Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của viên nang cứng kaviran trên mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt bằng paracetamol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.99 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA
VIÊN NANG CỨNG KAVIRAN TRÊN MÔ HÌNH GÂY
TỔN THƯƠNG GAN CHUỘT NHẮT BẰNG PARACETAMOL
Nguyễn Trọng Điệp*; Nguyễn Tùng Linh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang cứng kaviran trên mô hình gây tổn
thương gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol. Đối tượng và phương pháp: chuột nhắt trắng
được chia làm 6 lô: lô chứng sinh học, lô mô hình, lô uống silymarin, lô uống kaviran liều 0,72 g/kg,
2,16 g/kg và 4,32 g/kg. Ngày thứ 8, chuột ở các lô 2 - 6 được gây độc bằng paracetamol liều
400 mg/kg. Sau 48 giờ, lấy máu chuột để đo hoạt độ enzym AST, ALT, hàm lượng MDA dịch
đồng thể gan, quan sát về đại thể và vi thể gan. Kết quả: kaviran liều 2,16 g/kg và 4,32 g/kg làm
giảm hoạt độ AST và ALT huyết thanh, giảm hàm lượng MDA dịch đồng thể gan, giảm tổn
thương mô bệnh học gan chuột. Kết luận: kaviran liều 2,16 g/kg và 4,32 g/kg có tác dụng bảo
vệ gantrên mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol.
* Từ khóa: Kaviran; Chống oxy hóa; Bảo vệ gan; Paracetamol.

Evaluate the Hepatoprotective Effects of Kaviran Hard Capsule on
Mouse Model of Paracetamol - Induced Liver Damage
Summary
Objectives: To evaluate the hepatoprotective effects of kaviran hard capsule on mouse
model of paracetamol - induced liver damage. Methods: Mice are divided into 6 groups: control
group, paracetamol - induced liver damage group, paracetamol - induced liver damage group
administrated with silymarin, paracetamol - induced liver damage group administrated with
kaviran at dosages of 0.72 g/kg, 2.16 g/kg and 4.32 g/kg. On the 8th day of experiment, group
2 - 6 were administrated orally with paracetamol (400 mg/kg). 48 hours after administrating
paracetamol, plamsa AST, ALT and hepatic MDA were determined, macro- and microhepatohistology was observed. Results: 2.16 g/kg and 4.32 g/kg dosages of kaviran caused
plasma AST, ALT and hepatic MDA reduced, reduced the damage of liver on hepatohistology.
Conclusion: Kaviran at dosages of 2.16 g/kg and 4.32 g/kg exert hepatoprotective effects on
mice model of paracetamol - induced liver damage.


* Key wods: Kaviran; Antioxydants; Hepatoprotective effects; Paracetamol.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy
quả Nhàu và Cúc hoa vàng (CHV) có nhiều
tác dụng sinh học quý như: tăng cường

miễn dịch, chống oxy hoá, ức chế khối u,
kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm...
[1, 2, 6, 7]. Sâm Ngọc Linh sinh khối
(NLSK) được tạo ra bằng công nghệ sinh
khối tế bào thực vật, có chất lượng ổn định.

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Điệp ()
Ngày nhận bài: 06/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2016

5


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
Các nghiên cứu bước đầu cho thấy sâm
NLSK có một số tác dụng sinh học tương
tự với sâm tự nhiên như: tăng lực, tăng
quá trình nhận thức và ghi nhớ, chống
oxy hóa, bảo vệ gan...[3]. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về chiết xuất, bào chế chế
phẩm từ 3 dược liệu này còn đơn giản và
chưa có chế phẩm thuốc nào bào chế

phối hợp từ ba dược liệu này. Do vậy,
chúng tôi đã nghiên cứu bào chế viên
nang cứng kaviran với các thành phần
hoạt chất là bột cao khô sâm NLSK
(60 mg/viên), bột cao khô quả Nhàu
(180 mg/viên) và bột cao khô CHV
(180 mg/viên). Tuy nhiên, qua quá trình
chiết xuất, bào chế và việc phối hợp 3
thành phần dược liệu trong cùng công
thức bào chế có thể làm thay đổi tác dụng
của chế phẩm so với dược liệu ban đầu.
Do vậy, việc đánh giá tính an toàn và tác
dụng của chế phẩm rất cần thiết. Trong
bài báo này, chúng tôi công bố: Kết quả
nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của viên
nang kaviran trên mô hình gây tổn thương
gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol.
NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết bị: máy xét nghiệm sinh hóa XC
- 55 Chemistry analyzer (Trung Quốc).
Máy nghiền dịch đồng thể Stomater 80
(Anh). Máy quang phổ Elisa Lx 800 (Mỹ).
- Động vật thí nghiệm: chuột nhắt
trắng, chủng Swiss, cả hai giống, khỏe
mạnh, trọng lượng 20 ± 2 g do Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Động
vật được nuôi trong điều kiện phòng thí
nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước uống

tại Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y
Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan bằng
mô hình gây độc do paracetamol liều cao
[1, 4, 5]. Chuột nhắt trắng được chia
ngẫu nhiên thành 6 lô, mỗi lô ít nhất 10 con.
- Lô 1 (đối chứng): uống nước cất,
0,2 ml/10 g.
- Lô 2 (mô hình): uống nước cất
0,2 ml/10 g + paracetamol 400 mg/kg.
- Lô 3 (chứng dương): uống silymarin
140 mg/kg + paracetamol 400 mg/kg.
- Lô 4: uống kaviran liều 0,72 g/kg +
paracetamol 400 mg/kg.
- Lô 5: uống kaviran liều 2,16 g/kg +
paracetamol 400 mg/kg.

1. Nguyên liệu, thiết bị và động vật
nghiên cứu.

- Lô 6: uống kaviran liều 4,32 g/kg +
paracetamol 400 mg/kg.

- Nguyên vật liệu: viên nang cứng
kaviran do Học viện Quân y nghiên cứu
và sản xuất đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Efferalgan (paracetamol) viên sủi 500 mg
(Hãng Bristol-Myers Squibb, Pháp). Viên
nén legalon (silymarin) 70 mg (Hãng

Madaus GmbH, Đức). Kít định lượng các
enzym và chất chuyển hóa trong máu
(AST, ALT) (Hãng DIALAB). Các hóa chất
khác đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.

Cho chuột uống thuốc thử hoặc nước
cất liên tục vào các buổi sáng trong 8
ngày liên tục. Đến ngày thứ 8, sau khi
uống thuốc thử 3 giờ (chuột được nhịn
đói 16 - 18 giờ trước đó), tiến hành gây
tổn thương tế bào gan bằng cách cho
chuột từ lô 2 đến lô 6 uống paracetamol
liều 400 mg/kg. Sau 48 giờ gây độc bằng
paracetamol, lấy máu động mạch cảnh
chuột để đo hoạt độ enzym AST, ALT,

6


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
đồng thời lấy gan và cân trọng lượng gan,
xác định hàm lượng malonyl dialdehyd
(MDA). 100% chuột được quan sát đại
thể gan, 30% gan của chuột trong các lô
được làm mô bệnh học gan.
- Các chỉ số đánh giá: trọng lượng gan
chuột tương đối. Hoạt độ AST và ALT
trong huyết thanh chuột. Nồng độ MDA
trong dịch đồng thể gan chuột. Mức độ
tổn thương gan bằng đánh giá đại thể và

vi thể gan.

* Xử lý số liệu:
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm
Microsoft excel 2007. Đánh giá sự khác
biệt giá trị trung bình giữa các lô chuột
bằng Duncan’s multiple range test, mềm
SAS (α = 0,05). Quy ước: khi so sánh
giữa các nhóm giá trị trong cùng cột có
cùng một trong các ký tự (biểu thị theo a,
b, c, d...) là khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Ảnh hưởng của kaviran trên trọng lượng gan tương đối chuột nhắt trắng.
Bảng 1:
n

Trọng lượng gan tương đối
(g/10 g thể trọng)

Mức giảm so lô
mô hình (%)

10

0,572 ± 0,045ab

10,90


Lô nghiên cứu
Lô 1: chứng sinh học

a

Lô 2: mô hình

10

0,642 ± 0,099

Lô 3: chứng dương

10

0,636 ± 0,147

Lô 4: kaviran liều 0,72 g/kg
Lô 5: kaviran liều 2,16 g/kg
Lô 6: kaviran liều 4,32 g/kg

10
10
10

a

0,93

ab


6,07

ab

9,50

b

11,6

0,603 ± 0,083
0,581 ± 0,035

0,524 ± 0,100

Trọng lượng gan tương đối (TLGTĐ) của chuột ở lô uống paracetamol 400 mg/kg
(lô 2, 3, 4, 5, 6) có xu hướng tăng so với lô chứng (lô 1), nhưng chưa có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). TLGTĐ của chuột uống kaviran cả 3 liều đều giảm so với lô mô hình (lô 2).
Tuy nhiên, chỉ ở liều 4,32 g/kg (lô 6), sự khác biệt mới có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
2. Ảnh hưởng của kaviran lên hoạt độ AST, ALT trong huyết thanh chuột.
Bảng 2:
Lô nghiên cứu

n

AST (UI/l)

ALT (UI/l)
d


53,40 ± 8,47d

Lô 1: chứng sinh học

10

103,20 ± 10,27

Lô 2: mô hình

10

505,50 ± 78,89a

293,70 ± 39,79a

Lô 3: chứng dương

10

271,00 ± 28,62b

211,50 ± 37,66b

Lô 4: kaviran liều 0,72 g/kg

10

494,60 ± 113,89a


292,80 ± 67,35a

Lô 5: kaviran liều 2,16 g/kg

10

309,40 ± 94,87b

233,80 ± 61,24b

Lô 6: kaviran liều 4,32 g/kg

10

185,30 ± 47,09c

114,10 ± 37,81c

7


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
Hoạt độ AST, ALT ở lô mô hình tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (p < 0,05).
Silymarin liều 140 mg/kg có tác dụng giảm rõ hoạt độ AST, ALT so với lô mô hình
(p < 0,05). Kaviran cả 3 liều đều làm giảm hoạt độ AST và ALT, nhưng chỉ ở liều 2,16 g/kg
(lô 5) và liều 4,32 g/kg (lô 6) thì mức giảm mới có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình
(p < 0,05). Đặc biệt, kaviran liều 4,32 g/kg thể hiện tác dụng tốt hơn silymarin liều
140 mg/kg (p < 0,05).
3. Ảnh hưởng của kaviran lên chỉ số MDA trong gan chuột nhắt trắng.


Hình 1: Hàm lượng MDA trong gan của các lô chuột nghiên cứu.
Hàm lượng MDA ở lô mô hình tăng cao rõ rệt so với lô chứng sinh học (p < 0,05).
Các lô chuột uống silymarrin và kaviran đều có xu hướng làm giảm hàm lượng MDA
dịch đồng thể gan so với lô mô hình, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So
với lô chứng sinh học, hàm lượng MDA dịch đồng thể gan ở các lô chuột uống
silymarrin và kaviran đều cao hơn, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
4. Kết quả đánh giá về đại thể gan chuột.
Bảng 3: Tóm tắt nhận xét về đại thể gan của các nhóm chuột.
Lô nghiên cứu

Nhận xét về đại thể

Lô 1: chứng sinh học

Gan màu đỏ, mặt nhẵn, mật độ mềm, không phù nề, không xung huyết

Lô 2: mô hình

Gan một số màu đỏ thẫm, phù nề, xung huyết, bề mặt sần sùi, có nhiều
chấm xuất huyết. Một số có màu bạc, phù nề, bề mặt sần sùi, không rõ
chấm xuất huyết

Lô 3: silymarin 140 mg/kg

Gan màu đỏ, xung huyết nhẹ, có một vài điểm xuất huyết, không nhìn rõ
điểm tổn thương

Lô 4: kaviran 0,72 g/kg


Gan màu đỏ thẫm, xung huyết, có chấm xuất huyết và một số điểm bạc
màu

Lô 5: kaviran 2,16 g/kg

Gan màu đỏ thẫm, xung huyết, có ít chấm xuất huyết

Lô 6: kaviran 4,32 g/kg

Gan màu đỏ, xung huyết, một số có ít chấm xuất huyết

8


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
5. Kết quả đánh giá mô bệnh học gan chuột.
Bảng 4: Đánh giá về mô bệnh học gan của các nhóm chuột nghiên cứu.


Hình ảnh mô bệnh học gan đại diện của các nhóm chuột (HE x 400)

Chứng

Gan bình thường, không xuất huyết, không có xâm nhập viêm

Mô hình

Gan thoái hóa nặng, xuất huyết và hoại tử
rộng


Có xâm nhập viêm nặng ở khoảng cửa và
thoái hóa nhẹ tế bào gan

Có vi áp xe gan, thoái hóa nhẹ tế bào gan

Có xâm nhập viêm nhẹ ở khoảng cửa và
thoái hóa nhẹ tế bào gan

Gan có xâm nhập viêm nhẹ ở khoảng cửa
và thoái hóa mức độ vừa

Gan thoái hóa mức độ nhẹ đến vừa

Silymarin
140
mg/kg

Kaviran
liều 0,72
g/kg

Kaviran
liều 2,16
g/kg
Gan có xâm nhập viêm nhẹ và thoái hóa
mức độ vừa

Gan thoái hóa mức độ vừa


9


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

Kaviran
liều 4,32
g/kg
Gan gần như bình thường, không có xâm
nhập viêm

BÀN LUẬN
Để đánh giá tác dụng chống oxy hoá
và tác dụng bảo vệ gan của kaviran, mô
hình gây tổn thương gan bằng paracetamol
được lựa chọn, vì paracetamol gây tổn
thương gan bằng cơ chế sinh ra gốc tự
do (tương tự CCl4), bên cạnh đó
paracetamol liều cao làm cạn kiệt hệ
thống chống oxy hoá của cơ thể, làm tăng
hoạt độ AST, ALT, MDA trong huyết
tương và làm biến đổi cấu trúc gan [5].
Bảng 2 cho thấy: kaviran cả 3 liều đều
làm giảm hoạt độ AST và ALT, nhưng chỉ
ở liều 2,16 g/kg và 4,32 g/kg thì mức
giảm mới có ý nghĩa thống kê so với lô
mô hình (p < 0,05). Đặc biệt, kaviran liều
4,32 g/kg thể hiện tác dụng tốt hơn
silymarin liều 140 mg/kg (p < 0,05).
Khi một thuốc có tác dụng chống oxy

hóa có thể làm giảm hàm lượng MDA,
góp phần bảo vệ tế bào, trong đó có tế
bào gan. Do vậy, MDA là một chỉ số
đánh giá tác dụng bảo vệ gan của thuốc
thử. Hình 1 cho thấy: silymarin và kaviran
có tác dụng làm giảm MDA trong dịch
đồng thể gan chuột nhắt so với lô mô
hình. Kaviran liều càng cao càng làm
giảm nồng độ MDA, nhưng chưa có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Sylimarin là một hợp chất chiết xuất từ
cây Cúc gai (Sylimarin marianum, L).
10

Gan thoái hóa rất nhẹ, không có xuất huyết
và xâm nhập viêm

Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy
sylimarin có tác dụng bảo vệ gan theo cơ
chế chống oxy hoá do ức chế quá trình
peroxy hoá lipid, dọn các gốc tự do, giảm
giáng hoá glutanthion của tế bào gan; ổn
định màng tế bào và điều hoà tính thấm
của màng tế bào, từ đó ngăn cản hấp thu
một số chất độc vào tế bào gan; ức chế
quá trình xơ hoá tế bào gan; phục hồi
màng tế bào đã bị tổn thương và làm tăng
quá trình phân bào, kích thích tái tạo tế
bào [8]. Vì vây, trong nghiên cứu này,
sylimarin được lựa chọn làm thuốc đối

chứng dương.
Về đại thể gan, ở chuột gây độc bằng
paracetamol kết hợp dùng kaviran liều
cao hầu như không thay đổi so với lô
chứng sinh học, trong khi ở lô không
dùng thuốc gan nhạt màu, phù nề, xung
huyết, bề mặt không nhẵn, có chỗ bị hoại
tử và bạc màu, có nhiều chấm xuất huyết.
Trên hình ảnh vi thể, gan chuột ở lô uống
kaviran hầu như đều bình thường và mức
độ tổn thương nhẹ hơn so với lô gây độc
bằng paracetamol không dùng thuốc.
Viên nang kaviran được chiết xuất và
bào chế từ CHV, quả Nhàu và sâm
NLSK. Kết quả nghiên cứu về tác dụng
chống oxy hóa và bảo vệ gan của chế
phẩm phù hợp với những nghiên cứu của
nguyên liệu đã công bố. CHV có hoạt tính


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
chống oxy hóa, nhờ tác dụng dọn gốc tự
do, ngăn cản mạnh sự phá hủy ADN do
oxy hóa và không gây độc trong tế bào
gan [6], ức chế phản ứng peroxy hóa lipid
màng tế bào gan, hạn chế giảm hoạt độ
enzym SOD trên chuột gây độc bằng
CCl4 và ức chế sinh gốc tự do anion
superoxid và sinh NO in vitro ở nồng độ
tương đối thấp [2]. Nước ép quả Nhàu có

khả năng bảo vệ các tế bào hoặc lipid từ
thay đổi oxy hóa được thúc đẩy bởi các
gốc tự do anion superoxid (SAR) và lipid
peroxid (LPO), làm giảm mức SAR và
LPO của gan với tỷ lệ 20% và 50% so với
nhóm chứng sau 3 giờ uống CCl4 [1, 7].
Sâm NLSK cũng có tác dụng chống oxy
hóa và bảo vệ gan nhờ tác dụng làm
giảm ALT, AST huyết tương, giảm MDA
và tăng GSH ở gan của chuột nhắt trắng
gây độc bằng CCl4 [3]. Như vậy, việc phối
hợp của các dược liệu này đã tạo nên tác
dụng hiệp đồng trong chống oxy hóa, bảo
vệ gan của chế phẩm.
KẾT LUẬN
Kaviran liều 2,16 g/kg và 4,32 g/kg có
tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn
thương gan chuột nhắt trắng bằng
paracetamol liều cao, thể hiện ở tác dụng
làm giảm hoạt độ AST và ALT huyết
thanh, làm giảm hàm lượng MDA dịch
đồng thể gan, giảm tổn thương mô bệnh
học của gan. Kaviran liều 2,16 g/kg có tác
dụng tương đương với silymarin liều 140
mg/kg, kaviran liều 4,32 g/kg có tác dụng
tốt hơn silymarin liều 140 mg/kg.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Vân Anh. Nghiên
dụng kích thích miễn dịch và chống

của cao quả nhàu trên thực nghiệm.
Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y
2011.

cứu tác
oxy hóa
Luận án
Hà Nội.

2. Trần Vân Hiền, Trần Thanh Loan,
Nguyễn Đặng Dũng và CS. Tác dụng chống
oxy hóa, chống gốc tự do của flavonoid chiết
xuất từ cúc hoa vàng (Chrysanthemum
indicum L.). Tạp chí Y - Dược học Quân sự.
2008, số 3.
3. Nguyễn Văn Long. Nghiên cứu quy trình
tạo sinh khối tế bào và đánh giá một số tác
dụng sinh học của sâm NLSK. Luận án Tiến
sỹ Y học. Học viện Quân y. 2011.
4. Sener G, Toklu HZ, Sehirli AO et al.
Protectiveeffects of resveratrolagainstacetaminopheninducedtoxicity in mice. Hepatology Research
35. 2006, pp.62-68.
5. Chun LJ, Tong MJ, Busuttil RW et al.
Acetaminophen hepatoxicity and acute live
failure. J Clin Gastroenterol. 2009, 4 (43),
pp.342-349.
6. Debnath T, Jin HL, Hasnat MA et al.
Antioxidant potential and oxidative DNA
damage preventive activity of chrysanthemum
indicum extracts. Journal of Food Biochemistry.

2006, ISSN 1745-4514.
7. Blanco YC, Vaillant F, Perez AM et al.
The noni fruit (Morinda citrifolia L.): A review
of agricultural research, nutritional and therapeutic
properties. Journal of Food Composition and
Analysis. 2006, 19, pp.645-654.
8. Pradhan SC et al. Hepatoptotective
herbal drug, silymarin from experimental
pharmacology to clinical medicine. J Pharm
pharmacol. 2006, 52 (4), pp.437-440.

11



×