Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng và siêu âm doppler mạch ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị gây xơ bọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.14 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH Ở
BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH HIỂN BÉ MẠN TÍNH
CÓ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ GÂY XƠ BỌT
Nguyễn Minh Đức*; Bùi Văn Dũng*; Đặng Thị Việt Hà**; Vũ Xuân Nghĩa***
Nguyễn Trung Anh*; Vũ Thị Thanh Huyền*; Phạm Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler mạch của bệnh nhân (BN) suy
tĩnh mạch (TM) hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị gây xơ. Ðối tuợng và phương pháp: nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 34 chân (31 BN) suy TM hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị gây xơ
bọt. Kết quả: tuổi trung bình của BN 56,4 ± 11,2. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là tức
nặng chân (91,2%), đau nhức chân (64,7%), phù chân (52,9%), chuột rút chân (55,9%). Đặc
điểm theo phân loại lâm sàng CEAP lần lượt là C2 (23,5%), C3 (53%), C4 (23,5%), không có
BN nào thuộc phân độ C5, C6. Đặc điểm TM hiển bé trên siêu âm Doppler: đường kính trung
bình 6,7 ± 1,35 mm, thời gian dòng trào ngược trung bình 3,1 ± 1,17 giây và vị trí dòng chảy
ngược bệnh lý thường gặp nhất tại giữa cẳng chân. Kết luận: triệu chứng lâm sàng thường gặp
nhất của BN suy TM hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị gây xơ là tức nặng chân. Siêu âm
Doppler là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và chỉ định can thiệp gây xơ trên BN suy TM hiển
bé mạn tính.
* Từ khóa: Suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính; Gây xơ tạo bọt.

Clinical Characteristics and Doppler Features in Patients with
Chronic Small Saphenous Vein Insufficiency before Foan Scleotherapy
Summary
Objectives: To describe some characteristics and Doppler ultrasound of the chronic small
saphenous vein insufficiency before foam sclerotherapy. Subjects and methods: A descriptive
cross-sectional descriptive study was performed in 34 limbs (31 patients) with chronic small
saphenous vein insufficiency. Results: The average age of subjects was 56.4 ± 11.2; no
statistical significance difference was found between rate of right legs and left legs (p > 0.05).
The common clinical symptoms were heaviness (91.2%), aching (64.7%), swelling (52.9%), cramps


(55.9%). According to CEAP clinical classification: CEAP grade 2 (23.5%), CEAP grade 3 (53%),
CEAP grade 4 (23.5%), no CEAP grade 5, 6. Doppler features of chronic small saphenous vein:
* Bệnh viện Lão khoa Trung ương
** Trường Đại học Y Hà Nội
*** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Thanh Huyền ()
Ngày nhận bài: 10/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/07/2017

99


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
the mean diameters were 6.7 ± 1.35 mm, the mean reflux time were 3.1 ± 1.17 seconds and the
common position of pathologic reverse flow was in the middle of leg. Conclusion: The common
clinical symptom of the chronic small saphenous vein insufficiency is heaviness. Doppler
ultrasound is necessary test for diagnosis and indication foam sclerotherapy in patients with
chronic small saphenous vein insufficiency.
* Keywords: Chronic venous insufficiency; Foam sclerotherapy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy TM mạn tính là tình trạng suy
giảm chức năng hệ TM chi dưới do suy
các van TM thuộc hệ TM nông và/hoặc hệ
TM sâu, có thể kèm theo thuyên tắc TM
hoặc không. Bất kỳ TM nào cũng có thể bị
suy, nhưng thường gặp nhất là hệ TM
nông, trong đó BN bị suy TM hiển bé mạn
tính chiếm một tỷ lệ đáng kể. Theo nghiên
cứu của Gillet (2009), trong những BN bị

suy TM mạn tính, suy TM hiển bé mạn
tính chiếm khoảng 20% [3]. Hàng năm,
các nước phát triển tiêu tốn hàng tỷ USD
cho việc điều trị căn bệnh này [4]. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Phạm Thắng và
Nguyễn Xuân Mến cho thấy 14,13% BN
có dòng chảy ngược trong TM hiển lớn
và/hoặc TM hiển bé [1]. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống
ở nước ta, tỷ lệ suy TM hiển bé mạn tính
sẽ ngày càng gia tăng.
Suy TM có thể chỉ là những thay đổi
nhẹ, thoáng qua và gây ảnh hưởng về
mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, suy TM hiển bé
mạn tính có thể dẫn tới những biến
chứng nghiêm trọng như xơ hóa da dạng
mỡ, hình thành các vết loét, chảy máu,
tổn thương động mạch, thần kinh hay
nặng hơn là huyết khối TM sâu, nhồi máu
phổi. Chẩn đoán bệnh dựa vào khám lâm
sàng, đặc biệt siêu âm Doppler tìm dòng
trào ngược TM.
100

Trên thế giới đã áp dụng rất nhiều
phương pháp điều trị khác nhau đối với
suy TM chi dưới nói chung cũng như suy
TM hiển bé nói riêng. Trong đó phương
pháp gây xơ bọt đã được chứng minh là
hiệu quả và an toàn trong nhiều thập kỷ ở

Mỹ, châu Âu cũng như ở Việt Nam [4].
Tuy đã có một số nghiên cứu về suy TM
mạn tính bằng phương pháp gây xơ bọt,
nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá
về đặc điểm lâm sàng, siêu âm Doppler
mạch ở BN có chỉ định điều trị suy TM
hiển bé mạn tính bằng phương pháp gây
xơ bọt. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài nhằm: Nhận xét đặc điểm lâm
sàng và siêu âm Doppler mạch ở BN suy
TM hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị
gây xơ bọt.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
BN đến khám tại Bệnh viện Lão Khoa
Trung ương, được chẩn đoán suy TM
hiển bé mạn tính, có chỉ định can thiệp từ
tháng 3 - 2014 đến 11 - 2014.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN được chẩn đoán suy TM hiển bé
mạn tính: tiêu chuẩn chẩn đoán suy TM
hiển bé mạn tính trên lâm sàng [6].
- BN có chỉ định điều trị gây xơ bọt: có
phân loại lâm sàng CEAP ≥ C2 [7], siêu


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
âm Doppler có dòng trào ngược tại thân
TM hiển bé với thời gian > 1 giây.

- BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đang có
huyết khối TM nông hoặc sâu, có bệnh lý
rối loạn đông máu, bệnh lý động mạch
ngoại vi, đang trong tình trạng nhiễm
trùng, sốt, tiền sử dị ứng với thuốc gây xơ
TM, phụ nữ có thai, cho con bú, BN
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt
ngang, chọn mẫu thuận tiện.
* Phương pháp xử lý số liệu: số liệu
được xử lý và phân tích bằng phần mềm
thống kê y học SPSS 16.0. Sử dụng các
thuật toán: tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị
trung bình. Sử dụng test χ2 để phân tích
mối liên quan giữa các biến, t-test để so
sánh giá trị trung bình. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
* Biến số nghiên cứu:
Đặc điểm chung của BN (tuổi, giới),
triệu chứng cơ năng như nặng tức chân,
đau nhức, phù chân, chuột rút chân; đánh
giá lâm sàng theo phân độ CEAP, trong
đó C0: không có triệu chứng của bệnh
TM thấy được hay sờ được; C1: có dấu
hiệu của giãn mao mạch hoặc lưới TM;
C2: TM giãn trên bắp chân hoặc trên đùi;
C3: phù ở vùng mắt cá chân; C4: rối loạn
ở da: sậm màu TM, chàm quanh TM,

viêm dưới da, xơ cứng bì; C5: rối loạn ở
da với di chứng loét đã lành sẹo; C6: rối
loạn ở da với loét không lành, đang tiến
triển [8]; thăm khám bằng siêu âm
Doppler: đo đường kính TM hiển bé (mm)
tại quai TM hiển bé và giữa cẳng chân,

xác định vị trí xuất hiện dòng trào ngược
tại TM hiển bé khi làm nghiệm pháp bóp
cơ tại quai TM, giữa cẳng chân hoặc cả
hai, đo thời gian dòng trào ngược (giây)
khi làm nghiệm pháp bóp cơ, lập bản đồ
TM đường đi TM hiển bé bị suy; làm các
xét nghiệm để loại trừ có rối loạn đông
máu và tình trạng nhiễm trùng; BN ký vào
giấy cam kết đồng ý điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 31 BN
với 34 chân bị suy TM hiển bé mạn tính
có chỉ định điều trị bằng phương pháp
gây xơ bọt. Tuổi trung bình 56,4 ± 11,2,
BN ít tuổi nhất 29, cao nhất 78 tuổi. Hay
gặp ở lứa tuổi 40 - 60 (58%), sau đó đến
nhóm tuổi > 60 (35,5%), ít gặp nhất nhóm
< 40 tuổi (6,5%). Phần lớn BN suy TM
hiển bé mạn tính trong nghiên cứu là nữ
giới (25 BN = 80,6%), nam chiếm 19,4%
(6 BN), tỷ lệ nữ/ nam ~ 4 /1.

2 Đặc điểm lâm sàng, siêu âm
Doppler mạch của nhóm BN nghiên
cứu.
* Phân bố vị trí TM hiển bé bị suy:
Chân phải: 18 (52,9%); chân trái: 16
(47,1%). Nghiên cứu của Gillet (2013)
trên 331 BN bị suy TM hiển bé mạn tính
cho thấy không có khác biệt về tỷ lệ suy
TM hiển bé giữa chân phải và chân trái
[9]. Tỷ lệ suy TM hiển bé giữa chân phải
và chân trái tương đương nhau, có thể
giải thích là do không có sự khác nhau rõ
rệt về mặt giải phẫu học, sinh lý bệnh và
các yếu tố nguy cơ trên cùng một cá thể.
101


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017


Không

n = 34

8,8%
35,3%

47,1%

44,1%


52,9%

55,9%

91,2%
64,7%

Nặng tức chân Đau nhức chân

Phù chân

Chuột rút chân

Biểu đồ 1: Triệu chứng cơ năng thường gặp ở BN suy TM hiển bé mạn tính.
Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất
ở các chi bị suy TM hiển bé mạn tính là
tức nặng chân (31 chân = 91,2%).Triệu
chứng đau nhức chân, phù chân, chuột
rút chân cũng xuất hiện với tỷ lệ khá cao,
lần lượt là 64,7%, 52,9% và 55,9%. Kết
quả này gần tương đương với nghiên
cứu của Darvall và CS (2009) khi điều trị
gây xơ bọt cho 341 BN với 464 chân, tỷ lệ

các triệu chứng đau tức chân, nặng chân,
chuột rút và phù chân lần lượt là 85%,
65%, 55%, và 65% [10]. Các triệu chứng
này chính là lý do khiến BN đi khám bệnh,
đáng chú ý triệu chứng tức nặng chân

gặp ở hầu hết BN suy TM hiển bé trong
nghiên cứu, các triệu chứng khác gặp với
tỷ lệ > 50%. Do đó, có thể coi đây là triệu
chứng gợi ý khi tầm soát suy TM hiển bé.

Bảng 1: Phân độ CEAP của nhóm BN nghiên cứu (n = 34).

102

Phân độ CEAP

n (số chân)

Tỷ lệ %

C0

0

0

C1

0

0

C2

8


23,5

C3

18

53

C4

8

23,5

C5

0

0

C6

0

0

Tổng

34


100%


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
BN suy TM hiển bé mạn tính trong
nghiên cứu của chúng tôi phần lớn chưa
có biến chứng nằm ở phân độ lâm sàng
C2, C3 (76,5%). Có thể nhận thấy BN bị
suy TM hiển bé mạn tính trong nghiên
cứu này đến viện ở giai đoạn khá sớm.
Không gặp trường hợp nào nằm ở phân
độ lâm sàng C0, C1, C5 và C6 do BN
được làm can thiệp nên phân độ nhẹ C0,
C1 không trong tiêu chuẩn nghiên cứu.
Không có BN nào thuộc phân độ lâm
sàng C5, C6, có lẽ do số lượng BN trong
nghiên cứu chưa đủ lớn để đại diện cho
quần thể, mặt khác có thể do những BN

này được điều trị tổn thương rối loạn sắc
tố, loét ở các chuyên khoa khác nên chưa
được tầm soát bệnh lý TM. Kết quả này
tương đồng với Gillet và CS (2013) [9].
Từ kết quả trên có thể thấy phần lớn BN
suy TM hiển bé mạn tính của chúng tôi ở
giai đoạn khá sớm của bệnh, điều này
giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả
nước ngoài thực hiện trên số lượng lớn

BN, tỷ lệ BN có mức phân loại nặng C4,
C5, C6 chiếm tỷ lệ đáng kể, do đó vấn đề
phòng và điều trị bệnh nên thực hiện
càng sớm càng tốt.

Bảng 2: Đặc điểm siêu âm Doppler TM hiển bé ở nhóm nghiên cứu (n = 34).
TM hiển bé

Trung bình X ± SD

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Đường kính tại quai (mm)

6,7 ± 1,35

4,7

10,2

Đường kính tại giữa cẳng chân (mm)

3,9 ± 0,83

2,8

5,6


Độ dài dòng trào ngược (giây)

3,1 ± 1,17

1,3

6,3

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết
quả siêu âm Doppler TM hiển bé bị suy
có đường kính trung bình tại quai 6,7 ±
1,35 mm. TM có đường kính lớn nhất
10,2 mm và bé nhất 4,7 mm (đo tại quai).
Trên siêu âm, TM hiển ở người bình
thường có đường kính ≤ 5 mm, không có
dòng trào ngược TM hoặc ngắn hơn 0,5
giây. Như vậy, đường kính trung bình và
thời gian dòng trào ngược tại TM hiển bé
trong nghiên cứu này lớn hơn so với giá
trị bình thường, do chúng tôi thực hiện
trên đối tượng đã bị suy TM và có chỉ
định can thiệp gây xơ.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thành
Hưng (2011), đường kính TM hiển bé
5,5 mm, thời gian dòng trào ngược
2,5 giây [2]. Ở đây có sự khác biệt về
đường kính TM và thời gian dòng trào
ngược TM hiển bé đều nhỏ hơn so với
kết quả của chúng tôi, có lẽ do đối tượng

trong nghiên cứu này là BN đến khám và
có chẩn đoán suy TM chi dưới được siêu
âm, còn nghiên cứu của chúng tôi đánh
giá trên BN có chỉ định can thiệp từ mức
độ ≥ C2, do đó mức độ bệnh cũng nặng
hơn, các chỉ số trên siêu âm Doppler có
thể cao hơn.
103


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

Biểu đồ 2: Vị trí có dòng trào ngược trên TM hiển bé.
Vị trí xuất hiện dòng trào ngược trên TM hiển bé tại giữa cẳng chân 61,8%, tại quai
20,6%, cả quai và giữa cẳng chân chiếm 17,6%. Kết quả của chúng tôi tương tự
nghiên cứu của Nguyễn Thành Hưng, vị trí dòng trào ngược hay gặp nhất là giữa cẳng
chân( 64%), 16% BN có dòng trào ngược cả ở quai TM và giữa cẳng chân, 20% có
dòng trào ngược ở quai TM [2].
KẾT LUẬN
Triệu chứng lâm sàng thường gặp
nhất của BN suy TM hiển bé mạn tính có
chỉ định điều trị gây xơ là tức nặng chân.
Siêu âm Doppler là xét nghiệm cần thiết
để chẩn đoán và chỉ định can thiệp gây
xơ trên BN suy TM hiển bé mạn tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Hải. Cập nhật điều trị suy
TM mạn tính chi dưới. Đại hội Tim mạch toàn
quốc XIV. 2014.
2. Nguyễn Thành Hưng. Nghiên cứu đặc

điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở BN suy
TM mạn tính chi dưới tại Bệnh viện Lão khoa
Trung ương. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa
Cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 2011.
3. Gillet J.L. Side-effects and complications
of foam sclerotherapy of the great and small
saphenous veins: a controlled multicentre
prospective study including 1,025 patients.
Phlebology. 2009, 24 (3), pp.131-138.

104

4. Beebe - Dimmer J.L. The epidemiology
of chronic venous insufficiency and varicose
veins. J Vasc Surg. 2005, 37, pp.129-131.
5. Green D. Sclerotherapy treatment insights.
Dermatologic Clinics. 1998, 16 (1), pp.195-211.
6. Robert
Eberhardt
et al. Chronic
venous insufficiency. Circulation. 2014, 130,
pp.333-346
7. Vasquez M.A. Venous clinical severity
score and quality-of-life assessment tools:
application to vein practice. Phlebology. 2008,
23, pp.259-275.
8. Netter F.H. Altas giải phẫu người. Nhà
xuất bản Y học. 2012.
9. Gillet J. Is the treatment of the small
saphenous veins with foam sclerotherapy at

risk of deep vein thrombosis?. Phlebology. 2013.
10. Darvall K.A. Patients' expectations
before and satisfaction after ultrasound
guided foam sclerotherapy for varicose veins.
Eur J Vasc Endovasc Surg. 2009, 38 (5),
pp.642-427.



×