Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân viêm mủ màng phổi giai đoạn II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.65 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC Ở
BỆNH NHÂN VIÊM MỦ MÀNG PHỔI GIAI ĐOẠN II
Lê Thanh Hùng*; Lê Vũ Duy**; Ngô Tuấn Minh**
Trần Đình Dưỡng**; Nguyễn Văn Nam**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực ở bệnh nhân (BN)
viêm mủ màng phổi (VMMP) giai đoạn II. Đối tượng và phương pháp: 45 BN được chẩn đoán
xác định VMMP giai đoạn II, điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến 4 - 2017. Thống kê đặc điểm hình ảnh CLVT lồng ngực có
tiêm thuốc cản quang. Kết quả: mủ màng phổi hầu hết xảy ra ở một bên, tỷ lệ gặp bên phải
tương đương với bên trái. Phần lớn lượng dịch màng phổi < 500 ml (68,9%). Đa số tăng tỷ
trọng (93,3%), trong đó chủ yếu là dịch tự do (84,4%), vách hóa (91,1%) và dày màng phổi
(68,9%). Các tổn thương kèm theo xác định được trên phim CLVT: viêm phổi (37,8%), áp xe
phổi (13,3%), xẹp phổi (11,1%), hạch trung thất (6,7%), u phổi (2,2%). Kết luận: CLVT là
phương pháp tốt để đánh giá mủ màng phổi giai đoạn II và các tổn thương đi kèm.
* Từ khóa: Viêm mủ màng phổi giai đoạn II; Cắt lớp vi tính lồng ngực.

The Morphologic Features of Thoracic Computed Tomography in
Patients with Fibrinopurulent Empyema
Summary
Objectives: To survey thoracic computed tomography (CT) features of the stage II
fibrinopurulent empyema. Subjects and methods: 45 patients diagnosed with fibrinopurulent
empyema were treated at Department of Thoracic Surgery at 103 Hospital from 1 - 2013 to 4 2017. The thoracic CT features of these patients were collected and described. Results: Pleural
fluid was mainly unilateral, the right side was equal the left one. Volume of pleural effusion
below 500 mL was 68.9%. Pleural fluid with hyperdensity was 93.3%, most of them were free
(84.4%), 91.1% had split pleura sign and the thickened pleura had 68.9%. The accompanying
lesions in CT imaging: pneumonia (37.8%), lung abscess (13.3%), lung collapse (11.1%), the
mediastinal lymph nodes (6.7%), lung tumors (2.2%). Conclusions: CT is a good method to
evaluate fibrinopurulent empyema and different coordinate lesions.


* Keywords: Empyema thoracic stage II; Thoracic computed tomography.
* Bệnh viện TWQĐ 108
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Tuấn Minh ()
Ngày nhận bài: 10/05/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017

110


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mủ màng phổi là tình trạng xuất
hiện mủ trong khoang màng phổi. Theo
Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (The American
Thoracic Society - ATS), VMMP tiến triển
theo ba giai đoạn: giai đoạn I là viêm mủ
xuất tiết (exudative empyema). Giai đoạn
II là quá trình lắng đọng fibrin hình thành
các vách và mủ (fibrinopurulent empyema).
Giai đoạn III: lắng đọng fibrin và collagen
(organizing phase) hay giai đoạn tổ chức
hóa [4]. VMMP thường do các loại vi
khuẩn gây bệnh trực tiếp tại khoang
màng phổi hoặc thứ phát sau nhiễm
khuẩn phổi, phế quản.
Ở Mỹ mỗi năm có trên 60.000 trường
hợp mắc, tỷ lệ tử vong 6 - 24%. Ở Việt
Nam, VMMP vẫn là một bệnh lý hay gặp.
Theo thống kê tại Bệnh viện Lao và Bệnh

phổi Trung ương trong 10 năm (1982 1992) có 477 BN VMMP [1].
Điều trị VMMP ở giai đoạn III còn gặp
nhiều khó khăn, gây ra biến chứng nặng,
làm mất chức năng hô hấp của phổi, biến
dạng lồng ngực, BN phải chấp nhận tàn
phế suốt đời, là gánh nặng cho gia đình
và xã hội. Chính vì vậy, việc chẩn đoán
sớm VMMP đem lại hiệu quả cao cho quá
trình điều trị.
Ngày nay, các kỹ thuật chẩn đoán hình
ảnh thường áp dụng trong chẩn đoán
VMMP bao gồm: chụp X quang phổi
thường quy, siêu âm dịch màng phổi và
chụp CLVT lồng ngực. Trong đó, chụp
CLVT lồng ngực là phương tiện chẩn
đoán rất có giá trị giúp chẩn đoán xác
định, chẩn đoán giai đoạn và góp phần
chẩn đoán căn nguyên: thông qua tỷ
trọng của dịch, xác định được nhu mô
phổi và khoang màng phổi có tổn thương

hay không, đo tổng lượng dịch giúp đặt ra
phương pháp điều trị.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu về VMMP, nhưng chủ yếu là nghiên
cứu hiệu quả điều trị, đặc điểm hình ảnh
CLVT lồng ngực ở BN VMMP giai đoạn
sớm vẫn chưa có nhiều báo cáo. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục
tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh CLVT

lồng ngực ở BN VMMP giai đoạn II.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
45 BN được chẩn đoán xác định
VMMP giai đoạn II, điều trị tại Khoa
Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh
viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến
4 - 2017.
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn
đoán xác định VMMP giai đoạn II, chụp
CLVT lồng ngực. Loại trừ những trường
hợp VMMP giai đoạn I, giai đoạn III và
không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt
ngang.
BN được khám lâm sàng, chụp X quang
lồng ngực thẳng, nghiêng bên tổn thương,
chụp CLVT lồng ngực có tiêm thuốc cản
quang, điều trị phẫu thuật xử trí tổn
thương và lấy dịch màng phổi, làm xét
nghiệm mô bệnh học.
Chẩn đoán VMMP giai đoạn II: lâm
sàng có hội chứng tràn dịch màng phổi,
chọc hút khoang màng phổi có dịch đục,
mủ. Chụp CLVT có hình ảnh tràn dịch
màng phổi, vách hóa khoang màng phổi.
Có kết quả giải phẫu bệnh hoặc đánh giá
giai đoạn trong quá trình phẫu thuật.

111


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Chụp CLVT lồng ngực xoắn ốc, độ dày
lát cắt 5 mm, liên tục từ nền cổ đến hết
chân hoành ở 2 thì trước và sau khi tiêm
thuốc cản quang tĩnh mạch. Thể tích dịch
màng phổi tính bằng phần mềm có sẵn
trên máy chụp CLVT.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi, giới
(n = 45).
Tuổi

n

Tỷ lệ %

< 20

2

4,4

20 - 40


10

22,2

40 - 60

21

46,7

> 60

12

26,7

Tuổi trung bình (X ± SD)
Giới

49,77 ± 43
n

Tỷ lệ %

Nam

37

82,2%


Nữ

8

17,8%

Tuổi trung bình trong nghiên cứu là
49,77, độ tuổi mắc bệnh hay gặp từ 40 60 tuổi chiếm 46,7%, tuổi nhỏ nhất 19,
tuổi lớn nhất 76. Trong đó, đa số BN
nghiên cứu ở độ tuổi lao động (20 - 60
tuổi) (68,9%), tỷ lệ nam/nữ là 37/8. Ở độ
tuổi này, BN có cường độ lao động cao,
giao tiếp nhiều, làm tăng nguy cơ nhiễm
trùng đường hô hấp, nam có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn do đặc điểm công việc
lao động liên quan đến hoạt động thể
chất. Việc phát hiện sớm điều trị phẫu
thuật nhằm giảm biến chứng và di chứng
sẽ đảm bảo nguồn nhân lực cho xã hội.
Peter N. Wurnig và CS (2006) nghiên cứu
130 BN bị VMMP, điều trị tại Bệnh viện
112

Otto-Wagner, Vienna, Áo từ 1993 - 2003
cho thấy tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu là 45, nam 75,4% [9].
2. Đặc điểm hình ảnh CLVT lồng ngực.
* Đặc điểm vị trí tổn thương (n = 45):
Bên phải: 22 BN (48,9%); bên trái:
19 BN (42,2%); hai bên: 4 BN (8,9%).

Theo Đinh Văn Lượng (2013), vị trí tổn
thương khoang màng phổi bên phải
chiếm 54,78% ở giai đoạn I, II [2]. Một số
tác giả trên thế giới cũng nhận thấy VMMP
tương đương nhau ở 2 bên, nghiên cứu
của Daniel T.L Chan (2007), tổn thương
bên phổi phải chiếm 58,5% [5]; của John
R. Roberts (2003) là 55% [6].
* Mức độ tràn dịch (n = 45):
Mức độ tràn dịch < 500 ml: 31 BN
(68,9%); 500 - 1.000 ml: 11 BN (24,4%);
> 1.000 ml: 3 BN (6,7%). Số lượng dịch
màng phổi được tính bằng phần mềm có
sẵn trên máy chụp CLVT, trong 45 BN
nghiên cứu, 6,7% tràn dịch màng phổi
> 1.000 ml, 24,4% tràn dịch với số lượng
từ 500 - 1.000 ml và 68,9% (31 BN) tràn
dịch < 500 ml. Kết quả của chúng tôi
tương đồng với nghiên cứu của các tác
giả trong nước và trên thế giới. Theo Đinh
Văn Lượng (2013), 25% BN bị VMMP giai
đoạn I và II có lượng dịch > 500 ml [2].
Ngoài ra, lượng dịch màng phổi tự do có
thể ước tính bằng khoảng cách giữa mặt
trong của thành ngực trước, vòm hoành
với nhu mô phổi trên phim CLVT lồng
ngực. Chụp CLVT có thể phát hiện được
các trường hợp tràn dịch màng phổi số
lượng ít (đo được < 10 ml). Light R.W và
CS (2007) có nhận xét: nếu lượng dịch

trên phim CLVT > 10 mm, cần phải chọc
hút điều trị [8].


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Bảng 2: Đặc điểm hình ảnh VMMP (n = 45).
Hình ảnh CLVT
Tỷ trọng dịch

Tính chất dịch

Vách hóa

Dày màng phổi

n

Tỷ lệ %

Tăng

42

93,3

Giảm

3

6,7


Tự do

38

84,4

Khu trú

7

15,6



41

91,1

Không

4

8,9



31

68,9


Không

14

31,1

Chụp CLVT lồng ngực cho phép xác
định dịch tự do hay khu trú và một số tính
chất của khối dịch. Trong nghiên cứu, hầu
hết có dịch mủ tăng tỷ trọng. Theo Đinh
Văn Lượng (2013), đối với VMMP giai
đoạn I, II hầu hết dịch ổ mủ đều tăng tỷ
trọng (86,95%), chủ yếu là dịch tự do
(82,61%), hình ảnh vách hóa 89,57% và
67,83% các trường hợp có hình ảnh dày
màng phổi. Nghiên cứu của Kirsch E và
CS (1994) gặp tỷ lệ dày màng phổi 88%,
vách hóa 80% và có tới 92% dày và tăng
tỷ trọng tổ chức mô dưới màng phổi [7].
Qua phân biệt tỷ trọng dịch, độ dày lớp
vỏ ổ dịch có thể giúp đánh giá phân biệt
giai đoạn VMMP, định hướng cho các
nhà lâm sàng phương pháp điều trị
VMMP đạt hiệu quả tốt nhất.
* Các tổn thương phối hợp xác định
được trên phim CLVT (n = 45):
Viêm mủ màng phổi thường do các
loại vi khuẩn gây bệnh trực tiếp tại
khoang màng phổi hoặc thứ phát sau


nhiễm khuẩn phổi, phế quản. Qua đánh
giá hình ảnh CLVT lồng ngực có tiêm
thuốc cản quang, có thể chẩn đoán
nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các tổn
thương phối hợp như tình trạng xẹp phổi,
viêm phổi, phân biệt được bệnh lý khu
vực màng phổi và nhu mô phổi (tổn
thương lao, ung thư, áp xe phổi), áp xe
dưới hoành mà trên phim X quang lồng
ngực quy ước không làm được.
Nghiên cứu của chúng tôi, 45 BN
VMMP giai đoạn II, chủ yếu là viêm phổi
(17 BN = 37,8%), 13,3% (6 BN) áp xe
phổi, 11,1% (5 BN) xẹp phổi. Có 3 trường
hợp (6,7%) phát hiện hạch trung thất, đặc
biệt có 1 trường hợp (2,2%) phát hiện u
phổi; không có tổn thương: 13 BN
(28,9%).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Trần Hoàng Thành
(2007) với 40% trường hợp phát hiện
viêm phổi, 14% áp xe phổi, 4% u phổi,
6% có hạch trung thất và 8% có vôi hóa
màng phổi [3].
113


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
- Tổn thương phối hợp xác định được

trên hình ảnh CLVT có tiêm thuốc cản
quang là: viêm phổi (37,8%), áp xe phổi
(13,3%), xẹp phổi (11,1%), hạch trung
thất (6,7%) và u phổi (2,2%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hậu. Tìm hiểu căn nguyên tràn
mủ, ổ cặn màng phổi và các phương pháp
điều trị hiện nay. Nội san Lao và Bệnh phổi.
1993, 14, tr.09-20.

Hình 1: VMMP thể tự do.

2. Đinh Văn Lượng. Nghiên cứu chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật VMMP người lớn. Luận
án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
3. Trần Hoàng Thành, Ngô Quý Châu.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và chụp CLVT của BN VMMP. Tạp chí Nghiên
cứu Y học. 2007, 5, tr.61-64.
4. Andrews N.C et al. Management of nontuberculous empyema: a statement of the
subcommittee on surgery. Am Rev Respir Dis.
1962, 85, pp.935-936.
5. Chan D.T, Sihoe A.D, Chan S et al.
Surgical treatment for empyema thoracis: is
video-assisted thoracic surgery "better" than
thoracotomy?. Ann Thorac Surg. 2007, 84 (1),
pp.225-231.

Hình 2: VMMP thể khu trú.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc điểm hình ảnh
CLVT lồng ngực có tiêm thuốc cản quang
ở 45 BN VMMP giai đoạn II, chúng tôi rút
ra một số kết luận:
- Mủ màng phổi thường gặp ở một
bên, tỷ lệ ở bên phải tương đương với
bên trái. Lượng dịch chủ yếu < 500 ml
(68,9%). Hầu hết dịch ổ mủ tăng tỷ trọng
(93,3%), trong đó dịch tự do 84,4%, vách
hóa 91,1% và dày màng phổi 68,9%.
114

6. J.R Roberts. Minimally invasive surgery
in the treatment of empyema: intraoperative
decision making. Ann Thorac Surg. 2003, 76,
pp.225-230.
7. Kirsch E Guckel C, Kaim A. The findings
and value
of
computed
tomography
andultrasound in parapneumonic effusion
andempyema. Institute for Diagnostische
Radiologie. 1994, 161 (5), pp.404-411.
8. R.W Light. Parapneumonic effusions
and empyema. Pleural Diseases. 2007,
pp.180-210.
9. Wurnig P.N, Wittmer V, Pridun N.S et al.
Video-assisted thoracic surgery for pleural
empyema. Ann Thorac Surg. 2006, 81 (1),

pp.309-313.



×