Nguyễn Thị Hà (2000), “Chuyển hóa lipid”. Hóa sinh, NXB Y học Hà Nội, tr:318-376.
Nguyễn Thy Khuê (2000), “Rối loạn chuyển hóa lipid”, Nội tiết học ñại cương, NXB TP. HCM: 555-619.
Nguyễn Văn Đăng (2003). “Tai biến mạch máu não”. NXB Y học, tr: 83-84.
Phạm Thị Mai (1990), “Sự thay ñổi nồng ñộ lipid và lipoprotein huyết thanh theo tuổi và giới”, Kỷ yếu công trình khoa học của
Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM, tr:52-56.
Phan Thị Danh, Nguyễn Huy Dung (1993, 1994), “Khảo sát ñặc ñiểm các kiểu rối loạn lipid huyết trong một số bệnh tim mạch
và nội khoa khác, tầm quan trọng của xét nghiệm TG”. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học của Bệnh viện Chợ Rẫy, tr: 3233.
Trương Quang Bình (1999), “Các rối loạn lipid-lipoprotein máu ở bệnh nhân ñộng mạch vành”, Luận án Tiến sĩ Y học, trường
Đại học Y, tr:40-48.
Vũ Đình Vinh (2001), “Lipid máu và việc phòng chống rối loạn mỡ máu”, NXB Thanh Niên: 55-56.
Wetton A.D. (1997), “Atherosclerosis and hyperlipidemia”, pp:25-28.
You R., McNeil JJ., O’Malley HM. and coll. (1997), “Risk factors for stroke due to cerebral infarction in young adults”, Stroke,

28:1913-1918.
Zuber M, Mas JL (1993), “Epidémiologie des accidents vasculaires cérébraux”. AVC, Doin page: 13-26.

227



×