Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cầu nối điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.55 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẦU NỐI
ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI
Lê Phi Long*, Phạm Thọ Tuấn Anh*, Nguyễn Hoàng Bình**

TÓM TẮT
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 05/2004 đến 12/2004, nghiên cứu tiền cứu tại khoa lầu
7B1 BV Chợ Rẫy, thực hiện 26 cầu nối trên 19 BN nam và 02 BN nữ.
Mục tiêu: đánh giá kết quả sớm 30 ngày sau mổ.
Kết quả: Đa số các BN ở giai đoạn đau khi nghỉ hay loét hoại tử chi với tắc nghẽn chủ yếu ở đoạn
chủ chậu và đùi khoeo. Tất cả các BN đều được chụp DSA đánh giá trước mổ. Có 20 cầu nối trên gối và
06 cầu nối dưới gối, cụ thể 08 cầu nối đùi-khoeo, 04 cầu nối đùi-chày sau, 04 cầu nối cross-over đùi-đùi,
04 cầu nối ngực-đùi đùi. Số lượng cầu nối chủ bụng-đùi đùi, chậu-đùi và đùi chung-đùi nông đều là 02.
Theo dõi 30 ngày sau mổ cho thấy tỷ lệ đáp ứng khá tốt chung là 18/21 ca. Tắc cầu nối diễn tiến đoạn chi
1 trường hợp nhưng không do nguyên nhân sai sót kỹ thuật. Diễn tiến hậu phẫu nặng 1 trường hợp, gia
đình xin về. Tỷ lệ có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ còn cao 24%.
Kết luận: Kết quả sớm phẫu thuật cầu nối chi dưới cho thấy đáp ứng tương đối tốt, cần phát triển
thêm các loại cầu nối xa, cân nhắc lại chỉ đònh mổ, rút kinh nghiệm vấn đề vô trùng.

SUMMARY
EVALUATION OF EARLY RESULTS OF BYPASS SURGERY IN CHRONIC OCCLUSIVE
ARTERIAL DISEASES OF LOWER EXTREMITY.
Le Phi Long, Pham Tho Tuan Anh, Nguyen Hoang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 27 – 32

Subjects and methods: From 05/2004 to 12/2004, prospective study at 7B1 department ChoRay
hospital, we have performed 26 bypass operations in 19 males and 02 females.
Objectives: Evaluate the early results in 30 days postoperatively.


Results: Majority of patients suffered from pains at rest or ischemic ulcers and necrosis. Obstructive
lesions mainly located in aortic-iliac or femoral-popliteal segment. DSA were preoperatively carried out in
all of patients in order to evaluate the disease. There were 20 supragenicular bypasses and 06
infragenicular bypasses, namely 08 femoral-popliteal, 04 femoral-posterial tibial, 04 femoro-femoral
cross-overs and 04 thoracic oartic femoro-femoral bypasses. Numbers of abdominal aortic-femorofemoral,
iliac-femoral and common femoral-superficial bypasses were 02 for all. During 30 postoperative days
following up, the overall good results have been shown in 18/21 cases. The only 1 case of early occlusive
graft, which led to amputation, did not result from technique faults. The severe potsoperative period was
met in one case, which was subsequently discharged from hospital by family’s will in poor condition.
Percentage of local infection signs was high (24%).
Conclusion: (1)Early results of lower limb bypass surgery have shown a good effect relatively, (2) a
demand of more distal bypasses is suggested, (3) considerations in indications of bypass, (4) learning
from experience in perioperative aseptic problems.
* Phân môn Ngoại Lồng ngực, bộ môn Ngoại ĐH Y Dược
** Khoa Ngoại Lồng Ngực-Tim mạch BV Chợ Rẫy

27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua hơn 5 thập kỷ kể từ khi Kunlin lần đầu
tiên thực hiện, phẫu thuật cầu nối ĐM vẫn còn là vũ
khí hiệu quả nhất trong điều trò bệnh lý tăcù mạch. Tại
nhiều trung tâm mạch máu trên thế giới, bên cạnh
các biệp pháp can thiệp nội mạch mới phát triển,
phẫu thuật cầu nối đã và đang mang lại nhiều kết quả
to lớn, tăng khả năng bảo tồn chi, giảm đáng kể tỷ lệ
đoạn chi, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống.
Ở nước ta hiện nay, phẫu thuật cầu nối mạch
máu điều trò tắc mạch mạn chi chưa phổ biến nhiều

và mới chỉ được thực hiện rải rác với số lượng hạn
chế tại một số ít các bệnh viện lớn. Tại bệnh viện Chợ
Rẫy hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất (phương tiện
chẩn đoán, dụng cụ phẫu thuật, vật liệu thay thế,
phòng mổ...) và tay nghề phẫu thuật viên mạch máu
hội đủ khả năng để tiến hành loại phẫu thuật này.
Thiếu thốn chủ yếu của chúng ta là kinh nghiệm
thực tiễn do chưa làm nhiều và chưa có nhiều nghiên
cứu hệ thống về loại phẫu thuật này.
Vì vậy, việc bắt tay vào thực hiện loại phẫu thuật
này là những bước quan trọng để tìm hiểu rõ hơn đặc
điểm bệnh lý của chính các BN nước ta, để đánh giá
chính xác hơn về hiệu quả sau phẫu thuật, đồng thời
rút kinh nghiệm để tiếp tục phát triển ứng dụng loại
phẫu thuật này.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá kết quả điều trò sớm trong vòng 30 ngày
sau phẫu thuật cầu nối
Cụ thể
1.Nhận xét các đặc điểm của phẫu thuật cầu nối
được thực hiện.
2.Đánh giá đáp ứng điều trò của các triệu chứng
cơ năng và sự cải thiện các sang thương thiếu máu
sau phẫu thuật.

chi.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân có tắc mạch mạn tính chi
dưới được thực hiện phẫu thuật cầu nối tại khoa 7B1
BV Chợ Rẫy, thời gian từ tháng 05/2004 đến 12/2004.
Phương pháp nghiên cứu
-Mô tả tiền cứu.
Lâm sàng

BN được thăm khám và chẩn đoán, phân độ theo
bảng Leriche - Fontaine. Ghi nhận các đặc điểm về
độ tuổi, giới tính, đau cách hồi, khi nghỉ hay có loét
hoại tử chi. Ghi nhận các yếu tố nguy cơ như cao
huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch
vành, hút thuốc lá, tai biến mạch máu não...
Cận lâm sàng

Doppler động mạch và chụp phim DSA, xác đònh
vò trí và mức độ tắc nghẽn, tình trạng tuần hoàn bàng
hệ và sự tái hiện đầu xa.
-Thực hiện phẫu thuật cầu nối, bắc cầu qua chỗ
hẹp tắc, sử dụng vật liệu tự thân hoặc nhân tạo.
-Ghi nhận sự cải thiện triệu chứng cơ năng (đau
nhức) và thực thể (vết loét, bắt mạch) sau mổ trong
30 ngày bằng thăm khám và Doppler kiểm tra tại hậu
phẫu và tái khám mỗi 02 tuần.
-Ghi nhận các trường hợp thất bại, biến chứng,
tắc cầu nối, đoạn chi.
-Kết quả khá tốt khi có cải thiện và giữ được chi,
xấu khi tắc cầu nối, đoạn chi hay biến chứng nặng.
-Xử lý số liệu thống kê với phần mềm SPSS.


KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
-Tổng số BN: 21 BN

3.Đánh giá tỷ lệ tắc cầu nối sớm sau mổ.

-Tỷ lệ nam/nữ: 19 / 02

4.Đánh giá các biến chứng và tỷ lệ thất bại, đoạn

-Độ tuổi trung bình:
Lớn nhất: 78
Nhỏ nhất: 36

28


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ ghi nhận:
Yếu tố nguy cơ
Đái tháo đường
Cao huyết áp
Bệnh mạch vành
Hút thuốc lá

Bảng 7: Vò trí đầu trên cầu nối


Số BN
03
09
05
15

%
14,3
42,8
23,8
71,4

Số BN
01
16
12

%
4,7
76,2
57,1

Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng
Đau cách hồi
Đau khi nghỉ
Loét hoại tử chi

Bảng 3: Phân độ theo Leriche-Fontaine:
Phân độ

Độ II
Độ III
Độ IV

Số BN
01
08
12

%
4,7
38
57,1

Bảng 4: Vò trí tắc nghẽn (phân loại theo Haimovinci(6)
Vò trí tắc nghẽn
Đoạn chủ-chậu
Đoạn đùi-khoeo
Đoạn chày-mác

Số lượng
11
17
04

%
52,4
81
19


Trong số này, tắc hẹp tại một đoạn có 10 BN
chiếm 48%, tắc hẹp tại nhiều đoạn có 11 BN chiếm
khoảng 52%.
Phẫu thuật cầu nối
Bảng 5: Số cầu nối thực hiện
Loại cầu nối
Trên gối
Dưới gối
Tổng số

Số lượng
20
06
26

%
77
23
100%

Tất cả 26 cầu nối đều thực hiện dưới nếp bẹn.
Bảng 6: Loại cầu nối
Loại cầu nối
Giải phẫu
Chủ bụng-đùi
Chậu-đùi
Đùi chung-đùi nông
Đùi-khoeo
Đùi-chày sau
Ngoài giải phẫu

Cross-over
Ngực đùi-đùi
Tổng số

Số lượng

%

02
02
02
08
04

7
7
7
30
15

04
04
26

15
15
100%

Loại cầu nối đùi khoeo chiếm đa số. (30%)


Vò trí
ĐM chủ ngực
ĐM chủ bụng
ĐM chậu chung
ĐM đùi chung
ĐM đùi nông
Tổng số

Số lượng
04
02
02
13
05
26

%
15
7
7
50
21
100%

Bảng 8: Vò trí đầu dưới cầu nối
Vò trí
ĐM đùi chung
ĐM đùi nông
ĐM khoeo trên gối
ĐM khoeo đưới gối

ĐM chày sau 1/3 trên
ĐM đùi sâu
Tổng số

Số lượng
10
8
6
2
4
1
31

%
32
26
19
6
12
3
100%

Bảng 9: Vật liệu sử dụng
Loại vật liệu
Dacron
PTFE
Vein
PTFE+vein
Tổng số


Số lượng
07
12
05
02
26

%
27
46
19
8
100%

Tất cả các trường hợp sử dụng vật liệu tự thân
đều lấy từ đoạn tónh mạch hiển lớn cùng bên hay đối
bên. Có 04 trường hợp sử dụng vật liệu nhân tạo cũ.
Bảng 10: Số miệng nối đã thực hiện
Loại miệng nối
Tận-bên
Tận-tận
Tổng số

Số lượng
56
05
61

%
92

8
100%

Kết quả ghi nhận
Bảng 11: Cải thiện triệu chứng cơ năng
Mức độ cải thiện
Hết đau chân ấm
Không thay đổi rõ rệt
Không đánh giá được
Tổng số

Số BN
18
02
01
21

%
86
9,5
4,5
100%

Thay đổi các sang thương thiếu máu chân

Các vết loét có tiến triển tốt như khô, thu nhỏ, có
dấu hiệu mô hạt được ghi nhận trong 06/12 ca(50%).
Không có trường hợp nào lành hẳn có da che phủ
trong vòng 1 tháng. Còn lại 06 ca không thấy sự thay
đổi rõ rệt.


29


Biến chứng nhiễm trùng vết mổ

Có 05/21 trường hợp (chiếm khoảng 24%) nhiễm
trùng nhẹ nông dưới da, biểu hiện bằng VM sưng tấy
nhẹ, có tụ và rỉ dòch ít. Những trường hợp này đáp
ứng tốt với điều trò săn sóc tại chỗ và kháng sinh,
không ảnh hường đến cầu nối.
Sự thông suốt cầu nối

Cầu nối được xác nhận thông suốt qua đánh giá
lâm sàng, bắt mạch và Doppler. Đa số các trường hợp
(19/21 ca) đều thông suốt sau 30 ngày. Có 01 trường
hợp tắc cầu nối diễn tiến đoạn chi sau 02 tuần. Còn
lại 01 trường hợp hẹp 70% miệng nối xa, xác đònh qua
Doppler, tuy nhiên lâm sàng tốt, giữ được chân.
Đoạn chi

Đoạn chi trên gối sau 02 tuần do tiến triển xấu,
cầu nối tắc hoàn toàn (xác đònh bằng Doppler).
Trường hợp này bệnh lý xơ vữa nặng nề, tình trạng
đầu xa kém, xơ vữa nhiều phải bóc lớp xơ vữa trước
khi cố gắng làm miệng nối đầu xa.
Biến chứng nặng

Có 01 trường hợp diễn tiến nặng sau mổ, nhiễm
trùng vết mổ, suy tim, suy hô hấp, viêm phổi thở máy

kéo dài 01 tháng không cai máy được, gia đình xin về.
Trường hợp này già yếu 78 tuổi, có yếu tố nguy cơ
tiểu đường và bệnh mạch vành.
Bảng 12: Kết quả chung
Kết quả chung
Có đáp ứng tốt
Giảm đau chưa lành loét
Không giảm đau, không lành loét, giữ
được chi
Đoạn chi
Nặng, xin về
Tổng số

Số BN
14
04
01
01
01

%
66
19
5
5
5

21

100%


BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
-Kết quả ghi nhận cho thấy các BN đa số là nam
giới ở độ tuổi cao, trên 50 chiếm 81%. Đa số các BN
đều có hút thuốc lá. Tiểu đường gặp trong 03 trường
hợp và cả hai trường hợp nữ giới duy nhất trong lô
này đều mắc bệnh tiểu đường type II. Điểm này hơi

30

khác với kết quả của tác giả Tuấn Anh: không chọn
BN tiểu đường và độ tuổi đa số dưới 40(11).
-Cũng như các báo cáo khác về chỉ đònh bảo tồn
chi, các BN của chúng tôi đều biểu hiện giai đoạn
bệnh tiến triển với đau khi nghỉ hoặc có loét hoại tử
ngón hay bàn chân(1,3,5,7,8,9,10,11). Đau cách hồi gặp duy
nhất 01 ca nhưng cũng ở mức độ nặng, ảnh hưởng
nhiều đến sinh hoạt. Theo các tác giả thuộc trường
phái Bắc Mỹ, những trường hợp đau cách hồi như vậy
cũng có chỉ đònh làm cầu nối và cho kết quả tốt, mặc
dù tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 20-25% các ca làm
bypass (8). Trong lô này, độ IV nặng nhất chiếm nhiều
nhất, nghóa là phẫu thuật cầu nối của chúng tôi được
tiến hành phần nhiều trên những BN mà bệnh lý đã
tiến triển khá xa.
-Vò trí tắc nghẽn phần nhiều tập trung ở các đoạn
ĐM trung tâm và gần, thường là đoạn đùi khoeo
(chiếm 81%), với khoảng một nửa số ca tắc nghẽn lan
tỏa nhiều đoạn. Tắc nghẽn đoạn dưới gối gặp 04

trường hợp, nhưng không có trường hợp nào tắc
nghẽn đơn thuần mà đều phối hợp với các thương
tổn ở đoạn chậu đùi phía trên. Kết quả này cũng phù
hợp với một số y văn ghi nhận(6,7,8,11).
Phẫu thuật cầu nối
-Số lượng phẫu thuật cầu nối được thực hiện tại
khoa lầu 7B1 BVCR tăng lên rõ rệt so với trước đây.
Nếu như trong vòng 2 năm rưỡi từ 01/1992 đến
06/1994 chỉ có 31 ca thực hiện (11), và trước đó rất ít
(3 ca trong vòng 2 năm), thì hiện nay trong lô này đã
có tới 26 cầu nối được tiến hành trong vòng 7 tháng
cuối năm 2004.
-Trong số 26 cầu nối được thực hiện, loại cầu nối
giải phẫu và trên gối chiếm đa số. Cầu nối ngoài giải
phẫu chủ yếu là loại cross-over và chủ ngực đùi-đùi.
Vì tắc nghẽn đoạn đùi khoeo gặp nhiều nên phẫu
thuật cầu nối thường sử dụng nhất là đùi khoeo và
đùi chày sau. Các ca tắc nghẽn động mạch xa dưới
gối thường được cắt hạch giao cảm thắt lưng. Chúng
tôi chưa phát triển được phẫu thuật cầu nối xa xuống
bàn chân, do còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ dụng
cụ và ekip lành nghề.


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

-Vò trí đầu trên cầu nối thường được chọn nhiều
nhất là ĐM đùi chung cho các tắc nghẽn đùi khoeo.

Trong thử nghiệm ngẫu nhiên của tác giả Ballota
trên 160 ca cầu nối(2), ông kết luận không có sự khác
biệt về thống kê về tỷ lệ thông nối giữa vò trí inflow là
ĐM đùi chung và những ĐM phía dưới khác. Theo
Ascher, cũng không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ
thông nối giữa vò trí inflow là ĐM đùi chung và các
ĐM phía trên (1). Đối với các tắc nghẽn chủ chậu, đầu
dưới thường chọn cũng là ĐM đùi chung. ĐM khoeo
và chày sau thường được sử dụng làm đầu dưới cho
các tắc nghẽn đùi khoeo. Sự thông suốt của đầu dưới
và dòng run off được xác đònh chủ yếu qua phim chụp
DSA và đánh giá trực tiếp trong khi mổ.
-Vật liệu dùng nhiều là các vật liệu nhân tạo.
Tónh mạch hiển tự thân được sử dụng chưa nhiều và
toàn bộ đều dùng kỹ thuật đảo ngược đầu. Mặc dù cả
hai phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác
nhau(8,11), nhưng theo Joseph và Dennis(8), không có
sự khác biệt nghiêm trọng về tỷ lệ thông nối giữa
dùng vein tại chỗ và dùng vein đảo ngược đầu. Hiện
tại chúng tôi chưa có sẵn các dụng cụ phá van để
thực hiện kỹ thuật nối ghép tại chỗ. Đây cũng là một
hạn chế trong việc tiến hành các cầu nối xa xuống
bàn chân. Mặc dù một số nghiên cứu(10,11) cho thấy có
sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thông suốt cầu nối sau 5
năm trong việc dùng vein tự thân hay dùng vật liệu
nhân tạo, nhưng cũng có tác giả cho rằng dùng ống
nhân tạo cũng tốt tương tự như dùng tónh mạch, đặc
biệt là trên những cầu nối trung tâm và gần (11). Tuy
vậy, đa số đều không ủng hộ việc dùng ống nhân tạo
cho các cầu nối xa. Những trường hợp cầu nối dưới

gối không đủ tónh mạch tự thân, chúng tôi thường áp
dụng kỹ thuật nối ghép thêm một đoạn PTFE ở đầu
trên, tuy nhiên thời gian mổ sẽ kéo dài hơn. Vì số
lượng các ca này còn ít nên chưa thể đưa ra kết luận
gì về tỷ lệ thông nối trong nhóm này.
-Loại miệng nối sử dụng là nối kiểu tận bên. Có 05
miệng nối tận tận thực hiện cho 02 trường hợp nối giữa
vein và ống PTFE, 01 trường hợp do đoạn TM hiển bò
hẹp nên phải cắt bỏ đoạn hẹp nối lại. Hai trường hợp nối
tận tận đầu xa vào động mạch chày sau, ĐM khoeo ở
đây tắc hoàn toàn không có máu chảy.

Kết quả sớm
-Do số lượng còn ít nên đề tài của chúng tôi mới
chỉ mang tính báo cáo kết quả là chủ yếu, vì vậy chưa
thể có các so sánh, biện luận và kết luận có giá trò
hơn về kết quả sớm. Tuy nhiên, so sánh với một số
tác giả khác, tỷ lệ đáp ứng khá tốt chung sau 30 ngày
của chúng tôi cũng là khá cao.(xem bảng)
(3)

Davidson
P.T.T.Anh(11)
L.P.Long

Tốt
63 (90%)
25 (74%)
18 (86%)


Xấu
7 (10%)
9 (26%)
3 (14%)

Tổng số
70
34
21

-Một vấn đề cần quan tâm trong đề tài này là tỷ lệ
biến chứng nhiễm trùng vết mổ khá cao. Mặc dù chỉ
có biểu hiện nhẹ với tình trạng tụ dòch hoặc viêm tấy
đỏ vết mổ, nếu theo Szilagyi (1972) là khoảng từ độ 1
đến độ 2(11), chưa có nhiễm trùng cầu nối, nhưng với
con số 24% về tỷ lệ cũng đủ cảnh báo cho chúng tôi
cần kiểm soát cẩn thận hơn về mặt kỹ thuật vô trùng.
Chúng tôi không thống kê về mặt vi trùng học trong
lô này, nên các dấu hiệu nói trên cũng có thể là do
phản ứng dò ứng tại chỗ với mảnh ghép.
-Trường hợp tắc miệng nối diễn tiến đoạn chi
theo chúng tôi nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng
bệnh lý xơ vữa lan toả và nặng nề, tình trạng đầu xa
kém (đã được tiên lượng trước trên phim chụp DSA)
dẫn đến tắc cầu nối sớm. Điều cần lưu ý ở đây là sự
cân nhắc lại về mặt chỉ đònh, có nên cố gắng tiến
hành bắc cầu trên những mạch máu xơ vữa quá
nhiều, không còn mềm mại và trơn láng nữa hay
không. Trong nghiên cứu của Joseph và Dennis, tỷ lệ
tắc cầu nối sớm là khoảng 2-3%(8). Còn trong lô của

Davidson là 4,2%(3). Tỷ lệ tắc miệng nối sớm tính theo
tỷ lệ của chúng tôi là 5%.
-Ca bệnh diễn tiến hậu phẫu xấu suy tim suy hô
hấp thở máy kéo dài trong lô của chúng tôi cũng là ca
có tuổi cao nhất (78 tuổi) và có nhiều yếu tố nguy cơ
nội khoa đi kèm (tiểu đường, bệnh mạch vành).
Trong thời gian qua, tuy chưa thống kê cụ thể nhưng
thực tế cho thấy số lượng cầu nối trên các BN tiểu
đường còn ít. Ca cầu nối tiểu đường có biến chứng
nội khoa sau mổ nặng này một lần nữa đặt ra vấn đề
cân nhắc chỉ đònh phẫu thuật khi có kèm theo nhiều
yếu tố nguy cơ chu phẫu như vậy. Đây cũng là một

31


trong những nguyên nhân làm cho chỉ đònh cầu nối
bò hạn chế khi BN có kèm nhiều bệnh nội khoa.

3.
4.

KẾT LUẬN
-Số lượng cầu nối được thực hiện tăng đáng kể so
với trước kia, chủ yếu là cầu nối giải phẫu trên gối, sử
dụng vật liệu nhân tạo và tự thân bằng TM hiển đảo
ngược đầu. Chưa phát triển các cầu nối xa.
-Các trường hợp đáp ứng tốt giữ được chi sau mổ
chiếm tỷ lệ khá cao. Biến chứng gặp nhiều cần lưu ý
là nhiễm trùng vết mổ. Biến chứng tắc miệng nối

gặp 1 trường hợp nhưng không do lỗi kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

32

Ascher E, Scheinman M-Comparision between Supraand Infrainguinal Inflow sites for Infrapopliteal PTFE
bypasses with complementary artetiovenous fistula
and Vein Interpositions- Eur J Vascular Surgery 2000
February.
Ballota E, Renon L-Prospective randomized study on
reversed saphenous vein infrapopliteal bypass to treat
limb-threatening ischemia: Common femoral artery
versus superficial femoral or popliteal and tial arteries
as inflow-J Vascular Surgery 2004 October.

5.
6.

7.

8.

9.

10.


11.

Davidson JT 3rd, Callis JT-Arterial reconstruction of
vessels in the foot and ankle-Ann Surg, 1993 June.
Enrico A, Mark G-Bypass Operations to the
Infrapopliteal Arteries and their terminal branchesVascular Diseases: Surgical and Interventional
Therapy.
Grego F, Antonello M-Popliteal to distal bypass for
limb salvage- Ann Vascular Surgery 2004 May.
Haimovinci
H
Arteriographic
Patterns
of
Atherosclerotic Occlusive Disease of Lower ExtremityVascular Surgery: Principles and Techniques 2nd
Edition.
John D, Joseph R - Surgical Management of Aortoiliac
Occlusive Disease- Vascular Diseases: Surgical and
Interventional Therapy.
Joseph M, Dennis F-Surgical Management of Femoral
Popliteal
Occlusive
Disease-Vascular
Diseases:
Surgical and Interventional Therapy.
Kent KC, Whitmore AD-Short-term and Midterm
results of an all-autogenous tissue policy for
infrainguinal Reconstruction-J Vascular Surgery 1989
January.
Klinkert P, Post PN-Saphenous vein versus PTFE for

above-knee femoral popliteal bypass.A review of the
literature-Eur J Vascular Surgical 2004 April.
Phạm Thọ Tuấn Anh-Hướng chẩn đoán và điều trò
ngoại khoa tắc động mạch mạn tính chi dưới-Luận án
chuyên khoa cấp II năm 1996.



×