Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thách thức tài chính của các tổ chức cộng đồng phòng; chống HIV/AIDS trong bối cảnh cắt giảm kinh phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.59 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

THÁCH THỨC TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG BỐI CẢNH CẮT GIẢM KINH PHÍ
Phạm Phương Mai, Trần Ngọc Mai, Trần Minh Hoàng, Lê Minh Giang
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả sự thay đổi kinh phí của các tổ chức cộng đồng đang hoạt động
trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong bối cảnh cắt giảm tài trợ, tác động của sự thay đổi
đến nhân lực và số lượng hoạt động, và cơ cấu các nguồn tài chính hiện có của các tổ chức. Kết quả cho
thấy trên 50% các tổ chức cộng đồng bị giảm kinh phí trong năm 2014 và lý do chính là do sự cắt giảm ngân
sách tài trợ. Tác động của việc giảm nguồn kinh phí dẫn đến việc giảm nhân lực tham gia vào công tác
phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tạo sức ép mạnh mẽ lên các tổ chức cộng đồng khi tiếp tục phải duy trì
và gia tăng số lượng hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự đa dạng trong cơ cấu các nguồn tài chính hiện
nay, trong đó có sự tham gia đóng góp tích cực của các thành viên.
Từ khóa: HIV/AIDS, tổ chức cộng đồng, kinh phí, cắt giảm tài trợ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ thời kỳ đổi mới, các tổ chức xã hội ở

chính trị, xã hội và đạo đức mà Việt Nam chưa

Việt Nam đã không ngừng phát triển trên mọi

từng gặp phải trước đây” [5]. Chính phủ Việt
Nam hiểu rằng HIV là vấn đề quan trọng cần

lĩnh vực. Hiện tượng này không chỉ bắt nguồn
từ nhu cầu kết nối và giao lưu mạnh mẽ của
người dân nhằm xây dựng các mạng lưới hỗ
trợ xã hội [1; 2] mà còn liên quan trực tiếp tới
việc nhà nước đã thừa nhận và khuyến khích



có sự tham gia của các khu vực khác nhau,
đặc biệt là sự tham gia của các nhóm đồng
đẳng, các tổ chức cộng đồng của những đối
tượng đích [5].

sự tham gia của các tổ chức xã hội vào việc

Được sự ủng hộ của Nhà nước và với sự

phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong những

hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như

lĩnh vực cần có sự chung tay góp sức của xã

UNDP, Health Policy Initiative, Ford Founda-

hội nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ xã

tion và sau này là Global Fund, PEPFAR/

hội cơ bản [1]. Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp

USAID vv...các tổ chức xã hội bao gồm tổ

tục hoàn thiện khung chính sách để đảm bảo

chức phi chính phủ Việt Nam, các tổ chức


cho các tổ chức này hoạt động trong khuôn

cộng đồng bao gồm các tổ chức có đăng ký tư

khổ pháp luật chung [3; 4].

cách pháp nhân hay chỉ đơn thuần là nhóm tự

Khi dịch HIV/AIDS xuất hiện tại Việt Nam,
Templer đã chỉ ra rằng “HIV đưa đến cho
Việtnam hàng loạt các vấn đề về kinh tế,

lực của những người có HIV, người tiêm
chích, đồng tính nam, phụ nữ bán dâm đã ra
đời [6]. Hoạt động của các tổ chức xã hội đã
góp phần đáp ứng nhu cầu của những người
có HIV và các nhóm yếu thế [7]. Do đó vai trò

Địa chỉ liên hệ: Phạm Phương Mai, Trung tâm Nghiên cứu
và Đào tạo HIV/AIDS, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 10/10/2015
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016

TCNCYH 99 (1) - 2016

và sự đóng góp của các tổ chức xã hội ngày
càng được nhà nước ghi nhận, đặc biệt trong
các lĩnh vực vận động chính sách và nâng cao
khả năng tiếp cận dịch vụ sẵn có [8; 9].


163


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức xã

tại Việt Nam, bao gồm: các tổ chức hay các

hội đang gặp phải thách thức lớn khi phải đối
mặt với tình hình cắt giảm kinh phí từ phía các

nhóm do thành viên các nhóm cộng đồng
người có HIV hoặc nhóm có nguy cơ cao

nhà tài trợ trong bối cảnh chung của toàn cầu
[10]. Hiện nay chỉ còn hai nguồn chính là Quỹ

(người tiêm chích, nam tình dục đồng giới,
phụ nữ bán dâm,…) thành lập, có hoặc không

toàn cầu và PEPFAR nhưng cả hai nhà tài trợ
này cũng sẽ cắt giảm dần kinh phí hỗ trợ

có đăng ký tư cách pháp nhân với các cơ
quan chức năng. Các tổ chức này có thể tham

chương trình trong những năm tới (cụ thể, từ

gia các mạng lưới các tổ chức cộng đồng


sau năm 2012 PEPFAR sẽ giảm tài trợ ở mức
10-15% mỗi năm). Theo số liệu của Cục

(VCSPA, VNPUD, VNP+,…) nhưng cũng có
thể hoạt động độc lập. Các tổ chức cộng đồng

phòng, chống HIV/AIDS, dự kiến thiếu hụt về
nguồn lực cho chương trình HIV/AIDS ở Việt

không bao gồm các tổ chức phi chính phủ của
người Việt Nam, các doanh nghiệp xã hội, các

Nam ngày càng nghiêm trọng, từ 6,9 triệu
USD năm 2014 tăng lên 27,3 triệu USD vào

tổ, nhóm hợp tác xã do những người không
phải từ cộng đồng nhưng cũng hoạt động

năm 2016 [10]. Trong khi đó, nguồn ngân

trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Để

sách nhà nước chi cho công tác phòng chống
HIV/AIDS là rất nhỏ, tổng số 23 triệu USD cho

đảm bảo thu thập đủ thông tin nghiên cứu,
chúng tôi loại trừ các tổ chức mới thành lập

giai đoạn 2001 - 2005 và gần 30 triệu USD

cho giai đoạn 2004 - 2009 [8].

sau tháng 10/2014, các tổ chức đã tan rã
trước tháng 6/2014.

Trong giai đoạn tới vấn đề sống còn của
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là đảm bảo

2. Thời gian: tháng 11/2014 đến tháng
6/2015.

nguồn tài chính bền vững, trong đó có nguồn
tài chính cho hoạt động của các tổ chức xã hội
[11]. Tổ chức cộng đồng là một trong nhiều

3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Điều tra các tổ chức cộng đồng có tham

loại hình của tổ chức xã hội, được định nghĩa
là những tổ chức do chính các thành viên

gia phòng chống HIV/AIDS trên cả nước dựa
trên danh sách của các mạng lưới và của

cộng đồng thành lập, vận hành và tự nguyện
tham gia nhằm đáp ứng với các nhu cầu của

Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật (VUSTA)

cộng đồng hoặc ứng phó với các thách thức


và phương pháp hòn tuyết lăn (snowballing).
Quá trình chọn mẫu và tiến hành điều tra gồm

đối với chính cộng đồng đó hoặc xã hội nói
chung. Bài viết này mô tả sự thay đổi kinh phí

3 bước.

và ảnh hưởng của sự thay đổi đến hoạt động
và nhân lực của các tổ chức cộng đồng, đồng

cộng đồng từ các nguồn bao gồm: VCSPA,
Dự án Quỹ toàn cầu – Ban quản lý thành

thời mô tả cơ cấu các nguồn tài chính hiện
nay của các tổ chức này trong bối cảnh cắt
giảm nguồn tài trợ.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

- Bước 1: Thu thập danh sách các tổ chức

phần VUSTA, các mạng lưới quốc gia, Hội
Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, Cần Thơ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước 2: sàng lọc các tổ chức cộng

1. Đối tượng


đồng từ các danh sách để tránh trùng lặp và
loại trừ các nhóm không phù hợp tiêu chuẩn

Lãnh đạo các tổ chức cộng đồng hoạt

chọn mẫu.

động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS
164

- Bước 3: Liên hệ theo danh sách, kết hợp
TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
phương pháp hòn tuyết lăn để phát hiện các

hành trực tiếp tại cơ sở của tổ chức cộng

tổ chức mới và mời tham gia điều tra.
Sau khi hoàn thành thu thập số liệu, tổng

đồng hoặc qua điện thoại đối với những tổ
chức muốn điều tra theo cách này hoặc ở các

cỡ mẫu là 277 tổ chức cộng đồng tại 24 tỉnh,
thành phố trên cả nước. Trong mẫu nghiên

tỉnh xa và không có nhiều tổ chức.


cứu, các tỉnh có số lượng tổ chức tập trung
cao nhất là TP. Hồ Chí Minh (92), Hà Nội (32),
Thái Nguyên (28), Hải Phòng (23), Cần Thơ
(13). Một số tỉnh có số lượng tổ chức ít như
Tiền Giang (2), Thanh Hoá (2), Hà Tĩnh (2),
Bình Dương (3) và Lâm Đồng (3).
4. Kỹ thuật thu thập thông tin và phân

5. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập, quản lý và phân tích
bằng phần mềm STATA 11.0. Phân tích số
liệu sử dụng thống kê mô tả số lượng, %, và
chi-square test để tìm sự khác biệt giữa hai
nhóm.
6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức

tích số liệu
Đối tượng chấp thuận tham gia nghiên cứu
được phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã được điều
chỉnh qua điều tra thử. Phỏng vấn được tiến

trong nghiên cứu y sinh trường Đại học Y Hà
Nội thông qua (số 173/HĐĐĐĐHYHN ngày
12/3/2015).

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của các tổ chức cộng đồng trong mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Một số đặc điểm của các tổ chức cộng đồng
Thời gian thành lập


NCH
MSM

IDU

SW

PSP

Khác

Tổng

≤ 1 năm
(n = 24)

2 - 5 năm
(n = 122)

6 - 10 năm
(n = 109)

≥ 10 năm
(n = 22)

277

4


41

69

11

125

16,7%

33,6%

63,3%

50%

45,1%

8

35

11

3

57

33,3%


28,7%

10,1%

13,6%

20,6%

1

20

14

3

38

4,2%

16,4%

12,8%

13,6%

13,7%

11


18

6

2

37

45,8%

14,8%

5,5%

9,0%

13,4%

0

6

3

2

11

4,9%


2,8%

9,0%

4,0%

2

6

1

9

1,6%

5,5%

4,5%

3,2%

0

TCNCYH 99 (1) - 2016

165


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

*NCH: nhóm nghiên cứu; MSM: nam tình dục đồng giới; IDU: người sử dụng ma túy; SW: phụ
nữ bán dâm; PSP: bạn tình của nam giới nguy cơ cao.
Bảng 1 cho thấy trong các tổ chức cộng đồng, nhóm người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất tuy
nhiên tỷ lệ này đã giảm hẳn trong thời gian gần đây. Tiếp đó là nhóm người sử dụng ma túy và
nhóm nam tình dục đồng giới. Trong số những nhóm mới thành lập dưới một năm thì nhóm phụ
nữ bán dâm và nhóm nam tình dục đồng giới chiếm tỷ lệ lớn nhất.

100
80

94,2
57,8

60

57,4
40,8

33,2

40
20
0
Cung c?p Nâng cao
d?ch v?
nang l? c

Nghiên
c? u


V?n d?ng
chính
sách

T? thi?n

Biểu đồ 1. Hoạt động trọng tâm liên quan đến PC HIV/AIDS
Về các hoạt động, biểu đồ 1 chỉ ra ba hoạt động chính do các tổ chức cộng đồng triển khai
bao gồm: cung cấp dịch vụ (94,2%), nâng cao năng lực (57,8%) và từ thiện (57,4%).
2. Thách thức về tài chính của các tổ chức cộng đồng
2.1 Thay đổi kinh phí trong bối cảnh cắt giảm tài trợ
Kết quả khảo sát cho thấy 261/277 tổ chức có cung cấp thông tin về sự thay đổi kinh phí trong
năm 2014; trong đó có 131 tổ chức (50,2%) bị giảm kinh phí, 44 tổ chức (16,9%) có sự tăng kinh
phí, số còn lại là các nhóm không có thay đổi về ngân sách (32,9%).

Biểu đồ 2. Phân bố số tổ chức theo tỷ lệ tăng – giảm kinh phí năm 2014

166

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biểu đồ 2 thể hiện tỷ lệ tăng giảm kinh phí của các tổ chức. Trong 44 tổ chức tăng kinh phí, có
43 tổ chức có báo cáo tỷ lệ tăng, trong đó có hơn một nửa có tỷ lệ tăng kinh phí dưới 50%. Trong
khi đó, ở các nhóm giảm kinh phí (131 tổ chức giảm kinh phí, trong đó có 123 tổ chức báo cáo tỷ
lệ giảm), mức độ giảm kinh phí lớn nhất ở nhóm có tỷ lệ giảm từ 21 - 50%, tiếp đến là nhóm giảm
từ 71 - 100%.
Về đặc điểm của các tổ chức có thay đổi


được ghi nhận có số lượng các nhóm tăng

kinh phí (tăng hoặc giảm), các tổ chức của
người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất trong số

kinh phí lớn nhất với 19 nhóm, chiếm 43,2%
tổng số các tổ chức tăng kinh phí. Lý do chính

các tổ chức giảm kinh phí, so với các tổ chức
đặc thù khác như nhóm phụ nữ bán dâm,

cho sự thay đổi kinh phí của các tổ chức cộng
đồng này là do sự thay đổi kinh phí tài trợ. Kết

người sử dụng ma túy, nam tình dục đồng
giới, bạn tình âm tính của nhóm nguy cơ cao

quả khảo sát chỉ ra rằng 66,9% nhóm giảm
ngân sách và 34,1% nhóm tăng ngân sách là

(với 64/131 nhóm người nhiễm HIV báo cáo

do ảnh hưởng của ngân sách tài trợ.

có sự giảm kinh phí). Trong khi đó, các tổ
chức cộng đồng nam tình dục đồng giới lại

2.2. Thay đổi nguồn nhân lực và số
lượng hoạt động của tổ chức


Bảng 2. Thay đổi nhân lực và số lượng hoạt động khi kinh phí thay đổi
Kinh phí

Nhân lực
của tổ chức

Tăng lên
(n = 43)

Giảm đi
(n = 131)

Không thay đổi
(n = 85)

Tăng lên

36 (83,7%)

28 (21,4%)

31 (36,5%)

Giảm đi

2 (4,7%)

54 (41,2%)

6 (7,1%)


Không thay đổi

5 (11,6%)

49 (37,4%)

48 (56,5%)

Kinh phí

Số lượng
hoạt động

Tăng lên
(n = 44)

Giảm đi
(n = 131)

Không thay đổi
(n = 85)

Tăng lên

37 (84,1%)

47 (35,9%)

38 (44,7%)


Giảm đi

2 (4,6%)

56 (42,7%)

12 (14,1%)

Không thay đổi

5 (11,4%)

28 (21,4%)

35 (41,2%)

Bảng 2 cho thấy trong nhóm tổ chức có kinh phí tăng lên thì tỷ lệ các tổ chức có nguồn nhân
lực và số lượng hoạt động tăng lên rất cao (tỷ lệ lần lượt là 83,7% và 84,1%). Tuy nhiên trong
nhóm tổ chức có kinh phí giảm, tỷ lệ các tổ chức có nhân lực và số lượng tăng lên vẫn chiếm một
tỷ lệ đáng kể (21,4% và 35,9%). Đồng thời trong nhóm các tổ chức có kinh phí không đổi, tỷ lệ
các nhóm có nhân lực và số lượng hoạt động tăng lên cũng chiếm tỷ lệ cao (36,5% và 44,7%).

TCNCYH 99 (1) - 2016

167


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Các nguồn tài chính hiện nay


Biểu đồ 3. Các nguồn tài chính hiện nay của các tổ chức cộng đồng
Biểu đồ 3 cho thấy hiện nay nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức cộng đồng được huy
động từ nhiều nguồn khác nhau. Ba nguồn kinh phí được các tổ chức huy động nhiều nhất bao
gồm: từ các thành viên của các tổ chức (63,2%) và các tổ chức tài trợ quốc tế (28,9%), và từ các
cá nhân hảo tâm (27,1%). Có sự đa dạng về nguồn kinh phí và không có tổ chức nào chỉ dựa vào
duy nhất nguồn kinh phí huy động từ doanh nghiệp trong nước hoặc có nguồn thu của tổ chức.
Các nhóm có nguồn kinh phí duy nhất từ doanh nghiệp nước ngoài chiếm 0,4%. Tổ chức có sự
đóng góp từ nguồn doanh nghiệp (trong và ngoài nước) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, 4,7%.
Ngoài ra có tới 94 tổ chức (33,9%) hoạt động chỉ dựa trên nguồn kinh phí duy nhất từ sự đóng
góp của các thành viên (biểu đồ 3).
Bảng 3. So sánh đặc điểm hoạt động giữa các nhóm có thành viên đóng góp 100%
và các nhóm khác

Nhóm hoạt
động

Hoạt động cụ thể

Phổ biến kiến thức liên quan đến
HIV
1. Cung cấp

Tiếp cận các nhóm nguy cơ để vận

dịch vụ

động đi xét nghiệm HIV
Hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ người có
HIV tại cộng đồng


Nhóm thành

Nhóm có

viên đóng
góp 100%

nguồn thu
khác

(n = 94)

(n = 183)

87

179

(92,6%)

(97,8%)

88

170

(92,9%)

(93,6%)


72

141

(76,6%)

(77,5%)

Chi-square
Test
P -value

0,049
0,52
0,87

2. Nâng cao

Tổ chức các lớp tập huấn

27 (28,7%)

98 (54,1%)

0,00

năng lực

Giảng dạy các lớp tập huấn


21 (22,3%)

83 (45,4%)

0,00

168

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Nhóm hoạt
động

Hoạt động cụ thể

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng
các văn bản chính sách liên quan
đến HIV/AIDS
3. Vận động
chính sách

Tham gia các diễn đàn vận động
chính sách liên quan đến HIV/AIDS
Tư vấn chính sách liên quan đến
HIV/AIDS


4. Hoạt
động hỗ trợ
cho người
chịu ảnh
hưởng trực
tiếp bởi

Hoạt động từ thiện hỗ trợ người có
hoàn cảnh khó khăn (quyên góp,
vận động hỗ trợ từ cộng đồng,...)
Hỗ trợ nuôi hoặc giúp đỡ trẻ em có
bố, mẹ nhiễm HIV

Nhóm thành

Nhóm có

viên đóng
góp 100%

nguồn thu
khác

(n = 94)

(n = 183)

33

89


(35,1%)

(48,6%)

44 (46,8%)
25
(26,9%)

116
(63,4%)
70
(38,7%)

50

140

(53,2%)

(76,5%)

45 (47,9%)

83 (45,4%)

Chi-square
Test
P -value


0,03

0,01
0,05

0,00

0,69

Bảng 3 trình bày kết quả so sánh hoạt động các nhóm dựa vào đóng góp và nhóm có nguồn
thu khác, kết quả chỉ ra không có sự khác biệt về các hoạt động: tiếp cận nhóm nguy cơ, hỗ trợ
chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ nuôi hoặc giúp đỡ trẻ em có bố, mẹ nhiễm HIV. Tuy nhiên, ở hai lĩnh
vực quan trọng là nâng cao năng lực và vận động chính sách, sự tham gia của nhóm các tổ chức
chỉ có thành viên đóng góp ít hơn so với các tổ chức còn lại ở hầu hết các hoạt động, và sự khác
biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

IV. BÀN LUẬN
Mặc dù còn có một số hạn chế trong việc

Trong khi các tổ chức của những người nhiễm

xây dựng khung mẫu và chọn mẫu làm ảnh

HIV có tỷ lệ báo cáo chịu cắt giảm kinh phí lớn
nhất thì các tổ chức nam tình dục đồng giới lại

hưởng đến tính đại diện của nghiên cứu, bài
báo này là một trong những nghiên cứu đầu

ghi nhận tăng kinh phí. Điều này phản ánh

quá trình hình thành và phát triển của từng

tiên mô tả về thực trạng tài chính của các tổ
chức cộng đồng tham gia phòng chống HIV/

loại hình tổ chức cộng đồng ở Việt Nam trong
hơn hai thập kỷ vừa qua. Trong khi các nhóm

AIDS. Nghiên cứu cho thấy bối cảnh cắt giảm
tài trợ có ảnh hưởng đến tình hình tài chính

MSM mới phát triển trong thời gian gần đây

của các tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực

(đa số thành lập dưới 5 năm) thì các nhóm
người có HIV đã thành lập từ những năm đầu

phòng, chống HIV/AIDS với 50,2% các tổ
chức báo cáo bị giảm kinh phí. Tuy nhiên, ảnh

của dịch HIV/AIDS. Đồng thời kết quả này
cũng cho thấy sự chuyển dịch trong ưu tiên hỗ

hưởng không đồng đều ở các loại tổ chức.

trợ can thiệp từ việc hỗ trợ người có HIV tiếp

TCNCYH 99 (1) - 2016


169


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cận điều trị và hoà nhập cộng đồng sang hỗ

Hiện nay các tổ chức cộng đồng huy động

trợ việc tìm và vận động các nhóm đích đi xét
nghiệm HIV và tiếp cận điều trị nếu HIV

kinh phí từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ các
tổ chức tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính

dương tính [7].
Việc cắt giảm tài trợ cũng đã tác động đến

phủ trong nước, các doanh nghiệp, các cá
nhân hảo tâm, từ dịch vụ của tổ chức,…[13;

sự thay đổi về nhân lực và số lượng hoạt
động của các tổ chức. Tuy nhiên, nghiên cứu

14]. Sự đa dạng về các nguồn kinh phí hiện
nay cũng được mô tả rất rõ trong nghiên cứu

cho thấy ở nhiều tổ chức có nguồn kinh phí

này. Ngoài ra, một phát hiện quan trọng của


giảm hoặc không thay đổi, nguồn nhân lực và
số lượng hoạt động vẫn tăng lên. Điều này

nghiên cứu là sự đóng góp của các thành viên
vào nguồn kinh phí của các tổ chức cộng

dường như minh chứng cho áp lực của cắt
giảm tài trợ đối với việc triển khai hoạt động

đồng. Nguồn kinh phí từ thành viên hầu như
chưa được đề cập trong các nghiên cứu đã

của các tổ chức, đó là không phải vì cắt giảm
kinh phí mà số lượng hoạt động giảm đi mà

từng thực hiện về nguồn kinh phí của các tổ
chức xã hội tại Việt Nam [13; 14]. Trong

dường như chương trình càng nhấn mạnh

nghiên cứu này, có tới 33,9% các tổ chức chỉ

hơn việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách
trong bối cảnh cắt giảm tài trợ. Hiện nay các

dựa vào nguồn đóng góp từ các thành viên và
63,2% các tổ chức có sự đóng góp của các

nhà tài trợ đang chuyển từ cơ chế chi trả hàng
tháng đồng đều như nhau sang cơ chế chi trả


thành viên. Đây có thể được coi là một nguồn
lực tiềm năng góp phần duy trì hoạt động bền

theo hiệu suất (PBI) để tăng hiệu quả chi phí
hoạt động. Cơ chế chi trả theo hiệu suất được

vững của các tổ chức cộng đồng trong thời
gian sắp tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của

hiểu là thành tích công việc = kết quả và kết

USAID trong năm 2012, để duy trì hoạt động,

quả = khoản chi trả [11]. USAID (2010) đã
đưa ra qui định về việc chi trả theo hiệu suất

một tổ chức cộng đồng sẽ cần khoảng 252
triệu đồng (tương đương 12.500 USD) [13].

cho các hoạt động do USAID hỗ trợ [12]. Cụ
thể, các chỉ số đo lường chính và định mức

Như vậy đóng góp của các thành viên khó có
thể đảm bảo cho hoạt động của tổ chức có

chi trả dựa trên hiệu suất cho nhân viên tiếp
cận cộng đồng như sau: Hỗ trợ chuyển gửi

được qui mô và ảnh hưởng so với các nhóm

có sự hỗ trợ từ các nguồn tài trợ lớn. Kết quả

một người thuộc nhóm đích hoặc người yêu/

phân tích cũng cho thấy với các nhóm chỉ có

vợ/chồng của họ đi xét nghiệm thành công,
mức 50.000 đồng. Các chỉ số khác bao gồm:

một nguồn kinh phí do các thành viên đóng
góp thì sự tham gia của họ trong nhiều hoạt

Xác định được ca nhiễm mới, hỗ trợ người
nhiễm đăng kí thành công vào chương trình

động ít hơn so với các nhóm khác. Kết quả
này thể hiện tầm ảnh hưởng của họ cũng ít

điều trị tại các phòng khám chăm sóc và điều
trị HIV, và hỗ trợ người nhiễm HIV đã mất

hơn khi tham gia vào lĩnh vực nâng cao năng
lực và vận động chính sách.

dấu/bỏ trị quay lại chương trình chăm sóc điều

Bên cạnh sự xuất hiện của nguồn tài chính

trị HIV, mỗi chỉ số được chi trả ở mức 100.000
đồng [11; 12]. Có thể nói, điều này tạo ra sức


mới từ các thành viên đóng góp, nghiên cứu
này cũng cho thấy nguồn tài chính đầy tiềm

ép lớn với các tổ chức cộng đồng và đòi hỏi
họ luôn sáng tạo tìm ra những phương thức

năng từ các doanh nghiệp lại chưa thực sự
được quan tâm. Không có tổ chức nào tham

hoạt động mới.

gia khảo sát chỉ có một nguồn tài chính từ

170

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
danh nghiệp trong nước, chỉ 0,4% các tổ chức

phủ, Ban điều hành các mạng lưới quốc gia,

có nguồn tài chính từ doanh nghiệp nước
ngoài. Các tổ chức có sự đóng góp của nguồn

các chuyên gia đã đóng góp cho sự thành
công của nghiên cứu. Chúng tôi đặc biệt cảm


kinh phí từ các doanh nghiệp cũng chỉ chiếm
4,7%. Nghiên cứu của USAID (2012) cũng

ơn đại diện các tổ chức cộng đồng đã trực
tiếp tham gia nghiên cứu này.

cho thấy tỷ lệ các tổ chức cộng đồng có nguồn
tài chính từ doanh nghiệp còn thấp (13% từ cả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

nguồn doanh nghiệp và cá nhân hảo tâm)
[13]. Kết quả này có sự khác biệt so với
nghiên cứu của The Asia Foundation (2012)
khi có một tỷ lệ đáng kể các tổ chức xã hội có
nguồn tài chính từ doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài. Tuy nhiên, số liệu này tính đến
cả sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ
[14]. Chính vì thế, các tổ chức cộng đồng cần
có sự điều chỉnh và chủ động trong việc duy
trì và huy động các nguồn lực tiềm năng thay
thế để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

V. KẾT LUẬN

1. Shaun Kingsley Malarney (1996). The
limits of “state functionalism” and the reconstruction of funerary ritual in contemporary
northern Vietnam. American Ethnologist, 23
(3), 540 - 560.
2. Hy Van Luong (2010). Tradition, revolution, and market economy in a North Vietnamese village. University of Hawaii Press. 19252006.

3. Russell J. Dalton và Nhu-Ngoc T. Ong
(2005). Civil society and social capital in Vietnam. Modernization and Social Change in
Vietnam. Hamburg, Institut für Asienkunde.

Nguồn kinh phí của đa số các tổ chức
cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực hoạt

4. Bui Hai Thiem (2013). The development
of civil society and dynamics of governance in

động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã

Vietnam’s one party rule. Global Change,

bị giảm do ảnh hưởng của việc cắt giảm tài
trợ. Các tổ chức cộng đồng phải đương đầu

Peace & Security, 25(1), 77 - 93.
5. Blanc, Marie Eve (2004). An emerging
civil society? Local association is working on
HIV/AIDS. Rethinking Vietnam. Routledge

với những thách thức to lớn trong việc đạt
được các mục tiêu hoạt động ngày càng
tăng. Sự đóng góp của các thành viên là một
nguồn tài chính hữu ích song qui mô nhỏ nên

Curzon, 153 - 164.

cần huy động như một nguồn tài chính bổ


6. Ivan Wolffers (1994). Vai trò của các tổ
chức phi chính phủ với việc chăm sóc sức

sung. Cần quan tâm hơn đến việc huy động
nguồn lực từ khối doanh nghiệp-một nguồn

khỏe ban đầu và phòng, chống AIDS. Nhà
xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.

tài chính tiềm năng.

7. Hoàng Thị Xuân Lan (2013). Vai trò
của các VNGO trong việc hỗ trợ các tổ chức

Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn tới lãnh
đạo Quỹ Toàn Cầu - Ban Quản lý Dự án

dựa vào cộng đồng triển khai hoạt động
phòng chống HIV/AIDS. Hội thảo Tăng cường
sự tham gia và hiệu quả hoạt động của các tổ

Thành phần VUSTA, lãnh đạo Trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS và Hội Phòng, chống

chức xã hội trong việc thực hiện chiến lược
quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội 24-

HIV/AIDS Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ,


25/09/2013, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam, 10.

Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức phi chính

TCNCYH 99 (1) - 2016

171


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
8. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam
(2014). Báo cáo Quốc gia về tiến độ Chương
trình AIDS toàn cầu 2014, thực hiện cam kết
chính trị 2011 về HIV/AIDS. Cục Phòng chống
HIV/AIDS Việt Nam.
9. SCDI (2014). Khung đầu tư chiến lược
trong phòng, chống HIV/AIDS: Tiếp cận và
ứng dụng tại Việt Nam. Trung tâm hỗ trợ sáng
kiến phát triển cộng đồng, 8/2012.
10. Bộ Y tế (2014). Tối ưu hóa đáp ứng
với dịch HIV/AIDS ở Việt Nam: Chiến lược
đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Y tế, tháng
10/2014.
11. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ

thuật Việt Nam (2014). Xây dựng hệ thống
cộng đồng bền vững trong hoạt động phòng,

chống HIV/AIDS. Liên hiệp các hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam.
12. USAID (2010). Performance-based
incentives primer for USAID mission.
13. USAID (2012). Rapid Assessment of
CSO Technical and Organizational capacity,
Report Phase 1: Mapping of CSOs involved in
HIV community-based response.
William Taylor, Nguyen Thu Hang, Pham
Quang Tu et al (2012). Civil Society in Vietnam: A comparative Study of civil sciety Organizations in Hanoi and Ho Chi Minh city,
Hanoi. The Asia Foundation, 39.

Summary
FINANCIAL CHALLENGES FACED BY COMMUNITY - BASED
ORGANIZATIONS WORKING IN HIV/AIDS PREVENTION IN THE
CONTEXT OF BUDGET CUT
The research aims at describing changes in total budget of community-based organizations in
HIV/AIDS prevention in Vietnam in the context of budget cut, impact of budget cut on human
resouces and number of activities and current financial sources. Findings indicate that funding of
over 50% of surveyed organizations has been reduced in 2014, mostly due to the decrease of
international aid. That results in the decrease in the number of staff working in HIV/AIDS
prevention, as well as creating the pressure on community-based organizations since they have
to make efforts to maintain and/or increase the number of activities. In addition, the research
presents the diversity of current financial sources, of which there is a remarkable source from the
contribution of those organizations’members.
Keywords: community-based organizations, budget cut

172

TCNCYH 99 (1) - 2016




×