Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng với sự phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.61 KB, 7 trang )

GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ BẰNG GÂY TÊ
NGOÀI MÀNG CỨNG VỚI SỰ PHỐI HP THUỐC TÊ
VÀ THUỐC GIẢM ĐAU TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Văn Chinh*, Tô Văn Thình**, Nguyễn Văn Chừng*

TÓM TẮT
Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) là một loại gây tê vùng bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích
hợp vào khoang ngoài màng cứng. Nó là phương pháp hữu hiệu, được thực hiện một cách dễ dàng, rộng
rãi trong điều kiện y tế của chúng ta hiện nay. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa thuốc
tê và thuốc nghiện, vì đây là phương pháp dùng thuốc hữu hiệu nhất so với trước đây vì nó cho kết quả tốt
nhất. Tác dụng trên chuyển dạ đáng lưu ý là dãn nở cổ tử cung và di chuyển của thai. Giai đoạn 1 của
chuyển dạ có thể kéo dài nếu ta thực hiện gây tê vào thời điểm không thích hợp hoặc dùng nồng độ thuốc
không thích hợp cũng như liều tiêm bolus cuối cùng. Sự chuẩn bò chu dáo trước chuyển dạ, sự theo dõi
chặt chẽ trước, trong và sau chuyển dạ để phát hiện và xử trí kòp thời những biến chứng xảy ra sẽ góp
phần cho sự thành công. Để giảm bớt bất lợi của GTNMC trên chuyển dạ, ta cần có sự phối hợp với sản
khoa chặt chẽ để thực hiện các phương pháp tốt nhất trên cơ sở giục sanh đúng lúc, diễn đạt các trường
có nhòp tim thai càng chính xác thì càng tốt và đặc biệt là can thiệp đúng lúc.

SUMMARY
EPIDURAL ANESTHESIA BY THE COMBINED OF BUPIVACAIN
AND FENTANYL TO PAIN RELIEF IN LABOR
Nguyen Van Chinh, To Van Thinh, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 22 – 28

Epidural Anesthesia is the regional Anesthesia, using the suitable anesthetic drug to pump into the
epidural space. This is the method tobe effective, performing easily and widely in condition of our
country. We insiste on the conbination of the local anesthetics and the opioids. This is the most efficacious
drug administration with the best results. The effects of the regional anesthesia on the dilation of the
cervix and the progess of the fetus are insisted. The first stage of the labor may be prolonged if we start
the analgesia at the time which is not suitable and also the latest bolus injections. A well – prepared Labor
and a close careful monitoring during and after the Labor must be applied in order to detect and manage


in time complications. It will contribute to succesful method.To decrease the disadavantages of the
epidural anesthesia in the labor, we must collaborate with the obstetricians about the best methods on the
basis of performing the stimulation at the approriate time, well interpretting the variabilities of fetal heard
rates and specially the intervention must be carried down at time.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên chức lớn nhất của người phụ nữ là làm mẹ.
Quá trình từ lúc mang thai cho đến lúc sanh con quả
là đầy khó khăn, gian khổ. Không phải hiển nhiên mà
dân gian ta có câu: “mang nặng, đẻ đau”. Đau khi
* Bộ môn Gây Mê Hồi Sức - ĐH Y Dược, TPHCM
** BV Hùng Vương, TPHCM

22

sanh là một trong những cơn đau lớn nhất đối với
phụ nữ, cơn đau làm cho cuộc chuyển dạ trở nên khó
khăn, phức tạp hơn, nhất là trong trường hợp sản phụ
có bệnh lý kèm theo. Phương pháp giảm đau trong
chuyển dạ là để góp phần giúp cho việc sanh nở trở
nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Giảm đau chuyển dạ có


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

ích cho cả người mẹ lẫn thai nhi bởi vì cơn đau khi
sanh do co bóp tử cung, làm thay đổi, giảm sự phân
bố máu cung cấp oxy cho thai nhi; cơn đau còn làm

tăng mức độ tiêu thụ oxy ở người mẹ. Trong những
trường hợp bệnh lý như sản giật, một phương pháp
giảm đau thích hợp sẽ giúp kiểm soát huyết động và
giảm các phản ứng giao cảm ở người mẹ.
Tại TPHCM, BV Hùng Vương đã thực hiện giảm
đau trong chuyển dạ từ năm 1988, với 30 bệnh
nhân, trong nghiên cứu này đã sử dụng kim tê
TUOHY 16 và catheter thì tận dụng dây catheter
tónh mạch và thuốc tê là LIDOCAIN sản xuất trong
nước. Ngày nay, phương pháp giảm đau trong
chuyển dạ bằng GTNMC với sự phối hợp thuốc tê và
thuốc giảm đau trung ương được ứng dụng rộng rãi
trên thế giới và phát triển không chỉ bó gọn trong
giảm đau cho người mẹ mà còn nhằm mục đích
mang lại sự kiểm soát tốt và sự hài lòng cho sản
phụ. Nó cũng phải bảo đảm không nguy hiểm cho
trẻ sơ sinh và ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ
phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Vật liệu nghiên cứu


Máy móc, dụng cụ, trang thiết bò như một cuộc
gây tê bình thường



Thuốc tê Marcain 0,5%, thuốc nghiện Fentanyl,
bộ kim TUOHY số 18 có kèm theo catheter và bộ
nối.




Dụng cụ theo dõi bệnh nhân và tim thai, thuốc
cấp cứu hồi sức dòch truyền Lactated Ringers,
NaCl 0,9%

Phương pháp tiến hành


Thăm khám và chuẩn bò bệnh nhân như một
cuộc gây mê bình thường.



Thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng
cứng: Tê tại chổ TL 3-4 với Marcain 0,5% 1ml
(5mg). Tê NMC TL 3-4 với độ sâu khoang NMC
tuỳ theo bệnh nhân, luồn catheter vào khoang
NMC với độ sâu khoảng 3 cm. Bơm liều test
Marcain 0,5% 2ml (10mg), sau khi M, HA của
sản phụ ổn đònh và giơ hai chân lên cao được
bình thường thì bơm liều bolus Marcain 0,125%
+ 50mcg Fentanyl. Sau liều bolus 10 phút, dùng
bơm tiêm điện truyền Marcain 0,125% +
Fentanyl 1mcg/1ml với vận tốc 8ml/g



Theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau khi thực

hiện thủ thuật, xử lý những rối loạn khi cần
thiết.



Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp
thống kê.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU






Đánh giá hiệu quả của phương pháp GTNMC với
sự phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung
ương để giảm đaụ cho các sản phụ (SP) trong
quá trình chuyển dạ.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của
phương pháp giảm đau trong chuyển dạ, từ đó
đưa ra phương pháp vô cảm thích hợp để giảm
đau khi sản phụ chuyển dạ.
Theo dõi và xử lý những bất thường trong quá
trình nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu,
mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu

Những bệnh nhân đến sanh t BV Hùng Vương
và yêu cầu được áp dụng phương pháp Gây tê giảm
đau chuyển dạ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 1/2003 đến 6/2004 tại Bệnh Viện Hùng Vương
TPHCM, chúng tôi đã thực hiện 289 trường hợp
GTNMC để giảm đau chuyển dạ. Kết quả thu thập và
phân tích như sau:
Tuổi sản phụ
Tuổi

≤ 20

21 - 30

31 – 40

41 – 50

Tổng

Số ca

41

152

91


5

289

Tỷ lệ %

14,18

52,60

31,49

1,73

100

Tuổi trung bình: 28,21 tuổi ± 0,69 tuổi.

23


Cân nặng sản phụ

Chỉ số Apgar:

Cân nặng (kg) 41 – 50 51 – 60 61 – 70 71 – 80

Tổng

Số ca


25

157

93

14

289

Tỷ lệ %

8,65

54,33

32,18

4,84

100

Chiều cao sản phụ:
Chiều cao (cm)

< 150

150 - 160


> 160

Tổng

Số ca

33

234

22

289

Tỷ lệ %

11,42

80,97

7,61

100

Chiều cao trung bình: 154,80 cm ± 0,25 cm.
Thời gian (phút)

10-20

21-30


31-40

Tổng

Số TH

241

44

4

289

Tỷ lệ %

83,39

15,23

1,38

100

Thời gian làm thủ thuật trung bình: 16,88 phút ±
0,50 phút.
Thời gian lưu Catheter: Tính từ lúc đặt
đến lúc rút catheter:
Số TH


54

Tỷ lệ %

>1 – 2 > 2 – 3 >3 – 4 >4 Tổng
115

49

44

27

289

18,68 39,80 16,96 15,22 9,34 100

Thời gian lưu catheter trung bình: 2,11 giờ ± 0,12
giờ.
Đường chích
Chích GTNMC theo đường giữa hoặc đường bên:
Đường chích

Đường giữa

Đường bên

Tổng


Số TH

210

79

289

Tỷ lệ %

72,66

27,34

100

Kiểu sanh:

9 – 10 Tổng
47
289
16,26 100

Vùng mất cảm giác đau
Vùng mất cảm giác đau Bên T Bên P Hai bên Không Tổng
Số TH
14
25
244
6

289
Tỷ lệ %
4,84 8,65 84,43 2,08 100
Thang điểm đau 0 – 1 >1 – 3 >3 – 5 >5 - 8 >8 - 10 Tổng
Số TH
72
110
83
18
6
289
Tỷ lệ %
24,91 38,06 28,72 6,23 2,08 100

Phong bế vận động: đánh giá theo thang điểm
Bromage.
Phong bế vận động Độ 0
Số TH
227
Tỷ lệ %
78,54

Độ 1
56
19,38

Độ 2
6
2,08


Độ 3
0
0

Tổng
289
100

Trung bình
20
6,92

Kém
9
3,11

Tổng
289
100

Cảm tưởng của sản phụ:
Cảm tưởng SP Tốt
Số TH
179
Tỷ lệ %
61,94

Khá
81
28,03


Biến chứng:
Biến chứng
Hạ huyết áp
Lạnh run
Nôn
Đau đầu
Đau lưng
Rối loạn BQ

Số TH
5
16
12
21
34
6

Tỷ lệ %
1,73
5,54
4,15
7,27
11,76
2,08

NHẬN XÉT – BÀN LUẬN

Kiểu sanh: Sanh thường Sanh dụng cụ Sanh mổ


Tổng

Số TH

198

53

38

289

Tỷ lệ %

68,52

18,34

13,14

100

Số lần sanh: Con so hay con rạ
Con

Con so

Con rạ

Tổng


Số TH

152

137

289

Tỷ lệ %

52,60

47,40

100

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số
nhận xét sau và đi sâu vào khâu kỹ thuật vì chính
điều này mới quyết đònh sự thàng công của phương
pháp:
Đa số các sản phụ đều nằm trong tuổi
sanh đẻ

Cân nặng của con:
Cân nặng (Kg) < 2 kg >2 – 3 kg >3 – 4 kg > 4 kg Tổng
Số TH

1


96

190

2

289

Tỷ lệ %

0,35

33,22

65,73

0,70

100

Cân nặng của con trung bình: 3,17 kg ± 0,06 kg

24

7–8
226
78,20

Thang điểm đau (VAS):


Thời gian làm thủ thuật:

≤1

5–6
16
5,54

Đa số chỉ số apgar sau 1 phút và sau 5 phút là 7/8
chiếm 78,20%

Cân nặng trung bình: 58,82 kg ± 0,81 kg

Thời gian (giờ)

Apgar sau 1phút – 5phút
Số TH
Tỷ lệ %

Từ 20 – 40 tuổi, chiều cao, cân nặng cũng phù
hợp với thể tạng người Việt Nam.
Thời gian làm thủ thuật trung bình
16,88 phút ± 0,50 phút. Tất nhiên đây là thời
gian thực hiện của những người có kinh nghiệm,


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005


khoảng thời gian này phù hợp và cho phép trong điều
kiện áp lực bệnh quá đông như ở các bệnh viện của
chúng ta.
Thời gian lưu catheter trung bình
2,11 giờ ± 0,12 giờ, đối với các sản phụ sanh con
rạ thì thời gian chuyển dạ sanh ít hơn và như vậy quá
trình lưu catheter cũng ngắn hơn, trong khi những
sản phụ sanh con so thì ngược lại, do quá trình
chuyển dạ thường kéo dài cũng kéo theo thời gian lưu
catheter lâu hơn. Chúng tôi tiến hành rút catheter
ngay khi sanh xong hoặc khi may tầng sinh môn
xong (nếu có cắt TSM).
Về đường tiếp cận vào khoang ngoài
màng cứng
Đường giữa: đây là đường thông thường nhất,
trên nguyên tắc kim phải đi vào nơi tiếp giáp qua hai
lá bên thì tỷ lệ thành công cao, nếu không kim sẽ
lệch bên cạnh đốt sống. Như vậy ở tư thế nằm theo
một số tác giả nêu lên các khó khăn ở sản phụ béo
phì, vì đường lõm của lưng không trùng với mấu đốt
sống. Do đó ở sản phụ béo phì thì tư thế ngồi giúp
cho thực hiện dễ dàng hơn. Dù đi đường giữa ở tư thế
nào cũng không quan trọng vì nó tùy thuộc vào sự
khéo léo và người làm thủ thuật.
Đường bên: trên lý thuyết, đường bên có nhiều ý
kiến khác nhau. Theo CHESTNUT đường bên có
nhiều thuận lợi trên lý thuyết vì nó dễ xác đònh dây
chằng vàng, khó đi lệch một bên, catheter chắc chắn
đi về phía đầu. Nhưng khuyết điểm của nó là dễ chọc
dò vào mạch máu vì các tónh mạch ngoài màng cứng

thường nằm ở 2 bên mấu đốt sống.

nói chung và trong sản khoa. Thông thường chúng
tôi thực hiện phương pháp này khi có thăm khám
lâm sàng và cận lâm sàng được cho phép. Chẳng hạn
bệnh nhân không có vấn đề về cột sống hay cận lâm
sàng các xét nghiệm đông máu trong giới hạn bình
thường. Người thực hiện thủ thuật cũng phải có
những kinh nghiệm cần thiết trong phương pháp gây
tê ngoài màng cứng trong sản khoa (lưu ý không nên
chọc kim vào khi bệnh nhân đang trong cơn gò).
Xác đònh khoang ngòai màng cứng
Có nhiều kỹ thuật xác đònh khoang NMC, nhưng
ta đề cập đến 2 lọai phổ biến:
Giọt nước treo

Căn cứ vào áp lực âm ảo ở sản phụ khi kim đi vào
khoang NMC, nhưng ở sản phụ áp lực này thay đổi
nhiều vì tónh mạch chủ dưới bò chèn ép, do đó đường
hồi lưu chủ yếu là tónh mạch hai bên cột sống và một
phần là tónh mạch NMC. Các tónh mạch này phồng to
thu hẹp thể tích khoang NMC, mỗi khi có cơn gò thì
tónh mạch căng phồng làm cho áp lực âm ảo trở
thành dương hoặc nó chỉ trở thành âm khi kim
TUOHY đẩy màng cứng về phía trước. Do đó nguy cơ
chọc thủng màng cứng rất cao. Chúng tôi nghó rằng
kỹ thuật này không nên áp dụng trong sản khoa.
Mất sức cản

Đây là kỹ thuật phổ biến nhất, biện minh cho kỹ

thuật này phải nói đến THOMAS MOORE (1972).
Thực vậy với áp lực dương áp trên piston khi qua khỏi
dây chằng vàng sẽ tạo một áp lực tách màng cứng
nhất là khi dùng chất lỏng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đa số
là đường giữa, đường bên dành cho trường hợp thất
bại đường giữa hoặc sản phụ khó gập người.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đa
số là dùng hai lọai khí và chất lỏng cho mất cảm
giác “hẫng rõ rệt hơn”, nhất là cảm giác dội khi có
chất lỏng.

Tai biến; Biến chứng:

Kiểu sanh

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không gặp
những biến chứng quan trọng. Các biến chứng trên
chỉ xảy ra thoáng qua với tỷ lệ thấp và chúng tôi cũng
không can thiệp gì đáng kể, không có trường hợp nào
phải dùng thuốc. Chúng ta cũng cần lưu ý những chỉ
đònh và chống chỉ đònh của gây tê ngoài màng cứng

Cách sanh thường chiếm đa số: 68,52%, sanh
dụng cụ: 18,34%, sanh mổ: 13,14%. Qua kết quả thu
thập được trong nghiên cứu thời gian gần đây (Năm
2004), chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ can thiệp bằng
sanh mổ và sanh dụng cụ trong các TH áp dụng

phương pháp giảm đau tăng rõ rệt là vì: hiện nay,

25


Bệnh Viện Hùng Vương đã áp dụng gần như thường
qui phương pháp giảm đau trong chuyển dạ cho các
SP có bệnh lý kèm theo nhằm giảm đau tối đa trong
quá trình chuyển dạ. Do đó tỉ lệ can thiệp sanh mổ
hay sanh dụng cụ tăng lên. Mặc khác, các chỉ đònh
can thiệp như thế này còn xuất phát từ các chỉ đònh
sản khoa như: thai suy, dây rốn quấn cổ, cơn gò
cường tính, bất xứng đầu chậu....
Số lần sanh
Tỷ lệ sanh con so và con rạ gần tương đương
nhau với con so chiếm 52,60%, con rạ chiếm 47,40%.
Với những SP sanh con so, do quá trình chuyển dạ
lâu hơn, cảm giác đau nhiều hơn. Hơn nữa tâm lý lo
âu, mệt mỏi do chuyển dạ kéo dài,... và nhiều những
yếu tố khác làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
chuyển dạ. Ngoài ra, cảm giác đau thay đổi theo:
-

Kích thước của thai, ngôi thai.

Tốc độ giãn nở CTC: khác nhau giữa SP sanh
con rạ và con so.
-

Cường độ và thời gian các cơn gò.


Dinh dưỡng kém, mệt mỏi, thiếu ngủ: thường
gặp ở SP sanh con so.
Các yếu tố tâm lý như lo âu, vật vã hoặc stress:
khác nhau giữa SP sanh con rạ và con so.
Chỉ số Apgar
Đa số các TH thì chỉ số Apgar của thai nhi là sau
1 phút: 7 điểm, sau 5 phút: 8 hoặc 9 điểm, chiếm
95%. Điều đó cho thấy là quá trình GTNMC để giảm
đau trong chuyển dạ với sự phối hợp thuốc hợp lý sẽ
không ảnh hưởng đến chỉ số Apgar thai nhi.
Mức độ suy hô hấp của thai có tương quan với
liều của thuốc nghiện dùng đường quanh tủy sống,
chúng tôi ghi nhận không nên vượt quá liều khuyến
cáo
Vùng mất cảm giác đau
Trong nghiên cứu ghi nhận được tỉ lệ mất cảm
giác đau bên trái chiếm 4,84%, bên phải chiếm
8,65%, hai bên là 84,43% và không có vùng mất cảm
giác đau là 2,08%. Sự không đối xứng này liên quan
đến sự khuếch tán không tốt của thuốc tê, vò trí

26

catheter trong khoang NMC hoặc có thể chọc dò chưa
đúng. Tuy nhiên các tỉ lệ giảm đau một bên thấp và
không phải là bên còn lại hoàn toàn bình thường,
cũng có giảm đau nhưng không đạt hiệu quả mong
muốn. Còn lại, đa số là giảm đau cả hai bên (84,43%).
Thang điểm đau

Chúng tôi sử dụng thang điểm VAS, đây là thang
điểm thường dùng nhất và đơn giản vì là thang điểm
nhìn bằng mắt. Sự giảm đau được đánh giá cho điểm
(từ 0 đến 10 điểm) thông qua vẻ mặt của SP, kết quả
thu được: trên 90% là từ không đau đến đau ít, đặc
biệt là 24,91% hoàn toàn không đau khi sanh thường
chiếmø ¼ các TH đạt hiệu quả tốt đa. Ngoài ra, để
đánh giá chất lượng và hiệu quả giảm đau, chúng tôi
nhờ SP nhận xét đau đã được giảm nhẹ như thế nào
và chúng tôi trắc nghiệm lại bằng châm kim, sờ, hoặc
cảm giác nóng lạnh ở các phân đoạn thần kinh ngoài
da giúp ước lượng mức tê trên và dưới của GTNMC
cũng như bên phải hay bên trái (sự không đối xứng)
và mức tê theo thời gian. Điều này giúp chúng tôi
phát hiện tê không đủ, chủ yếu là do catheter di
chuyển, với mức tê trên không tăng thêm mặc dù đã
tiêm lập lại liều thuốc tê. Cũng có thể phát hiện quá
liều do giảm đau vùng xương cùng quá sâu lúc bắt
đầu chuyển dạ làm ảnh hưởng đến diễn tiến của
chuyển dạ.
Phong bế vận động
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
không có phong bế vận động (độ 0) là 78,54%, phong
bế độ 1: 19,38%, phong bế độ 2: 2,08%, và không có
TH nào phong bế vận động hoàn toàn. Trong đó, mức
phong bế vận động độ 1 thường rơi vào nhóm SP có
thời gian lưu catheter > 3 giờ và tất cả mức phong bế
vận động độ 2 rơi vào nhóm SP có thời gian lưu
catheter > 4 giờ. Điều này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, nghóa là đối

với bupivacain tác dụng phong bế vận động như sau:
Nồng độ 0,5%: phong bế vận động từng phần
ngay ở liều đầu tiên.
Nồng độ 0,25%: phong bế vận động hoàn toàn
sau 4 liều


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nồng độ 0,125% (bơm điện): phong bế vận động
sau 4 giờ
-

Nồng độ 0,06%: không có phong bế vận động.

Bupivacain là thuốc chủ yếu với đặc tính là liệt
vận động ít và thời gian bắt đầu tác dụng chậm.
Ngược lại, lidocain: thời gian bắt đầu tác dụng nhanh,
nhưng liệt vận động nhiều.
Cảm tưởng sản phụ
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ
SP đánh giá là tốt là 61,94%, tỉ lệ SP đánh giá là khá
là 28,03%, tỉ lệ SP đánh giá là trung bình là 6,92%, tỉ
lệ SP đánh giá là kém là 3,11%. Như vậy, tỉ lệ được
xem là đạt yêu cầu chiếm 90%, đây là con số rất có ý
nghóa. Tuy nhiên vẫn còn đó 3,11% thất bại, nghóa là
SP vẫn còn đau khi sanh. Theo y văn thì tỉ lệ này
chiếm từ 1 – 5% tùy tác giả. Như các nguyên nhân đã

phân tích ở trên, tỉ lệ này dù thấp nhưng vẫn nói lên
được tầm quan trọng của khâu kỹ thuật, yếu tố quyết
đònh cho sự thành công của phương pháp
Tác dụng trên chuyển dạ
Tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng trên chuyển
dạ: trong giai đoạn 1 của chuyển dạ, tê NMC làm CTC
mở dễ dàng trong đó cơn gò đồng bộ hơn và hữu hiệu
hơn. Tê NMC tác dụng trực tiếp trên CTC trong đó
phong bế hệ giao cảm và đối giao cảm của CTC thông
qua đám rối thần kinh hạ vò, nhờ đó CTC mềm và xóa
mở dễ trên lâm sàng, chúng tôi nhận thấy rằng giai
đoạn 1 có thể ngắn hơn so với sanh thường. Tỷ lệ phù
nề CTC rất thấp, nếu không có trở ngại về mặt cơ học.
Tê NMC cũng có tác dụng là gián tiếp trên bình
chỉnh chủ yếu là cơ thắt lưng chậu, đoạn dưới TC,
trương lực cơ TC và tầng sinh môn.
Tác dụng có lợi của tê NMC:

giai đoạn 1 CTC dãn nhanh, huyết động học
của thai và mẹ có cải thiện, thời gian này được rút
ngắn. giai đoạn 2 thời gian sổ có thể ngắn hơn nếu
ta bảo tồn được trương lực cơ thẳng thành bụng.
Tác dụng bất lợi của tê NMC

Chuyển dạ kéo dài: do sự bình chỉnh kém hoặc
đầu ngửa. Điều này dễ xảy ra ở nồng độ Marcain

0,25% lặp lại từ liều thứ 4 trở lên (1995).
Ở giai đoạn 2, do đầu xoay trong khung chậu
chậm, trương lực cơ thành bụng giảm do đó phải can

thiệp nhiều hơn.
Tác dụng bất lợi, về phía gây mê cần thay đổi
liều lượng thuốc tê theo diễn biến của chuyển dạ, về
phía sản khoa thấu hiểu rõ tác dụng của tê NMC trên
chuyển dạ để điều khiển cuộc đẻ được kết quả tốt
nhất là sanh ngả âm đạo.

KẾT LUẬN
Kết quả đánh giá giảm đau từ các yếu tố khảo sát
đã cho thấy các tỉ lệ đạt yêu cầu đều > 90%, không có
các tai biến, biến chứng đáng kể. Giảm đau chuyển
dạ đã góp phần tăng tính an toàn và hiệu quả trong
sản khoa, tạo thoải mái cho các sản phụ cũng như
cho các nhà chuyên khoa sản.
Vấn đề phối hợp giữa Bupivacaine 0,125%và
Fentanyl 1μg/1ml dùng trong GTNMC bằng cách
dùng bơm tiêm điện cũng đã cho thấy những ưu
điểm, thuận lợi rõ rệt như duy trì nồng độ thuốc ổn
đònh, cải thiện chất lượng giảm đau, giảm liều lượng
sử dụng của cả hai nhóm thuốc và do đó giảm được
các tác dụng phụ của thuốc.
Tóm lại, đau gây nhiều hậu quả về sinh lý hô hấp,
tuần hoàn và sinh hóa. Tất cả những hậu quả này đều
gây nguy hại cho sản phụ và cho thai. Một phương
pháp vô cảm thích hợp sẽ làm giảm hoặc ngăn ngừa
các rối loạn trên. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy GTNMC với sự phối hợp Bupivacaine 0,125%và
Fentanyl 1μg/1ml là phương pháp giảm đau trong
chuyển dạ thích hợp cho các sản phụ và còn được chỉ
đònh ưu tiên khi sản phụ có bệnh kèm theo như: HA

cao, suyễn, tiểu đường, bệnh tim. Điều kiện thiết yếu
là Sp và thai nhi phải được theo dõi chặt chẽ trong
suốt quá trình chuyển dạ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Bonica J.: “Principles and practice of obstetric
anesthesia and analgesia” Edit: 1972. Epidural
analgesia; Pages: 532 – 560
Chestnut DH: “Obstetric anesthesia”: Principles and
practice. Edit 2001; Pages: 360 – 426

27


3.

4.

5.

6.

7.

28


Desmonts JM: “Tai biến về thần kinh trong tê tủy
sống và tê ngoài màng cứng”. Hội thảo Việt Pháp.
Chuyên đề về Gây mê Hồi sức 2002; Pages: 1-11.
Lê Minh Đại: “Điểm lại tình hình điều trò giảm đau
quanh mổ và giảm đau trong sản khoa những năm
gần đây”. Sanh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề
GMHS trong lónh vực SP khoa, Bênh viện Phụ Sản Tp
HCM, 1998, tr 5 – 11.
Nguyễn Thò Hồng Vân và Tô Văn Thình: “Giảm đau
chuyển dạ bằng GTNMC với Bupivacaine”. Hội nghò
khoa học GMHS toàn quốc lần thứ III, Huế, 1998, tr
111-117.
Nguyễn Văn Chừng: Gây tê tủy sống với Dolargan.
Tạp chí Y học. Chuyên đề nghiên cứu khoa học trường
ĐHYD TPHCM 1994: 254-257.
Norris M, Stockbridge, Georgia. “Epidural Analgesia
for Labor Safety and Success”, American Society of

8.

9.

10.

Anesthesiologists, Annual Meeting Refresher Course
Lectures, San Francisco, California, October 11-15,
2003, N. 143, pages 1- 7.
Norris MC.: “Handbook Of Obsteric Anesthesia”: Edit:
2000. Neuroaxial. Analgesia for labor Techniques,
Pages: 230 – 249

Schnider M.: “Anesthesia for obstetrics”: Sol 3rd Edit
1993, Regional anesthesia for labor. Delievery; Pages:
135 – 156
Tô Văn Thình: “Giảm đau sản khoa bằng GTNMC”.
Tài liệu huấn luyện 1995, Tác dụng của tê NMC trên
chuyển dạ, tr 45 – 55.



×