Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nuốt trên bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quỵ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.42 KB, 5 trang )

Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 59 - 63

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CỦA CÁC BÀI TẬP NUỐT TRÊN BỆNH NHÂN
CÓ RỐI LOẠN DINH DƯỠNG SAU ĐỘT QUỴ
Trần Văn Tuấn, Lê Thị Mai
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nuốt ở bệnh nhân
có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp, đối chứng trên
62 bệnh nhân đột quị chia làm hai nhóm, được điều trị tai tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2011.
Kết quả và bàn luận: Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 70 – 80 tuổi (34,4%), giới nam có
tỷ lệ mắc bệnh cao hơn giới nữ trong cả hai nhóm (71,9% và 66,7%). Trong cả hai nhóm nghiên
cứu bệnh nhân đều có huyết áp cao là chủ yếu, nhóm can thiệp 65,6%, nhóm chứng 80%. Các
bệnh nhân ở nhóm can thiệp có khả năng nuốt và các dấu hiệu của rối loạn nuốt đều được cải thiện
tốt hơn so với nhóm chứng.
Kết luận: Tiến hành áp dụng các bài tập nuốt trên bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị
bước đầu đem lại kết quả tốt.
Từ khoá: Đột quị, tăng huyết áp, rối loạn nuốt, bài tập nuốt, rối loạn dinh dưỡng.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đột quị não là một bệnh rất nghiêm trọng và
thường để lại hậu quả rất nặng nề cho bản
thân người bệnh, gia đình và cả xã hội nếu


không được xử lý và điều trị kịp thời. Bệnh
đột quị là vấn đề đang rất được quan tâm
trong cộng đồng và đang là vấn đề mang tính
chất thời sự. Tỷ lệ tử vong do đột quị não
đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim
mạch, còn tỷ lệ tàn phế do đột quị não đứng
hàng đầu trong các bệnh lý về thần kinh. Mỗi
45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một
người mắc đột quị não và cứ mỗi ba phút trôi
qua trên thế giới có một người tử vong do đột
quị. Đột quị là bệnh rất phổ biến, nguy cơ bị
đột quị trong cộng đồng là 20% và trong lần
đầu tiên bị đột quị có khoảng 1/3 số bệnh
nhân có thể tử vong, 1/3 bị tàn phế nặng và
1/3 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Tỷ lệ đột
quị não trên thế giới đang có xu hướng gia
tăng đặc biệt là ở các nước Châu Á trong đó
có cả Việt Nam. Vấn đề cung cấp dinh dưỡng
đầy đủ cho bệnh nhân sau khi bị đột quị là rất
cấp thiết vì bệnh nhân đột quị thường mệt
*

mỏi, kém ăn, chức năng nuốt bị ảnh hưởng
dẫn đến rối loạn dinh dưỡng nên năng lượng
cung cấp cho người bệnh thường không đầy
đủ, cho nên việc hồi phục cũng sẽ bị ảnh
hưởng nhiều. Xuất phát từ thực tế trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân có

rối loạn dinh dưỡng sau đột quị.
2. Đánh giá hiệu quả của bài tập nuốt ở bệnh
nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 62 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
là đột quị não điều trị nội trú tại khoa Nội tim
mạch và khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên.
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Lâm sàng:
+ Chẩn đoán đột quị dựa theo định nghĩa đột
quị của Tổ chức Y tế Thế giới.
+ Bệnh nhân tỉnh táo hợp tác được với
thầy thuốc.
59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Cận lâm sàng: chụp cắt lớp vi tính có hình
ảnh tổn thương não phù hợp với lâm sàng.
- Bệnh nhân đột quị não được chia thành

2 nhóm:
+ Nhóm can thiệp: gồm 32 BN, áp dụng bài
tập nuốt có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
+ Nhóm chứng: gồm 30 BN, chế độ ăn uống bình
thường theo phục vụ của người nhà bệnh nhân
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân bị đột quị, tỉnh táo nhưng không
hợp tác
- Bệnh nhân bị hôn mê, bán hôn mê, không
nuốt được
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2011 đến
tháng 12/2011.
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp
mô tả, can thiệp có đối chứng.
* Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận
tiện
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tuổi, giới, dân tộc, mạch, huyết áp.
- Các triệu chứng: Nghẹn, ho, giọng khàn, thở
gấp, không nhai được, chảy nước dãi.
- Số bữa ăn trong ngày, tính chất thức ăn.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Một số xét nghiệm cơ bản.
- Đánh giá hiệu quả của sự can thiệp.
Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn, khám trực tiếp người bệnh theo

mẫu bệnh án thống nhất dựa trên các chỉ tiêu
nghiên cứu.
- Làm xét nghiệm cận lâm sàng cho tất cả
bệnh nhân trước điều trị.
- Kiểm tra bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.
+ Ho chủ động.
+ Nuốt nước bọt khó hoặc không nuốt được.
+ Chảy nước dãi liên tục.
+ Thay đổi giọng nói sau khi nuốt nước bọt
hoặc giọng nói bất thường.

89(01/2): 59 - 63

- Thử nghiệm khả năng nuốt trực tiếp
+ Thử nghiệm khả năng nuốt đồ lỏng.
+ Thử nghiệm khả năng nuốt đồ đặc.
+ Thử nghiệm khả năng nuốt đồ cứng.
- Đánh giá hiệu quả của bài tập nuốt và mức
độ cải thiện của bệnh nhân sau can thiệp so
sánh với nhóm chứng.
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
rối loạn dinh dưỡng sau đột quị
Bảng 1. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi
Nhóm
Tuổi
< 50
50 - 60
60 - 70

70 - 80
> 80
Tổng

Nhóm can
Nhóm chứng
thiệp
n
%
n
%
4
12,5
4 13,35
4
12,5
3
10,0
9
28,1
7
23,3
11 34,4 12 40,0
4
12,5
4 13,35
32 100,0 30 100,0

p
>0,05

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Nhận xét: nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất ở cả hai nhóm là 70-80 tuổi, tuy nhiên sự
khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo giới
Nhóm
Giới
Nam
Nữ
Tổng

Nhóm can
thiệp
n
%
23
71,9
9
28,1
32
100

Nhóm chứng
n
20

10
30

%
66,7
33,3
100,0

p
>0,05
>0,05

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở giới nam cao
hơn giới nữ ở cả nhóm can thiệp và nhóm
chứng. Nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
* Chỉ số huyết áp của hai nhóm bệnh nhân
Nhận xét: Ở cả hai nhóm tỷ lệ bệnh nhân
tăng huyết áp đều chiếm tỷ lệ cao. Sự khác
biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê
với p>0,05 (xem bảng 3).

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Bảng 3. Chỉ số huyết áp của hai nhóm bệnh nhân
Nhóm
HA
Bình
thường
Cao
Thấp
Tổng

Nhóm can
thiệp
n
%

Nhóm chứng
n

%

p

2

6,3

4


13,3

>0,05

21
9
32

65,6
28,1
100,0

24
2
30

80,0
6,7
100,0

>0,05
>0,05

Đánh giá hiệu quả sau can thiệp bằng bài
tập nuốt
Bảng 4. So sánh triệu chứng lâm sàng trước, sau
can thiệp và với nhóm chứng
Nhóm
Triệu
chứng

Nghẹn
Ho
Giọng
khàn
Thở gấp
Không
nhai được
Chảy
nước dãi

Nhóm can
thiệp
Trước Sau
(%)
(%)
87,5
31,2
79,1
43,7

Nhóm
chứng
p
Trước Sau
(%)
(%)
83,3 66,6 <0,05
80,0 63,3 <0,05

84,4


56,2

93,3

74,0 <0,05

31,2

12,5

36,6

26,6 <0,05

81,2

40,6

76,6

56,6 <0,05

96,8

37,5

90,0

66,6 <0,05


Nhận xét: Mức độ giảm nhẹ các triệu chứng
ở nhóm can thiệp nhiều hơn so với nhóm đối
chứng . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Bảng 5. So sánh khả năng nuốt của bệnh nhân ỏ
hai nhóm trước và sau nghiên cứu
Nhóm can
thiệp
Khả
Trước Sau
năng nuốt
(%) (%)
Nuốt đồ lỏng 43,7 96,8
Nuốt đồ đặc 15,6 62,5
Nuốt đồ cứng 6,2 28,1
Nhóm

89(01/2): 59 - 63

nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng, còn dấu
hiệu chảy nước dãi liên tục và thay đổi giọng
nói sau nuốt nước bọt của nhóm can thiệp
sau nghiên cứu được cải thiện nhiều hơn
nhóm chứng.
Bảng 6. So sánh sự tiến triển các dấu hiệu của rối
loạn nuốt trước và sau nghiên cứu
Nhóm

Nhóm

can thiệp
Dấu hiệu
Trước Sau
RL nuốt
(%) (%)
Ho chủ động 12,5 81,2
Nuốt nước bọt 43,7 96,8
Chảy dãi
56,2 37,5
liên tục
Thay đổi giọng
nói sau nuốt 93,7 43,7
nước bọt

Nhóm
chứng
p
Trước Sau
(%) (%)
13,3 36,6 <0,05
46,6 60,0 <0,05
50,0 26,6 >0,05
90,0 53,3 <0,05

Bảng 7. Đánh giá chung hiệu quả sau can thiêp
Nhóm
Kết quả

Nhóm
can thiệp

n
%

Hết toàn bộ triệu
5
chứng
Đỡ một phần
21
Không thay đổi
4
Nặng lên
2

Nhóm
chứng
n
%

p

15,6

2

6,6 >0,05

65,6
12,5
6,2


15
9
4

50,0 <0,05
30,0 <0,05
13,3 >0,05

Nhận xét: Đánh giá chung sau nghiên cứu
cho thấy ở nhóm can thiệp cho kết quả tốt hơn
so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
BÀN LUẬN

Nhóm chứng
Trước Sau
(%)
(%)
46,6 83,3
16,6 53,3
3,3
16,6

p
<0,05
<0,05
<0,05

Nhận xét: Khả năng nuốt của bệnh nhân
nhóm can thiệp sau nghiên cứu cao hơn bệnh

nhân ở nhóm chứng. Sự khác biệt với p<0,05
* So sánh sự tiến triển các dấu hiệu của rối
loạn nuốt trước và sau nghiên cứu
Nhận xét: Các dấu hiệu ho chủ động, nuốt
nước bọt của bệnh nhân nhóm can thiệp sau

Đặc điểm lâm sàng của nhóm can thiệp và
nhóm chứng
Trong 32 bệnh nhân nhóm can thiệp và 30
bệnh nhân ở nhóm chứng không có sự khác
biệt về tuổi và giới giữa hai nhóm với p>0,05.
Độ tuổi mắc bệnh cao nhất là từ 70 – 80 tuổi.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Petrea về tuổi và giới, lứa tuổi thường mắc
bệnh là 66 – 85 tuổi.[5].
Số bệnh nhân bị tăng huyết áp đều chiếm tỷ lệ
cao trong cả hai nhóm can thiệp và đối chứng.
Theo kết quả trong bảng 3 thì trong nhóm can
thiệp có 21 bệnh nhân bị tăng huyết áp chiếm
61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


tỷ lệ 65,6%, trong nhóm chứng có 24 bệnh
nhân tăng huyết áp, chiếm tỷ lệ 80%. Như
vậy tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây
ra bệnh tai biến mạch máu não. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trọng
Hưng và Lê Quang Cường tỷ lệ tăng huyết áp
là 66% và 72 %.[1],[2].
Hiệu quả của các bài tập nuốt ở bệnh nhân
rối loạn dinh dưỡng sau đột quị
Ở bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột
quị có các triệu chứng: Nghẹn, ho, giọng
khàn, thở gấp, không nhai được ở hai nhóm
trước nghiên cứu là tương đương nhau nhưng
sau nghiên cứu thì tỷ lệ các triệu chứng này
giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp so với nhóm
chứng (87,5% -31,25% và 83,33%-66,67%).
Và các triệu chứng khác cũng tương tự ở
nhóm can thiệp kết quả đều giảm hơn so với
nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khả
năng nuốt đồ lỏng, đồ đặc, đồ cứng của hai
nhóm trước nghiên cứu là tương đương nhau,
còn sau nghiên cứu thì khả năng nuốt của
nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Điều này cho thấy sau khi bị đột qui nếu như
bệnh nhân được chăm sóc tốt về dinh dưỡng
thì khả năng hồi phục sẽ tốt hơn, kết quả này
cũng phù hợp với nhận định của các tác giả

khác [3], [5].
Các dấu hiệu rối loạn nuốt của hai nhóm
trước nghiên cứu tương đương nhau, nhưng
sau nghiên cứu thì các dấu hiệu rối loạn nuốt
của nhóm can thiệp được cải thiện rõ rệt hơn
nhóm chứng, khả năng ho chủ động sau
nghiên cứu của nhóm chứng còn 36,67%
trong khi nhóm can thiệp là 81,25 %. Khả
năng nuốt nước bọt sau nghiên cứu của nhóm
can thiệp là 96,67%, nhóm chứng là 60%. Tỷ

89(01/2): 59 - 63

lệ thay đổi giọng nói sau khi nuốt nước bọt
của bệnh nhân nhóm can thiệp là 43,75%
trong nhóm chứng là 53,33%. Như vậy khi
can thiệp bài tập nuốt cho bệnh nhân có rối
loạn dinh dưỡng sau đột quị đem lại hiệu quả
cao hơn khi so với nhóm chứng. Kết quả này
có thể mở đầu cho việc áp dụng các bài tập
nuốt cho bệnh nhân nhằm cải thiện triệu
chứng và phục hồi tốt cho bệnh nhân đột qui
có rối loạn dinh dưỡng [3],[5].
KẾT LUẬN
- Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 70
– 80 tuổi (34,4%) và giới nam có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn giới nữ (71,9% và 28,1%).
- Trong cả hai nhóm thì bệnh nhân đều có
huyết áp cao là chủ yếu, nhóm can thiệp
65,6%, nhóm chứng 80%.

- Các bệnh nhân ở nhóm can thiệp có khả
năng nuốt và các dấu hiệu của rối loạn nuốt
đều được cải thiện tốt hơn nhóm chứng.
- Đánh giá chung sau nghiên cứu, nhóm can
thiệp cải thiện các triệu chứng nhiều hơn so
với nhóm chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Trọng Hưng, “ Nghiên cứu một số yếu
tố nguy cơ của đột quị não ở người trên 50 tuổi”,
Tạp chí Y học thực hành số 12, p 13 – 16.
[2].Lê Quang Cường (2005), “Các yếu tố nguy cơ
của tai biến mạch máu não”, Nội san thần kinh số
7, p 1- 4.
[3].Bruce H. Dobkin, MD (2005), Rehabilitation
after stroke, N Engl J Med, 352: p 1677-1684
[4].Grau AJ et al (2001), Risk Factor, out come
and treatment in subtypes of Ischemic stroke. The
German stroke Data Bank, Stroke 32, p 2559 –
2566.
[5].Petrea RE, Beiser AS, Shesadri, Kelly Hayes
M, Kase CS, Wolf PA (2009), Gender diffirences
in stroke indidence and postroke disability in the
Framingham Heart study stroke, p 102 – 105.

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 59 - 63

SUMMARY
STUDY ON CLINICAL CHARACTERISTICS AND EVALUATE THE EFFECT
OF SWALLOWING EXERCISE IN PATIENTS WITH NUTRITIONAL
DISORDERS AFTER STROKE
Tran Van Tuan*, Le Thi Mai
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Objective: To study the clinical features and evaluate the effectiveness of swallowing exercises in
stroke patients with nutritional disorders in Thai Nguyen General Central Hospital.
Subjects and Methods: by descriptive study, intervention with control group on 62 stroke patients
treated in Thai Nguyen General Central Hospital from March to December 2011.
Results and discussion: age group has the highest incidence is 70 to 80 years old and men have
higher incidence than women in both groups. In both groups, patients have high blood pressure is
essential, the intervention group 65.6%, placebo 80%. Patients in the intervention group capable of
swallowing and swallowing disorders signs were improvement better than the control group
without the intervention of medical personnel to guide the swallow exercise.
Conclusion: To apply the swallowing exercises on the patients after stroke with nutritional
disorders are brought good results.
Keyword: Stroke, hypertension, swallowing disorders, swallow exercises, nutritional disorders

*

63


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×